Danh sách quân chủ Anh

Chế độ quân chủ tại Vương quốc Anh bắt đầu từ Alfred Vĩ đại với danh hiệu Vua của Anglo-Saxons và kết thúc bởi Nữ vương Anne, người đã trở thành Nữ vương Vương quốc Liên hiệp khi Vương quốc Anh và Vương quốc Scotland thành lập liên minh năm 1707.
Một số dẫn chứng cho rằng một số vị vua đã từng đừng đầu vương quốc Anglo-Saxons được coi là các vị vua đầu tiên của vương quốc Anh. Ví dụ Offa, vua của Mercia, và Egbert, vua của Wessex được các nhà văn nổi tiếng coi là những vị vua đầu tiên của vương quốc Anh, nhưng một số nhà sử học không cho rằng như vậy. Vào cuối thế kỷ thứ VIII Offa đã thống trị miền nam nước Anh và qua đời năm 796. Năm 829 Egbert chinh phục Mercia, nhưng không kiểm soát được lâu. Vào cuối thế kỷ thứ IX Wessex đã chi phối vương quốc Anglo-Saxon. Vua của Wessex là Alfred Đại đế là lãnh chúa của phía tây Mercia và đã sử dụng tước hiệu Vua của Angles và Saxons, ông không bao giờ kiểm soát được miền đông và miền bắc Anh. Con trai ông, Edward Trưởng giả đã chinh phạt đông Danelaw, nhưng con trai của Edward, Æthelstan mới là người cai trị toàn bộ vương quốc Anh sau khi chinh phạt Northumbria năm 927, ông được các nhà sử học hiện đại coi là vị vua đầu tiên của vương quốc Anh.
Hoàng hậu Matilda (1102-1167) là vua Anh duy nhất thường được gọi là "hoàng đế" hay "Nữ hoàng", nhưng danh hiệu đó có được thông qua cuộc hôn nhân của bà với Heinrich V của Thánh chế La Mã và có tính hợp pháp ít nhất là Nữ hoàng Anh.
Lãnh địa xứ Wales được sáp nhập vào vương quốc Anh theo Điều lệ Rhuddlan năm 1284, và năm 1301 vua Edward I trao cho con trai cả của mình, vị vua tương lai Edward II tước hiệu Thân vương xứ Wales. Kể từ thời điểm đó, trừ vua Edward III, tất cả con trai cả của vua Anh đều mang tước hiệu này.
Trong thời gian cai trị của Henry VIII của Anh, một Đạo luật của Quốc hội tuyên bố rằng nước Anh là một đế quốc, lãnh đạo bởi Tể tướng và nhà vua sở hữu vinh dự và tài sản hoàng gia như một vị Hoàng đế. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc lập ra danh hiệu của Hoàng đế của Anh hay Hoàng đế của Vương quốc Anh. Sau khi Nữ vương Elizabeth I qua đời năm 1603 khi không có con cái, vua James VI của Scotland đã được lên ngôi vua vương quốc Anh và đã trở thành James I của Anh. Theo sự tuyên bố hoàng gia, James có tước hiệu "vua của Liên hiệp Anh" (tiếng Anh: King of Great Britain) nhưng không sáp nhập vương quốc tới năm 1707 dưới sự trị vì của nữ vương Anne, xứ Anh đã sáp nhập với Scotland để lập lên vương quốc mới theo luật liên minh năm 1707, vương quốc mới là Vương quốc Liên hiệp Anh. Tước hiệu sau này là Quân vương Vương quốc Liên hiệp Anh.
Chú ý: Danh sách này liệt kê các quốc vương và nữ vương của Vương quốc Anh (England Kingdom), không phải là quốc vương và nữ vương của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland), một quốc gia có chủ quyền mà trong đó có 4 quốc gia cấu thành, gồm: Anh, Wales, Scotland, Bắc Ireland.
Nhà Wessex[sửa | sửa mã nguồn]
Chân dung | Vua | Biệt hiệu | Sinh | Mất | Danh hiệu | Trị vì | ||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|
![]() |
Alfred Vĩ đại (Ælfrēd) (Ælfrǣd) |
Alfred Vĩ đại | 849 | 26 tháng 10, 899 | Vua của Anglo-Saxons | 871[1] | — | 899[2] |
![]() |
Edward Trưởng giả (Eadweard cyning) |
Edward Trưởng giả | Khoảng 874–877 | 17 tháng 7, 924 | Vua của Anglo-Saxons | 899 | — | 924 |
Nghi vấn[sửa | sửa mã nguồn]
Có một số bằng chứng cho rằng Ælfweard của Wessex đã từng làm vua trong 4 tuần vào năm 924, giữa Edward Trưởng giả và anh trai của ông Æthelstan, mặc dù ông không được trao vương miện[3]. Tuy nhiên điều này không nhận được sự chấp nhận của các nhà sử học. Ngoài ra cũng chưa thể xác định Ælfweard tuyên bố là vua của xứ Anh hay chỉ Wessex. Có bằng chứng cho rằng là khi Edward qua đời, Ælfweard tuyên bố là vua của Wessex và Æthelstan của Mercia[4].
