Thành viên:Linh Comer/Nháp/8

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Battle Royale (バトル・ロワイアル Batoru Rowaiaru?) là một bộ phim điện ảnh hành động-giật gân của Nhật Bản công chiếu năm 2000[1][2] do Fukasaku Kinji làm đạo diễn, với kịch bản được chắp bút bởi Fukasaku Kenta, dựa trên cuốn tiểu thuyết ra mắt năm 1999 của Takami Koushun. Với sự tham gia diễn xuất của Fujiwara Tatsuya, Maeda Aki, Yamamoto TarōKitano Takeshi, phim xoay quanh một nhóm học sinh sơ trung bị chính phủ toàn trị Nhật Bản ép phải chiến đấu tới chết. Phim gây tranh cãi lớn và bị cấm chiếu hoặc cấm phân phối ở nhiều quốc gia;[3][4] Toei Company từ chối bán phim cho bất kì nhà phân phối nào của Mỹ trong hơn một thập niên do lo ngại về khả năng tranh cãi và kiện tụng, rồi sau cùng Anchor Bay Entertainment mua bản quyền phim vào năm 2010 để phát hành băng đĩa.[5]

Phim được lần đầu trình chiếu tại Tokyo ở hơn 200 cụm rạp vào ngày 16 tháng 12 năm 2000 với nhãn R15+ (nhãn phim hiếm được dùng tại Nhật Bản).[6][7][8] Đây là phim điện ảnh Nhật có doanh thu cao nhất trong 6 tuần sau lần đầu khởi chiếu, rồi được phát hành tại 22 quốc gia toàn thế giới,[3][9] thu về hơn 30 triệu đô la Mỹ ở 10 quốc gia. Tác phẩm nhận được lời khen từ giới phê bình, và đặc biệt nhờ phát hành DVD mà phim gây dựng được một nhóm hâm mộ lớn toàn cầu. Đây thường được xem là một trong những phim hay nhất của Fukasaku, và một trong những phim hay nhất thập niên 2000. Năm 2009, nhà làm phim Quentin Tarantino tán dương Battle Royale là phim yêu thích của ông trong hai thập niên gần nhất.[10][11]

Battle Royale là phim cuối mà Fukasaku đạo diễn. Ông cũng bắt đầu sản xuất phần hậu truyện mang tên Battle Royale II: Requiem, nhưng mất vì ung thư tuyến tiền liệt vào ngày 12 tháng 1 năm 2003, sau khi chỉ kịp quay một cảnh với Kitano. Con trai ông là Fukasaku Kenta (tác giả kịch bản cả hai phần phim) đã hoàn thiện tác phẩm vào năm 2003.

Battle Royale trở thành một hiện tượng văn hóa và được xem là một trong những phim giàu sức ảnh hưởng nhất trong những thập niên gần đây, cực kỳ có tác động lớn trong nền văn hóa đại chúng toàn cầu. Kể từ phim ra mắt, thuật ngữ "battle royale" được tái định nghĩa để chỉ một thể loại tường thuật hưu cấu và/hoặc hình thức giải trí lấy cảm hứng từ bộ phim, trong đó một nhóm người chọn lọc được hướng dẫn lấy mạng lẫn nhau cho đến khi tìm ra một người sống sót là kẻ chiến thắng chung cuộc. Phim đã tạo cảm hứng cho nhiều phương tiện truyền thông, gồm phim ảnh, sách, hoạt hình, truyện tranh, chương trình truyền hình, visual novel và trò chơi điện tử; ví dụ thể loại game battle royale dựa trên ý tưởng của tác phẩm.

Nội dung[sửa | sửa mã nguồn]

Trong tương lai gần, sau một cuộc đại suy thoái, chính phủ Nhật Bản đã thông qua "Đạo luật BR" để hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật của trẻ vị thành niên khắp đất nước. Cậu học sinh trung học Nanahara Shuya đối mặt với cuộc sống sau khi cha mình tự vẫn. Thầy giáo của họ là Kitano bỏ việc sau khi bị Kuninobu Yoshitoki (bạn thân của Shuya) gây thương tích.

