Hệ thống phòng không vác vai

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Tên lửa phòng không vác vai)
Tên lửa phòng không vác vai 9K32 Strela-2.

Hệ thống tên lửa phòng không vác vai/Man-portable air-defense systems (MANPADS hay MPADS) là một hệ thống tên lửa đất đối không có khả năng mang vác. Đây là hệ thống vũ khí có điều khiển và là mối đe dọa với các mục tiêu bay thấp, nhất là với trực thăng.

Tổng quan[sửa | sửa mã nguồn]

MANPADS đã được phát triển vào những năm 1950s để đem lại khả năng phòng không chống máy bay phản lực cho lực lượng bộ binh mặt đất. Đây là một loại vũ khí nhận được nhiều sự quan tâm, nhất là các nhóm khủng bố, sử dụng chúng để bắn vào các máy bay dân sự. Những tên lửa này, với giá cả phải chăng và được cung cấp rộng rãi từ nhiều nguồn khác nhau, đã trở thành một loại vũ khí rất thành công trong ba thập kỷ qua, cả trong các cuộc xung đột quân sự và cả được sử dụng bởi các tổ chức khủng bố.[1]

Có 25 quốc gia, bao gồm Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Ba Lan, Thụy Điển, Nga và Iran sản xuất các hệ thống phòng không mang vác.[2][3] Việc sở hữu, xuất khẩu và buôn bán tên lửa phòng không vác vai được kiểm soát chặt chẽ do mối đe dọa mà chúng gây ra cho ngành hàng không dân dụng, mặc dù những nỗ lực như vậy không phải lúc nào cũng thành công.[4][5]

Tên lửa có chiều dài khoảng 1,5 đến 1,8 m (5 đến 6 ft) và nặng khoảng 17 đến 18 kg (37 đến 40 lb), tùy thuộc vào kiểu tên lửa. MANPADS thường có phạm vi phát hiện mục tiêu vào khoảng 10 km (6 dặm) và phạm vi tiếp cận khoảng 6 km (4 dặm), vì vậy máy bay bay ở độ cao 6.100 mét (20.000 ft) trở lên tương đối an toàn trước tên lửa phòng không vác vai.[6]

Các hệ thống tên lửa phòng không mang vác[sửa | sửa mã nguồn]

Tên lửa FIM-43C Redeye phóng nguội từ ống phóng trước khi động cơ chính của nó được kích hoạt.
Tên lửa SA-18 (Igla) cùng với ống phóng và tay cầm (bên trên) và SA-16 (Igla-1) cùng với ống phóng (ảnh dưới)
Quân đội Nhật Bản với hệ thống MANPADS Type 91.
Tên lửa Starstreak SAM đang phóng lên từ xe phòng không M1097 AN/TWQ-1 Avenger.

Tên lửa hồng ngoại[sửa | sửa mã nguồn]

Tên lửa mang Đầu dò hồng ngoại được thiết kế để dẫn tên lửa vào nguồn hồng ngoại trên máy bay, thông thường là động cơ của máy bay, và kích nổ đầu đạn ở gần nguồn nhiệt để phá hủy máy bay. Những tên lửa này sử dụng phương pháp dẫn đường bị động, tức là nó không phát ra bất kỳ tín hiệu nhiệt nào, khiến nó khó bị phát hiện hơn.[7]

Thế hệ đầu tiên[sửa | sửa mã nguồn]

Các tên lửa phòng không mang vác lần đầu được triển khai vào những năm 1960s có thiết kế với đầu dò hồng ngoại. MANPADS thuộc thế hệ đầu, ví dụ như Redeye của Mỹ, hay 9K32 Strela-2 của Liên Xô, và HN-5 của Trung Quốc (bản sao chép của Strela-2 của Liên Xô), được thiết kế để bắn đuổi theo mục tiêu, do đầu dò của tên lửa không được làm lạnh, dẫn đến nó sẽ chỉ có thể bắt mục tiêu qua nguồn bức xạ nhiệt lớn của động cơ máy bay từ phía sau. Có nghĩa là nó chỉ có khả năng bắt mục tiêu máy bay chính xác từ phía sau khi nguồn nhiệt từ động cơ thể hiện rõ ràng trước đầu dò hồng ngoại của tên lửa và cung cấp cho đầu dò tín hiệu bức xạ nhiệt đủ mạnh để có thể tiêu diệt mục tiêu. Các thế hệ tên lửa đầu dò hồng ngoại đầu tiên cũng bị nhiễu từ các nguồn nhiệt lớn trên nền phía sau mục tiêu, như Mặt trời, khiến tên lửa trở nên không đáng tin cậy, tên lửa cũng tương đối thất thường ở giai đoạn tiếp cận mục tiêu.[8] Dù vậy loại tên lửa thế hệ đầu vẫn được sử dụng do không bị giới hạn bởi vòng đời ngắn của bộ phận làm lạnh bằng khí, sử dụng trên các thế hệ tên lửa sau này.