Chân dung | Vua | Biệt hiệu | Sinh | Mất | Danh hiệu | Trị vì | ||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Ælfweard | Khoảng 901[5] | 3 tháng 8, 924[6] | Vua của Anglo-Saxons | 7/924 | — | 8/924[7] |
Chân dung | Vua | Biệt hiệu | Sinh | Mất | Danh hiệu | Trị vì | ||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|
![]() |
Æthelstan (Æþelstan) |
895 | 27 tháng 10, 939 | Vua của Anglo-Saxons (924–927) Vua của Anh (927–939) |
924[8] | — | 939[8] | |
![]() |
Edmund I (Eadmund) (Ēadmund) |
Edmund Trưởng giả Edmund Kẻ tiễn hành (Deed-doer) Edmund Công chính Edmund Cao ngạo |
Khoảng 921[9] | 26 tháng 5, 946 Pucklechurch |
Vua của Anh | 939[9] | — | 946[9] |
![]() |
Eadred (Edred) |
Khoảng 923 | 22 tháng 11, 955 | Vua của Anh | 946 | — | 955[10] | |
![]() |
Edwy (Eadwig) |
Edwy Công chính (All-Fair) | Khoảng 940[11] | 1 tháng 10, 959 | Vua của Anh | 939[12] | — | 946[12] |
![]() |
Edgar I (Eadgar) |
Edgar Hòa bình (the Peaceful) Edgar Yêu hòa bình (the Peaceable) |
Khoảng 943 Wessex |
8 tháng 7, 975 Winchester[13] |
Vua của Anh | 959 | — | 975[14] |
![]() |
Edward Tuẫn đạo (Eadweard) |
Edward Tuẫn đạo (the Martyr) | Khoảng 962 | 18 tháng 3, 978 Lâu đài Corfe |
Vua của Anh | 975[15] | — | 978[15] |
![]() |
Æthelred Bất tài (Æþelræd Unræd) Æthelred II |
Æthelred Không quyết đoán (the Unready) | Khoảng 968 | 23 tháng 4, 1016 Luân Đôn[16] |
Vua của Anh | 978[16] | — | 1013[16] |
Nhà Đan Mạch[sửa | sửa mã nguồn]
Xứ Anh bị cai trị dưới vương triều Đan Mạch trong và sau thời kỳ của vua Æthelred Không quyết đoán.
Chân dung | Tên | Sinh | Hôn phối | Mất |
---|---|---|---|---|
![]() |
Sweyn Forkbeard (Svend Tveskæg) 25/12/[17] 1013–1014[18] |
960 Đan Mạch Con của Harald Bluetooth và Gyrid Olafsdottir |
(1) Gunhild of Wenden 990 7 người con (2) Sigrid the Haughty 1000 1 con gái |
3/2/1014 Gainsborough Khoảng 54 tuổi |
Nhà Wessex (phục tịch lần 1)[sửa | sửa mã nguồn]
Sau khi Sweyn Forkbeard mất, Æthelred Không quyết đoán sống lưu vong trở lại và tuyên bố ngôi vua vào ngày 3/2/1014. Con của ông đã làm vua khi được người dân Luân Đôn và một phần Hội đồng cố vấn Witan lựa chọn, ông liên tục cố gắng giành lại quyền kiểm soát vùng Tây Saxons từ Đan Mạch.
Chân dung | Tên | Sinh | Hôn phối | Mất | Ghi chú |
---|---|---|---|---|---|
![]() |
Æthelred Không quyết đoán (Æþelræd Unræd) 3/2/1014–1016 (trị vì lần 2)[16] |
968 Con của Edgar Hòa bình và Ælfthryth |
(1) Aelgifu 991 9 người con (2) Emma của Normandie 1002 3 người con[19] |
23/4/1016 Luân Đôn Khoảng 48 tuổi[16] |
Con của Edgar Hòa Bình |
![]() |
Edmund Phi thường (Eadmund) 24/4-30/11/1016[20] |
990 con của Không quyết đoán và Ælfgifu của xứ York[20] |
Edith của Đông Anglia 2 người con[21] |
30/11/1016 Glastonbury 26 tuổi[20][21] |
con của Æthelred Không quyết đoán |
Nhà Đan Mạch (phục tịch)[sửa | sửa mã nguồn]
Sau trận chiến Assandun ngày 18/10/1016, vua Edmund đã ký hiệp ước với Cnut trong đó tất cả xứ Anh trừ vùng Wessex sẽ được kiểm soát bởi Cnut. Sau cái chết của Edmund ngày 30/11/1016, Cnut cai trị vương quốc Anh như vị vua duy nhất.
