Cơ mật viện Vương quốc Liên hiệp Anh
Tôn kính nhất Hội đồng Cơ mật Quốc chủ Bệ hạ | |
---|---|
His/Her Majesty's Most Honourable Privy Council | |
Huy hiệu Hoàng gia | |
Tên viết tắt | Cơ mật viện, PC |
Tiền nhiệm | |
Thành lập | 1 tháng 5 năm 1708 |
Vị thế pháp lý | Cơ quan tham vấn không hành pháp |
Thành viên | Danh sách Ủy viên hiện nay |
Quốc vương Charles III | |
Penny Mordaunt | |
Thư ký Hội đồng | Richard Tilbrook |
Nhân viên | Văn phòng Hội đồng Cơ mật |
Trang web | privycouncil |
Bài này nằm trong loạt bài về: Chính trị và chính phủ Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland |
Tôn kính nhất Cơ mật viện Quân vương Bệ hạ (tiếng Anh: His/Her Majesty's Most Honourable Privy Council), thường được gọi là Cơ mật viện Vương quốc Liên hiệp (Privy Council of the United Kingdom) hoặc đơn giản là Cơ mật viện, tên gọi khác Hội đồng Cơ mật, là cơ quan tư vấn chính thức cho Quốc chủ của Vương quốc Liên hiệp Anh. Thành viên chủ yếu là chính trị gia cao cấp hiện tại hoặc thành viên trước đây của Viện Thứ dân hoặc Viện Quý tộc.
Cơ mật viện là cơ quan tham vấn cho Quốc chủ trong việc thực hiện Đặc quyền Hoàng gia, và tập thể (như Hội đồng Cơ mật viện Quân chủ) trong việc ban hành văn kiện hành pháp còn được biết tới là Sắc lệnh Cơ mật viện, và quyền lực khác như ban hành Đạo luật Nghị viện. Cơ mật viện cũng nắm quyền ủy quyền ban hành Sắc lệnh Cơ mật viện, hầu hết được sử dụng để điều chỉnh một số tổ chức công cộng. Hội đồng tư vấn cho Quốc chủ về việc ban hành Hiến chương Hoàng gia, được sử dụng để trao địa vị đặc biệt cho các cơ quan hợp nhất, và thành phố hoặc địa vị quận tới chính quyền địa phương. Mặt khác, quyền hạn của Cơ mật viện giờ đã được thay thế phần lớn bởi ủy ban hành pháp của nó, Nội các Vương quốc Anh.
Một số chức năng tư pháp cũng được thực hiện bởi Hội đồng Cơ mật viện Quân chủ, mặc dù trong thực tế, công việc xét xử và quyết định thực tế được thực hiện thường nhật bởi Ủy ban Tư pháp Cơ mật viện. Ủy ban Tư pháp bao gồm các thẩm phán cấp cao được bổ nhiệm làm Cố vấn Cơ mật: chủ yếu là các Thẩm phán của Tòa án Tối cao Vương quốc Anh và các thẩm phán cao cấp từ Khối thịnh vượng chung. Cơ mật viện trước đây đóng vai trò là Tòa phúc thẩm tối cao đối của toàn bộ Đế quốc Anh (trừ chính Vương quốc Liên hiệp Anh), và tiếp tục nghe và xét xử các kháng cáo từ Thuộc địa Hoàng gia, Lãnh thổ hải ngoại của Anh và một số quốc gia thuộc Khối Thịnh vượng chung.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Cơ mật viện Vương quốc Liên hiệp trước đây là Cơ mật viện Scotland và Cơ mật viện Anh. Các sự kiện chính hình thành Cơ mật viện hiện tại như sau:
Trong thời kỳ Anglo-Saxon Anh, Witenagemot (Hội nghị Hiền nhân) có vị trí tương đương với Cơ mật viện Anh. Trong thời kỳ cai trị của các vua Norman, Ngôi vua Anh được cố vấn bởi triều đình hoàng gia hoặc curia regis (Vương hội), bao gồm các lãnh chúa, giáo sĩ và giám pháp cao cấp. Ban đầu nhiệm vụ chính là tư vấn cho quốc chủ về pháp chế, hành pháp và quan tòa.[1] Sau đó, các cơ quan khác nhau đảm nhận các chức năng riêng biệt phát triển từ tòa án. Trong thế kỷ thứ mười ba, hai hình thức của Vương hội được chia tách. Đại Vương hội được thiết chế thành nghị viện và Tiểu Vương hội trở thành Cơ mật viện. Tòa án luật đã tiếp nhận công việc xét xử, trong khi đó Nghị viện trở thành cơ quan lập pháp tối cao của vương quốc.[2] Tuy nhiên, Cơ mật viện vẫn có quyền xét xử các tranh chấp pháp lý, trong phiên sơ thẩm hoặc kháng cáo.[3] Hơn nữa, luật do quốc chủ ban hành theo sự cố vấn của Vương nghị, thay vì theo đề nghị Nghị viện, được công nhận là có hiệu lực.[4] Quốc chủ thường sử dụng quyền lực để cơ thể để chia rẽ Tòa án và Nghị viện.[4] Điển hình, một sở của Cơ mật viện mà sau trở thành Tinh thất Tòa án (The Court of Star Chamber) trong thế kỷ 15 được phép đưa ra bất kỳ hình phạt nào trừ tử hình, mà không bị ràng buộc bởi thủ tục tòa án thông thường.[5]
Trong thời kỳ Henry VIII cai trị, theo lời khuyên từ Cơ mật viện, quân vương được phép ban hành luật bằng các tuyên bố đơn thuần. Nghị viện mất địa vị quyền lực tới khi vua Henry VIII qua đời.[6] Mặc dù Cơ mật viện Hoàng gia vẫn giữ các trách nhiệm lập pháp và tư pháp, nhưng chủ yếu trở thành một cơ quan hành pháp.[7] Năm 1553, Cơ mật viện gồm 40 thành viên,[8] nhưng quyền lực tập trung vào một ủy ban nhỏ hơn, về sau trở thành nội các.
Giai đoạn cuối Nội chiến Anh, chế độ quân chủ, Viện Quý tộc, và Cơ mật viện bị xóa bỏ. Nghị viện còn lại Viện Thứ dân, thành lập Hội đồng Nhà nước để thực thi pháp luật và chỉ đạo chính sách hành chính. 41 thành viên Hội đồng đã được Viện Thứ dân bầu ra; lãnh đạo là Oliver Cromwell, de facto độc tài quân sự quốc gia. Năm 1653, Cromwell trở thành Bảo hộ công, Hội đồng đã được giảm xuống từ mười ba đến hai mươi mốt thành viên, tất cả được bầu bởi Viện Thứ dân. Năm 1657, Viện Thứ dân đã trao cho Cromwell nhiều quyền lực lớn hơn, một số trong đó là bổ nhiệm những người được tín nhiệm bởi quân vương. Hội đồng được biết đến là Cơ mật viện Bảo hộ; và thành viên được Bảo hộ công lựa chọn, theo sự chấp thuận của Quốc hội.[9]
Năm 1659, ngay trước khi khôi phục chế độ quân chủ, Cơ mật viện Bảo hộ bị giải thể.[9] Charles II đã cho khôi phục Cơ mật viện Hoàng gia, nhưng giống như các vị vua Stuart trước đây, đã chọn một nhóm nhỏ các cố vấn.[10] Dưới triều vua George I nhiều quyền lực hơn được chuyển ủy ban này. Ủy ban bắt đầu gặp nhau trong trường hợp không có quân vương, truyền đạt quyết định của ủy ban cho quân vương sau khi hành động.
Do đó, Hội đồng Cơ mật Anh, nói chung, đã không còn là một cơ quan của các cố vấn bí mật quan trọng cho quốc chủ; vai trò được chuyển cho một ủy ban của Cơ mật viện, hiện được gọi là Nội các.[11]
Nguồn gốc của thuật ngữ
[sửa | sửa mã nguồn]Theo Từ điển tiếng Anh Oxford, định nghĩa từ cơ mật (privy) trong Cơ mật viện là từ cổ có ý nghĩa "của hoặc gắn liền giành riêng cho cá nhân hoặc bản thân, chính mình";[12] vì lý do đấy viện là cá nhân của quốc chủ. Có liên kết với từ bí mật (private), và nguồn gốc từ Tiếng Pháp privé.