Một năm sau, lớp học của Shuya tổ chức một chuyến đi dã ngoại, song họ bị bỏ khí gây mê và đưa tới một hoang đảo. Kitano tái xuất cùng một đội lính đặc nhiệm JSDF, ông giải thích rằng lớp được chọn để tham gia khóa Battle Royale thường niên được hình thành nhờ Đạo luật: họ có ba ngày để chiến đấu tới chết cho đến khi tìm được một người chiến thắng; vòng cổ gắn bom sẽ lấy mạng những học sinh bất hợp tác hoặc những người đứng trong "vùng nguy hiểm". Mỗi học sinh được cấp khẩu phần ăn, một tấm bản đồ, đồ đạc và một vũ khí ngẫu nhiên. Kitano giết chết hai học sinh vì tội bất tuân, một trong số đó là Kuninobu.

6 giờ đầu tiên chứng kiến 12 người tử vong, 4 người tự sát. Souma Mitsuko loạn thần và Kiriyama Kazuo biến thái nhân cách trở thành những người chơi nguy hiểm nhất đe dọa tới những người khác. Học sinh chuyển trường Kawada Shogo thả Shuya đi sau khi giết một học sinh, trong khi Shuya vô tình giết thêm một bạn học nữa. Cầu thủ bóng rổ Mimura Shinji lập mưu đột nhập vào hệ thống máy tính để hủy chương trình.

Giữa lòng trung nghĩa bị biến tướng và những cuộc đối đầu bạo lực, Shuya hứa giữ an toàn cho Nakagawa Noriko, cảm thấy đây là trách nhiệm với người bạn quá cố của anh, vì Kuninobu thầm yêu cô. Kawada tiết lộ với hai người rằng anh từng chiến thắng cuộc thi Battle Royale trước đây song phải trả giá bằng việc mất bạn gái, do đó anh tìm cách trả thù. Kiriyama tấn công và Shuya bị thương bởi khẩu súng Uzi của mình. Anh được Sugimura Hiroki cứu sau khi cậu này mất người bạn thân của mình.

Shuya tỉnh dậy trong một ngọn hải đăng trên đảo, anh được Utsumi Yukie, cô gái phải lòng anh băng bó vết thương. Năm cô gái khá cũng ẩn nấp trong tòa tháp. Một trong số họ là Yuko cố đầu độc Shuya do lo sợ anh lấy mạng họ. Tuy nhiên, Yuka vô tình ăn phải chỗ thức ăn ấy, dẫn đến một cuộc đấu súng giữa các cô gái. Yuko là người sống sót duy nhất, song trong nỗi kinh hoàng, cô tự vẫn. Shuya, Noriko và Kawada thì lên đường tìm kiếm Mimura.

Kiriyama kết liễu Mitsuko, biến Noriko thành cô gái sống sót cuối cùng. Mimura cùng với hai bạn học khác xâm nhập thành công vào hệ thống máy tính của JSDF. Kiriyama giết chết họ, nhưng trước đấy thì Mimura sử dụng bom tự chế để cho nổ tung căn cứ xóa mọi dấu vết. Khi ba người đến chỗ căn cứ đang cháy, Kawada giết Kiriyama sau khi cậu này bị vụ nổ làm bỏng mắt rồi lại bị khẩu Uzi của mình làm bị thương.

Vào ngày cuối cùng, Kawada biết được những chiếc microphone gắn trong vòng cổ, nên dường như đã xả súng bắn chết Shuya và Noriko. Cảm thấy đáng ngờ, Kitano kết thúc trò chơi với ý đồ đích thân giết người chiến thắng. Ông nhận ra Kawada đã hack hệ thống từ nhiều tháng trước và vô hiệu hóa thiết bị theo dõi trên người Shuya và Noriko. Ba người đối mặt với Kitano ở phòng điều khiển, và ông tiết lộ một bức tranh tự vẽ về lớp học bị thảm sát, trong đó miêu tả Noriko là người sống sót duy nhất. Ông tiết lộ rằng mình không thể chịu được sự thù ghét giữa mình và các học trò, bị chính con gái ruột từ chối, và thú nhận rằng ông luôn coi Noriko là con gái mình. Ông yêu cầu cô giết mình, song Shuya bắn ông sau khi Kitano đe dọa cô. Con gái Kitano gọi cho ông; sau một cuộc tranh cãi, ông tử vong vì mất máu.

