Thành viên:Khangdora2809/nháp/Độ nổi bật Cuộc thi sắc đẹp

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bài luận này được sử dụng để giúp đánh giá liệu một người tham gia cuộc thi sắc đẹp có khả năng đáp ứng để được xem là nổi bật hay không và xứng đáng được tôn vinh thông qua một bài viết trên Wikipedia. Bài viết phải cung cấp các nguồn đáng tin cậy để chứng minh chủ thể đáp ứng được các tiêu chuẩn chung về độ nổi bật hoặc các tiêu chuẩn cụ thể của cuộc thi được trình bày dưới đây.

Nếu bài viết đáp ứng các tiêu chuẩn được nêu bên dưới, thì có khả năng tồn tại đủ nguồn để đáp ứng các tiêu chí thực hiện một bài viết độc lập. Nếu không đáp ứng các tiêu chí trong bài tiểu luận này có nghĩa là độ nổi bật sẽ cần phải được xác định theo cách khác (ví dụ: hướng dẫn về độ nổi bật chung hoặc các hướng dẫn về độ nổi bật theo các chủ đề cụ thể khác).

Việc đáp ứng bất kỳ tiêu chí nào trong số các tiêu chí dưới đây không đồng nghĩa một bài viết phải được giữ lại như một bài viết độc lập.

Quy tắc áp dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Tất cả các thông tin trên Wikipedia, bao gồm các bài viết về các cuộc thi sắc đẹp và những người tham gia đề phải được kiểm chứng. Xem thêm tiêu chí cơ bản của Wikipedia về độ nổi bật của ngườichỉ dẫn chung về độ nổi bật. Thông tin về người còn sống phải đáp ứng các tiêu chí nghiêm ngặt đối với loại bài viết đó.

Các đối tượng không đáp ứng các tiêu chí được nêu trong bài tiểu luận này vẫn có thể nổi bật nếu đủ tiêu chuẩn đối với chỉ dẫn chung về độ nổi bật hoặc hướng dẫn về độ nổi bật theo chủ đề cụ thể.

Tiêu chí cơ bản[sửa | sửa mã nguồn]

Một người được cho là nổi bật nếu người đó đã trở thành chủ đề của nhiều nguồn thứ cấp đã được xuất bản[1] không tầm thường[2] đáng tin cậy, độc lập về trí tuệ[3] và không phụ thuộc vào chủ thể.[4] Các tiêu chí trên bài luận này nhằm phản ánh thực tế rằng những người tham gia cuộc thi sắc đẹp có khả năng đáp ứng các tiêu chí cơ bản của Wikipedia nếu như họ, ví dụ, đã giành chiến thắng trong một cuộc thi quốc tế hoặc quốc gia ở vị trí cao nhất (chẳn hạn như Hoa hậu Thế giới).

  • Việc dẫn tin tầm thường về một chủ đề bởi các nguồn thứ cấp có thể được sử dụng để hỗ trợ nội dung trong bài viết, nhưng nó không đủ tiêu chí để làm bài viết trở nên nổi bật. Điều này bao gồm các danh sách trong các nguồn cơ sở dữ liệu với các tiêu chí đưa vào thấp, phạm vi rộng.
  • Tài liệu sơ cấp có thể được sử dụng để hỗ trợ nội dung trong bài viết, nhưng chúng không góp phần minh chứng độ nổi bật cho một chủ thể.
  • Một số nguồn phải được sử dụng cẩn thận để thiết lập độ nổi bật và nên được đánh giá theo từng trường hợp. Các nguồn địa phương phải rõ ràng độc lập với chủ thể và phải cung cấp các thông tin ngoài phạm vi đưa tin thường lệ.

Tiêu chí cụ thể cho các cuộc thi[sửa | sửa mã nguồn]

Người chiến thắng trong các cuộc thi thuộc Tứ đại Hoa hậu có thể nổi bật.

Người chiến thắng trong các cuộc thi cấp quốc gia nhằm chọn người tham gia cuộc thi thuộc Tứ đại Hoa hậu cấp quốc gia được xem là có thể nổi bật. Một số cuộc thi cấp quốc gia hoặc siêu quốc gia độc lập như Miss USAHoa hậu Châu Âu nhờ việc thành lập lâu đời và mức độ phủ sóng rộng rãi, cũng có thể xem là có thể nổi bật đối với người giành chiến thắng.

Như trong tất cả các hướng dẫn dành riêng cho từng chủ đề cụ thể (trong trường hợp này là một bài luận), giả định về độ nổi bật phù hợp với bên trên có thể bị bác bỏ và không đảm bảo cho độ nổi bật.

Những người chiến thắng trong các cuộc thi cấp địa phương hoặc các giải thưởng phụ như

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Những gì cấu thành một "tác phẩm được xuất bản" rộng rãi có chủ ý.
  2. ^ Tính không tầm thường là thước đo độ sâu nội dung trong một tác phẩm xuất bản và cho biết bao lâu nội dung đó được lặp lại hoặc một đề cập thoáng qua không thảo luận về chủ thể một cách chi tiết. Tiểu sử độc lập dài 200 trang đáng tin cậy của một người bao gồm chi tiết cuộc sống của người đó thể hiện tính không tầm thường mà không phải là trên giấy khai sinh hay thông tin trên phiếu bầu cử. Các nguồn cơ sở dữ liệu như Notable Names Database, Internet Movie DatabaseInternet Adult Film Database không được xem là nguồn đáng tin cậy vì chúng giống như wiki, được chỉnh sửa hàng loạt ít sự giám sát. Hơn nữa, các cơ sở dữ liệu này có tiêu chuẩn đưa vào chung thấp, phạm vi rộng.
  3. ^ Các nguồn dẫn xuất một nguồn ban đầu có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo, nhưng không góp phần làm chủ đề trở nên nổi bật. "Độc lập về trí tuệ" không chỉ yêu cầu nội dung của các nguồn không giống nhau mà còn yêu cầu toàn bộ nội dung trong tác phẩm xuất bản không được bắt nguồn từ (hoặc dựa vào) tác phẩm khác (có thể chấp nhận dẫn xuất một phần). Ví dụ: Bài phát biểu của một chính trị về một người cụ thể góp phần tạo nên độ nổi bật của người, nhưng nhiều bản sao lại bản ghi của bài phát biểu đó bởi nhiều hãng tin khác nhau thì không. Tiểu sử viết về một người góp phần tạo nên độ nổi bật của người đó, nhưng một bản tóm tắt tiểu sử đó thiếu sự đóng góp trí tuệ ban đầu thì không.
  4. ^ Tự truyện và tự quảng cáo không phải là cách để có một bài viết trên bách khoa toàn thư. Thước đo độ nổi bật là liệu những nguồn độc lập với chủ thể có thực sự xem chủ thể đó đủ nổi bật để họ viết và xuất bản những tác phẩm không tầm thường tập trung vào chủ thể đó hay không. Do đó, các thông tin tự đề cử (chẳng hạn như Marquis Who's Who) không chứng minh được độ nổi bật.