Chân dung | Tên | Trị vì | Tước hiệu | Tuổi | Ghi chú |
---|---|---|---|---|---|
![]() |
Cnut Đại Đế, Knútr Cnut the Great, Knútr |
18/10/1016–12/11/1035[22] | Vua Anh (1016-1035) Vua Đan Mạch (1018-1035) Vua Na Uy (1028-1035) |
995-12/11/1035 Khoảng 40 tuổi[22] |
con của Sweyn Forkbeard và Gunhilda của Ba Lan[22] |
Harold I, Harold Harefoot Harald |
13/11/1035–17/3/1040[23] | Vua Anh | 7/1016-17/3/1040 Khoảng 23, 24 tuổi[23] |
Con của Cnut và Ælfgifu của Northampton[23] | |
![]() |
Canute III, Harthacnut Hardeknud |
17/3/1040–8/6/1042[24] | Vua Đan Mạch (1935-1942) Vua Anh (1940-1942) |
1018-8/6/1042 Khoảng 24 tuổi[25] |
Con của Cnut và Emma xứ Normandie[25] |
Nhà Wessex (phục tịch lần 2)[sửa | sửa mã nguồn]
Sau Harthacnut, Saxon phục hồi trở lại trong giai đoạn từ 1042-1066
Chân dung | Tên | Trị vì | Tước hiệu | Tuổi | Ghi chú |
---|---|---|---|---|---|
![]() |
Edward, Edward Người Tuyên xưng Đức Tin Eadweard, Confessor |
9/6/1042–1066 | Vua Anh | 1002-5/1/1066 64 tuổi |
Con của Æthelred Không quyết đoán và Emma xứ Normandie |
![]() |
Harold II, Harold Godwinson Harold Godƿinson |
6/1–14/10/1066 | Vua Anh | 1022-14/10/1066 44 tuổi Tử trận |
con của Godwin, Bá tước xứ Wessex và Gytha Thorkelsdóttir |
![]() |
Edgar II, Edgar Ætheling Eadgar Æþeling |
15/10–17/12/1066 tuyên bố nhưng chưa đăng quang |
Vua Anh | 1053-1126 Khoảng 73 tuổi |
Con của Edward Đày ải và Agatha, cháu nội của Edmund Phi thường |
Nhà Normandy[sửa | sửa mã nguồn]
Năm 1066, William II Công tước xứ Normandy, hậu duệ của Rollo người sáng lập hoàng tộc Normandy, chư hầu của vua Pháp, anh em họ của Edward Xưng tội, tấn công nước Anh trong cuộc chinh phạt Norman và loại bỏ kinh đô Winchester về Luân Đôn. Sau cái chết của vua Harold II trong trận chiến Hastings ngày 14/10/1066, Hội đồng cố vấn Witenagemot trao ngôi vua cho Edgar Ætheling, nhưng ông không thể chống lại sự chinh phạt và chưa bao giờ đăng quang. William lên ngôi Vua William I của Anh ngày 25/12/1066 ở Westminster Abbey.
Chân dung | Tên | Trị vì | Tước hiệu | Tuổi | Ghi chú |
---|---|---|---|---|---|
![]() |
William I, William Pha tạp, William Chinh phạt Guillaume le Bâtard, Guillaume le Conquérant |
25/12/1066–1087 | Vua Anh (1066-1087) Công tước Normandy (1035-1087) |
1028-9/9/1087 Khoảng 59 tuổi Ngã ngựa qua đời |
Con của Robert I, Công tước Normandy, và Herleva |
![]() |
William II,William Rufus Guillaume le Roux |
26/9/1087–1100 | Ân huệ của Thiên chúa, Vua Anh | 1058-2/8/1100 42 tuổi bị bắn qua đời |
con của William chinh phạt và Matilda của Flanders |
![]() |
Henry I, Henry Beauclerc Henri Beauclerc |
5/8/1100–1135 | Vua Anh (1100-1135) Công tước Normandy (1106-1135) |
9/1068-1/12/1135 67 tuổi |
con của William chinh phạt và Matilda của Flanders |
Nhà Blois[sửa | sửa mã nguồn]
Chân dung | Tên | Trị vì | Tước hiệu | Tuổi | Ghi chú |
---|---|---|---|---|---|
![]() |
Stephen, Stephen của Blois Estienne de Blois |
22/12/1135–1154[26] | Vua Anh Công tước Norman |
1094-25/11/1154 khoảng 58 tuổi |
con của Stephen, Bá tước xứ Blois và Adela của Normandy, cháu ngoại vua William I |
Tranh cãi
Sau khi vương tử William Adelin bị chìm tàu tại Normandy năm 1120, Hoàng hậu Matilda được tuyên bố là người thừa kế của cha mình vua Henry I. Tuy nhiên ngay sau khi Henry I qua đời, Stephen Blois đã chiếm ngai vàng của Matilda. Tình trạng hỗn loạn xảy ra, và Matilda được trao quyền trên thực tế trong giai đoạn ngắn trong năm 1141. Nhưng bà chưa được trao vương miện và hiếm khi được tính là vua và nữ vương Anh[27].
Chân dung | Tên | Trị vì | Tước hiệu | Tuổi | Ghi chú |
---|---|---|---|---|---|
![]() |
Matilda, Hoàng hậu Matilda Mathilde l'emperesse |
7/4/1141–1/11/1141 | Nữ chúa của người Anh Hoàng hậu Đế quốc La Mã thần thánh Vương hậu của người Đức Vương hậu Ý |
7/2/1102-10/9/1167 65 tuổi |
con gái vua Henry I |
Bá tước Eustace IV của Boulogne (1130–17/8/1153) được bổ nhiệm làm vua đồng thời với cha mình vua Stephen ngày 6/4/1152 để thừa kế ngai vàng. Tuy nhiên việc bổ nhiệm không nhận được sự đồng ý của Giáo hoàng và nhà thờ, do đó Eustace không được trao vương miện. Ông mất khi 22 tuổi trong thời gian trị vì của cha mình và chưa bao giờ được trở thành vua.[28]
Nhà Anjou[sửa | sửa mã nguồn]
Stephen và Matilda đã ký kết hiệp ước Wallingford tháng 11/1153, theo đó Stephen thừa nhận Henry, con của Matilda là người thừa kế ngai vàng. Angevin là người cai trị Đế chế Angevin trong suốt thế kỷ XII và XIII một khu vực trải dài từ núi Pyrenees tới Ireland. Đế chế thường coi khu vực lục địa Pháp là khu vực chính cho tới khi vua John làm sụp đổ đế chế. Triều đại Angevin tồn tại ngắn ngủi, con cháu dòng nam đều là nhà Plantagenet, nhà Lancaster và nhà York.
