Thành viên:Nikolas129/Vandana Shiva

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vandana Shiva
Shiva năm 2014
Sinh5 tháng 11, 1952 (71 tuổi)
Dehra Dun, Uttar Pradesh (present-day Uttarakhand), India
Quốc tịchIndian
Trường lớpPanjab University, Chandigarh
University of Guelph
University of Western Ontario
Nghề nghiệpPhilosopher, environmentalist, author, professional speaker, social activist
Tôn giáoHindu
Giải thưởngRight Livelihood Award (1993)
Sydney Peace Prize (2010)
Fukuoka Asian Culture Prize (2012)
Trang webvandanashiva.com

Vandana Shiva (sinh ngày 5 tháng 11 năm 1952) là một học giả, nhà hoạt động môi trường, nhà hoạt động ủng hộ chủ quyền lương thực, và tác giả viết về thay đổi toàn cầu hóa.[2] Shiva, hiện tại đang sống ở Delhi, và là tác giả hơn 20 đầu sách.[3]

Bà là một trong những lãnh đạo và hội đồng quản trị  của Diễn đàn thế giới về toàn cầu hóa (International Forum on Globalization) (cùng với Jerry Mander, Edward Goldsmith, Ralph Nader, Jeremy Rifkin) và là thành viên chủ chốt của phong trào liên kết toàn cầu hay còn gọi là thay đổi toàn cầu hóa (alter-globalization movement).[4]

Bà cũng là người đấu tranh cho việc sử dụng các phương thức truyền thống. Cuốn sách Vedic Ecology (viết bởi Ranchor Prime) là minh chứng cho điều này. Cuốn sách liệt kê hoàng loạt các di sản Vedic của Ấn Độ. Bà cũng là thành viên hội đồng khoa học của IDEAS Foundation for progress (một tổ chức Tây Ban Nha nghiên cứu các ý tưởng và đề xuất chính trị cho Đảng công nhân xã hội Tây Ban Nha).[5] Bà cũng là thành viên của tổ chức quốc tế xã hội công bằng (International Organization for a Participatory Society).[6] Năm 1993, bà nhận giải thưởng Right Livelihood Award, một giải thưởng danh giá có thể xem như giải Nobel trong lĩnh vực này.

Tuổi trẻ và học vấn[sửa | sửa mã nguồn]

Vandana Shiva tại Cologne, Germany năm 2007

Vandana Shiva sinh ra ở Dehradun. Bố là người bảo vệ rừng, mẹ là nông dân và một người yêu thích tự nhiên. Bà học tại trường St Mary ở Nainital, và  Convent of Jesus and Mary, Dehradun.[7]

Shiva học Vật lý tại đa học Panjab ở Chandigarh. Bà tốt nghiệp bằng cử nhân khoa học năm 1972 và lấy bằng cao học khoa học năm 1974. Sau đó bà làm việc ở trung tâm nghiên cứu Bhabha Atomic, sau đó chuyển đến Canada để học thạc sỹ ngành triết học khoa học tại đại học Guelph (Ontario) năm 1977. Luận văn thạc sỹ của bà là "Thay đổi trong khái niệm tuần hoàn ánh sáng".[8]

Năm 1978, bà hoàn thành và nhận bằng tiến sỹ triết học tại đại hhojcWestern Ontario, về triết học vật lý. Luận văn tiến sỹ của bà là "Các biến ẩn và địa phương trong thuyết lượng tử", trong đó bà thảo luận về mối liên hệ giữa lý thuyết các biến ẩn, những biến không được nhắn đến trong định lý Bell (Bell's theorem).[9] Sau đó bà tiến hành các nghiên cứu liên ngành trong khoa học, kỹ thuật và chính sách môi trường tại Viện khoa học Ấn Độ (Indian Institute of Science) và Viện Quản lý Ấn Độ ở Bangalore.

