Giáo hội Công lý

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Sơ đồ các tông phái Tin Lành (bao gồm Thánh Công hộiAnbaptist).

Giáo hội Công lý (chữ Anh: Congregational Church hoặc Congregationalism), hoặc gọi là Giáo hội Hội chúng, là một tổ chức truyền giáo của tông phái Công lý, Tin Lành. Trong thể chế tổ chức hội Thánh, chủ trương mỗi một giáo đường tự chủ độc lập, hội chúng thực hành tự quản (xem chế độ Công lý). Tín ngưỡng của Giáo hội Công lý tương đối tự do hoá, nhấn mạnh quyền tự do của tín ngưỡng cá nhân, tôn trọng sự khác biệt trong lí giải của cá nhân.

Tông phái Công lý (chữ Anh: Congregationalists), hoặc gọi là tông phái Hội chúng, là một trong những tông phái của Tin Lành. Vì nguyên do chủ trương mỗi một giáo đường tự chủ độc lập, và do công chúng tín đồ quản lí, cho nên đặt tên là Công lý. Hơn nữa, do người đầu tiên đề xướng là Robert Browne (khoảng 1550 – 1633), cho nên còn gọi là tông Browne. Vào cuối thế kỉ XVI, một bộ phận tín đồ trong Thanh giáo Anh Quốc dưới sự khởi xướng của Browne, chủ trương toàn thể hội chúng có quyền quản lí giáo hội của bản thân mình, đồng thời mỗi một giáo hội có quyền tự chủ độc lập, phản đối thiết lập cơ quan hành chính thượng cấp thực hiện công tác quản lí từ trên xuống đối với mỗi giáo hội, mà chỉ thiết lập cơ quan liên lạc hữu nghị để mỗi giáo hội tự do tham gia, từ đó đã hình thành tông phái Công lí. Đặc điểm của nó chủ yếu nằm ở phương thức tổ chức quản lí của giáo hội, mà không nằm ở phương diện khác như lễ nghi, cho nên có thể bao hàm hội thánh Công lí và hội thánh Báp-tít. Tín ngưỡng của nó tương đối gần gũi với chi phái Phúc âm của các quốc gia nói tiếng Anh, nhưng khá tự do. Tông phái Công lí nhấn mạnh quyền tự do của tín ngưỡng cá nhân, cho biết các quốc gia nên chọn lấy thái độ khoan dung đối với các tín ngưỡng khác nhau. Đầu thế kỉ XIX tông Công lí truyền vào Trung Quốc, Robert Morrison và William Milne - giáo sĩ truyền giáo người Anh đầu tiên đến Trung Quốc, thuộc Hội Truyền giáo Luân Đôn của tông phái Công lí. Năm 1830, Elijah Coleman Bridgman - giáo sĩ truyền giáo người Mỹ sang Trung Quốc, đến từ Giáo hội Công lí Hoa Kỳ (ABCFM, en), về sau có Báp-tít, Báp-tít miền Nam, Trưởng lão, Hội Cải cách Hoa Kỳ (en), tông Giám lí, Thánh Công hội Hoa Kỳ và Giáo hội Wesley (en) đến Trung Quốc phát triển. Ở Trung Quốc, họ đã thiết lập các cơ quan giáo dục tại như Trung học Anh Hoa tại Hương Cảng (en), Trung học Cách Trí Phúc Châu (en), Trung học Nữ sinh Văn Sơn tư lập, Trung học Nữ sinh Bối Mãn Bắc Kinh và Trung học Dục Anh Bắc Kinh.

Nguồn gốc và phát triển[sửa | sửa mã nguồn]