Các Angevin tạo các biểu tượng của riêng mình. Dieu et mon droit (tiếng Anh: God and my right, Chúa và quyền của tôi) là khẩu hiệu chung của vua Anh và được vua Edward III thông qua, khẩu hiệu được sử dụng lần đầu tiên tại trận chiến Gisors năm 1198 do vua Richard I thét lên khi tấn công quân của Philippe II của Pháp.
Chân dung | Quốc huy | Tên | Trị vì | Tước hiệu | Tuổi | Ghi chú |
---|---|---|---|---|---|---|
![]() |
![]() |
Henry II, Henry Curtmantle Henri Court-manteau |
19/12/1154–1189 | Vua Anh Lãnh chúa Ireland Công tước xứ Normandy và xứ Aquitaine Bá tước xứ Anjou |
5/3/1133-6/7/1189 56 tuổi |
con của Geoffrey V xứ Anjou và Matilda, cháu ngoại Henry I |
![]() |
![]() |
Henry Vua trẻ, Henry the Young King Henri le Jeune Roy |
14/6/1170–1183 (đồng nhiệm với cha) |
Vua Anh | 28/2/1155-11/6/1183 28 tuổi |
con của Henry II và Eleanor xứ Aquitaine |
![]() |
![]() |
Richard I, Richard trái tim sư tử Richard Cœur de Lion |
3/9/1189–1199 | Vua Anh Lãnh chúa Ireland Công tước xứ Normandy và xứ Aquitaine Bá tước xứ Anjou |
8/9/1157-6/4/1199 41 tuổi |
con của Henry II và Eleanor xứ Aquitaine |
![]() |
![]() |
John, Lackland Jean sans Terre |
27/5/1199–1216 | Vua Anh Lãnh chúa Ireland Công tước xứ Normandy Công tước xứ Aquitaine |
24/12/1166-19/10/1216 49 tuổi |
con của Henry II và Eleanor xứ Aquitaine |
Tranh cãi
Vua Louis VIII của Pháp trị vì nửa vương quốc Anh từ năm 1216-1217 khi kết thúc chiến tranh Nam tước lần thứ nhất chống lại vua John. Khi tiến vào Luân Đôn, Louis được những kẻ nổi loạn và dân Luân Đôn chào đón, ông đã tuyên bố (không đăng quang) là vua tại nhà thờ chính toà Thánh Paul. Nhiều nhà quý tộc trong đó có Alexander II của Scotland đã giành sự ủng hộ cho ông. Tuy nhiên khi ký Hiệp ước Lambeth năm 1217, Louis thừa nhận rằng ông chưa bao giờ là vua chính thức của Anh.
Chân dung | Quốc huy | Tên | Trị vì | Tước hiệu | Tuổi | Ghi chú |
---|---|---|---|---|---|---|
![]() |
![]() |
Louis VIII, Sư tử | 1216–22/9/1217 | Ân huệ của Thiên chúa Vua Pháp Bá tước của Artois |
5/9/1187-8/11/1226 39 tuổi |
con của Philippe II của Pháp, và Isabella xứ Hainault |
Nhà Plantagenet[sửa | sửa mã nguồn]
Nhà Plantagenet có hiệu lực dười thời vua Henry II, mặc dù sử gia hiện tại thường đề cập tới Henry II và con trai của mình vua Angevins của Đế quốc Angevin rộng lớn. Các sử gia thường tình nhà Plantagenet từ vua Henry III. Nhà Lancaster là nhánh của nhà Plantagenet.
Chân dung | Quốc huy | Tên | Trị vì | Tước hiệu | Tuổi | Ghi chú |
---|---|---|---|---|---|---|
![]() |
![]() |
Henry III, Henry của Winchester Henry of Wincheste |
28/10/1216–1272 | Vua Anh Lãnh chúa Ireland Công tước xứ Normandy Công tước xứ Aquitaine |
1/10/1207-16/11/1272 65 tuổi |
con của Vua John và Isabella xứ Angoulême |
![]() |
![]() |
Edward I, Chân dài Longshanks |
20/11/1272–1307 | Vua Anh Lãnh chúa Ireland Công tước xứ Aquitaine |
17/6/1239-7/7/1307 68 tuổi |
con của Henry III và Eleanor xứ Provence |
![]() |
![]() |
Edward II Edward of Caernarfon |
7/7/1307-25/1/1327 | Vua Anh Lãnh chúa Ireland Công tước xứ Aquitaine |
25/4/1284-21/9/1327 43 tuổi |
con của Edward I và Eleanor xứ Castile |
![]() |
![]() |
Edward III Edward of Windsor |
25/1/1327–1377 | Vua Anh (1327-1340) Vua Anh và Pháp (1340-1377) Lãnh chúa Ireland Công tước xứ Aquitaine (1327-1340) |
13/11/1312-21/6/1377 64 tuổi |
con của Edward II và Isabella của Pháp |
![]() |
![]() |
Richard II Richard of Bordeaux |
21/6/1377-29/9/1399 | Vua Anh và Pháp Lãnh chúa Ireland Hoàng thân xứ Chester (1397-1399) |
6/1/1367-14/2/1400 33 tuổi |
con của Edward, Hoàng tử Bóng tối và Joan của Kent; cháu nội Edward III |
Nhà Lancaster[sửa | sửa mã nguồn]
Nhà Lancaster có nguồn gốc từ con thứ ba của vua Edward III, John xứ Gaunt. Henry IV chiếm ngôi từ vua Richard II.
