Bước tới nội dung

Sphenodon

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tuatara
Thời điểm hóa thạch: Đầu thế Miocen – gần đây, 19–0 triệu năm trước đây [1]
Tuatara phương Nam (Sphenodon punctatus punctatus)
Tình trạng bảo tồn

Sắp nguy cấp  (IUCN 3.1)[3] (đảo Brothers)
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Phân ngành (subphylum)Chordata
Lớp (class)Reptilia
Bộ (ordo)Rhynchocephalia
Họ (familia)Sphenodontidae
Chi (genus)Sphenodon
Gray, 1831
Loài điển hình
Sphenodon punctatus
Evans, 1980
Phạm vi phân bố tại New Zealand (đỏ)
Phạm vi phân bố tại New Zealand (đỏ)
Phạm vi phân bố hiện nay của tuatara (đen):[4][5][6] Hình tròn tượng trưng cho tuatara đảo North, và hình vuông cho tuatara đảo Brothers. Ký tự có thể tượng trưng cho đến 7 hòn đảo.
Phạm vi phân bố hiện nay của tuatara (đen):[4][5][6] Hình tròn tượng trưng cho tuatara đảo North, và hình vuông cho tuatara đảo Brothers. Ký tự có thể tượng trưng cho đến 7 hòn đảo.
Loài
  • S. punctatus
    (Gray, 1842) (conserved name)
  • S. diversum
    Colenso, 1885
Danh pháp đồng nghĩa
  • Sphaenodon
    Gray, 1831 (tên bị bác bỏ)
  • Hatteria
    Gray, 1842 (tên bị bác bỏ)
  • Rhynchocephalus
    Owen, 1845 (tên bị bác bỏ)

Chi Sphenodon là một chi gồm loài bò sát gọi là tuatara (tiếng Anh) đặc hữu của New Zealand. Dù bề ngoài trông giống thằn lằn, chúng thuộc một dòng bò sát riêng, trong bộ Rhynchocephalia.[7] Tên "tuatara" bắt nguồn từ tiếng Māori, có nghĩa là "đỉnh nhọn trên lưng".[8] Đây là chi duy nhất còn sinh tồn trong bộ Rhynchocephalia bắt nguồn từ Kỷ Tam Điệp khoảng 240 triệu năm trước, và phát triển mạnh trong kỷ nguyên Đại Trung sinh.[9] Tổ tiên chung gần nhất của chúng là các loài trong Bộ Bò sát có vảy (Squamata) (thằn lằnrắn).[10] Vì lý do này, loài tuatara được quan tâm đến bởi những nhà nghiên cứu về sự tiến hóa của thằn lằn và rắn.

Tuatara có màu xám hay nâu xanh, đạt chiều dài 80 cm (31 in) từ mõm đến chóp đuôi và nặng đến 1,3 kg (2,9 lb)[11] với một dãy gai trên lưng, đặc biệt nổi bật ở con đực. Bộ răng của chúng, gồm hai hàng răng nhọn hàm trên chồng lên một hàng răng hàm dưới, là độc nhất trong các động vật. Chúng có thể nghe, tuy không có tai ngoài, và có một số nét độc đáo ở bộ xương được lưu giữ từ . Dù tuatara hay được gọi là "hóa thạch sống", nghiên cứu giải phẫu cho thấy chúng đã thay đổi một cách đáng kể từ thời Đại Trung Sinh.[12][13][14] Khi lập bản đồ bộ gen, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng chúng có từ 5 đến 6 tỉ cặp cơ sở trong trình tự axit nucleic.[15]