Tông phái Công lí bắt nguồn từ Anh Quốctín đồ Thanh giáo (Puritan) vào thế kỉ XVI.[1] Họ nhắm vào quốc giáo Anh Quốc do Elizabeth I sáng lập. Vào thời đại Elizabeth (en), các tín đồ Thanh giáo làm việc bên trong quốc giáo Anh Quốc. Họ đại đa số cho rằng các nghi thức tôn giáo của quốc giáo là di sản của Công giáo La Mã, do đó cần đem chúng bãi bỏ. Những nghi thức này bao gồm sử dụng thập tự giá trong lễ Báp-têm, lễ phục mục sư, quỳ gối nhận bánh Thánh trong lễ tiệc Thánh. Họ cũng hoài nghi quyền lực của giám mục có phải đến từ Thánh kinh hay không. Họ muốn cải cách mô hình hành chính giáo hội, giáo hội phải do trưởng lão hoặc đại hội đồng quản lí, giáo quy phải chặt chẽ cẩn thận. Trong những năm đầu Elizabeth I cầm quyền, giáo sĩ Thánh chức và tín đồ hướng về Thanh giáo trong Giáo hội Anh có lực lượng ủng hộ lớn mạnh trong nghị viện, ôm ấp hi vọng rất lớn về việc cải tiến giáo hội. Trong các lãnh tụ của họ, có Thomas Cartwright (1535 – 1603) và William Perkins (1558 – 1602).

Tuy nhiên, Elizabeth I không muốn phê chuẩn giáo hội dựa vào đường lối Thanh giáo để cải biến, quốc vương James I cũng đồng dạng cứng rắn đối với tín đồ Thanh giáo. Mặc dù như vậy, lực lượng chủ yếu của Phong trào Thanh giáo vẫn tồn tại trong Giáo hội Anh như cũ. Rất nhiều tín đồ Thanh giáo chỉ là miễn cưỡng tuân theo giáo lí Thánh Công hội, ở vào thế thủ. Vì vậy, phong trào li khai và lực lượng chủ yếu của Thanh giáo đồng loạt nổi dậy phát triển, do Robert Browne và Robert Harrison - tín đồ Thanh giáo phe li khai, lãnh đạo. Những người thuộc phe li khai này không còn công nhận Giáo hội Anh Quốc là giáo hội chân chính. Năm 1580, Browne phát biểu "Cải cách tôn giáo mà không chịu bất kì cản trở nào" (Treatise of Reformation without Tarrying for Anie) tại Hà Lan, đề nghị chế độ do hội chúng trực tiếp quản lí; điều này trở thành nguyên tắc mang tính cương lĩnh của Giáo hội Công lí.

Năm 1581, họ dẫn dắt các môn đệ (thường hay gọi là tông phái Browne, Brownists) thiết lập giáo hội độc lập tại Norwich, Anh, do Browne đảm nhiệm mục sư khu vực, Harrison đảm nhiệm nhà truyền đạo. Họ cho rằng, Giáo hội Anh Quốc đã bại hoại, trở thành "tốt mã giẻ cùi", "hữu danh vô thực", cho nên thoát li hoàn toàn mối quan hệ với nó. Họ căn cứ vào Thánh kinh, thành lập giáo hội của bản thân họ, điều này đã đánh dấu sự mở đầu của phong trào tông phái Công lí.

Chính phủ và các giám mục Anh Quốc cũng không còn tính nhẫn nại đối với tông phái Browne, bắt đầu đàn áp, giam cấm hoặc quấy nhiễu, không ít thành viên chạy trốn đến Hà Lan. Người Hà Lan cũng mang tấm lòng khoan dung, đại lượng với họ, cho phép họ tự do đi lại. Năm 1620, John Robertson dẫn 102 người lưu vong lên thuyền buồm mang số hiệu "Mayflower" đến khu vực New England, Bắc Mỹ, lúc đến nơi, chỉ có 53 người còn sống trong số đó; họ chính là "tổ tiên khai quốc Hoa Kỳ". Tư tưởng của tông phái Cải cách cũng từ đó mà truyền vào châu Mỹ. Sau đó, khu vực New England đã thiết lập sáu thuộc địa lấy Giáo hội Công lý làm tôn giáo chính thức, lần lượt là: Massachusetts, Connecticut, New Hampshire, Vermont, MaineRhode Island.

Bước vào thế kỉ XX, sức ảnh hưởng của Giáo hội Công lí suy giảm cấp tốc. Nhưng mà, lúc này đã xuất hiện làn sóng hợp nhất: Năm 1957, Giáo hội Công lí Hoa Kỳ (en) và Giáo hội Tin lành Cải cách (en) hợp nhất thành Giáo hội Cơ Đốc Liên hiệp Hoa Kỳ (en); số tín đồ chỉ có 1.296.652 người. So với thời đại hoàng kim trước thế kỉ XIX đã suy giảm rất nhiều. Ngoài ra, năm 1972, Giáo hội Công lí England và Wales (en) và Giáo hội Trưởng lão England (en) kết hợp trở thành Giáo hội Cải cách Liên hiệp (en).