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Vandana Shiva viết và nói rất nhiều về tiến bộ ở các lĩnh vực khác nhau của ngành nông nghiệp và thực phẩm. Quyền sở hữu trí tuệ, đa dạng sinh học, công nghệ sinh học, đạo đức sinh học, và kỹ thuật di truyền là các lĩnh vực mà Shiva nhắc đến và đấu tranh nhiều nhất thông qua các chiến dịch. Bà cũng hỗ trợ các tổ chức tiền phương của Chiến dịch Xanh (Green Movement) tại châu Phi, châu Á, châu Mỹ La tinh, Ireland, Thụy SĩÁo với các chiến dịch chống lại việc phát triển nông nghiệp thông qua kỹ thuật cấy ghép gen. 

Năm 1982, bà thành lập Quỹ nghiên cứu khoa học, kỹ thuật và sinh thái học[10]. Việc thành lập là tiền đề để Navdanya, ra đời năm 1991, một chiến dịch ở phạm vị quốc gia nhằm bảo vệ đa dạng sinh học và tính vẹn toàn của các nguồn sống, đặc biệt là các hạt giống tự nhiên, khuyến khích canh tác hữu cơ và thương mại công bằng. [11] Navdanya, dịch ra thành "Chín hạt" hay "Món quà mới" là một dự án của RFSTE để giáo dục người dân về lợi ích của việc bảo tồn đa dạng sinh học, cá nhân hóa cây trồng hơn là sử dụng các kỹ thuật của các nhà sản xuât thực phẩm đọc canh. Dự án này đã xây dựng 40 ngân hàng cây giống khắp các địa phương ở Ấn Độ để hỗ trợ nông nghiệp đa dạng. Năm 2004, Shiva phối hợp với đại học Schumacher của Anh, bắt ầu xây dựng Bija Vidyapeeth, một trường đại học quốc tế về cuộc sống bền vững ở Doo Valley. 


Ở lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ và đa dạng sinh học, Shiva và nhóm của bà tại Quỹ nghiên cứu khoa học, kỹ thuật và sinh thái học đã cđhống lại việc áp bằng sáng chế đối với cây neem (tên một loại cây lấy dầu), basmati (một loại lúa) và lúa mỳ. Bà cũng làm việc trong nhóm chuyên gia của chính phủ về quy định pháp lý đối với đa dạng sinh học và đăng ký bản quyền.

Shiva thành lập Navdanya, hay được dịch ra tiếng Anh là "9 hạt giống" hay "món quà mới", một dự án của RFSTE để giáo dục người nông dân về lợi ích của việc duy trì đa dạng sinh thái và cá nhân hóa các cây trồng hơn là sử dụng các hình thức độc canh từ các nhà sản xuất thực phẩm công nghiệp. Dự án thành lập hơn 40 ngân hàng hạt giống trên khắp Ấn Độ để hỗ trợ các địa phương bảo tồn đa dạng hóa sinh học.[12]


Hoạt động phong trào[sửa | sửa mã nguồn]

Vandana Shiva dành phần lớn cuộc đời để đấu tranh và bảo vệ đa dang sih học cũng như các kiến thức của người xưa. Bà làm việc để khuyến khích và quảng bá đa dạng sinh học trong nông nghiệp nhằm tăng năng suất, dinh dưỡng và thu nhập cho người nông dân. Vì những đóng góp đó, bà được công nhận là "Anh hùng môi trường" do tạp chí Time bầu chọn năm 2003. Công việc của bà trong ngành nông nghiệp bắt đầu từ năm 1984 sau vụ bạo lực ở Punjab và rò rỉ khí ga ở Bhopal từ nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu Union Carbide. Các nghiên cứu của bà cho các trường đại học được tập hợp trong cuốn "Bạo lực của cách mạng Xanh".[13][14][15]

Trong một cuộc phỏng vấn với David Barsamian, Shiva đã tranh luận rằng các gói hạt hóa chất được sử dụng trong Cách mạng xanh đã làm cạn kiệt dinh dưỡng của đất, phá hoại hệ sinh thái sống và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người.[16] Trong các công trình của mình, Shiva đã chỉ ra các dữ liệu cho thấy rằng 1400 loại thuốc trừ sâu đã xâm nhập vài hệ thống thực phẩm khắp thế giới,[17] nguyên nhân là chỉ 1% thuôc trừ sâu thực sự diệt trì các loại côn trùng.[18] Vandana Shiva, cùng với chị/em gái của bà kà tiến sỹ Mira Shiva đã chỉ ra việc sử dụng thuốc trừ sau và phân bón hóa học làm tăng nguy cơ các bệnh ung thư, thân và các bệnh về tim.[19]