Sphenodon punctatus đã được pháp luật bảo vệ từ năm 1895.[16][17] Loài thứ hai, S. guntheri, được công nhận 1989[11] song vào năm 2009, nó được tái phân loại làm một phân loài.[18][19] Tuatara, như nhiều động vật bản địa New Zealand, bị đe dọa bởi sự mất môi trường sống và các loài ngoại lai, như chuột lắt (Rattus exulans). Chúng từng biến mất trên hai đảo chính, được bảo tồn chỉ trên 32 đảo ngoài khơi,[9] cho tới năm 2005, khi một số cá thể được thả vào khu cư trú Karori.[20]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Sphenodon Gray 1831 (rhynchocephalian)”. PBDB. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2020.
  2. ^ Hitchmough, R. (2019). Sphenodon punctatus. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2019: e.T131735762A120191347. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2020.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  3. ^ Australasian Reptile & Amphibian Specialist Group. (1996). Sphenodon guntheri. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 1996: e.T20612A9214663. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2020.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  4. ^ Daugherty C. H.; Cree A.; Hay J. M.; Thompson M. B. (1990). “Neglected taxonomy and continuing extinctions of tuatara (Sphenodon)”. Nature. 347 (6289): 177–179. Bibcode:1990Natur.347..177D. doi:10.1038/347177a0.
  5. ^ Gaze, Peter (2001). Tuatara recovery plan 2001–2011 (PDF). Threatened Species Recovery Plan 47. Biodiversity Recovery Unit, Department of Conservation, Government of New Zealand. ISBN 978-0-478-22131-2. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 5 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2007.
  6. ^ Beston, Anne (ngày 25 tháng 10 năm 2003). “New Zealand Herald: Tuatara Release” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 4 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2007.
  7. ^ “Tuatara”. New Zealand Ecology: Living Fossils. TerraNature Trust. 2004. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2006.
  8. ^ “The Tuatara”. Kiwi Conservation Club: Fact Sheets. Royal Forest and Bird Protection Society of New Zealand Inc. 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2017.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  9. ^ a b “Tuatara”. Conservation: Native Species. Threatened Species Unit, Department of Conservation, Government of New Zealand. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2013.
  10. ^ Rest, Joshua S.; Ast, Jennifer C.; Austin, Christopher C.; Waddell, Peter J.; Tibbetts, Elizabeth A.; Hay, Jennifer M.; Mindell, David P. (ngày 1 tháng 1 năm 2003). “Molecular systematics of primary reptilian lineages and the tuatara mitochondrial genome”. Molecular Phylogenetics and Evolution. 29 (2). doi:10.1016/s1055-7903(03)00108-8.
  11. ^ a b “Reptiles:Tuatara”. Animal Bytes. Zoological Society of San Diego. 2007. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2007.
  12. ^ Jones ME (2008). “Skull shape and feeding strategy in Sphenodon and other Rhynchocephalia (Diapsida: Lepidosauria)”. J Morphol. 269 (8): 945–66. doi:10.1002/jmor.10634. PMID 18512698.
  13. ^ Jones ME (2009). “Dentary tooth shape in Sphenodon and its fossil relatives (Diapsida: Lepidosauria: Rhynchocephalia)”. Front Oral Biol. Frontiers of Oral Biology. 13: 9–15. doi:10.1159/000242382. ISBN 978-3-8055-9229-1. PMID 19828962.
  14. ^ Jones ME, Tennyson AJ, Worthy JP, Evans SE, Worthy TH (2009). “A sphenodontine (Rhynchocephalia) from the Miocene of New Zealand and palaeobiogeography of the tuatara (Sphenodon)”. Proc Biol Sci. 276 (1660): 1385–90. doi:10.1098/rspb.2008.1785. PMC 2660973. PMID 19203920.
  15. ^ “Tuatara genome mapping”.
  16. ^ Newman 1987
  17. ^ Cree, Allison; David Butler (1993). Tuatara Recovery Plan (PDF). Threatened Species Recovery Plan Series No.9. Threatened Species Unit, Department of Conservation, Government of New Zealand. ISBN 0-478-01462-7. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2007.
  18. ^ Cree, Alison (2014). Tuatara: biology and conservation of a venerable survivor. Canterbury University Press. ISBN 9781927145449.
  19. ^ Hay, J.M.; Sarre, S.D. (2010). “Genetic diversity and taxonomy: a reassessment of species designation in tuatara (Sphenodon: Reptilia)”. Conservation Genetics. Springer. 11 (3): 1063–1081. doi:10.1007/s10592-009-9952-7. ISSN 1572-9737.
  20. ^ “Tuatara Factsheet (Sphenodon punctatus)”. Sanctuary Wildlife. Karori Sanctuary Wildlife Trust. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2009.

Tài liệu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Daugherty, Charles and Cree, Alison. (1990). Tuatara: a survivor from the dinosaur age. New Zealand Geographic 6 (April–June 1990): 60.
  • Lutz, Dick (2005). “Tuatara: A Living Fossil”. Salem, Oregon: DIMI PRESS. ISBN 0-931625-43-2. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  • McKintyre, Mary (1997). Conservation of the Tuatara. Victoria University Press. ISBN 0-86473-303-8.
  • Newman, D. G. (1987). “Tuatara. Endangered New Zealand Wildlife Series”. Dunedin, New Zealand: John McIndoe. ISBN 0-86868-098-2. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  • Parkinson, Brian (2000). The Tuatara. Reed Children’s Books. ISBN 1-86948-831-8.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]