Thế hệ 2[sửa | sửa mã nguồn]

Các tên lửa phòng không mang vác thế hệ 2 với tiêu biểu là tên lửa Stinger của Mỹ, 9K34 Strela-3 của Liên Xô, và FN-6 của Trung Quốc, sử dụng đầu dò tầm nhiệt có làm lạnh bằng khí và quét hình côn, giúp đầu dò ít bị nhầm với nguồn bức xạ nhiệt từ nền cũng như có khả năng tiêu diệt mục tiêu từ phía đối đầu hoặc cạnh bên. Các phiên bản mới hơn của FIM-43 Redeye được cho là nằm trung gian giữa thế hệ 1 và 2 do chúng đã có đầu dò được làm mát nhưng vẫn sử dụng đầu dò quét quayare regarded as straddling the first and second generations as they are gas-cooled but still use a spin-scan seeker.[cần dẫn nguồn]

Thế hệ 3[sửa | sửa mã nguồn]

MANPADS thế hệ thứ 3 như Mistral của Pháp, 9K38 Igla của Liên Xô, và Stinger B của Mỹ, sử dụng bộ thu kiểu rosette scanning để tạo ra hình ảnh gần giống của mục tiêu. Đầu dò của tên lửa so sánh tín hiệu thu được với dải tín hiệu mục tiêu đã được lập trình sẵn, sử dụng cả dải sóng hồng ngoại hoặc hồng ngoại kết hợp với tử ngoại, giúp tên lửa có khả năng đối phó tốt với các mồi bẫy nhiệt được thả từ máy bay mục tiêu.[6][8]

Thế hệ 4[sửa | sửa mã nguồn]

Tên lửa phòng không mang vác thế hệ 4 ví dụ FIM-92 Stinger Block 2, Verba của Nga, QW-4 của Trung Quốc, VSHORAD của Ấn Độ và Type 91 của Nhật, sử dụng hệ thống dẫn đường cảm biến ảnh nhiệt cảm nhận ánh sáng nằm ở mặt phẳng tiêu cự đầu dò cùng với một số hệ thống cảm biến tiên tiến khác, cho phép tên lửa có thể đối phó với mục tiêu bay ở cự ly lớn hơn nhiều.[9]

Điều khiển bằng lệnh qua đường ngắm-Command line-of-sight (CLOS)[sửa | sửa mã nguồn]

Lệnh điều khiển tên lửa không nhằm trực tiếp vào mục tiêu phát ra nguồn nhiệt, sóng vô tuyến hay máy phát sóng radar. Thay vào đó người điều khiển phóng tên lửa bằng cách quan sát mục tiêu bằng mắt thông qua ống ngắm và sử dụng bộ điều khiển vô tuyến để phóng tên lửa về phía máy bay. Một ưu điểm của điều khiển tên lửa bằng cách này là nó sẽ miễn nhiễm với các biện pháp đối phó như pháo sáng hay các biện pháp đánh lừa khác nhằm vào tên lửa tầm nhiệt. Hạn chế lớn nhất của kiểu tên lửa điều khiển bằng lệnh vô tuyến là nó cần kỹ năng cao của người điều khiển tên lửa. Nhiều báo cáo từ Chiến tranh Liên Xô-Afghanistan trong những năm 1980 cho biết phiến quân mujahedin Afghanistan thất vọng với tên lửa tên lửa phòng không mang vác Blowpipe CLOS do Anh cung cấp vì nó quá khó để học cách sử dụng và có độ chính xác cao, đặc biệt khi được sử dụng để chống lại máy bay phản lực tốc độ cao.[10] Do đó, nhiều chuyên gia tin rằng tên lửa điều khiển bằng lệnh qua đường ngắm CLOS không phù hợp cho người chưa qua đào tạo như tên lửa IR, đôi khi được gọi là tên lửa "bắn và quên".[11]