Hạt giống miễn phí[sửa | sửa mã nguồn]

Điểm chính nhất trong các quan điểm của Shiva là việc hạt giống cần được sử dụng rộng rãi và miễn phí thay vì một công ty hay tổ chức nào đó nắm giữ bằng sáng chế. Bà đã thực hiện chiến dịch chống lại quy định của tổ chức thương mại thế giới WTO về Quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS).Luật này cho phép mở rộng quyền sở hữu bằng sáng chế ở nhiều sản phẩm bao gồm các sinh vật, thực vật sống. Shiva chỉ trích các quy định này chỉ mang lại lợi ích cho các công ty và tạo tiền đề cho việc bằng sáng chế được áp dụng cho các hình thức khác nhau của cuộc sống con người sau này.[20] Shiva gọi các quyền sở hữu sáng chế này là "hủy diệt sinh học" và đấu tranh chống lại việc sở hữu  bằng sáng chế đối với một số cây trồng nguyên thủy như loại gạo basmati của Ấn Độ. [21] Năm 2005, Shiva là một trong ba tổ chức đã dành thắng lợi trong cuộc chiến 10 năm ròng chống lại Ủy ban sáng chế châu Âu trong việc áp đặt các quy định về bằng sáng chế đối với cây Neem do Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ tạo ra và công ty WR Grace nắm giữ.[22] Năm 1998, Tổ chức Navdanya của Shiva bắt đầu chính dịch phản đối áp bằng sáng chế lên cây basmati (một loại lúa cuả Ấn) do công ty RiceTec nắm giữ. Năm 2001, trước phản ứng dữ dội của chiến dịch, Ricetec mất phần lớn bằng sáng chế. 

Hạt lúa vàng[sửa | sửa mã nguồn]

Shiva cực kỳ phản đối "lúa vàng", một giống lúa biến đổi gen để tổng hợp beta-carotene, một dạng thức của Vitamin A. Giống lúa này có khả năng hỗ trợ việc thiếu hụt vitamin A ở 1/3 trẻ em dưới tuổi đi học trên khắp thế giới.[23] Bác sỹ Adrian Dubock cho rằng lúa vàng có giả rẻ như các loại lúa thường khác và việc thiếu hụt vitamin A là nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ em dưới tuổi đến trường bị mù, và là nguyên nhân tử vong của 28% trẻ em trên thế giới trong độ tuổi này.[24] Shiva phản đối dựa trên lập luận rằng phụ nữ ở Bengal trồng và ăn 150 loại rau và những loại rau này có thể cung cấp lượng vitamin A tương đương, mặc dù Patrick Moore đề xuất rằng khoảng 250 triệu trẻ em không có gì khác để ăn ngoài một bát cơm mỗi ngày.[25]

Shiva cho rằng Lúa vàng không tốt và thậm chí còn nguy hại hơn lợi ích mà nó mang lại. Bà giải thích điều này trong một thuật ngữ mà bà gọi là "Bẫy lúa vàng": "Không may mắn thay, lúa có chứa vitamin A là một cái bẫy, một trò lừa bịp và sẽ dẫn đến nhiều tranh cãi trong tương lại cho việc trồng các loại cây biến đổi gen nơi mà các mối quan công chúng đã thay thế khoa học để quảng bá và áp dụng các công nghệ chưa được kiểm chúng, chưa được thử nghiệm và không cần thiết. Đây là công thức để tạo nên nạ đói và suy dinh dưỡng thay vì giải quyết các vấn đề này.[26]