Ba người rời hòn đảo trên một chiếc thuyền, nhưng Kawada mất mạng vì bị thương, hạnh phúc vì đã tìm thấy tình bạn. Shuya và Noriko bị tuyên bố là những kẻ đào tẩu, lần cuối họ được nhìn thấy đang chạy trốn qua Nhà ga Shibuya. Noriko trao cho Shuya con dao bướm Seto Dragon Claw mà Kuninobu dùng để đâm Kitano, rồi cả hai bỏ trốn cùng nhau.

Sản xuất[sửa | sửa mã nguồn]

Tuyển vai[sửa | sửa mã nguồn]

Khoảng 6.000 diễn viên đã tới thử vai cho bộ phim, con số này sau tụt xuống 800 ứng viên tiềm năng. Những thí sinh này đã trải qua quãng thời gian tập huấn thể chất kéo dài 6 tháng dưới sự giám sát của đạo diễn Fukasaku Kinji, và sau cùng ông chọn ra 42 người từ 800 thí sinh.[12] Mặc dù các nhân vật là những học sinh trung học, Maeda Aki, Kotani Yukihiro, Mimura Takayo, Kanasawa Yukari là 4 người duy nhất có độ tuổi từ 15 tới 16. Các diễn viên khác đều đã tốt nghiệp trung học, riêng Yamamoto Tarō và Andō Masanobu lúc ấy 25 tuổi, tức lớn nhất trong dàn diễn viên.[13] Nam diễn viên–đạo diễn–danh hài Kitano Takeshi (còn có tên Beat Takeshi) được lựa chọn vào vai thầy giáo. Việc tuyển chọn ông phục vụ cho nhiều mục đích. Là một trong những nhân vật nổi tiếng thành công nhất Nhật Bản trong các thập niên gần nhất, cả trên thị trường nội địa lẫn quốc tế, ông giúp thu hút một lượng lớn khán giả tới xem phim. Và gần gũi hơn, ông là người dẫn game show thật sự, nổi danh vì dẫn các game show Nhật nổi tiếng như Takeshi's Castle (1986–1990), qua đó đem lại cảm giác chân thực tiềm tàng hơn cho khái niệm game show cực đoan của phim.[14]

Quá trình sáng tạo[sửa | sửa mã nguồn]

Fukasaku Kinji cho biết ông quyết định nhận lời đạo diễn bộ phim vì tiểu thuyết nguyên tác làm ông nhớ về thời mình làm công nhân nhà máy chế đạn dược lúc 15 tuổi trong Thế chiến II. Lúc bấy giờ, lớp ông được nhận vào làm việc trong một nhà máy chế đạn dược. Tháng 7 năm 1945, nhà máy bị pháo kích. Trẻ con do không thể trốn nên chui rúc vào nhau để tránh đạn. Những người sống sót đã phải vứt xác của những bạn học xấu số. Vào lúc ấy, Fukasaku nhận ra chính phủ Nhật đang nói dối về Thế chiến II, và ông nung nấu một lòng căm hận lớn với người lớn nói chung trong suốt một thời gian dài sau đó.[15] Beat Takeshi chia sẻ với ê-kíp quay phim tài liệu trong lúc ghi hình phim rằng ông tin "việc của diễn viên là làm hài lòng đạo diễn ... Tôi chuyển động như được bảo. Tôi cố nhìn như được chỉ. Tôi không biết nhiều về mặt cảm xúc", rồi nói thêm, "Ngài Fukasaku bảo tôi diễn chính mình. Thật sự tôi không hiểu lắm, song ông ấy bảo tôi đóng chính mình giống bình thường! Tôi chỉ cố làm theo những gì ông ấy bảo tôi làm."[16]