Các phiên bản tên lửa CLOS nâng cấp, như tên lửa Javelin của Anh, sử dụng cảm biến quang truyền hình tinh thể rắn thay cho đầu dò quang học, giúp xạ thủ theo dõi mục tiêu dễ dàng hơn. Nhà phát triển của tên lửa Javelin là Thales Air Defence tuyên bố rằng tên lửa của họ miễn nhiễm với các biện pháp đối phó.[12]

Dẫn đường bằng Laser[sửa | sửa mã nguồn]

Các MANPADS dẫn đường bằng laser sử dụng phương pháp dẫn đường bằng chùm tia, theo đó cảm biến trên đuôi tên lửa phát hiện bức xạ laser phát từ ống phóng tên lửa và sẽ lái tên lửa chính xác vào giữa tâm chùm tia laser. Các loại tên lửa phòng không vác vai như RBS-70 của Thụy Điển và Starstreak của Anh có khả năng giao chiến với mục tiêu máy bay từ mọi góc độ và chỉ cần người điều khiển liên tục bám theo mục tiêu bằng cần joystick để điều khiển chùm tia laser chiếu trúng vào mục tiêu. Các phiên bản nâng cấp mới nhất của RBS 70 có thêm tính năng "tracking engagement" mà khi sử dụng chế độ này việc điều chỉnh mục tiêu chính xác của bộ phát laser được xử lý bởi chính bệ phóng và người dùng chỉ phải thực hiện các điều chỉnh mục tiêu bước đầu. Do không có liên kết dữ liệu vô tuyến từ mặt đất đến tên lửa nên tên lửa không thể bị gây nhiễu sau khi phóng. Mặc dù tên lửa điều khiển theo chùm tia đòi hỏi kíp trắc thủ phải được huấn luyện và có kỹ năng vận hành, nhưng nhiều chuyên gia đánh giá tên lửa điều khiển bằng laser đặc biệt đáng sợ do tên lửa có khả năng chống lại hầu hết các biện pháp đối phó thông thường đang được sử dụng hiện nay.[13][14]

Các biện pháp đối phó[sửa | sửa mã nguồn]

Hệ thống 9K38 Igla đặt trên xe tải của quân đội Mexico

Hệ thống tên lửa phòng không mang vác là một mặt hàng tương đối phổ biến trên chợ đen mà các lực lượng nổi dậy có thể dễ dàng mua được và đe dọa tới sự an toàn của các chuyến bay thương mại.[15]

Hiểu rõ vấn đề, năm 2003, Ngoại trưởng Colin Powell lưu ý rằng tên lửa đất đối không mang vác là mối đe dọa lớn nhất đối với ngành hàng không,[16] vốn có khả năng được sử dụng để bắn hạ máy bay trực thăng và máy bay chở khách thương mại, với chi phí mỗi hệ thống tên lửa chỉ vài trăm đô la Mỹ. Hoa Kỳ là nước đi đầu trong nỗ lực nhằm loại biên những loại tên lửa này, với hơn 30.000 hệ thống được phá hủy tính từ năm 2003, nhưng vẫn còn hàng nghìn hệ thống vẫn còn đang nằm trong tay của các tổ chức nổi dậy và khủng bố, đặc biệt là tại Iraq, nơi mà các hệ thống tên lửa phòng không vác vai được tuồn ra ngoài chợ đen từ kho vũ khí của nhà lãnh đạo Saddam Hussein,[17][18] cũng như ở Afghanistan. Tháng Tám năm 2010, một bản báo cáo của Federation of American Scientists (FAS) xác nhận đã thu hồi một số MANPADS từ lực lượng khánh chiến tại Iraq năm 2009.[19]

Quân sự[sửa | sửa mã nguồn]

Với việc gia tăng số vụ tấn công máy bay chở khách bằng tên lửa phòng không mang vác, một số hệ thống đối phó đã được phát triển đặc biệt cho máy bay để tự vệ trước tên lửa phòng không mang vác.[cần dẫn nguồn]

Dân sự[sửa | sửa mã nguồn]

Các loại tên lửa phòng không mang vác của các nước[sửa | sửa mã nguồn]

Huấn luyện với MANPADS
Tên lửa đang được đẩy ra khỏi ống phóng MANPADS
Hệ thống pháo/tên lửa phòng không kết hợp HS M09 đặt trên xe thiết giáp BOV-3 với 8 tên lửa Strela 2

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Portions of this article were taken from Homeland Security: Protecting Airliners from Terrorist Missiles Lưu trữ 5 tháng 6 2008 tại Stanford Web Archive, CRS Report for Congress RL31741, February 16, 2006 by the Congressional Research Service, division of The Library of Congress which as a work of the Federal Government exists in the public domain.

