Shimotsukare

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Shimotsukare (しもつかれ) là một món ăn địa phương của Nhật Bản được phổ biến ở phía Bắc vùng Kantō của Nhật Bản, chủ yếu ở Tỉnh Tochigi,Tỉnh GunmaTỉnh Ibaraki . Món ăn này thường được phục vụ vào hatsu-u-no hi (初午の日); trong tiếng Nhật, từ này có nghĩa đen là ngày đầu tiên trong tháng Hai) cùng với sekihan như một lễ vật dâng lên vị thần huyền thoại Inari Okami. Shimotsukare thường được chế biến bằng cách ninh đầu cá hồi, rau, đậu nành, abura-age (あぶらあげ hoặc da đậu hũ chiên giòn) và rượu sake kasu (酒粕, nghĩa đen có nghĩa là bột gạo từ rượu sake lên men). Các thành phần bổ sung phổ biến bao gồm củ cải sống nghiền (oroshi daikon ) và cà rốt. Món ăn này còn được gọi là shimitsukari, shimitsukare hoặc sumitsukare ở một số vùng.

Nguồn gốc và lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Shimotsukare được chế biến bằng cách ninh đậu nành với đầu cá hồi và rượu sake kasu. Đây là một món ăn địa phương nổi tiếng ở Tochigi.

Nguồn gốc của Shimotsukare có thể bắt nguồn từ thời kỳ Edo (1603 –1868) và được cho là bắt nguồn từ Su-mutsukari (酢むつかり, nghĩa đen là đậu nành rang kèm giấm), một món ăn đặc sản được nhắc đến trong các câu chuyện thần thoại của Uji Shūi Monogatari (宇治拾遺物語) và Kojidan (古事談). Nguồn gốc của cái tên "shimotsukare" vẫn còn gây tranh cãi. Nhiều người cũng tin đó là nguồn gốc của món ăn vì nó được phổ biến rộng rãi ở Tỉnh Tochigi, trước đây gọi là tỉnh Shimotsuke (下野国), tên của món ăn được cho là bắt nguồn từ cụm từ Shimotsuke no karei (下野の家例, có nghĩa là " phong tục truyền thống của gia tộc Shimotsuke")

Giới thiệu[sửa | sửa mã nguồn]

Những lời kể về Shimotsukare tồn tại ở các khu vực khác nhau trên khắp Nhật Bản. Món ăn được phục vụ với nhiệt độ nóng hoặc lạnh. Shimotsukare thường được ăn kèm với cơm nhưng cũng có thể ăn như một bữa đơn lẻ. Ở một số vùng, món ăn sau khi được ninh nhừ khi được dọn ra sẽ không được hâm lại nữa.

Như một biện pháp bảo quản, shimotsukare ninh nhừ sẽ được mang đi đông lạnh trong suốt cả mùa đông và được phục vụ cùng cơm nóng để rã đông món ăn một cách tự nhiên.

Mặc dù Shimotsukare với hương vị, mùi hương đặc trưng và có dạng bán lỏng được một số người dân địa phương đón nhận nhưng không phải ai cũng thích điều đó. đối với một số người ở Nhật Bản, nó thậm chí còn được gọi là neko no gero 猫のゲロ, nghĩa đen nôn mửa trong ngôn ngữ Nhật Bản .

Dinh dưỡng[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Nhật Bản, có một số câu nói như "shimotsukare o nana-ken tabearukuto byoki ni naranai" (しもつかれを7軒食べ歩くと病気にならない, có nghĩa đen là "ăn shimotsukare được chuẩn bị từ bảy ngôi nhà sẽ giúp bạn không bị ốm") và có nghĩa bóng rằng tiêu thụ Shimotsukare sẽ giúp tăng cường sức khỏe. Món ăn này đôi khi cũng được bao gồm trong jubako (重箱 hoặc là bento bako) và được chia cho những người hàng xóm để tránh cho họ không bị cảm lạnh trong mùa đông.

Ảnh hưởng văn hóa[sửa | sửa mã nguồn]

Shimotsukare là một món ăn truyền thống được nấu tại nhà và công thức được truyền từ các bà mẹ sang thế hệ tiếp theo. Mặc dù mỗi chế phẩm đều có cùng tên gọi là 'Shimotsukare', song các thành phần và phương pháp chế biến giữa các hộ gia đình là khác nhau. Do đó, những người sống trong cùng một quận có thể tình cờ gặp phải những món ăn Shimotsukare được chế biến theo những cách hoàn toàn khác nhau.

Shimotsukare ngày nay[sửa | sửa mã nguồn]

Giờ đây, Shimotsukare có thể được mua một cách thuận tiện trong các siêu thị và đôi khi được phục vụ trong các kyushoku ở một số trường học ở Tỉnh Tochigi.