Thành viên:TUIBAJAVE/Trung tâm nghiên cứu xung đột/Chiến tranh Alphama – Thusinhviet

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chiến tranh Alphama – Thusinhviet
Một phần của
Các cuộc chiến tranh đồng cấp
Thời gian7/12/2017 – 27/12/2018
Địa điểm
Wikipedia tiếng Việt
Kết quả Alphama chiến thắng
BQV Thusinhviet sụp đổ[1]
Tham chiến
BQV. Alphama BQV. Thusinhviet
Lực lượng
Công suất tranh luận Trận cuối:[a]
BQV. Alphama: 23.032 [b]
Công suất tranh luận Trận cuối:[a]
BQV. Thusinhviet: 41.896 [c]

Chiến tranh Alphama – Thusinhviet, hay Mặt Nạ đại vương – Kẹo Dừa thư sinh đại chiến là cuộc chiến tranh đồng cấp[2] giữa một bên là BQV Alphama và một bên là BQV Thusinhviet với kết quả dẫn đến Thusinhviet bị truất phế quyền lực,[3] và gần như biến mất trong các hoạt động tại Wikipedia. Chiến thắng này thúc đẩy gia tăng quyền lực của Alphama.

Lịch sử quan hệ[sửa | sửa mã nguồn]

Thusinhviet bắt đầu hoạt động từ năm 2008, cho đến hết 2016, tức là 9 năm, chỉ có 991 sửa đổi. Thusinhviet thật sự tích cực chỉ từ năm 2017, với số sửa đổi vượt hơn 18.000. Chi tiết: tài khoản Thusinhviet lập vào ngày 24 tháng 2 năm 2008;[4] sửa đổi đầu tiên là ở trang Che Guevara vào lúc 10:24, ngày 28 tháng 2 năm 2008.[5]

Vào cuối tháng 10 năm 2017, Thusinhviet ứng cử bảo quản viên. 40 phút sau khi trang biểu quyết mở, Alphama là người bỏ phiếu chống đầu tiên. Theo các thảo luận, Alphama nghi ngờ Thusinhviet là tài khoản của một thành viên kỳ cựu nào đó. Tuy nhiên, không chứng minh được.[6] Với hoạt động quá ít trong 9 năm, bắt đầu gia tăng trong năm 2017 nên có thể tạm suy xét rằng các mâu thuẫn có thể có giữa Alphama và Thusinhviet chỉ thật sự hình thành trong năm 2017. Việc chống đối Thusinhviet trở thành bảo quản viên vào cuối năm 2017 được xem là gốc rễ cho bất tín nhiệm vào cuối năm 2018, sự kiện này do Alphama phát động. Do đó, việc đợi chờ và góp nhặt lỗi lầm, sai phạm của Thusinhviet không phải là việc làm tự nhiên. Nó đã có mục tiêu theo đuổi trong hơn 1 năm tại vị bảo quản viên của Thusinhviet.

Nguyên nhân xung đột[sửa | sửa mã nguồn]

Tư thù cá nhân[sửa | sửa mã nguồn]

Chính Alphama thừa nhận giữa cả hai có tranh cãi với nhau.[6]

Bất mãn[sửa | sửa mã nguồn]

Alphama nhận định Thusinhviet là người hám danh và có thói ăn thua. Nghi ngờ Thusinhviet là một cựu thành viên nào đó, "...tôi tin rằng bạn là tài khoản của thành viên nào đó kỳ cựu đi nick khác..."; và "bạn bị 1 nhược điểm làm tôi có cảm giác giống "1 người quen"".[6]

Chấn chỉnh[sửa | sửa mã nguồn]

Alphama là kiểu mẫu BQV chấn chỉnh tác phong hoạt động BQV khác. Alphama đã chỉ ra rằng Thusinhviet có thiên hướng giành phần thắng trong tranh chấp tay đôi, vì vậy khả năng dẫn đến sự thiếu trung lập; có thiên hướng đổi tên, khóa bài theo ý mình y chang Hugopako, thích là ta khóa, ta đổi hướng; xử trí rất kém trong khâu giao tiếp, tìm đồng thuận hay thảo luận với thành viên khi xảy ra tranh chấp.[3]