Chân dung | Quốc huy | Tên | Trị vì | Tước hiệu | Tuổi | Ghi chú |
---|---|---|---|---|---|---|
![]() |
![]() |
Henry IV, Nhành may mắn Bolingbroke |
30/9/1399–1413 | Vua Anh và Pháp Lãnh chúa Ireland |
3/4/1366/7-20/3/1413 45-46 tuổi |
con của John xứ Gaunt, Công tước đệ Nhất xứ Lancaster và Blanche xứ Lancaster; cháu nội Edward III |
![]() |
Henry V, Ngôi sao của Anh The Star of England |
20/3/1413–1422 | Vua Anh và Pháp (1413-1420) Người thừa kế và nhiếp chính của Pháp (1420-1422) Lãnh chúa Ireland |
16/9/1386/7-31/8/1422 34-35 tuổi |
con của Henry IV và Mary de Bohun | |
![]() |
Henry VI | 31/8/1422–4/3/1461 | Vua Anh và Pháp Lãnh chúa Ireland |
6/12/1421-21/5/1471 49 tuổi |
con của Henry V và Catherine xứ Valois |
Nhà York[sửa | sửa mã nguồn]
Nhà York là nhành thừa kế của người con thứ tư của vua Edward III, Công tước thứ nhất của York, Edmund. Nhưng tuyên bố thừa kế ngai vàng người con thứ hai của Edward III là Lionel xứ Antwerp, Công tước thứ nhất của Clarence.
Cuộc chiến hoa hồng (1455-1487) là cuộc chiến giành ngai vàng giữa 2 nhà Lancaster và nhà York.
Chân dung | Quốc huy | Tên | Trị vì | Tước hiệu | Tuổi | Ghi chú |
---|---|---|---|---|---|---|
![]() |
![]() |
Edward IV | 4/3/1461–2/10/1470 | Vua Anh và Pháp Lãnh chúa Ireland |
28/4/1442-9/4/1483 40 tuổi |
con của Richard Plantagenet, Công tước thứ ba của York, và Cecily Neville; Richard Plantagenet là cháu nội Edward III |
Nhà Lancaster (phục tịch)[sửa | sửa mã nguồn]
Chân dung | Quốc huy | Tên | Trị vì | Tước hiệu | Tuổi | Ghi chú |
---|---|---|---|---|---|---|
![]() |
Henry VI | 30/10/1470 –11/4/1471 | Vua Anh và Pháp Lãnh chúa Ireland |
6/12/1421-21/5/1471 49 tuổi |
con của Henry V và Catherine xứ Valois |
Nhà York (phục tịch)[sửa | sửa mã nguồn]
Chân dung | Quốc huy | Tên | Trị vì | Tước hiệu | Tuổi | Ghi chú |
---|---|---|---|---|---|---|
![]() |
![]() |
Edward IV | 11/4/1471 –9/4/1483 | Vua Anh và Pháp Lãnh chúa Ireland |
28/4/1442-9/4/1483 40 tuổi |
con của Richard Plantagenet, Công tước thứ ba của York, và Cecily Neville; Richard Plantagenet là cháu nội Edward III |
![]() |
![]() |
Edward V | 9/4–25/6/1483 | Vua Anh và Pháp Lãnh chúa Ireland |
2/11/1470-1483 12 tuổi |
con của Edward IV và Elizabeth Woodville |
![]() |
![]() |
Richard III | 26/6/1483-1485 | Vua Anh và Pháp Lãnh chúa Ireland |
2/10/1452-22/8/1485 32 tuổi |
Richard Plantagenet, Công tước thứ ba của York, và Cecily Neville; em trai Edward IV |
Nhà Tudor[sửa | sửa mã nguồn]
Nhà Tudor xuất thân theo mẫu hệ của John Beaufort, Bá tước thứ nhất của Somerset, người con ngoài giá thú của Công tước thứ nhất Lancaster, John của Gaunt (con trai thứ ba của vua Edward III) và Katherine Swynford tình nhân của ông. Những hậu duệ do người con hoang của vua Anh sẽ không có quyền tranh chấp ngôi vị, nhưng tình hình đã được phức tạp khi Gaunt và Swynford kết hôn năm 1396 (khi đó John Beaufort đã 25 tuổi). Cuộc hôn nhân dẫn tới Beaufort được tuyên bố là hợp pháp thông qua sắc lệnh của Giáo hoàng năm sau đó (cũng như đạo luật của Nghị viện năm 1397). Henry IV, con của John của Gaunt, cũng công nhận tính hợp pháp của Beaufort, nhưng tuyên bố không được tranh chấp quyền kế vị. Tuy nhiên Beaufort liên minh chặt chẽ với gia đình vương thất nhà Lancaster.
