Quang phục Hương Cảng, thời đại cách mạng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Quang phục Hương Cảng, thời đại cách mạng
Phồn thể光復香港,時代革命
Giản thể光复香港,时代革命
Người biểu tình trải biểu ngữ có ghi khẩu hiệu "Quang phục HK, thời đại cách mạng" vào ngày 22 tháng 8 năm 2019
Kim Chung vào tháng 8 năm 2019, khẩu hiệu "Quang phục Hương Cảng, thời đại cách mạng" đã được treo trên cây cầu ở phía trên đường Hạ Xác.

"Quang phục Hương Cảng, thời đại cách mạng" (tiếng Trung: 光復香港,時代革命; Việt bính: Gwong1fuk6 Hoeng1gong2, si4doi6 gaak3ming6) là một khẩu hiệu được sự dụng trong các phong trào xã hộiHồng Kông. Khẩu hiệu này lần đầu tiên được sử dụng vào năm 2016 khi được phát ngôn viên của Bản thổ Dân chủ Tiền tuyến Lương Thiên Kỳ chọn làm chủ đề chiến dịch và khẩu hiệu cho cuộc bầu cử Đông Tân Giới vào cùng năm đó. Anh nhấn mạnh rằng mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể tham gia vào đổi mới và thay đổi, và do đó, đó là một "cuộc cách mạng thời đại". Trong cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp Hồng Kông cùng năm, Youngspiration cũng sử dụng "Quang phục Hương Cảng, thời đại cách mạng" làm khẩu hiệu chiến dịch.

Đến năm 2019, khẩu hiệu trên tiếp tục được sự dụng lại trong cuộc biểu tình tại Hồng Kông và gây ra mối quan tâm rộng rãi trên toàn thế giới. Trước khi kết thúc sự nghiệp báo chí, tổng biên tập Trương Khiết Bình đã nói rằng khẩu hiệu là một mong muốn mạnh mẽ để leo thang cuộc cách mạng, và đồng thời chỉ ra "Hồng Kông muốn trở thành một Hồng Kông cho người Hồng Kông." Nhưng cựu Đặc khu trưởng Hồng Kông Đổng Kiến Hoa cùng các đảng chính trị phe kiến chế, Tổng biên tập của Thời báo Hoàn cầu Hồ Tích TuấnTân Hoa Xã cho rằng khẩu hiệu trên liên quan đến phong trào độc lập Hồng Kông và thách thức đến mô hình "một quốc gia, hai chế độ".

Nguồn gốc khẩu hiệu[sửa | sửa mã nguồn]

"Quang phục Hồng Kông, thời đại cách mạng" lần đầu tiên được đề xuất bởi nhà hoạt động địa phương Hồng Kông Lương Thiên Kỳ.[1] Lương Thiên Kỳ từ lâu đã ủng hộ phong trào độc lập Hồng Kôngchủ nghĩa địa phương và quyền tự quyết của Hồng Kông.[2] Lương tin rằng Hồng Kông là một quốc gia và người Hồng Kông thuộc cùng một nhóm và hy vọng hợp nhất "sức mạnh nội tại" của người Hồng Kông. Trong cuộc họp báo nơi Lương Thiên Kỳ tuyên bố tham gia bầu cử địa lý Đông Tân Giới trong Hội đồng Lập pháp Hồng Kông, khẩu hiệu bầu cử do báo chí đề xuất là "Tri hành hợp nhất, thế đại cách mệnh" (知行合一,世代革新).[3] Tuy nhiên, Lương và những người khác cho rằng khẩu hiệu ban đầu là không thể thu hút cử tri bỏ phiếu, và lập trường của nó không đủ rõ ràng. Do đó vào cuối tháng 1 năm 2016, chiến dịch sẽ một khẩu hiệu bầu cử mới.