Chiến sự[sửa | sửa mã nguồn]

Sự kiện Vẫn thạch Phụ Khang[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là sự kiện đòn bẩy, một mâu thuẫn làm tung tóe nên cơ địa chấn Wikipedia làm chao đảo quyền lực Thusinhviet. Sự kiện này liên quan việc đổi tên bài một vẫn thạch. Tác giả bài viết là Người theo đuổi ánh sáng, vào ngày 17 tháng 11 năm 2018 đã tạo ra bài Vẫn thạch Fukang, hai ngày sau đó Thusinhviet đã cho đổi thành Vẫn thạch Phúc Khang, tức là Việt hóa danh từ Latinh sang danh từ Hán Việt.[7] Bất mãn với việc đổi tên, Người theo đuổi ánh sáng bắt đầu tranh cãi với Thusinhviet.

Người theo đuổi ánh sáng là ai? đó là một thành viên mới gia nhập Wikipedia vào ngày 7 tháng 11 năm 2018, tức là trước khi xảy ra tranh chấp chỉ 12 ngày. Cần phải xem xét rằng thành viên mới này có một phát ngôn tại Thảo luận:Vẫn thạch Phụ Khang vào lúc 02:22, ngày 7 tháng 12 năm 2018 (UTC) đã có dùng "Dù sao đi nữa thì vụ này cũng là một điều tốt hay một bài học tốt đối với tôi, vì nó đã giúp tôi nhìn ra bộ mặt thật sau chiếc mặt nạ đã rơi của những kẻ đã lần lượt cùng nhau “tham chiến” chống lại tôi chỉ vì cái tên bài này". Khi truy xét về cụm từ "chiếc mặt nạ đã rơi" đã từng được một thành viên trên Wikipedia sử dụng trước đó, cho thấy Người theo đuổi ánh sáng là một con rối, nếu không thì tại sao lại có thể nói ra một cụm từ quen thuộc như thế.

Trungda vào lúc 19:45, ngày 4 tháng 2 năm 2017 (UTC), tức là trước đó gần 2 năm có nói trong sự kiện bầu bảo quản viên của Alphama, đã bỏ phiếu chống và nói thẳng thừng: "Cái mặt nạ đã rơi quá nhiều lần mà vẫn cố đeo lên để giấu được mặt thật sao?".[8] Như thế, giả định đầu tiên rằng Người theo đuổi ánh sáng là con rối của Trungda. Trungda và Thusinhviet có thù hằn gì với nhau? Tuy nhiên giữa Trungda với Alphama có vấn đề với nhau, giữa Thusinhviet và Alphama cũng có vấn đề với nhau, và một con rối 12 ngày tuổi xuất hiện để xung đột với Thusinhviet lại dùng cụm từ quen thuộc của Trungda, há chăng đây không phải cái bẫy? Đây rõ ràng là cái bẫy cho cả Thusinhviet và Trungda.

Chiến dịch Lột vỏ kẹo dừa[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là hành động chủ động của Alphama, diễn ra vào 16:59, ngày 25 tháng 11 năm 2018 (UTC), trang bất tín nhiệm bảo quản viên Thusinhviet được tạo ra. Đúng 16 phút sau thì Alphama cũng là người bỏ phiếu đầu tiên. Một thái độ vô cùng quyết đoán, dứt khoát. Đến 26 tháng 12 có tất cả 20 phiếu thuận, chỉ có 12 phiếu chống, Thusinhviet bị truất quyền.

Sau sự kiện này, Người theo đuổi ánh sáng hoạt động ít ỏi, cho đến ngày 5 tháng 12 năm 2022, tức là sau sự kiện xung đột 4 năm, tổng sửa đổi chỉ đạt 596, cho thấy, sứ mệnh của tài khoản này đã hoàn thành.

Chiến lược[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Khả Vân phân tích, thì chiến lược của Alphama là kế sách "Nhất tiễn song điêu", một mũi tên bắn chết hai con chim.

  • Góp nhặt tội trạng bảo quản viên Thusinhviet.
  • Chờ thời điểm bất mãn cộng đồng dâng cao dành cho Thusinhviet.
  • Thực hiện chiến thuật Mồi nhử xung đột để khởi động bất tín nhiệm.
  • Tổ chức bất tín nhiệm với việc trình bày tội lỗi có hệ thống, đồng thời mau chóng bỏ phiếu đầu tiên tạo lực đẩy.

