Tổng thống Nga

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tổng thống Liên bang Nga
Президент Российской Федерации
Con dấu Tổng thống
Official Standard
Hiệu kỳ Tổng thống
Vladimir_Putin_(2018-05-14)
Đương nhiệm
Vladimir Vladimirovich Putin

từ 7 tháng 5 năm 2012
Chức vụ
Tổng thống/Tổng tư lệnh tối cao (trong quân đội)
Bổ nhiệm bởiBầu cử trực tiếp
Nhiệm kỳ6 năm, được tái cử một lần
Người đầu tiên giữ chứcBoris Yeltsin
Thành lập10 tháng 7 năm 1991
Kế vịThủ tướng Nga
Website(tiếng Nga) президент.рф/
(tiếng Anh) eng.kremlin.ru
Bài này nằm trong loạt bài về:
Chính trị và chính phủ
Nga

Tổng thống Nga (tiếng Nga: Президент России) là nguyên thủ quốc gia của Liên bang Nga. Quyền hành pháp được phân chia giữa Tổng thống và Thủ tướng, là người đứng đầu chính phủ. Chức vụ tổng thống đã được tạo lập năm 1991 làm chức vụ đứng đầu của RSFSR theo kết quả của một cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức vào ngày 17 tháng 3 năm 1991. Kể từ khi Liên Xô tan rã, có ba người đã được bầu vào chức vụ này. Tổng thống đầu tiên là Boris Yeltsin đã được bầu vào chức vụ này ngày 12 tháng 6 năm 1991 thông qua một cuộc bầu cử phổ thông. Ông nhậm chức vào ngày 10 tháng 7 năm 1991 với nhiệm kỳ 5 năm. Theo Hiến pháp Liên bang Nga được thông qua năm 1993, tổng thống được bầu cử cứ 4 năm một lần thông qua bầu cử trực tiếp của công dân Nga. Tổng thống thứ tư và đương nhiệm là Vladimir Putin- người vừa đắc cử trong cuộc bầu cử trực tiếp năm 2012.

Các yêu cầu để làm ứng cử viên Tổng thống Nga[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Hiến pháp Liên bang Nga, một người muốn đứng ra làm ứng cử viên tổng thống thì phải là công dân Nga ít nhất 35 tuổi, đã sinh sống lâu dài ở Liên bang Nga không ít hơn 10 năm. Hiến pháp Liên bang Nga cũng hạn chế số nhiệm kỳ mà một cá nhân có thể giữ chức tổng thống, với mỗi cá nhân chỉ có thể giữ chức vụ này không quá hai nhiệm kỳ liên tục.

Quyền và nghĩa vụ[sửa | sửa mã nguồn]

Tổng thống là người đứng đầu nhà nước và nhiệm vụ chính của tổng thống là bảo vệ quyền và sự tự do của nhân dân Nga được Hiến pháp Nga đảm bảo. Tổng thống có nhiệm vụ quyết định chính sách đối nội và đối ngoại của chính phủ Nga. Tổng thống cũng là Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang. Tổng thống cũng được quyền trao huân và huy chương, giải quyết các vấn đề về quốc tịch và có quyền ân xá và đặc xá. Quyền và nghĩa vụ của tổng thống được quy định tại Điều 4 của Hiến pháp.[1] Theo quy định của Hiến pháp Liên bang Nga, Tổng thống Nga có quyền cách chức và đề cử thủ tướng cho Duma Quốc gia xem xét và chấp thuận. Trong trường hợp Duma Quốc gia không thông qua sau ba lần Tổng thống trình lại, Tổng thống có quyền giải tán Duma Quốc gia và kêu gọi bầu cử.

Các tổng thống Nga[sửa | sửa mã nguồn]

Tổng thống Nhiệm kỳ Đảng phái Đắc cử
1 Boris Yeltsin
Борис Ельцин
1931–2007
10 tháng 7 năm 1991

31 tháng 12 năm 1999
(từ chức)
Không đảng 1
(1991)
Không đảng 2
(1996)
2 Vladimir Putin
Владимир Путин
Sinh 1952
7 tháng 5 năm 2000

7 tháng 5 năm 2008
Không đảng
(sau chuyển sang
Đảng Liên hiệp)
3
(2000)
Không đảng
(sau chuyển sang
Đảng Nước Nga thống nhất)
4
(2004)
3 Dmitry Medvedev
Дмитрий Медведев
Sinh 1965
7 tháng 5 năm 2008

7 tháng 5 năm 2012
Đảng Nước Nga thống nhất 5
(2008)
4 Vladimir Putin
Владимир Путин
Sinh 1952
7 tháng 5 năm 2012

Đương nhiệm
Đảng Nước Nga thống nhất 6
(2012)
Không đảng 7
(2018)

Các phương tiện tổng thống Nga được quyền sử dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Điện Kremli[sửa | sửa mã nguồn]

Điện KremlinMoskva, nơi ở công vụ của Tổng thống Nga.
Putin trên chiếc xe bọc thép 2S23 Nona-SVK, 14/7/2000

Xe hơi[sửa | sửa mã nguồn]

Cũng như phần lớn tổng thống và nguyên thủ các quốc gia khác, tổng thống Nga sử dụng các xe hơi bọc thép dày nhằm chống đạn.

Máy bay[sửa | sửa mã nguồn]

Cựu tổng thống[sửa | sửa mã nguồn]

Tính đến 1 tháng 5 năm 2020, có một cựu Tổng thống còn sống là Dmitry Medvedev. Cựu Tổng thống qua đời gần đây nhất là Boris Yeltsin vào ngày 22 tháng 4 năm 2007 ở tuổi 76. Dưới đây là danh sách các cựu Tổng thống còn sống được xếp theo thứ tự nhiệm kỳ:

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo và chú giải[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Hiến pháp Liên bang Nga Điều 4

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]