Bước tới nội dung

SpaceX

Tập đoàn công nghệ khai phá không gian
SpaceX
Loại hình
Công ty tư nhân
Ngành nghềHàng không vũ trụ, Viễn thông
Thành lập6 tháng 5 năm 2002; 22 năm trước (2002-05-06)[1]
Người sáng lậpElon Musk
Trụ sở chínhHawthorne, California, United States
33°55′15″B 118°19′40″T / 33,9207°B 118,3278°T / 33.9207; -118.3278
Thành viên chủ chốt
Elon Musk (Nhà sáng lập, CEO và Thiết kế trưởng)
Gwynne Shotwell (Chủ tịch và COO)[2][3]
Tom Mueller (VP of Propulsion)[4]
Sản phẩm
Dịch vụOrbital Phóng tên lửa đẩy, Internet vệ tinh
Doanh thuTăng 4,6 tỉ đô la Mỹ (2022)[5]
Tăng theo hướng tiêu cực −559 triệu đô la Mỹ (2022)[5]
Chủ sở hữuElon Musk
(54% equity; 78% voting control)[6]
Số nhân viên13,000+[7] (tháng 9 năm 2023)
Websitespacex.com

Tập đoàn Công nghệ Khai phá Không gian, viết tắt theo tiếng Anh SpaceX (Space Exploration Technologies Corporation), là một công ty tư nhân Mỹ chuyên sản xuất tên lửa đẩytàu vũ trụ có trụ sở tại Hawthorne, California. Công ty được thành lập năm 2002 bởi Elon Musk, một trong những doanh nhân đã sáng lập công ty PayPalTesla Motors. SpaceX đã phát triển các tên lửa đẩy Falcon 1, Falcon 9Falcon Heavy trở thành các tên lửa có thể tái sử dụng được. Công ty cũng đã phát triển tàu không gian DragonCrew Dragon đã được phóng lên quỹ đạo bằng tên lửa Falcon 9, và siêu tên lửa Starship dự định phóng lên sao Hoả trong năm 2023.

Để kiểm soát chất lượng và chi phí, công ty SpaceX thực hiện quá trình thiết kế, lắp ráp và vận hành thử nghiệm các thành phần chính của tên lửa và tàu không gian ở trong nhà xưởng của chính mình, bao gồm các động cơ tên lửa Merlin, Kestrel, động cơ Draco trên tàu Dragon và động cơ Raptor trên Starship. Năm 2006, cơ quan NASA đã trao hợp đồng Dịch vụ vận chuyển thương mại quỹ đạo (COTS) cho công ty để thiết kế, chế tạo và phóng một tàu vận chuyển hàng hóa nhằm cung cấp cho Trạm vũ trụ quốc tế (ISS).[8] Ngày 9 tháng 12 năm 2010, SpaceX phóng thành công chuyến bay thử nghiệm lần một trong COTS, trở thành công ty tư nhân đầu tiên phóng thành công một tàu không gian lên quỹ đạo và sau đó thực hiện trở lại mặt đất an toàn.[9]

NASA cũng trao cho SpaceX một hợp đồng nhằm phát triển và thực hiện chương trình Phát triển đội bay thương mại bằng tàu Dragon nhằm đưa các nhóm phi hành gia lên ISS. SpaceX đã đưa các phi hành gia lên quỹ đạo bằng Crew Dragon/Falcon 9 vào đầu năm 2019 khi công ty được công nhận có khả năng đưa người lên quỹ đạo.[10]

Bên cạnh các hợp đồng của NASA, SpaceX cũng nhận được hợp đồng với các công ty tư nhân khác, các cơ quan chính phủ ngoài Hoa Kỳ và từ quân đội Hoa Kỳ để thực hiện các đợt phóng. Công ty đã thực hiện một vụ phóng vệ tinh lên quỹ đạo thấp cho khách hàng bằng tên lửa Falcon 1 vào năm 2009.[11] Công có kế hoạch phóng vệ tinh địa tĩnh thương mại đầu tiên vào năm 2013 bằng tên lửa Falcon 9.