Tiến hành bất tín nhiệm Thusinhviet.

  • Kết hợp xung đột gay gắt giữa Thusinhviet và Hugopako để bất tín nhiệm luôn Hugopako.
  • Trình bày sai phạm của Hugopako được góp nhặt theo thời gian.
  • Trình bày thêm từ vụ bất tín nhiệm Hugopako lần thứ nhất.

=> Hoàn thành "Nhất tiễn song điêu".

Hậu chiến[sửa | sửa mã nguồn]

Sau sự kiện Bất tín nhiệm, Thusinhviet biến mất dần khỏi các hoạt động Wikipedia, trong 4 năm tiếp theo, từ 2019 đến 2022, tổng sửa đổi chỉ có 236.[9]

Nhận định[sửa | sửa mã nguồn]

Vụ bất tín nhiệm Thusinhviet xảy ra đồng thời với Hugopako, là hai vụ bất tín nhiệm quan chức Wikipedia tiếng Việt đầu tiên trong lịch sử. Do là hai sự kiện đầu tiên, yếu tố quá mới này khiến cộng đồng không nhận biết được vai trò của rối gài bẫy. Từ năm 2018 trở về trước, rối thường được biết đến là tài khoản phiền toái liên quan bài viết, chả hạn như Kayani, hoặc ném boom quậy phá như Cẩm Lan Sục. Không ai vào lúc đó có thể hình dung có thể sử dụng một tài khoản rối trong vai trò đặc biệt, như liên quan đến quan chức Wikipedia. Việc tạo tài khoản rối, thiết kế một cái bẫy để hạ gục một bảo quản viên như Thusinhviet hé mở một mối bất hòa mà Thusinhviet đã dính với một ai đó. Trong bối cảnh nhận thức vai trò của rối lúc đó khá khiếm khuyết, các thành viên thông thường không thể biết. Vì vậy cái bẫy nhất định được tạo ra từ một bảo trì viên chứ không phải thành viên thông thường. Người này là một kẻ có tư duy cao trong khả năng sắp xếp sự kiện.

Sự kiện bất tín nhiệm Thusinhviet là sự kiện không thể nào tránh khỏi, Thusinhviet đã sai phạm quá nhiều, va chạm với quá nhiều thành viên. Do đó đã tự đẩy bản thân đến bước đường cùng của chính mình. Nếu không phải là Alphama thì sớm muộn cũng là một thành viên khác mang ra xử lý.[10]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Chỉ tính Từ 25/11 đến 27/12/2018
    Công suất tính bằng Đơn vị Bit, 1 bytes bằng 8 bit
  2. ^ 2.879 bytes
  3. ^ 5.237 bytes

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ All public logs, Ruslik0 changed group membership for Thusinhviet from administrator to (none) (Special:Permalink/18741896), meta.wikimedia.org, truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2022.
  2. ^ Wikipedia:Wheel war, en.wikipedia, ngày truy cập 20 tháng 11 năm 2022.
  3. ^ a b Wikipedia:Biểu quyết bất tín nhiệm bảo quản viên, Biểu quyết bất tín nhiệm bảo quản viên Thusinhviet, truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2022.
  4. ^ Xtools, Basic information: Thusinhviet, xtools.wmflabs.org, truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2022.
  5. ^ Sửa đổi trang Che Guevara, 10:24, ngày 28 tháng 2 năm 2008
  6. ^ a b c Wikipedia:Biểu quyết chọn bảo quản viên, Biểu quyết chọn bảo quản viên Thusinhviet, truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2022.
  7. ^ Thusinhviet đã đổi Thiên thạch Fukang thành Thiên thạch Phúc Khang, truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2022.
  8. ^ Wikipedia:Biểu quyết chọn bảo quản viên, Biểu quyết chọn bảo quản viên Alphama, truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2022.
  9. ^ Year counts, Thusinhviet, xtools.wmflabs.org, truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2022.
  10. ^ Thảo luận Thành viên:Plantaest, Bản 69397633, Vụ TSV, truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2022.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]