  1. ^ Footnote 1 in original source (CRS RL31741): "Shoulder-fired SAMs have been used effectively in a variety of conflicts ranging from the Arab-Israeli Wars, Vietnam, the Iran-Iraq War, to the Falklands Conflict, as well as conflicts in Nicaragua, Yemen, Angola, and Uganda, the Chad-Libya Conflict, and the Balkans Conflict in the 1990s. Some analysts claim that Afghan mujahedin downed 269 Soviet aircraft using 340 shoulder-fired SAMs during the Soviet-Afghan War and that 12 of 29 Allied aircraft shot down during the 1991 Gulf War were downed by MANPADS."
  2. ^ CRS RL31741 page 1
  3. ^ Wade Bose, "Wassenaar Agreement Agrees on MANPADS Export Criteria", Arms Control Today, January/February 2001, p. 1., quoted in CRS RL31741
  4. ^ “MANPADS Proliferation - FAS”. Fas.org. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 8 năm 2006. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2006.
  5. ^ “Defence & Security Intelligence & Analysis - Jane's 360”. Janes.com. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 4 năm 2006. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2006.
  6. ^ a b Marvin B. Schaffer, "Concerns About Terrorists With Manportable SAMS", RAND Corporation Reports, October 1993, quoted in CRS RL31741
  7. ^ CRS RL31741 page 1-2
  8. ^ a b CRS RL31741 page 2
  9. ^ "Raytheon Electronic Systems FIM-92 Stinger Low-Altitude Surface-to-Air Missile System Family", Jane's Defence, October 13, 2000, quoted in CRS RL31741
  10. ^ Timothy Gusinov, "Portable Weapons May Become the Next Weapon of Choice for Terrorists", Washington Diplomat, January 2003, p. 2., quoted in CRS RL31741
  11. ^ CRS RL31741 page 2-3
  12. ^ "Land-Based Air Defence 2003-2004", Jane's, 2003, p. 37., quoted in CRS RL31741
  13. ^ CRS RL31741 page 3
  14. ^ Richardson, Mark, and Al-Jaberi, Mubarak, "The vulnerability of laser warning systems against guided weapons based on low power lasers", Cranfield University, April 28, 2006
  15. ^ “MANPADS at a Glance”, Arms control.
  16. ^ “Countering the MANPADS threat: strategies for success (man-portable air defense systems)”, Access my library.
  17. ^ Jehl, Douglas; Sanger, David E. (6 tháng 11 năm 2004). “U.S. Expands List of Lost Missiles”. The New York Times. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2018.
  18. ^ “Iraq's Looted Arms Depots: What the GAO Didn't Mention”. Fas.org. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2010.
  19. ^ Drummond, Katie. “Where Have All the MANPADS Gone?”. Wired. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2017.
  20. ^ “DRDO conducts successful test flight of VSHORADS missile”. Times of India. PTI. 28 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2022.
  21. ^ “Iranian TOW Missile Knockoffs Spread to War Zones”. Warisboring.com. 18 tháng 6 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2018.
  22. ^ “How Iran's Revived Weapons Exports Could Boost Its Proxies”. Washingtoninstitute.org. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2018.
  23. ^ “SeaFuture 2023 - First public appearance of MBDA Italy Next Generation V-SHORAD concept mock-up”. 5 tháng 6 năm 2023.
  24. ^ Kolukısa, Hasan (30 tháng 8 năm 2020). “SUNGUR'da PorSav hava savunma füzeleri görüldü”. DefenceTurk (bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ). Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2021.
  25. ^ “Delivery of PorSav Very Low Altitude Air Defense Missile Starts”. RayHaber | RaillyNews (bằng tiếng Anh). 8 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2021.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]