Thành Ngư Phủ

Thành Ngư Phủ
(tiếng Hungary: Halászbástya)
Thành Ngư Phủ trên bản đồ Budapest
Thành Ngư Phủ
Vị trí tại Budapest
Thành Ngư Phủ trên bản đồ Hungary
Thành Ngư Phủ
Thành Ngư Phủ (Hungary)
Thông tin chung
DạngPháo đài
Phong cáchTân Romanesque
Địa điểmBudapest, Hungary
Tọa độ47°30′10″B 19°02′04″Đ / 47,5027°B 19,0344°Đ / 47.5027; 19.0344
Xây dựng
Khởi công1844
Hoàn thành1851
Thiết kế
Kiến trúc sưFrigyes Schulek
Trang web
www.fishermansbastion.com

Halászbástya (phiên âm tiếng Hungary: [ˈhɒlaːzbaːʃcɒ]) hay còn gọi là Thành Ngư Phủ là một trong những di tích nổi tiếng nhất của Hungary. Pháo đài Thành Ngư Phủ nằm gần lâu đài Buda, ở quận 1 của thủ đô Budapest. Đây là một trong những điểm đến thu hút được nhiều khách tham quan nhất, do đứng tại đây người ta có thể quan sát được gần như toàn bộ danh lam thắng cảnh ở Budapest. Mặt tiền của Thành Ngư Phủ đối diện và song song với sông Danube, dài khoảng 140 mét; trong đó lối đi phía nam dài khoảng 40 mét, phía bắc dài 65 mét và lan can ở vị trí trung tâm được bài trí công phu có chiều dài là 35 mét. Bảy tháp đá cao của pháo đài tượng trưng cho bảy vị thủ lĩnh người Hungary đã có công lập quốc vào năm 895.[1]

Những bức tường ban đầu của pháo đài được xây dựng từ những năm 1700, tạo thành phần tường cho một lâu đài. Một số nhà sử học nhân định rằng, vào thời Trung Cổ, phần tường thành này của lâu đài được bảo vệ bởi hiệp hội ngư dân (halász), là những người sống ở khu Chợ Cá hay còn gọi là khu Phố Nước.[2][3] Thành Ngư Phủ đạt đến hình dáng hiện tại nhờ vào quá trình xây dựng từ năm 1895 đến năm 1902.[1] Kiến trúc sư chịu trách nhiệm cho công trình xây dựng pháo đài là Frigyes Schulek,[2] đây là người đã mang đến diện mạo theo phong cách Tân Romanesque cho Thành Ngư Phủ, đồng thời cũng là người chịu trách nhiệm cho việc trùng tu của Nhà thờ Matthias.

Kể từ năm 1987, pháo đài Thành Ngư Phủ là một trong những Di sản Thế giới của Budapest và là một phần của quận Várkerület (quận lâu đài Buda).

Nguồn gốc tên gọi[sửa | sửa mã nguồn]

Pháo đài được biết đến với tên gọi là Thành Ngư Phủ là vì phần tường thành phía sau lâu đài Buda từng được bảo vệ bởi hiệp hội ngư dân. Ngoài ra, còn có một khả năng nữa là pháo đài được xây gần khu vực sinh sống của các ngư dân ở bên bờ sông Danube, mà người ta hay gọi là khu Chợ Cá (Halászváros) hay Phố Nước.[2][4] Từ thời Trung Cổ, những ngư dân ở gần nhà thờ Matthias đã đem cá ra chợ gần đó để bán. Tuy nhiên, hội ngư dân không chỉ quan tâm đến việc buôn bán mà còn là những người dũng cảm luôn sẵn sàng bảo vệ bức tường thành trong chiến tranh.[2]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Từ Thế chiến II trở đi[sửa | sửa mã nguồn]

Trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai, Thành Ngư Phủ đã bị hư hại nghiêm trọng. May thay, vì pháo đài là một trong những địa danh quan trọng của Budapest nên sau chiến tranh, đây là một trong những điểm được ưu tiên trùng tu và cải tạo. Công việc trùng tu được thực hiện bởi László Bors,[5] một kiến trúc sư do nhà nước chỉ định. Tuy nhiên, công cuộc cải tạo không hề diễn ra dễ dàng do những người lính cứu hỏa phải kiểm tra cẩn thận toàn bộ công trình đến từng centimet trước khi đánh giá được mức độ thiệt hại để có thể lên kế hoạch cải tạo công trình. Giai đoạn đầu tiên trong quá trình trùng tu Thành Ngư Phủ kéo dài hàng năm trời và việc cải tạo được toàn bộ công trình sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai phải đến năm 1953 mới được hoàn thiện.

Những nấc thang này đây dẫn đến đại sảnh niềm tin và miền ký ức vinh quang của người Hungary. Trên từng phiến đá được chế tác đầy tính nghệ thuật của nhà thờ Matthias và của Thành Ngư Phủ đều ánh lên niềm tin và quá khứ hào hùng của người Hungary. Này người hỡi, khi còn trên bước đường này hãy nhớ lấy: Đất mẹ ta được xây nên bởi niềm tin thống nhất và tình yêu tổ quốc.[6]

— Dòng chữ trên một phiến đá của Thành Ngư Phủ.

Quang cảnh thành phố Budapest nhìn từ phía Thành Ngư Phủ

Mô tả chung[sửa | sửa mã nguồn]

Ý nghĩa của bảy tòa tháp ngoài đại diện cho bảy vị thủ lĩnh có công lập quốc, còn tượng trưng cho bảy bộ tộc người Magyar sống tại bồn địa Karpat từ năm 895. Từ những tòa tháp và phía ban công, khách tham quan có thể phóng tầm nhìn ra toàn cảnh sông Danube, đảo Margaret, Pest về phía đông và đồi Gellért.

Một bức tượng đồng minh họa vua István I của Hungary cưỡi trên ngựa đã được dựng lên tại đây vào năm 1906. Từ xa, có thể thấy được bức tượng đứng giữa nhà thờ Matthias và Thành Ngư Phủ. Tượng đài vua István I được thi công bởi Alajos Stróbl, dựa trên thiết kế của kiến trúc sư Frigyes Schulek và mang phong cách Tân Romanesque, với những chi tiết miêu tả lại cuộc đời vị vua đầu tiên của Hungary. Ngoài ra, Thành Ngư Phủ còn có một sân hiên trên cao, với nhiều cầu thang và lối đi bộ.

Thành Ngư Phủ từng là một điểm đến vào mùa thứ sáu của chương trình truyền hình Mỹ, Cuộc đua kỳ thú (The Amazing Race).[7]

Bộ sưu tập[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b “Fisherman's Bastion- Home”. Fisherman's Bastion Official website.
  2. ^ a b c d “History of Fisherman's Bastion”. Fisherman's Bastion Official website.
  3. ^ “A Guide to Fisherman's Bastion, Budapest”. Culture Trip. ngày 14 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2020.
  4. ^ Fónagy Zoltán. “Fisherman's Bastion”. Budapest History Museum website.
  5. ^ “Így lett Budapest ékessége a Halászbástya (This is how Fisherman's Bastion became the ornament of Budapest)”. Múlt Kor Magazine. ngày 9 tháng 10 năm 2015.
  6. ^ “Lengyel Géza: A Halászbástya építője. Schulek Frigyes (Géza Lengyel: Fisherman's Bastion builder. Frigyes Schulek)”. Online Newspaper Archive. Hungarian Online Library. MEK (bằng tiếng Hungary). 1911.
  7. ^ "One of You, I'm Gonna Break in Half - Leg 6 Part 2 " - January 4”. Game Show Newsnet. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2019.
  8. ^ “History of Fisherman's Bastion”. Fisherman's Bastion Official website.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]