Cháu gái của John Beaufort là quý bà Margaret Beaufort kết hôn với Edmund Tudor. Tudor là con trai của cận thân xứ Welsh, Owain Tewdwr hoặc Tudur (Anh hóa Owen Tudor) và Catherine xứ Valois, từng là vợ của vua Henry V mẹ của Henry VI. Khi nhà Lancaster suy yếu, nhà Tudor thay thế. Vào cuối thế kỷ XV, nhà Tudor là hy vọng cuối cùng cho những người ủng hộ nhà Lancaster. Con trai Edmund Tudor trở thành vua Henry VII sau khi đánh bại Richard III tại trận Bosworth Field năm 1485, kết thúc cuộc chiến Hoa Hồng. Vua Henry kết hôn Elizabeth xứ York, con gái của Edward IV, qua đó thống nhất các dòng Lancaster và York.
Henry VIII cắt đứt quan hệ với Công giáo La Mã, và vua trở thành lãnh đạo tối cao Giáo hội Anh và Giáo hội Ireland. Elizabeth I đã trở thành lãnh đạo tối cao của Giáo hội.
Chân dung | Quốc huy | Tên | Trị vì | Tước hiệu | Tuổi | Ghi chú |
---|---|---|---|---|---|---|
![]() |
![]() |
Henry VII | 22/8/1485–1509 | Vua Anh và Pháp Lãnh chúa Ireland |
28/1/1457-21/4/1509 52 tuổi |
con của Edmund Tudor, Bá tước thứ nhất của Richmond và quý bà Margaret Beaufort; Margaret Beaufort là cháu nội của John Beaufort, Bá tước thứ nhất của Somerset |
![]() |
![]() |
Henry VIII Harri Tudur |
21/4/1509–1547 | Vua Anh và Pháp (1509-1542) Lãnh chúa Ireland (1509-1542) Vua Anh, Pháp và Ireland (1542-1547) Người bảo vệ tín ngưỡng (1521-1547) Lãnh đạo tối cao địa cầu của Giáo hội Anh (1535-1536) Lãnh đạo tối cao địa cầu của Giáo hội của Anh và của Ireland (1536-1542) |
28/6/1491–28/1/1547 55 tuổi |
con của Henry VII và Elizabeth xứ York |
![]() |
![]() |
Edward VI | 28/1/1547–1553 | Vua Anh, Pháp và Ireland Người bảo vệ tín ngưỡng Lãnh đạo tối cao địa cầu của Giáo hội của Anh và của Ireland |
12/10/1537-6/7/1553 15 tuổi |
con của Henry VIII và Jane Seymour |
Tranh cãi
Edward VI đã định công nữ Jane Grey làm người thừa kế. 4 ngày sau khi Edward VI qua đời, Jane Grey trở thành nữ vương. 9 ngày sau khi làm nữ vương, Hội đồng cơ mật chuyển hướng và tuyên bố Mary là nữ vương. Jane đã bị xử tử năm 1554 khi đó 16 tuổi. Nhiều sử gia không coi là vị nữ vương hợp pháp.
Chân dung | Quốc huy | Tên | Trị vì | Tước hiệu | Tuổi | Ghi chú |
---|---|---|---|---|---|---|
![]() |
![]() |
Jane, Nữ vương chín ngày The Nine Day Queen Lady Jane Dudley |
10–19/7/1553 | Vua Anh, Pháp và Ireland Người bảo vệ tín ngưỡng Lãnh đạo tối cao địa cầu của Giáo hội của Anh và của Ireland |
10/1537-12/2/1554 16 tuổi |
con gái của Henry Grey, Công tước thứ nhất của Suffolk, và quý bà Frances Brandon; Frances Brandon là cháu ngoại của Henry VII |
Chân dung | Quốc huy | Tên | Trị vì | Tước hiệu | Tuổi | Ghi chú |
---|---|---|---|---|---|---|
![]() |
![]() |
Mary I Bloody Mary |
19/7/1553–1558 | Nữ vương Anh, Pháp và Ireland Người bảo vệ đức tin Lãnh đạo tối cao địa cầu của Giáo hội của Anh và của Ireland |
18/2/1516- 17/11/1558 42 tuổi |
con gái Henry VIII và Catalina xứ Aragón |
Vua và Nữ vương Anh, Pháp, Naples, Jerusalem và Ireland Người bảo vệ tín ngưỡng Thân vương của Tây Ban Nha Sicily Đại Công tước của Áo Công tước của Milan, Burgundy và Brabant Bá tước của Habsburg, Flanders và Tyrol | ||||||
![]() |
![]() |
Philip, Felipe II của Tây Ban Nha, Philip Thận trọng Felipe II of Spain, Felipe el Prudente |
25/7/1554–17/11/1558 cùng cai trị |
21/5/1527-13/9/1598 71 tuổi |
chồng của Mary I | |
Vua và Nữ vương Anh, Tây Ban Nha, Pháp, Naples, Jerusalem, Sicilies và Ireland Người bảo vệ tín ngưỡng Đại Công tước của Áo Công tước của Milan, Burgundy và Brabant Bá tước của Habsburg, Flanders và Tyrol |

Theo các điều khoản của hiệp ước hôn nhân giữa Philip I của Naples (Felipe II của Tây Ban Nha từ 15/1/1556) và Nữ vương Mary I, Philip được thừa hưởng mọi tước vị và danh hiệu của Mary đến khi cuộc hôn nhân chấm dứt. Tất cả các tài liệu chính thức, kể cả các đạo luật của Nghị viện đều ghi tên chung của 2 vợ chồng. Vua Philip đồng cai trị với vợ của mình, tuy nhiên vua Philip lại không biết tiếng Anh vì vậy đã ra lệnh tất cả các vấn đề quốc gia đều được thực hiện bằng tiếng Latin và tiếng Tây Ban Nha. Năm 1555, Giáo hoàng Paul IV ban hành sắc lệnh công nhận Philip và Mary là Vua của Ireland.