Thành phần
[sửa | sửa mã nguồn]Quân vương, hành động theo sự cố vấn của Cơ mật viện, còn được biết tới là Hội đồng Cơ mật viện Quốc vương hoặc Hội đồng Cơ mật viện Nữ vương.[13] Thành viên của viện được gọi chung là Huân công Tôn kính nhất Cơ mật viện Quốc chủ Bệ hạ[14] (còn được gọi là Huân công và khác của ...).[15] Đứng đầu Cơ mật viện là Chủ tịch, còn được gọi là Huân trưởng Cơ mật viện (Lord President of the Council), là một trong bốn Trọng thần Quốc vụ (Great Officer of State),[16] là thành viên Nội các và thông thường là Lãnh đạo Viện Quý tộc hoặc Viện Thứ dân.[17] Một chức vụ quan trọng khác là Thư ký, người ký vào tất cả các sắc lệnh của Cơ mật viện.[18]
Cả hai Cố vấn Cơ mật và Ủy viên Cơ mật có thể được sử dụng chính xác để đề cập đến một thành viên của Cơ mật viện. Tuy nhiên trước đây, là sự ưa dùng bởi Văn phòng Cơ mật viện,[19] nhấn mạnh việc sử dụng Cố vấn là "một người đưa ra lời khuyên", trái lại với "một người là thành viên của viện". Cố vấn Cơ mật viện có truyền thống "tuyên thệ" sau khi được quốc chủ xác nhận.[20]
Quốc chủ có thể lựa chọn bất cứ ai làm Cố vấn Cơ mật viện,[21] nhưng thực tế bổ nhiệm chỉ được thực hiện theo lời khuyên của Chính phủ Quốc chủ Bệ hạ. Phần lớn những người được bổ nhiệm là các chính trị gia cao cấp, bao gồm Bộ trưởng Ngôi vua, một số ít nhân vật cao cấp nhất của phe Đối lập Trung thành, lãnh đạo Nghị viện của đảng chính trị lớn thứ ba, một vài nhân vật cao cấp nhất trong chính phủ Anh và các chính trị gia cao cấp từ Khối quốc gia thịnh vượng chung. Bên cạnh đó, Cơ mật viện cũng có số nhỏ thành viên Hoàng gia (thường là Vương tế và kế vị), vài chục thẩm phán từ các nước Anh và Thịnh vượng chung, một vài giáo sĩ và một số ít công chức cao cấp.
Không có giới hạn theo luật định đối với số lượng thành viên:[22] tháng 1 năm 2012, có khoảng 600 thành viên;[23] tới tháng 6/2015 có hơn 650 thành viên.[24]
Tuy nhiên, các thành viên không có quyền tự động tham dự tất cả các cuộc họp của Cơ mật viện, và chỉ một số được triệu tập thường xuyên đến các cuộc họp (trên thực tế Thủ tướng tự do quyết định).
Ba giáo sĩ Giáo hội Anh – Tổng Giám mục Canterbury, Tổng Giám mục York[22] và Giám mục London[25] – trở thành ủy viên Cơ mật viện khi được bổ nhiệm. Các thành viên cao cấp của Hoàng gia cũng có thể được bổ nhiệm, nhưng giới hạn là phối ngẫu hiện tại Quân vương, người kế vị và phối ngẫu.[22] Vương tế Philip hiện tại là cố vấn đặc quyền thành viên cao cấp nhất theo thời gian phục vụ,[23] và ông được bổ nhiệm không phải bởi vua trị vì hiện tại, mà tuyên thệ với Cơ mật viện của vua George VI (cha của Nữ vương Elizabeth II). Thư ký Cơ mật Quốc chủ (Private Secretary to the Sovereign) luôn được bổ nhiệm làm Cố vấn Cơ mật,[26] cũng như là Huân tướng Cung vụ (Lord Chamberlain), Chủ tịch Viện Thứ dân, và Chủ tịch Viện Quý tộc. Thẩm phán của Tòa án Tối cao Vương quốc Liên hiệp Anh,[27] các thẩm phán Tòa án Phúc thẩm Anh và xứ Wales,[28] thẩm phán cao cấp của Nội viện Tòa án Hình sự Scotland (Tòa án luật cấp cao của Scotland)[29] và Chánh án Tòa án Bắc Ireland[30] cũng là thành viên của Cơ mật viện theo dạng ex officio.
