Stiftsfehde

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Xung đột giáo phận (tiếng Đức: Stiftsfehde[1]) là một cuộc xung đột căng thẳng giữa hai ứng viên của cuộc bầu cử cho vị trí thân vương-giám mục, hoặc một cuộc xung đột vũ trang giữa hai phe phái trong một Giáo phận vương quyền, thuộc Đế quốc La Mã Thần thánh. Sự ra đời của Hệ thống Giáo hội Hoàng gia (Reichskirchensystem) vào thế kỷ thứ 10 nhằm mục đích đảm bảo vị trí của thân vương-giám mục là không được thừa kế, vì tất cả các giáo sĩ Công giáo đều phải độc thân và do đó không thể sinh con hợp pháp để thừa kế tài sản của họ. Thay vào đó, Hoàng đế La Mã Thần thánh sẽ bổ nhiệm một trong những người thân tín của mình làm thân vương-giám mục, và khi người này qua đời, ông ta lại có thể tự mình chọn người kế vị.[2] Tuy nhiên, sau sự suy giảm quyền lực của triều đình đối với việc bổ nhiệm giáo sĩ do Tranh cãi việc bổ nhiệm giáo sĩ (1076–1122), kết thúc bằng Thỏa ước Worms, các phân khu trong giáo hội bắt đầu tự bầu chọn giám mục và sự bầu chọn này phải được thông qua xác nhận bởi Giám mục đô thành.[3] Vào thế kỷ 14, Tòa Thánh bắt đầu bảo lưu việc bổ nhiệm một số giám mục cho riêng mình, sau đó Giáo hoàng (cũng là giám mục của Roma) dần dần tuyên bố có độc quyền bổ nhiệm tất cả các giám mục ở khắp mọi nơi. [3]

Trên thực tế, tất cả các ứng viên kế vị một thân vương-giám mục đã qua đời, cũng như các thành viên giáo đoàn được quyền bỏ phiếu cho những ứng viên này, đều là thành viên của các vương tộc hùng mạnh hoặc phổ biến hơn là [1] giới quý tộc Đức cấp thấp, đã tìm cách bổ sung các lãnh địa của vị trí thân vương-giám mục đó vào tài sản của gia tộc họ trên thực tế.[4][5] Trong một số trường hợp, đặc biệt là vào cuối thời Trung cổ (từ năm 1300 đến năm 1500), kết quả của cuộc bầu cử không làm hài lòng một trong các phe tranh cử, và các cuộc xung đột quân sự xảy ra sau đó, được gọi là stiftsfehde, vốn có nhiều điểm tương đồng đến những cuộc chiến tranh giành quyền kế vị . [1]

Những ví dụ về các cuộc xung đột giáo phận nổi tiếng nhất trong Đế quốc La Mã Thần thánh là:

Một ví dụ về một xung đột giáo phận bên ngoài Đế quốc La Mã Thần thánh là Cuộc chiến giữa các linh mục (1467–1479) ở Giáo phận vương quyền Warmia, một lãnh địa bán độc lập dưới sự bảo hộ hỗn hợp của Kị sĩ đoàn quốc TeutonVương quốc Ba Lan.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c Wilhelm Kohl. Die Bistümer der Kirchenprovinz Köln. Das Bistum Münster 7,1: Die Diözese. Berlin, 1999. Germania Sacra, New Series, Vol. 37,1; ISBN 978-3-11-016470-1 (, p. 170, at Google Books), pp. 170–184. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “Kohl” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  2. ^ Istvan Bejczý, Een kennismaking met de middeleeuwse wereld (2004) 76–77, 199. Bussum: Uitgeverij Coutinho.
  3. ^ a b Encarta-encyclopedie Winkler Prins (1993–2002) s.v. "bisschop §5.1 Investituurstrijd". Microsoft Corporation/Het Spectrum.
  4. ^ Encarta-encyclopedie Winkler Prins (1993–2002) s.v. "Investituurstrijd". Microsoft Corporation/Het Spectrum.
  5. ^ Printy, Michael (2006). Enlightenment and the Creation of German Catholicism. Cambridge: Cambridge University Press. tr. 83–84. ISBN 9780521478397. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2020.
  6. ^ Welz, Reinhard (2006). Alte europäische Städte. Mannheim: Reinhard Welz Vermittler Verlag e.K. tr. 415. ISBN 9783866563667. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2020.