Chân dung | Quốc huy | Tên | Trị vì | Tước hiệu | Tuổi | Ghi chú |
---|---|---|---|---|---|---|
![]() |
![]() |
Elizabeth I, Nữ vương đồng trinh The Virgin Queen, Gloriana, Good Queen Bess |
17/11/1558–1603 | Nữ vương Anh, Pháp và Ireland Người bảo vệ tín ngưỡng ... |
7/9/1533-24/3/1603 69 tuổi |
con gái Henry VIII và Anne Boleyn |
Nhà Stuart[sửa | sửa mã nguồn]
Sau khi Elizabeth I qua đời năm 1603 không có con cái, cháu họ của Elizabeth I, James VI vua của Scotland đã trở thành vua James I của Anh và thống nhất 2 ngôi vị làm 1. James có nguồn gốc từ nhành Tudors thông qua cụ của mình là Margaret Tudor con gái của vua Henry VII. Năm 1604 ông đã tuyên bố ngôi vị là Vua của Đại Anh (tiếng Anh: King of Great Britain}). Tuy nhiên 2 nghị viện của 2 vùng vẫn hoạt động độc lập cho tới Đạo luật Liên minh năm 1707.
Chân dung | Quốc huy | Tên | Trị vì | Tước hiệu | Tuổi | Ghi chú |
---|---|---|---|---|---|---|
![]() |
![]() |
James I | 24/3/1603–1625 | Vua Anh, Scotland, Pháp và Ireland Người bảo vệ tín ngưỡng |
19/6/1566-27/3/1625 58 tuổi |
con của Henry Stuart, Chúa công xứ Darnley, và Mary, Nữ vương của người Scots |
![]() |
![]() |
Charles I | 27/3/1625–1649 | Vua Anh, Scotland, Pháp và Ireland Người bảo vệ tín ngưỡng |
19/11/1600-30/1/1649 48 tuổi |
con của James I và Anne của Đan Mạch |
Đệ Nhất cộng hoà Anh[sửa | sửa mã nguồn]
Trong thời kỳ Cộng hòa không có vị vua nào cai trị. Thay vào đó từ năm 1653 chức vụ Huân tước Bảo hộ là chức vụ quyền lực nhất của chính thể cộng hòa.
Chân dung | Quốc huy | Tên | Trị vì | Tước hiệu | Tuổi | Ghi chú |
---|---|---|---|---|---|---|
![]() |
![]() |
Oliver Cromwell, Kinh nghiệm phi thường Old Ironsides |
16/12/1653–1658 | Huân tước Bảo hộ của Cộng hòa Anh, Scotland và Ireland | 25/4/1599-3/9/1658 59 tuổi |
|
![]() |
![]() |
Richard Cromwell Tumbledown Dick |
3/9/1658–7/5/1659 | Huân tước Bảo hộ của Cộng hòa Anh, Scotland và Ireland | 4/10/1626-12/7/1712 85 tuổi |
con của Oliver Cromwell |
Nhà Stuart (phục vị)[sửa | sửa mã nguồn]
Mặc dù chế độ quân chủ được phục hồi năm 1660, nhưng không ổn định cho tới Cách mạng vinh quang năm 1688 khi Nghị viện cấm người công giáo La Mã lên ngôi.
Chân dung | Quốc huy | Tên | Trị vì | Tước hiệu | Tuổi | Ghi chú |
---|---|---|---|---|---|---|
![]() |
![]() |
Charles II | 1660–1685 | Vua Anh, Scotland, Pháp và Ireland Người bảo vệ tín ngưỡng |
29/5/1630-6/2/1685 54 tuổi |
con của Charles I và Henrietta Maria của Pháp |
![]() |
![]() |
James II | 6/2/1685–23/12/1688 | Vua Anh, Scotland, Pháp và Ireland Người bảo vệ tín ngưỡng |
14/10/1633-16/9/1701 67 tuổi |
con của Charles I và Henrietta Maria của Pháp |
![]() |
![]() |
Mary II | 13/2/1689–1694 | Nữ vương của Anh, Scotland, Pháp và Ireland Thống đốc của Cộng hòa Bảy tỉnh Hà Lan Thống nhất Vương phi xứ Orange Bá tước xứ Nassau Người bảo vệ đức tin |
30/4/1662-28/12/1694 32 tuổi |
con gái của James II và Anne Hyde |
![]() |
![]() |
William III William of Orange |
13/2/1689–1702 | Quốc vương nước Anh, Scotland, Pháp và Ireland Thống đốc của Cộng hòa Bảy tỉnh Hà Lan Thống nhất Thân vương xứ Orange Bá tước xứ Nassau Người bảo vệ đức tin |
4/11/1650-8/3/1702 51 tuổi |
cháu ngoại Charles I, chồng của Mary II |
![]() |
![]() |
Anne | 8/3/1702–1/8/1714 | Nữ vương nước Anh, Scotland, Pháp và Ireland (1702-1707) Nữ vương Đại Anh và Ireland (1707-1714) Người bảo vệ đức tin |
6/2/1665-1/8/1714 49 tuổi |
con gái của James II và Anne Hyde |
Quân vương sau năm 1707 | Xem Danh sách quốc vương Anh |
Đạo luật liên minh 1707[sửa | sửa mã nguồn]
Đao luật liên minh 1707 được nghị viện của Anh và Scotland thông qua năm 1706 và 1707 còn được biết là Hiệp ước liên minh ngày 22 tháng 7 năm 1706. Đạo luật sáp nhập vương quốc Anh và vương quốc Scotland (trước đó là 2 quốc gia với nghị viện riêng biệt nhưng chung người cai trị) trở thành Vương quốc Liên hiệp Anh (hay còn gọi là Vương quốc Đại Anh).