Trong báo cáo năm 2013 "Sức mạnh kinh tế của thời kỳ "không lúa vàng", hai nhà kinh tế Wesseler và Zilberman đến từ đại học Munich và đại học California ở Berkeley đã tính toán và đưa ra số liệu việc thiếu hụt "lúa vàng" ở Ấn Độ là nguyên nhân gây ra 1.4 triệu cái chết trong vòng 10 năm qua".[27]

Biến đổi gen, Ấn Độ và tự vẫn[sửa | sửa mã nguồn]

Shiva cho rằng, việc hạt giống tăng giá chóng mặt đã đảy người dân vào nợ nần, phá sản và phải tự vẫn". Việc tạo ra độc quyền trong kiểm soát hạt giống, phá hủy các phương án thay thế, thu siêu lợi nhuận từ bản quyền và gia tăng tác hại của độc canh đã tạo ra một bối cảnh bất lợi cho người dân, bao gồm nợ nần, tự vẫn, và mệt mỏi. Theo số liệu thống kê của chính phủ Ấn Độ, gần 75% các khoản nợ ở nông thôn là do tiền đầu tư vào nguyên liệu đầu vào. Shiva khiếu nại rằng nông dân càng nợ, lợi nhuận cho các công ty thực phẩm biến đổi gen càng tăng. Cũng theo Shiva, theo logic này thì hạt giống biến đổi gen chính là thủ phạm. 

Tuy nhiên, việc nông dân phá sản và tự vẫn đã bắt đầu tăng thậm chí còn trước khi hạt giống biến đổi gen (GM) ra đời và tốc độ tăng đã giảm xuống khi Gm ra đời. Viện nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế (IFPRI) đã hai lần phân tích vấn đề này dựa trên các bài báo hàn lâm (chuyên môn) và các dữ liệu quốc gia và kết luận rằng các vụ tự vẫn là có giảm và không có bằng chứng chứng minh tốc độ này gia tăng trở lại, công nghệ biến đổi gen GM trên cây bông đã rất hiệu quả ở Ấn Độ và có rất nhiều nguyên nhân khác dẫn đến việc nông dân tự vẫn.[28][29][30]

Shiva phản hồi lại luận điểm trên và lập luận của bà là nghiên cứu chỉ dựa vào GM ở cây bông mà không cân nhắ đến vấn đề ở các giống khác và rằng số liệu về các vụ tự vẫn do chính phủ cung cấp và có thể bị điều chỉnh.[31]

Chỉ trích[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà báo Ronald Bailey cáo buộc Vandana Shiva là kẻ phá hoại.[32]

Nhà báo điều tra Michael Specter, trong một bài báo trên tờ The New Yorker đăng ngày 25 tháng 8 năm 2014 "Mầm mống nghi ngờ",[33] nêu lên lo ngại về các cáo buộc của Shiva đối với công nghệ biến đổi gen và phương pháp thực hiện các chiến dịch của bà. Ông viết: "Phản ứng thái quá của Shiva đối với thực phẩm biến đổi gen có thể đưa bà đến những con đường lạ lẫm. Năm 1999, hàng ngàn người  chết và mất nhà của khi lốc xoáy tấn công bờ biển phía đông bang Orissa của Ấn Độ. Khi chính phủ Mỹ tài trợ ngũ cốc và đậu nành để giúp các nạn nhân, Shiva đã tổ chức một cuộc họp báo ở New Delhi và chỉ trích rằng chính phủ Mỹ đang xem người dân Orissa như những con lợn Guinea và cho ăn thực phầm biến đổi gen, mặc dù bà không đề cập đến việc nhiều sản phẩm biến đổi gen cũng được chấp thuận và tiêu dùng ở Mỹ. Bà còn viết thư cho tổ chức phi chính phủ Oxfam để nói rằng bà hi vọng tổ chức này đang không lên kế hoạch để gửi thực phẩm biến đổi gen để cứu trợ những người sống sót" Shiva phản hồi[34] lại bài báo của Michael Specter bằng cách đăng bài trên website của bà, nói rằng: " Tôi viết lên đây để để lại bằng chứng, từ khi tôi khỏi kiện Monsanto năm 1999 vì đã thử nghiệm bông biến đổi gen trái phép ở Ấn Độ, tôi đã nhận được nhiều mời đe dọa tính mạng" và "Các cuộc tấn công trên phương tiện truyền thông có tổ chức nhằm vào tôi trong vòng hai năm qua từ LYnas, Specter và một nhóm người có cũng tiếng nói trên Twitter là dấu hiện cho thấy sự phẫn nộ toàn cầu chống lại việc kiểm soát thực phẩm và giống cây trồng của Monsanto thông qua thực phẩm biến đổi gen, và điều này làm giới công nghệ sinh học tức giận" Specter phản ứng lại bằng một lá thư khác trên The New Yorker.[35]