Thuật ngữ "quang phục" có thể bắt nguồn từ Cách mạng Tân Hợi năm 1911. Còn trong phong trào địa phương ở Hồng Kông, từ "quang phục" lần đầu tiên được sử dụng trong phong trào Quang phục trạm Thượng Thủy. Hoạt động được biết đến rộng rãi nhất trong những ngày đầu thành lập Bản thổ Dân chủ Tiền tuyến là vận động chống lại các nhà nhập khẩu song song ở Hồng Kông vào năm 2015 và triển khai "các hoạt động phục hồi" tại Đồn Môn, Sa Điền, Nguyên Lãng, Thượng ThủyTân Giới.[3][4] Do đó, thuật ngữ "quang phục" được sử dụng trong khẩu hiệu chiến dịch là để nhắc nhở cử tri về việc sử dụng kháng chiến đường phố của nhóm để ủng hộ quyền của người Hồng Kông. Mặc dù tại cuộc bầu cử khu vực Đông Tân Giới, "Quang phục Hồng Kông" đã được chọn thay cho "Quang phục Đông Tân Giới" (光復新東) bởi vì "Quang phục Đông Tân Giới" khó phát âm hơn và "Quang phục Hồng Kông" có vẻ cô đọng hơn. Phần sau của khẩu hiệu được cải tiến từ "thời đại cách mệnh" ban đầu, và từ "cách mệch" phản ánh lý tưởng chính trị và lập trường tư tưởng của Bản thổ tiền tuyến dân chủ.

Trong việc lựa chọn từ "thời đại cách mệnh" (時代革命) hay "Thế đại cách mệnh" (世代革命), Lương Thiên Kỳ cuối cùng đã quyết định sử dụng "thời đại cách mệnh" làm khẩu hiệu bầu cử để nhấn mạnh rằng đổi mới và thay đổi là những hành động mà mọi người ở các độ tuổi khác nhau có thể tham gia.[3] và rằng đó sẽ không phải là một cuộc xung đột giữa các thế hệ khác nhau bởi vì nó chỉ yêu cầu mọi người tin tưởng và nắm lấy tự do.[5] Anh cũng chỉ ra rằng miễn là bạn tin vào tự do, bạn có thể đón nhận một kỷ nguyên mới và bạn nên chiến đấu và ủng hộ cho tương lai của mình.[6] Đồng thời, Lương cũng đề cập rằng nhiều người không sẵn sàng chịu thua chế độ toàn trị và khuôn khổ chính trị hiện có, và tin chắc rằng họ có thể có chính phủ của riêng mình. Sau khi tham gia vào bầu cử Hội đồng Lập pháp Hồng Kông, Lương Thiên Kỳ đã bị loại, và nói rằng Hồng Kông đã trở thành một chế độ độc tài.[7] Anh tiếp tục chỉ ra rằng trong trường hợp này, chỉ có cách duy nhất là cách mạng.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ 張平和王凡 (ngày 27 tháng 7 năm 2019). “香港抗議者的怒火正在轉向北京” (bằng tiếng Trung). 德國之聲. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2019.
  2. ^ “香港站在時代前沿 「成為新冷戰的熱點」” (bằng tiếng Trung). 英國廣播公司新聞網. ngày 31 tháng 7 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2019.
  3. ^ a b c 何夢 (ngày 28 tháng 7 năm 2019). “關於「光復香港,時代革命」” (bằng tiếng Trung). 輔仁媒體. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2019.
  4. ^ 朱加樟 (ngày 29 tháng 7 năm 2019). “【逃犯條例】環時胡錫進:示威口號有顏色革命及港獨味道” (bằng tiếng Trung). 香港01. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2019.
  5. ^ “本土派站台 黃台仰未現身” (bằng tiếng Trung). "明報". ngày 21 tháng 2 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2019.
  6. ^ 楊婉婷、洪琦琦、梁銘康、馮普賢和黃雲娜 (ngày 20 tháng 2 năm 2016). “【新東補選】梁天琦造勢會逾千人出席 黃毓民馮敬恩站台” (bằng tiếng Trung). 香港01. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2019.
  7. ^ “雖簽確認書仍被拒參選立會,梁天琦指「革命是唯一方法」” (bằng tiếng Trung). 端傳媒. ngày 2 tháng 8 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2019.