Phần lớn thành viên trong Cơ mật viện là chính trị gia. Thủ tướng, Bộ trưởng Nội các và Lãnh đạo phe Đối lập thường tuyên thệ thành viên Cơ mật viện khi được bổ nhiệm.[22] Lãnh đạo phe đa số trong viện Thứ dân, Đệ nhất Bộ trưởng của chính quyền địa phương,[31] một vài Bộ trưởng cao cấp ngoài Nội các, và nhân sự kiện nào đó nghị sĩ cấp cao cũng được bổ nhiệm vào Cơ mật viện.
Vì Cố vấn Cơ mật viện bị ràng buộc bởi lời thế giữ bí mật trong hội nghị cơ mật, việc bổ nhiệm Lãnh đạo phe Đối lập là Cố vấn Cơ mật cho phép Chính phủ chia sẻ thông tin "về các điều khoản Cơ mật viện".[22] Điều này thường chỉ xảy ra trong những trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như trong các vấn đề an ninh quốc gia. Ví dụ, Tony Blair gặp Iain Duncan Smith (Lãnh đạo phe Đối lập) và Charles Kennedy (Lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do) "về các điều khoản của Hội đồng Cơ mật" để thảo luận vấn đề vũ khí hóa học của Iraq.[32]
Mặc dù Cơ mật viện chủ yếu là tổ chức của Anh, các quan chức cấp cao của Thịnh vượng chung cũng được bổ nhiệm.[22] Năm 2000, ở New Zealand, Thủ tướng, chính trị gia cao cấp, Chánh án theo truyền thống được bổ nhiệm làm Cố vấn Cơ mật.[33] Tuy nhiên, việc bổ nhiệm thành viên từ New Zealand bị ngừng. Thủ tướng, Chủ tịch Hạ viện, Toàn quyền và Chánh án Tòa án Tối cao New Zealand đều giữ danh hiệu Quý ngài rất đáng kính, nhưng không phải là Cố vấn Cơ mật.[34] Cho đến cuối thế kỷ 20, Thủ tướng và Chánh án Canada và Australia cũng là Cố vấn Cơ mật.[35][36] Canada cũng có Cơ mật viện riêng, Cơ mật viện Quân chủ Canada. Thủ tướng các nước Thịnh vượng chung khác tuyên bố Quân vương làm Quốc chủ nên vẫn tuyên thệ Cơ mật viện.[22]
Lời tuyên thệ Cơ mật viện và nghi thức bổ nhiệm
[sửa | sửa mã nguồn]Trước đây việc tiết lộ lời tuyên thệ của thành viên Cơ mật viện là điều cấm kị; bị coi là tội phạm và có thể phản quốc.[37] Tuy nhiên, lời tuyên thệ đã được Chính phủ Blair chính thức công bố trong một câu trả lời bằng văn bản của Nghị viện vào năm 1998, như sau.[38] Nó cũng đã được đọc đầy đủ trong Viện Quý tộc trong cuộc thảo luận của Huân tước Rankeillour vào ngày 21 tháng 12 năm 1932.[39]
Chính tôi thề với Thiên chúa Toàn năng, sẽ phục vụ trong Cơ mật viện Nữ vương Bệ hạ với tư cách là một Tôi tớ trung thực và trung thành của Bệ hạ. Tất cả những lời nói và hành động gây tổn hại đến Bệ hạ và danh dự, ngai vàng và phẩm giá của hoàng gia đều không liên quan, và một khi biết tới, tôi phải cố gắng hết sức để ngăn chặn và báo cáo với Bệ hạ, hoặc với Cơ mật viện Bệ hạ để báo cáo lên bệ hạ. Chính tôi phải thể hiện suy nghĩ và ý kiến của mình với sự chân thành và lương tâm về tất cả các vấn đề bị kích động, xử lý và thảo luận trong Cơ mật viện, mọi thứ chính tôi biết được trong Hội đồng Cơ mật, hoặc trong Cơ mật viện về các vấn đề bí mật phải được giữ bí mật. Nếu có bất kỳ nghị quyết và sắc lệnh nào liên quan đến các thành viên của Cơ mật viện, chính tôi