Phim[sửa | sửa mã nguồn]

Vandana Shiva được phỏng vấn trong khá nhiều các bộ phim tài liệu bao gồm: Tự do ở phía trước Freedom Ahead, Roshni, One Water, Deconstructing supper: liệu thức ăn của bạn có an toàn?, The Corporation, Thrive, Dirt! The Movie, and This is what democracy lôks like (một bộ phim tài liệu về cuộc biểu tình chống WTO tại Seattle năm 1999).[36]

Danh sách một số bộ phim tiêu biểu[sửa | sửa mã nguồn]

  • Poverty Inc., 2014[37]
  • The Farmer and His Prince, 2013[38]
  • Creating Freedom: The Lottery of Birth, 2013[39]
  • Seeds of Death: Unveiling the Lies of GMOs, 2012[40]
  • Another Story of Progress, 2012[41]
  • The True Cost, 2015, một bộ phim tài liệu về ngành may mặc và thời trang

Ấn phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

  • 1981, Social Economic and Ecological Impact of Social Forestry in Kolar, Vandana Shiva, H.C. Sharatchandra, J. Banyopadhyay, Indian Institute of Management Bangalore
  • 1986, Chipko: India's Civilisational Response to the Forest Crisis, J. Bandopadhyay and Vandana Shiva, Indian National Trust for Art and Cultural Heritage. Pub. by INTACH
  • 1987, The Chipko Movement Against Limestone Quarrying in Doon Valley, J. Bandopadhyay and Vandana Shiva, Lokayan Bulletin, 5: 3, 1987, pp. 19–25 online
  • 1988, Staying Alive: Women, Ecology and Survival in India, Zed Press, New Delhi, ISBN 0-86232-823-3
  • 1989, The Violence of the Green Revolution: Ecological degradation and political conflict in Punjab, Natraj Publishers, New Delhi, ISBN 0-86232-964-7 hb, ISBN 0-86232-965-5 pb
  • 1991, Ecology and the Politics of Survival: Conflicts Over Natural Resources in India, Sage Publications, Thousand Oaks, California, ISBN 0-8039-9672-1
  • 1992, Biodiversity: Social and Ecological Perspectives (editor); Zed Press, United Kingdom
  • 1993, Women, Ecology and Health: Rebuilding Connections (editor), Dag Hammarskjöld Foundation and Kali for Women, New Delhi
  • 1993, Monocultures of the Mind: Biodiversity, Biotechnology and Agriculture, Zed Press, New Delhi
  • 1993, Ecofeminism, Maria Mies and Vandana Shiva, Fernwood Publications, Halifax, Nova Scotia, Canada, ISBN 1-895686-28-8
  • 1994, Close to Home: Women Reconnect Ecology, Health and Development Worldwide, Earthscan, London, ISBN 0-86571-264-6
  • 1995, Biopolitics (with Ingunn Moser), Zed Books, United Kingdom
  • 1997, Biopiracy: the Plunder of Nature and Knowledge, South End Press, Cambridge Massachusetts, I ISBN 1-896357-11-3
  • 2000, Stolen Harvest: The Hijacking of the Global Food Supply, South End Press, Cambridge Massachusetts, ISBN 0-89608-608-9
  • 2000, Tomorrow's Biodiversity, Thames and Hudson, London, ISBN 0-500-28239-0
  • 2001, Patents, Myths and Reality, Penguin India
  • 2002, Water Wars; Privatization, Pollution, and Profit, South End Press, Cambridge Massachusetts
  • 2005, India Divided, Seven Stories Press,
  • 2005, Globalization's New Wars: Seed, Water and Life Forms Women Unlimited, New Delhi, ISBN 81-88965-17-0
  • 2005, Earth Democracy; Justice, Sustainability, and Peace, South End Press, ISBN 0-89608-745-X
  • 2007, Manifestos on the Future of Food and Seed, editor, South End Press ISBN 978-0-89608-777-4
  • 2007, Democratizing Biology: Reinventing Biology from a Feminist, Ecological and Third World Perspective, author, Paradigm Publishers ISBN 978-1-59451-204-9
  • 2007, Cargill and the Corporate Hijack of India’s Food and Agriculture, Navdanya/RFSTE, New Delhi
  • 2008, Soil Not Oil, South End Press ISBN 978-0-89608-782-8
  • 2010, Staying Alive, South End Press ISBN 978-0-89608-793-4
  • 2011, Biopiracy: The Plunder of Nature & Knowledge, Natraj Publishers, ISBN 978-8-18158-160-0
  • 2011, Monocultures of the Mind: Perspectives on Biodiversity, Natraj Publishers, ISBN 978-8-18158-151-8
  • 2013, Making Peace With The Earth Pluto Press ISBN 978-0-7453-33762