Đặc sắc[sửa | sửa mã nguồn]

Do Robert Browne soạn sách tuyên truyền vào năm 1592 nhằm thiết lập giáo hội tự trị, độc lập với quốc giáo Anh Quốc, cho nên ông không tán thành thiết lập cơ quan lãnh đạo thượng cấp để quản lí thống nhất các giáo hội (tức là phản đối chế độ giáo phận), chỉ cho phép thiết lập cơ quan liên lạc hữu nghị để các giáo hội tự do tham gia. Do đó, tông phái này chủ trương hội chúng của mỗi Thánh đường hợp thành giáo hội độc lập, đồng thời do công chúng tín đồ tự trị quản lí, toàn thể tín đồ thực thi quyền bình đẳng đối với các sự vụ giáo hội, bầu cử chấp sự và bổ nhiệm mục sư một cách dân chủ. Bởi vì nó chủ yếu dựa theo thể chế quản lí của giáo hội mà phân hoạch, cho nên một số Thánh đường của nó có thể thuộc vào tông phái khác ở phương diện khác, ví dụ như một số Thánh đường của Giáo hội Báp-tít, cũng chọn dùng thể chế quản lí của tông phái Công lí (tức là chế độ Công lí, en). Tông phái Công lí nhấn mạnh tín đồ tự quản dân chủ, nhấn mạnh cá nhân tự do tín ngưỡng, cho rằng các quốc gia nên chọn lấy thái độ khoan dung đối với các tín ngưỡng khác nhau. Tông phái Công lí chủ yếu phân bố ở các quốc gia nói tiếng Anh.

Giáo hội Công lí ở các quốc gia[sửa | sửa mã nguồn]

Hoa Kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

Elizabeth I - nữ hoàng Anh Quốc lúc bấy giờ, đã bức hại các phe phái phi quốc giáo Anh Quốc, Robert Browne bị giam tù, rất nhiều thành viên của Giáo hội Công lí trốn chạy đến Hà Lan. Năm 1620, 102 người lưu vong lên thuyền buồm mang số hiệu "Mayflower" đến khu vực New England, Bắc Mỹ. Sau đó, khu vực New England đã thiết lập sáu thuộc địa lấy Giáo hội Công lý làm tôn giáo chính thức, lần lượt là: Massachusetts, Connecticut, New Hampshire, Vermont, MaineRhode Island.

Bước vào thế kỉ XX, sức ảnh hưởng của Giáo hội Công lí suy giảm cấp tốc. Năm 1961, Giáo hội Công lí Hoa Kỳ và Giáo hội Tin lành Cải cách hợp nhất thành Giáo hội Cơ Đốc Liên hiệp Hoa Kỳ. Số tín đồ chỉ có 1.296.652 người. So với thời đại hoàng kim trước thế kỉ XIX đã suy giảm rất nhiều. Có một bộ phận Thánh đường thuộc Giáo hội Công lí chưa gia nhập Giáo hội Cơ Đốc Liên hiệp Hoa Kỳ, lần lượt hợp thành Liên hiệp Giáo hội Cơ Đốc Công lí Toàn quốc (en) và Hội nghị Cơ Đốc Công lí Bảo thủ (en).

Trung Quốc[sửa | sửa mã nguồn]

Uỷ ban Truyền giáo Hải ngoại Hoa Kỳ (American Board of Commissioners for Foreign Missions), còn gọi Mỹ bộ hội, thành lập vào năm 1810. Ngày 25 tháng 2 năm 1830, Elijah Coleman Bridgman, David Abeel và Peter Parker đến Quảng Châu. Uỷ ban Truyền giáo Hải ngoại Hoa Kỳ là hội truyền giáo đến Trung Quốc đầu tiên của Hoa Kỳ. Bridgman chuyển đến Thượng Hải vào năm 1847, đem công tác truyền giáo ở Quảng Châu chuyển nhượng cho Giáo hội Trưởng lão. Năm 1847, Stephen Johnson (tên bản địa: Dương Thuận) từ Xiêm La đến Nam Đài, Phúc Châu, bắt đầu sáng lập giáo phận mới. Năm 1860, Henry Blodget đến Thiên Tân bắt đầu sự nghiệp truyền giáo ở phương bắc. Năm 1883, Charles Robert Hager từ Hoa Kỳ đến Hương Cảng, cùng năm ông thực hiện lễ Báp-têm cho Tôn Trung Sơn. Sau đó, Hager tiếp tục kế hoạch ở Hương Cảng trong 27 năm.

