Sapiens: Lược sử loài người

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Sapiens
Lược sử loài người
קיצור תולדות האנושות
Thông tin sách
Tác giảYuval Noah Harari
Quốc giaIsrael
Ngôn ngữTiếng Do Thái, Tiếng Anh, Tiếng Việt
Chủ đềLịch sử, Tiến hóa của loài người
Thể loạiNon-fiction
Nhà xuất bảnHarper
Việt Nam: OMEGA, Nhà xuất bản Tri Thức
Ngày phát hành2011 (Tiếng Do Thái), 2014 (Tiếng Anh), 2017 (Việt Nam)
Số trang443
546 (Việt Nam)
ISBN978-0062316097
Cuốn sauHomo Deus: Lược sử tương lai

Sapiens: Lược sử loài người (tiếng Hebrew: קיצור תולדות האנושות‎, [Ḳitsur toldot ha-enoshut]) là một cuốn sách của Yuval Noah Harari xuất bản lần đầu bằng tiếng Do TháiIsrael năm 2011,[1] và bằng tiếng Anh vào năm 2014.[2][3] Cuốn sách nói bao quát về lịch sử tiến hóa của loài người từ thời cổ xưa trong thời kỳ đồ đá cho đến thế kỷ XXI, tập trung vào loài Homo sapiens (Người Tinh Khôn). Được ghi chép lại với khuôn khổ được cung cấp bởi các ngành khoa học tự nhiên, đặc biệt là sinh học tiến hóa.

Cuốn sách đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ đọc giả. Trong khi công chúng đón nhận cuốn sách với một phản ứng tích cực thì các học giả có chuyên môn về chủ đề liên quan đã kịch liệt phê phán cuốn sách này.

Tóm tắt[sửa | sửa mã nguồn]

Harari khảo sát lịch sử của loài người từ sự tiến hóa của loài người cổ xưa trong Thời kỳ đồ đá cho đến thế kỷ XXI, tập trung vào Homo sapiens (Người Tinh Khôn). Ông chia lịch sử của Sapiens thành bốn phần chính:[4]

  1. Cách mạng nhận thức (khoảng 70.000 TCN, khi Sapiens phát triển trí tưởng tượng).
  2. Cách mạng nông nghiệp (khoảng 10.000 TCN, sự phát triển của nông nghiệp).
  3. Sự thống nhất của loài người (sự hợp nhất dần dần của các tổ chức chính trị của con người đối với một đế chế toàn cầu).
  4. Cách mạng khoa học (khoảng 1500 CN, sự xuất hiện của khoa học).

Lập luận chính của Harari là Sapiens đã thống trị thế giới vì đây là loài động vật duy nhất có thể cộng tác linh hoạt với số lượng lớn. Ông lập luận rằng Sapiens chính là nguyên nhân dẫn đến sự tuyệt chủng của các loài người khác như người Neanderthal, cùng với nhiều loài động vật lớn khác. Và khả năng Sapiens cộng tác với số lượng lớn phát sinh từ một loại năng lực độc nhất của nó để tin vào những thứ tồn tại hoàn toàn trong trí tưởng tượng, các vị thần, quốc gia, tiền bạcnhân quyền. Và ông còn lập luận rằng những niềm tin này làm phát sinh sự phân biệt đối xử về chủng tộc, giới tính hay chính trị. Harari tuyên bố rằng tất cả các hệ thống hợp tác của con người quy mô lớn bao gồm tôn giáo, tổ chức chính trị, thương mạithể chế đều có sự xuất hiện của họ đối với năng lực nhận thức đặc biệt của Sapiens.[5] Theo đó, Harari coi tiền là một hệ thống tin cậy lẫn nhau và xem các hệ thống chính trị và kinh tế ít nhiều đồng nhất với các tôn giáo.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Homo Deus: Lược sử tương lai
  • The Outline of History (H. G. Wells)
  • Guns, Germs and Steel: A short history of everybody for the last 13,000 years (Jared Diamond)

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Harari, Yuval Noah; Vintage (2014). Sapiens: A Brief History of Humankind. ISBN 9780099590088.
  2. ^ Strawson, Galen (ngày 11 tháng 9 năm 2014). “Sapiens: A Brief History of Humankind by Yuval Noah Harari – review”. The Guardian. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2014.
  3. ^ Payne, Tom (ngày 26 tháng 9 năm 2014). “Sapiens: A Brief History of Humankind by Yuval Noah Harari, review: 'urgent questions'. The Telegraph. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2014.
  4. ^ Ben Shephard. Sapiens: A Brief History of Humankind review – thrilling story, dark message, The Guardian, ngày 21 tháng 9 năm 2014.
  5. ^ Book overview at Yuval Noah Harari's website

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]