phải giữ bí mật và không tiết lộ cho người khác cho đến khi Bệ hạ hoặc Cơ mật viện cho phép họ được tiết lộ. Chính tôi phải làm hết sức mình để trung thành với Bệ hạ, ủng hộ Bệ hạ, hỗ trợ và duy trì tất cả quyền lực, nhân phẩm và quyền lực được Hoàng đế, Nghị viện ủy thác để tuyên bố ngai vàng, hay người khác, trước Quốc vương. Nói tóm lại, trong mọi việc, chính tôi phải là một phần của Bệ hạ như một người đầy tớ trung thành và chân thành. Xin Chúa giúp chính tôi giữ lời hứa này.[38]
Một bản tuyên thệ tương tự có ít nhất từ năm 1570.[40]
Cố vấn Cơ mật lựa chọn xác nhận để khẳng định lòng trung thành của họ trong điều kiện tương tự, nên họ không muốn có một lời tuyên thệ tôn giáo.[41] Trong nghi lễ nhận chức, thứ tự vị trí đứng Anh giáo được ưu tiên (là tôn giáo nhà nước) trước nhưng người khác.[42]
Lễ bổ nhiệm cho những thành viên mới được tổ chức bí mật, và thường yêu cầu quỳ trên ghế đẩu trước Quốc chủ và sau đó hôn tay.[43][44] Không phải tất cả các thành viên đều trải qua lễ bổ nhiệm; việc bổ nhiệm thường thông qua Sắc lệnh Cơ mật viện, mặc dù "hiếm khi lãnh đạo đảng sử dụng quá trình này."[45]
Nhiệm kỳ
[sửa | sửa mã nguồn]Thành viên được trao chức vụ đến hết đời. Trước đây, khi quân vương qua đời Cơ mật viện bị giải tán, tất cả thành viên được Ngôi vua bổ nhiệm tự động kết thúc nhiệm kỳ.[46] Đến thế kỷ 18, đã ban hành quy định Cơ mật viện có nhiệm kỳ đến 6 tháng sau khi Ngôi vua qua đời.[47] Tuy nhiên, theo quy ước, quốc chủ sẽ tái bổ nhiệm tất cả các thành viên của Cơ mật viện sau khi giải thể.[48][49] Do đó, tư cách thành viên vẫn tiếp tục mà không bị gián đoạn.[22] Năm 1901, luật được thay đổi để đảm bảo nhiệm kỳ của Ngôi vua trở nên liên tục không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ sự kế vị nào của Quân vương.[50]
Tuy nhiên, Quốc chủ có thể xóa bỏ tư cách thành viên Cơ mật viện. Cựu đại biểu Nghị viện Elliot Morley bị xóa tư cách ngày 8/6/2011, do bị kết án tù vì lạm dụng công quỹ.[51][52] Trước đó, cá nhân bị trục xuất lần cuối gần nhất là Ngài Edgar Speyer, Bt., đã bị xóa tư cách ngày 13/12/1921[53][54] do đã hợp tác với Đế quốc Đức, trong thời kỳ Thế chiến I.[55]
Đôi khi để tránh bị trục xuất, cá nhân có thể chọn từ chức. Ba thành viên tự nguyện rời khỏi Cơ mật viện vào thế kỷ 20: John Profumo,[55] từ chức ngày 26/6/1963;[56][57] John Stonehouse,[55] từ chức ngày 17/8/1976[56][58] và Jonathan Aitken từ chức ngày 25/6/1997[59] do hành vi dối trá.[55][60]
Gần đây nhất có ba thành viên cũng từ chức. Ngày 4/2/2013, Chris Huhne xin từ chức khỏi Cơ mật viện vì đã thay đổi bản án.[61] Huân tước Prescott từ chức ngày 6/7/2013, để phản đối sự chậm trễ trong việc đưa ra quy định báo chí, mong muốn những người khác tuân theo.[62] Denis MacShane từ chức ngày 9/10/2013, trước khi Tòa án kết tội làm giả số liệu.[63]
Mật nghị