Ngoài ra, đầu thế kỉ XX, Tổng hội Trưởng lão Trung Quốc vì nguyên do sau khi chứng kiến Phong trào Ngũ Tứ, ý thức của dân doanh Trung Quốc dâng trào, từng bước đề xướng quyền tự trị tự dưỡng, thoát khỏi vỏ bọc tôn giáo nước ngoài, thậm chí hi vọng tôn giáo hợp nhất; do đó, năm 1919, các đại biểu của Giáo hội Công lí và Hội Truyền giáo Luân Đôn triệu tập mở hội nghị, năm 1927, thành lập Hội Thánh Cơ Đốc Trung Hoa (en).

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Đào, Lí (2004). Lịch sử 2000 năm của Cơ Đốc giáo (bằng tiếng Trung). Hong Kong: The Rock House Publishers, Ltd. tr. 388–389. ISBN 9789623990745.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Hoa Kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

  • McConnell, Michael W. "Establishment and Disestablishment at the Founding, Part I: Establishment of Religion" ''William and Mary Law Review'', Vol. 44, 2003, pp. 2105
  • Swift, David Everett. "Conservative versus Progressive Orthodoxy in Latter Nineteenth Century Congregationalism." ''Church History'' 16#1 (March, 1947): 22–31.
  • Walker, Williston. "Changes in Theology Among American Congregationalists." ''American Journal of Theology'' 10#2 (April 1906): 204–218.
  • Walker, Williston.  ''The Creeds and Platforms of Congregationalism.'' 3rd ed. Boston, MA: Pilgrim Press, 1960.
  • Walker, Williston. "Recent Tendencies in the Congregational Churches." ''The American Journal of Theology'' 24#1 (January, 1920): 1–18.

Anh Quốc[sửa | sửa mã nguồn]

  • Argent, Alan. The Transformation of Congregationalism 1900–2000 (Nottingham: Congregational Federation, 2013)
  • Duffy, Eamon. The Stripping of the Altars: Traditional Religion in England, c.1400 to c.1580 (Cambridge, 1992)
  • Dale, Robert William, History of English Congregationalism (London: Hodder & Stoughton / New York: A. C. Armstrong & Son, 1907)
  • Hooper, Thomas. The Story of English Congregationalism (1907)
  • Larsen, Timothy; Barkley, Stephen (6 tháng 5 năm 2007). “The Congregationalists”. The Victorian Web (www.victorianweb.org). Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2018.
  • Ottewill, Roger Martin. "Faith and good works: congregationalism in Edwardian Hampshire 1901–1914" (PhD. Diss. University of Birmingham, 2015) Bibliography pp 389–417.
  • Rimmington, Gerald. "Congregationalism in Rural Leicestershire and Rutland 1863–1914." Midland History 30, no.1 (2006): 91–104.
  • Rimmington, Gerald. "Congregationalism and Society in Leicester 1872–1914." Local Historian 37#1 (2007): 29–44.
  • Thompson, David. Nonconformity in the Nineteenth Century (1972).
  • Thompson, David M. The Decline of Congregationalism in the Twentieth-Century. (London: The Congregational Memorial Hall Trust, 2002).

Tác phẩm do John Waddington sáng tác[sửa | sửa mã nguồn]

  • ''Congregational Martyrs''. London, 1861, intended to form part of a series of 'Historical Papers,' which, however, were not continued; 2nd ed. 1861
  • ''Congregational Church History from the Reformation to 1662'', London, 1862, awarded the bicentenary prize offered by the Congregational Union
  • ''Surrey Congregational History'', London, 1866, in which he dealt more particularly with the records of his own congregation.
  • ''Congregational History'', 5 vols., London, 1869–1880

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]