Tổng cục Quản lý đất đai (Việt Nam)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tổng cục Quản lý đất đai
Tên viết tắtGDLA
Thành lập4/3/2008
Giải tán01/01/2023
LoạiCơ quan nhà nước
Vị thế pháp lýĐã ngừng hoạt động
Mục đíchThực thi pháp luật về đất đai trong phạm vi cả nước
Trụ sở chínhSố 10 Tôn Thất Thuyết, quận Cầu Giấy
Vị trí
Vùng phục vụ
 Việt Nam
Ngôn ngữ chính
Tiếng Việt
Chủ quản
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Trang webgdla.gov.vn

Tổng cục Quản lý đất đai (tiếng Anh: General Department of Land Administration, viết tắt là GDLA) (đã ngừng hoạt động từ ngày 01/01/2023) là cơ quan trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về đất đai trong phạm vi cả nước; quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục theo quy định của pháp luật.

Tổng cục Quản lý đất đai thành lập ngày 4/3/2008, theo Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 4/3/2008 của Chính phủ.[1][2]

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý đất đai được quy định tại Quyết định số 02/2018/QĐ-TTg ngày 17/1/2018 của Thủ tướng Chính phủ.[3]

Nhiệm vụ và quyền hạn[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Điều 2, Quyết định số 02/2018/QĐ-TTg ngày 17/1/2018 của Thủ tướng Chính phủ, Tổng cục Quản lý đất đai có các nhiệm vụ, quyền hạn chính trong thực hiện chức năng quản lý nhà nước về:

  1. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
  2. Thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
  3. Về đo đạc bản đồ, đăng ký đất đai và lập hồ sơ địa chính
  4. Giá đất.
  5. Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
  6. Phát triển quỹ đất và đấu giá quyền sử dụng đất.
  7. Điều tra, đánh giá tài nguyên đất.
  8. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai và giao dịch điện tử trong lĩnh vực đất đai.
  9. Kiểm soát việc quản lý, sử dụng đất đai.

Cơ cấu tổ chức[4][sửa | sửa mã nguồn]

(Theo Điều 3, Quyết định số 02/2018/QĐ-TTg ngày 17/1/2018 của Thủ tướng Chính phủ)

Các đơn vị quản lý nhà nước[sửa | sửa mã nguồn]

  • Văn phòng Tổng cục
  • Vụ Chính sách và Pháp chế
  • Vụ Khoa học, Công nghệ và Hợp tác quốc tế
  • Vụ Kế hoạch - Tài chính
  • Vụ Tổ chức cán bộ
  • Cục Đăng ký đất đai[5]
  • Cục Quy hoạch đất đai[6]
  • Cục Kinh tế và Phát triển quỹ đất[7]
  • Cục Kiểm soát quản lý và sử dụng đất đai[8]

Các đơn vị sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

  • Viện Nghiên cứu quản lý đất đai[9]
  • Trung tâm Dữ liệu và Thông tin đất đai
  • Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đai
  • Trung tâm Định giá đất và Kiểm định địa chính

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 4/3/2008 của Chính phủ”.
  2. ^ “Lịch sử hình thành Tổng cục Quản lý đất đai”.
  3. ^ “Quyết định số 02/2018/QĐ-TTg ngày 17/1/2018 của Thủ tướng Chính phủ”.
  4. ^ “Cơ cấu tổ chức Tổng cục Quản lý đất đai”.
  5. ^ “Chức năng nhiệm vụ của Cục Đăng ký đất đai”.
  6. ^ “Chức năng nhiệm vụ của Cục Quy hoạch đất đai”.
  7. ^ “Chức năng nhiệm vụ của Cục Kinh tế và Phát triển quỹ đất”.
  8. ^ “Chức năng nhiệm vụ của Cục Kiểm soát quản lý và sử dụng đất đai”.
  9. ^ “Website chính thức Viện Nghiên cứu quản lý đất đai”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2022.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]