Sùng An (Thân vương)
Sùng An 崇安 | |||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Thân vương nhà Thanh | |||||||||||||
Hòa Thạc Khang Thân vương | |||||||||||||
Tại vị | 1709 – 1733 | ||||||||||||
Tiền nhiệm | Xuân Thái | ||||||||||||
Kế nhiệm | Ba Nhĩ Đồ | ||||||||||||
Thông tin chung | |||||||||||||
Sinh | 5 tháng 9, 1705 | ||||||||||||
Mất | 14 tháng 10, 1733 | (28 tuổi)||||||||||||
Phối ngẫu | xem văn bản | ||||||||||||
Hậu duệ | xem văn bản | ||||||||||||
| |||||||||||||
Hoàng tộc | Ái Tân Giác La | ||||||||||||
Thân phụ | Xuân Thái | ||||||||||||
Thân mẫu | Trắc Phúc tấn Y Nhĩ Căn Giác La thị |
Sùng An (tiếng Trung: 崇安; 5 tháng 9 năm 1705 – 14 tháng 10 năm 1733) hay Trùng An (冲安),[1] hiệu Hữu Trúc Chủ nhân (友竹主人), Hữu Trúc Đạo Nhân (友竹道人),[2] thất danh Hữu Trúc hiên (友竹轩)[a] là một hoàng thân của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc, người thừa kế 1 trong 12 tước vị Thiết mạo tử vương.
Cuộc đời
[sửa | sửa mã nguồn]Sùng An sinh vào giờ Tý, ngày 18 tháng 7 (âm lịch) năm Khang Hi thứ 44 (1705), trong gia tộc Ái Tân Giác La. Ông là con trai trưởng của Khang Điệu Thân vương Xuân Thái, mẹ ông là Trắc Phúc tấn Y Nhĩ Căn Giác La thị.[3] Năm Khang Hi thứ 48 (1709), phụ thân ông qua đời, ông được thế tập tước vị Khang Thân vương đời thứ 3, tức Lễ Thân vương đời thứ 6.[4]
Năm Ung Chính thứ 3 (1725), ông kiêm quản Quốc tử giám Đại thần.[5] Năm thứ 4 (1726), tháng 9, ông được giao quản lý sự vụ Hán quân Tương Hồng kỳ. Năm thứ 5 (1727), tháng 3, lại quản lý sự vụ Hán quân Chính Hồng kỳ.[6] Cùng năm đó, tháng 5, ông quản lý sự vụ Chính Lam kỳ (cả ba kỳ Mãn Châu, Hán quân và Mông Cổ).[7] Đến tháng 11, nhậm chức Tông lệnh, chưởng quản sự vụ Tông Nhân phủ.[8] Năm thứ 6 (1728), nhậm Nghị chính. Năm thứ 8 (1730), ông bị cách chức ở Tông Nhân phủ. Năm thứ 9 (1731), ông suất binh chinh chiến để phòng ngừa Cát Nhĩ Đan. Ông được lệnh mang ấn thay quyền Phủ viễn Đại tướng quân, dẫn quân hồi kinh.[9][10]
Năm thứ 11 (1733), ngày 7 tháng 9 (âm lịch), giờ Sửu, ông qua đời, thọ 28 tuổi, được truy thụy "Tu" (修),[11] tức Khang Tu Thân vương (康修親王).[12]
Gia quyến
[sửa | sửa mã nguồn]Thê thiếp
[sửa | sửa mã nguồn]- Đích Phúc tấn: Mã Giai thị (馬佳氏), con gái của Trung Đạt công Mã Lễ Thiện (瑪禮善).
- Trắc Phúc tấn:
- Tây Lâm Giác La thị (西林覺羅氏), con gái của Nhất đẳng Thị vệ Cát Nhĩ Tát (噶爾薩).
- Y Nhĩ Căn Giác La thị (伊爾根覺羅氏), con gái của Trác Khắc Thác Lý (扎克托里).
Con trai
[sửa | sửa mã nguồn]- Khôi Phúc (魁福; 1724 – 1725), mẹ là Trắc Phúc tấn Tây Lâm Giác La thị. Chết yểu.
- Vĩnh Ân (永恩; 1727 – 1805), mẹ là Trắc Phúc tấn Tây Lâm Giác La thị. Năm 1753 được thế tập tước vị Khang Thân vương. Sau khi qua đời được truy thụy Lễ Cung Thân vương (禮恭親王). Có một con trai.
- Vĩnh Huệ (永㥣; 1729 – 1790), mẹ là Trắc Phúc tấn Y Nhĩ Căn Giác La thị. Năm 1817 được truy phong làm Lễ Thân vương. Có bốn con trai.
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Trai hiệu, còn xưng là trai danh, thất danh, am hiệu, thường là tên thư phòng của văn nhân nhã sĩ thời xưa, cho thấy gia thế, thân thế, trình độ và cả ước nguyện của chủ nhân.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Viện bảo tàng Cố cung Quốc gia, Số 402020346.
- ^ Dương Đình Phúc & Dương Đồng Phủ (2001), tr. 1293, Quyển hạ.
- ^ Ngọc điệp, tr. 3989, Quyển 4, Ất 8
- ^ Phòng hồ sơ Minh - Thanh, Số 038241.
- ^ Pháp Thức Thiện (1997), Quyển 2.
- ^ Phòng hồ sơ Minh - Thanh, Số 108238.
- ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1796), tr. 33 - 34, Quyển 327.
- ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1796), tr. 21, Quyển 310.
- ^ Triệu Nhĩ Tốn (1928), tr. 321, Chú thích tập 1, Quyển 9
- ^ Tiễn Thực Phủ (1980), tr. 3000, Quyển 4.
- ^ Triệu Nhĩ Tốn (1998), tr. 4588, Chú thích tập 6, Quyển 169
- ^ Lưu Cẩm Tảo (1988), Quyển 244.
Tài liệu
[sửa | sửa mã nguồn]- Ngọc điệp. “Ái Tân Giác La Tông phổ”.
- Triệu Nhĩ Tốn (1998). Thanh sử cảo. Trung Hoa thư cục. ISBN 9787101007503.
- Triệu Nhĩ Tốn (1928). Thanh sử cảo.
- Dương Đình Phúc; Dương Đồng Phủ (2001). Tra cứu thất danh biệt xưng tự hiệu của người nhà Thanh. Nhà xuất bản Cổ tịch Thượng Hải. ISBN 9787532529711.
- Lưu Cẩm Tảo (1988). Thanh triều Văn hiến Thông khảo. Nhà xuất bản Cổ tịch Chiết Giang. ISBN 9787805180458.
- Viện bảo tàng Cố cung Quốc gia. “Quân cơ xứ đương triệp”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 5 năm 2021.
- Phòng hồ sơ Minh - Thanh. “Nội các đại khố đương án”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 9 năm 2020.
- Pháp Thức Thiện (1997). Đào Tư tạp lục. Tập sách Lịch đại sử liệu Bút ký - Thanh đại sử liệu Bút ký. Trung Hoa thư cục. ISBN 9787101017083.
- Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1796). Phúc Long An (biên tập). Khâm định Bát kỳ Thông chí.
- Tiễn Thực Phủ (1980). Thanh đại Chức quan niên biểu. Trung Hoa thư cục. ISBN 9787101015980. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2020.