Tài liệu tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Sustaining Life”. Saving Species. 23 tháng 12 năm 2011. BBC Radio 4. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2014. Đã bỏ qua tham số không rõ |serieslink= (trợ giúp); Chú thích có các tham số trống không rõ: |seriesno=|transcripturl= (trợ giúp)
  2. ^ Who's Who of Women and the Environment – Vandana Shiva Lưu trữ 28 tháng 10 2012 tại Wayback Machine United Nations Environment Programme (UNEP)
  3. ^ “Vandana Shiva's Publications”. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2011.
  4. ^ Chattergee, D.K. (2011). Encyclopedia of Global Justice, A-I Vol. 1. ISBN 9781402091599. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2014.
  5. ^ “Vandana Shiva-WOMAN OF ACTION”. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2014.
  6. ^ International Organization for a Participatory Society – Interim Committee Retrieved 2012-09-25
  7. ^ Joy Palmer, David Cooper, Peter Blaze Corcoran: Fifty Key Thinkers on the Environment. Routledge, 2002, ISBN 9781134756247, p. 313
  8. ^ Vandana Shiva (1977). Changes in the concept of periodicity of light (M.A. Thesis (microfiche)). Canadian Theses Division, National Library, Ottawa. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2012.
  9. ^ “Hidden variables and locality in quantum theory / by Vandana Shiva” (microform). Faculty of Graduate Studies, University of Western Ontario, 1978. 18 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2012.
  10. ^ “RFSTE, Research Foundation for Science, Technology and Ecology, India”. rfste.org. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2018.
  11. ^ “Navdanya Indian agricultural project”. Encyclopædia Britannica. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2015.
  12. ^ Encyclopædia Britannica, inc. (11 tháng 3 năm 2015). “Vandana Shiva”. Encyclopædia Britannica. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2017.
  13. ^ Fight Droughts with Science: Better crops could ease India's monsoon worries, HENRY I. MILLER, Stanford University's Hoover Institution, The Wall Street Journal, 12 August 2009.
  14. ^ “The Father Of The 'Green Revolution'. University of Minnesota. 25 tháng 2 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 4 năm 2009.
  15. ^ Father of the Green Revolution - He Helped Feed the World! ja "Determining the Number Norman Borlaug - The Green Revolution", ScienceHeroes.com Tohtori Amy R. Piercen mukaan useimmat lukuisista arvioista yli miljardista ihmishengestä perustuvat ennustettuihin nälänhätiin, jotka jäivät toteutumatta, ja ovat epävarmoja. Piercen mukaan silti vaikutus kuolleisuuteen oli todella näin suuri, koska ravitsemus vaikuttaa niin voimakkaasti lapsikuolleisuuteen ja elinikään.
  16. ^ “India Together: Monocultures of the mind: Write the editors - 01 April 2003”. Indiatogether.org. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2015.
  17. ^ “To Spray or Not to Spray: Pesticides, Banana Exports, and Food Safety” (PDF). Elibrary.worldbank.org\accessdate=20 January 2015.
  18. ^ Jeyaratnam J (1990). “Acute pesticide poisoning: a major global health problem”. World Health Stat Q. 43 (3): 139–44. PMID 2238694.
  19. ^ “Vandana & Mira Shiva on Corporate Malpractice in India and its Devastating Impact on Health”. Democracy Now!. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2015.