Anh, Scotland, Ireland đều có cùng quốc vương từ Thống nhất ngai vàng năm 1603, khi James VI của Scotland trở thành người thừa kế ngai vàng của Anh và Ireland của Nữ vương Elizabeth I. Mặc dù tước vị của 2 quốc gia đều do 1 người nắm nhưng tước vị vẫn riêng biệt và chỉ thống nhất chung tước vị năm 1707. Đã có nhiều nỗ lực thống nhất trong các năm 1606, 1667, và 1689 nhưng đều không thành công cho tới đầu thế kỷ XVIII khi 2 nghị viện đồng thuận, mặc dù còn nhiều bất đồng.
Mục đích của đạo luật này là nhằm dập tắt những hy vọng của những người ủng hộ James II khôi phục ngôi vua của Stuart; theo điều khoản trong đạo luật này, ngôi vua được truyền cho nhà Hanover sau khi Nữ vương Anne băng hà.
Bảng biểu quân chủ vương quốc Anh[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2015.
- ^ Pratt, David (2007). "The political thought of King Alfred the Great". Cambridge Studies in Medieval Life and Thought: Fourth Series 67. Cambridge University Press, p. 106. ISBN 978-0-521-80350-2.
- ^ Yorke, Barbara. Bishop Æthelwold: His Career and Influence. Woodbridge, 1988. p. 71
- ^ Simon Keynes, 'Rulers of the English, c 450–1066', in Michael Lapidge et al ed., The Blackwell Encyclopaedia of Anglo-Saxon England, 2001, p. 514
- ^ Simon Keynes, 'Edward, King of the Anglo-Saxons', in N. J. Higham & D. H. Hill eds., Edward the Elder, Routledge, 2001, pp. 50–51
- ^ Simon Keynes, 'Rulers of the English, c 450–1066', in Michael Lapidge et al ed., The Blackwell Encyclopaedia of Anglo-Saxon England, 2001, p. 514
- ^ Sean Miller, Æthelstan, in Michael Lapidge et al ed., The Blackwell Encyclopaedia of Anglo-Saxon England, 2001, p. 16.
- ^ a b Aethelstan @ Archontology.org. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2007.
- ^ a b c EADMUND (Edmund) @ Archontology.org. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2007.
- ^ EADRED (Edred) @ Archontology.org. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2007.
- ^ Catholic Encyclopedia: Edwy. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2007.
- ^ a b EADWIG (Edwy) @ Archontology.org. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2007.
- ^ The Ætheling. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2007.
- ^ EADGAR (Edgar the Peacemaker) @ Archontology.org. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2007.
- ^ a b EADWEARD (Edward the Martyr) @ Archontology.org. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2007.
- ^ a b c d e Æthelred the Unready was forced to go into exile in the summer of 1013, following Danish attacks, but was invited back following Sweyn Forkbeard's death. AETHELRED (the Unready) @ Archontology.org. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2007.
- ^ “English Monarchs”. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2007.
- ^ “Sweyn (Forkbeard) - Archontology.org”. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2007.
- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênenglishmonarchs.co.uk
- ^ a b c EADMUND (Edmund the Ironside) @ Archontology.org. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2007.
- ^ a b English Monarchs – Kings and Queens of England – Edmund Ironside. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2007.
- ^ a b c CNUT (Canute) @ Archontology.org. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2007.
- ^ a b c Harold was only recognised as regent until 1037, when was recognised as king. “Harold (Harefoot) - Archontology.org”. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2007.
- ^ “Harthacnut - Archontology.org”. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2007.
- ^ a b “Harthacnut”. Oxford Online Dictionary of National Biography. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2012.
- ^ “STEPHEN (of Blois) - Archontology.org”. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2007.
- ^ Matilda is not listed as a monarch of England in many genealogies within texts, including David Carpenter's A Struggle for Mastery (2003) pg. 533, W.L. Warren's Henry II (1973) pg. 176, and John Gillingham's The Angevin Empire (1984) pg. x.
- ^ Ashley, Mike (1999). The Mammoth Book of British Kings and Queens, Luân Đôn: Robinson Publishing Ltd. p. 516. ISBN 1-84119-096-9
Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]
- English Monarchs - A complete history of the Kings and Queens of England
- Britannia: Monarchs of Britain Lưu trữ 2017-09-15 tại Wayback Machine
- Archontology
- Kings of England Lưu trữ 2016-01-16 tại Wayback Machine
![]() |
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Danh sách quân chủ Anh. |