Thứ hai ngày 21 tháng 12 năm 2015, tập đoàn SpaceX phóng một tên lửa vào không gian và hạ cánh nó trở về mặt đất, trong trạng thái hoàn toàn nguyên vẹn. Không chỉ tạo ra một bước ngoặt lịch sử trong việc chế tạo tên lửa tái sử dụng, thành công nói trên có sức ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của ngành hàng không vũ trụ. Như Elon Musk đã từng tiết lộ, toàn bộ chi phí cho nhiệm vụ phóng tên lửa Falcon 9 vào không gian lên đến 61,2 triệu đô la Mỹ. Nhưng giờ đây, qua việc tái sử dụng tên lửa, con số này có thể giảm xuống chỉ còn 612.000 đô la Mỹ, thậm chí thấp hơn.

Ngoài ra, SpaceX cũng đang phát triển một hệ thống vệ tinh siêu lớn tên là Starlink với mục đích cung cấp dịch vụ Internet thương mại trên toàn cầu. Vào tháng 1 năm 2020, hệ thống Starlink trở thành hệ thống vệ tinh lớn nhất từng được phóng lên quỹ đạo. Các dự án tương lai đang trong giai phát triển bao gồm phát triển tên lửa Starship, cũng như đưa một robot của NASA lên Sao Hỏa vào năm 2023.[12] Tên lửa Falcon Heavy có công nghệ dựa trên Falcon 9, là trở thành một trong những tên lửa mạnh nhất trong lịch sử thám hiểm vũ trụ của Hoa Kỳ kể từ thời kỳ chương trình Apollo với tên lửa Saturn V. Falcon Heavy có thể được sử dụng để đưa các nhà du hành trong tàu Crew Dragon lên quỹ đạo quanh Mặt Trăng – như phi vụ Apollo 8; hoặc để phóng một phiên bản thay đổi của Cargo Dragon không người lái lên Sao Hỏa. Musk đã đặt ra mục tiêu cho công ty là giúp tạo ra sự có mặt ổn định của con người trên Sao Hỏa. Falcon Heavy đã phóng thành công lần đầu năm 2018 và thực hiện nhiều nhiệm vụ sau đó.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

2001–2004: Thành lập

[sửa | sửa mã nguồn]

Đầu năm 2001, Elon Musk gặp Robert Zubrin và quyên góp 100.000 đô la Mỹ cho Hiệp hội Sao Hỏa của ông, tham gia ban giám đốc của hiệp hội trong một thời gian ngắn.[13]:   Ông đã có bài phát biểu toàn thể tại hội nghị lần thứ tư của hiệp hội, tại đó ông công bố Mars Oasis, một dự án hạ cánh nhà kính và trồng cây trên Sao Hỏa.[14] Ban đầu, Musk đã cố gắng mua một tên lửa đạn đạo liên lục địa Dnepr cho dự án thông qua các mối liên hệ của người Nga từ Jim Cantrell.

Vào đầu năm 2002, Elon Musk bắt đầu tìm kiếm nhân sự cho công ty của mình, sau này được đặt tên là SpaceX. Musk đã tiếp cận năm người cho các vị trí ban đầu tại công ty non trẻ này, bao gồm Michael Griffin, người đã từ chối vị trí Kỹ sư trưởng,[15] Jim Cantrell và John Garvey (Cantrell và Garvey sau này sẽ thành lập công ty Vector Launch), kỹ sư tên lửa Tom Mueller và Chris Thompson.[16] SpaceX ban đầu có trụ sở chính tại một nhà kho ở El Segundo, California. Những nhân viên đầu tiên của SpaceX, chẳng hạn như Tom Mueller (Giám đốc công nghệ), Gwynne Shotwell (Giám đốc điều hành) và Chris Thompson (Phó chủ tịch điều hành), đến từ các tập đoàn TRW và Boeing lân cận. Đến tháng 11 năm 2005, công ty đã có 160 nhân viên.[17] Musk đã đích thân phỏng vấn và phê duyệt tất cả những nhân viên đầu tiên của SpaceX.[15]

Dự án và công nghệ

[sửa | sửa mã nguồn]

Tên lửa đẩy

[sửa | sửa mã nguồn]

SpaceX đã phát triển ba tên lửa đẩy. Falcon 1 có sức nâng nhỏ là phương tiện phóng đầu tiên được phát triển và đã ngừng hoạt động vào năm 2009. Falcon 9 có sức nâng trung bình và Falcon Heavy có sức nâng lớn đều đang hoạt động.