  20. ^ “Interview with Vandana Shiva - The Role of Patents in the Rise of Globalization / Global Eyes / In Motion Magazine”. Inmotionmagazine.com. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2015.
  21. ^ Schell, Eileen (tháng 1 năm 2012). The Megarhetorics of Global Development. http://www.upress.pitt.edu/BookDetails.aspx?bookId=36243: University of Pittsburgh Press. tr. 170. ISBN 9780822961727.Quản lý CS1: địa điểm (liên kết)
  22. ^ “BBC NEWS - Science/Nature - India wins landmark patent battle”. News.bbc.co.uk. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2015.
  23. ^ Global prevalence of vitamin A deficiency in populations at risk 1995–2005, WHO Global Database on Vitamin A Deficiency. Geneva, World Health Organization, 2009.
  24. ^ No, Zac Goldsmith, golden rice is not 'evil GM'. It saves people's lives, Dr. Adrian Dubock, The Guardian, 4 November 2013.
  25. ^ By opposing Golden Rice, Greenpeace defies its own values – and harms children, The Globe and Mail, 15 October 2013.
  26. ^ “THE "GOLDEN RICE" HOAX -When Public Relations replaces Science”. Online.sfsu.edu. 29 tháng 6 năm 2000. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2013.
  27. ^ . doi:10.1017/S1355770X1300065X. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp); |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)|tựa đề= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  28. ^ Vandana Shiva, Anti-GMO Celebrity: 'Eco Goddess' Or Dangerous Fabulist?, Jon Entine & Cami Ryan, Forbes, 1/29/2014.
  29. ^ Bt Cotton and farmer suicides in India: Reviewing the evidence, International Food Policy Research Institute (IFPRI), 2008. Abstract, page 27 and Figure 11.
  30. ^ The GMO-Suicide Myth, Keith Kloor, Issues in Science and Technology, 2014.
  31. ^ “Seed Monopolies, GMOs And Farmers Suicides In India By Dr Vandana Shiva”. Countercurrents.org. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2015.
  32. ^ Rebels Against the Future: Witnessing the birth of the global anti-technology movement, Ronald Bailey, The Reason, 28 February 2001.
  33. ^ “Vandana Shiva's Crusade Against Genetically Modified Crops - The New Yorker”. The New Yorker. 25 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2015.
  34. ^ “Seeds of Truth – A response to The New Yorker | Dr Vandana Shiva”. vandanashiva.com. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2016.
  35. ^ “New Yorker editor David Remnick responds to Vandana Shiva criticism of Michael Specter's profile | Genetic Literacy Project”.
  36. ^ “This Is What Democracy Looks Like DVD”. AK Press. 26 tháng 2 năm 2005. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2011.
  37. ^ Long Island Exchange FOR IMMEDIATE RELEASE: NOVEMBER 26, 2014, POVERTY, INC. AT CINEMA ARTS CENTRE
  38. ^ Future of Food Journal 2[2] Winter-2014 / 2015 - Page 95, 96 The Farmer and his Prince
  39. ^ The Hollywood Reporter Creating Freedom: The Lottery of Birth: Film Review 6/21/2013 by John DeFore
  40. ^ Seattle Community Media Better Days Films - Day 19, Seeds of Death - Award Winning - Unveiling the Lies of GMOs - Part 1
  41. ^ Documentary Heaven AnOther Story Of Progress

[[Thể loại:Sinh năm 1952]] [[Thể loại:Nhà bảo vệ môi trường Ấn Độ]] [[Thể loại:Nhân vật còn sống]]