Khi được hỏi trong một buổi phỏng vấn với The Midnight Eye rằng liệu bộ phim là "một lời cảnh báo hay lời khuyên cho giới trẻ", Fukasaku Kinji đáp bằng việc mô tả những từ "cảnh báo" và "lời khuyên" là "những từ nghe quá mạnh với tôi" như thể chúng là những hành động mà người ta cố thực hiện; vì thế phim sẽ "đặc biệt không phải một lời cảnh báo hay lời khuyên." Fukasaku giải thích rằng phim (mà ông miêu tả là "một ngụ ngôn") gồm các đề tài như tội ác của giới trẻ, mà ở Nhật Bản thì đây "là những vấn đề hiện đại rất thực tế." Fukasaku nói ông không hề thiếu lo ngại hay thiếu quan tâm; ông sử dụng các đề tài như một phần trong ngụ ngôn của mình. Khi người phỏng vấn nói với Fukasaku rằng anh ta đặt câu hỏi đặc biệt cho từ "chạy" trong câu kết phim mà anh ta miêu tả là "rất tích cực", Fukasaku giải thích rằng ông phát triển khái niệm xuyên suốt bộ phim. Fukasaku giải đáp câu hỏi của người phỏng vấn là mang "ý nghĩa mạnh" hơn là "một thông điệp đơn giản." Ông còn giải thích rằng bộ phim chỉ đơn giản chứa "những lời gửi tới thế hệ sau" của ông, vì thế người xem nên quyết định tiếp nhận những lời ấy như lời khuyên hay một lời cảnh báo.[15][17]

Music[sửa | sửa mã nguồn]

The film score of Battle Royale was composed, arranged and conducted by Masamichi Amano, performed by the Warsaw Philharmonic Orchestra and features several pieces of Western classical music along with Amano's original compositions. The choral movement used in the film's overture and original trailer is the "Dies Irae" from Giuseppe Verdi's Requiem.

The song used during the end credits, "Shizuka na Hibi no Kaidan o" by the rap rock band Dragon Ash, is not included in either the Japanese or French edition of the soundtrack.[18]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên complex
  2. ^ “Battle Royale (2000) - Kinji Fukasaku”. AllMovie.
  3. ^ a b Garger, Ilya (30 tháng 6 năm 2003). “Royale Terror”. Time. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2007. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2018.
  4. ^ Ito, Robert. "Lesson Plan: Kill or Be Killed." The New York Times. July 9, 2006.
  5. ^ Gray, Jason (25 tháng 11 năm 2010). “Toei continues strong sales on Battle Royale 3D”. ScreenDaily.com. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 10 năm 2018.
  6. ^ Herskovitz, Jon (19 tháng 12 năm 2000). “The 'Battle' rattle”. Variety.
  7. ^ Herskovitz, Jon (5 tháng 12 năm 2000). “Japanese pols target pic of violent youth”. Variety.
  8. ^ Groves, Dan (28 tháng 11 năm 2000). “Japan sees 'Battle' over pic violence”. Variety.
  9. ^ Davis, Robert; de los Rios, Riccardo (2006). “From Hollywood to Tokyo: Resolving a Tension in Contemporary Narrative Cinema”. Film Criticism. 31 (1/2): 157–172. JSTOR 44019218.
  10. ^ 'Battle Royale'. Quentin Tarantino's Top 20 Favorite Films. Xfinity. Bản gốc lưu trữ 18 Tháng tư năm 2012. Truy cập 24 Tháng Ba năm 2012.
  11. ^ Sharf, Zack (16 tháng 5 năm 2019). “Quentin Tarantino's Favorite Movies: Over 25 Films the Director Wants You to See”. IndieWire (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2020.
  12. ^ “『ねえ、友達殺したことある?』の強烈キャッチコピー!20世紀最後の問題作!「バトル・ロワイアル」衝撃シーン10選”. Middle Edge(ミドルエッジ). Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2017.
  13. ^ バトルロアイアル[映画]動画無料映画視聴(キャスト:藤原竜也、前田亜季、山本太郎、安藤政信、ビートたけし). Freevillage-support.net (bằng tiếng Nhật). Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2017.
  14. ^ Taylor-Jones, Kate E. (2013). Rising Sun, Divided Land: Japanese and South Korean Filmmakers. Columbia University Press. tr. 67. ISBN 978-0-231-85044-5.
  15. ^ a b “Director's statement at the Internet Archive”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 12 năm 2002. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2006.
  16. ^ “The Making of Battle Royale (English subs) Part 1”. YouTube. 9 tháng 4 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2012.
  17. ^ "“Kinji Fukasaku”. Midnight Eye. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2022.
  18. ^ “battleroyalefilm.com”. battleroyalefilm.com. 16 tháng 7 năm 2003. Bản gốc lưu trữ 3 tháng Năm năm 2012. Truy cập 22 Tháng sáu năm 2012.