Falcon 1 là một tên lửa nhỏ có khả năng đưa hàng trăm kilôgam vào quỹ đạo Trái đất thấp. Nó đã phóng năm lần trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm 2009, trong đó có hai lần thành công.[18] Falcon 1 là tên lửa nhiên liệu lỏng đầu tiên do tư nhân tài trợ đạt được quỹ đạo.

Động cơ tên lửa

[sửa | sửa mã nguồn]

Kể từ khi thành lập SpaceX vào năm 2002, công ty đã phát triển một số động cơ tên lửa khác nhau – động cơ Merlin, Kestrel và Raptor – được sử dụng trong các tên lửa đẩy,[19] Động cơ Draco có hệ thống kiểm soát phản ứng cho dòng phi thuyền Dragon,[20] và động cơ SuperDraco có khả năng hủy trong phi thuyền Crew Dragon.[21]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “California Business Search (C2414622 – Space Exploration Technologies Corp)”. California Secretary of State. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2018.
  2. ^ “Gwynne Shotwell: Executive Profile & Biography”. Business Week. New York: Bloomburg. ngày 1 tháng 12 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2011.
  3. ^ Hennigan, W.J. (ngày 7 tháng 6 năm 2013). “How I Made It: SpaceX exec Gwynne Shotwell”. Los Angeles Times. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2013.
  4. ^ SpaceX Tour - Texas Test Site, spacexchannel, ngày 11 tháng 11 năm 2010, truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2012
  5. ^ a b Maidenberg, Micah; Driebusch, Corrie; Jin, Berber (17 tháng 8 năm 2023). “A Rare Look Into the Finances of Elon Musk's Secretive SpaceX”. The Wall Street Journal. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 8 năm 2023. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2023.
  6. ^ Fred Lambert (ngày 17 tháng 11 năm 2016). “Elon Musk's stake in SpaceX is actually worth more than his Tesla shares”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2017.
  7. ^ “Complaint for Declaratory and Injunctive Relief” (PDF). United States District Court for the Southern District of Texas. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 20 tháng 9 năm 2023. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2023 – qua courtlistener.com.
  8. ^ “NASA Selects Crew and Cargo Transportation to Orbit Partners” (Thông cáo báo chí). NASA. ngày 18 tháng 8 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2006.
  9. ^ “NASA Mission Set Database”. NASA. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2010.
  10. ^ Chow, Denise (ngày 18 tháng 4 năm 2011). “Private Spaceship Builders Split Nearly $270 Million in NASA Funds”. Space.com. New York. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2011.
  11. ^ Rowe, Aaron (ngày 14 tháng 7 năm 2009). “SpaceX Launch Successfully Delivers Satellite Into Orbit”. Wired Science. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2009.
  12. ^ Wall, Mike (ngày 31 tháng 7 năm 2011). 'Red Dragon' Mission Mulled as Cheap Search for Mars Life”. SPACE.com. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2011.
  13. ^ Zubrin, Robert (2019). The case for space: how the revolution in spaceflight opens up a future of limitless possibility. Amherst, New York: Prometheus Books. tr. 30–31. ISBN 978-1-63388-534-9.
  14. ^ “Risky Business - IEEE Spectrum”. spectrum.ieee.org (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2024.
  15. ^ a b Berger, Eric (2021). Liftoff: Elon Musk and the desperate early days that launched SpaceX (ấn bản thứ 1). New York, NY: William Morrow, an imprint of HarperCollinsPublishers. ISBN 978-0-06-297997-1.
  16. ^ “Behind the Scenes With the World's Most Ambitious Rocket Makers”. Popular Mechanics (bằng tiếng Anh). 1 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2024.
  17. ^ “Podcast: SpaceX COO On Prospects For Starship Launcher | Aviation Week Network”. aviationweek.com. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2024.
  18. ^ “Falcon 9 In Flight Merlin”.
  19. ^ O’Callaghan, Jonathan. “The wild physics of Elon Musk's methane-guzzling super-rocket”. Wired (bằng tiếng Anh). ISSN 1059-1028. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2024.
  20. ^ “Dragon”. spacex.com. 20 tháng 5 năm 2020.
  21. ^ Bergin, Chris (30 tháng 5 năm 2014). “SpaceX lifts the lid on the Dragon V2 crew spacecraft”. NASASpaceFlight.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2024.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Bản mẫu:SpaceX Bản mẫu:Du lịch vũ trụ