[sửa | sửa mã nguồn]Các cuộc họp của Cơ mật viện thường được tổ chức mỗi tháng một lần bất cứ nơi nào có Quốc chủ.[64] Số thành viên tham dự tối thiểu là ba,[65] mặc dù có một số quy định khác nhau về số lượng thành viên tham dự (ví dụ, một số văn bản ghi yêu cầu tối thiểu chỉ là 2 thành viên).[66]
Quốc chủ có thể tham gia phiên họp, mặc dù vị trí ấy có thể do hai hoặc nhiều Cố vấn Quốc vụ (Counsellors of State) thực hiện.[67][68] Theo Luật Nhiếp chính năm 1937 tới 1953,[69] Cố vấn Quốc vụ được chọn là Vương tế (phối ngẫu Quốc chủ) và bốn vị trí kế vị theo thứ tự, với hơn 21 tuổi (18 tuổi cho Trữ quân).[68] Theo thông lệ khi Quốc chủ vẫn tiếp tục đứng khi tham gia phiên họp, thì không thành viên nào được phép ngồi,[19] bằng cách ấy phiên họp thường tổ chức ngắm. Huân trưởng đọc danh sách Sắc lệnh được tạo, và Quốc chủ chỉ việc hô "Chấp thuận".[70]
Rất ít Cố vấn Cơ mật tham dự thường xuyên phiên họp. Thực tế việc giải quyết phiên họp hàng ngày là bốn cố vấn Cơ mật, thường là Bộ trưởng có liên quan đến các vấn đề liên quan.[67] Bộ trưởng Nội các kiêm chức Huân trưởng, hiện tại là Jacob Rees-Mogg MP,[71] luôn luôn làm chủ tọa.[72] Theo Hiệp định hiện đại giữa Thể chế đại nghị và quân chủ lập hiến, mọi dự thảo được đưa ra trong Cơ mật viện đều do Bộ Chính phủ soạn thảo và đã được Bộ trưởng chịu trách nhiệm phê duyệt – do đó, các hành động được thực hiện bởi Hội đồng Cơ mật viện là các thủ tục cần thiết để xác nhận đủ tiêu chuẩn.[67]
Các phiên họp đầy đủ thành viên của Cơ mật viện là khi Quốc chủ tuyên bố đính hôn (diễn ra lần cuối ngày 23 tháng 11 năm 1839,[73] dưới triều đại của Victoria của Anh); hoặc do trống Ngai, trong trường hợp Quân chủ qua đời hoặc thoái vị.[32] Phiên họp toàn bộ thành viên tổ chức ngày 6/2/1811, khi George, Thân vương xứ Wales khi tuyên thệ làm Hoàng thân Nhiếp chính theo Luật Nghị viện.[74] Các đạo luật hiện hành quy định việc thiết lập một chế độ nhiếp chính trong trường hợp chưa đến tuổi vị thành niên hoặc không đủ khả năng đảm nhiệm ngay lập tức Hoàng thân Nhiếp chính được chọn và tuyên thệ trước Cơ mật viện.[75]
Trong trường hợp Ngôi vua truyền lại, Cơ mật viện – cùng với Huân tước Tinh thần, Huân tước Thế tục, Chúa tể và Tham sự của Thành phố London cũng như đại diện Khối Thịnh vượng chung – đưa ra tuyên bố đăng cơ của Quốc chủ mới và nhận lời thề từ Quân vương mới liên quan đến an ninh của Giáo hội Scotland, theo yêu cầu của pháp luật. Bất cứ Hội nghi đặc biệt của Cơ mật viện được triệu tập để tuyên bố đăng cơ của một Quốc chủ mới và chứng kiến lời thề theo luật định của Quân vương, được gọi là Hội nghị Đăng cơ. Hội nghị cuối diễn ra ngày 6 và 8/2/1952: bởi Elizabeth II ở nước ngoài khi Ngôi vua qua đời, Hội nghị Đăng cơ đã tổ chức hai lần, một lầm tuyên bố Quốc chủ (hội nghị 6/2/1952), và sau khi Nữ vương mới về nước, để nhận được lời thề theo quy định (hội nghị ngày 8/2/1952).[76]
Chức năng
[sửa | sửa mã nguồn]Quốc chủ thực thi quyền hành pháp bằng cách ra Sắc lệnh Cơ mật viện theo tham vấn từ Cơ mật viện. Sắc lệnh Cơ mật viện, được soạn thảo bởi Chính phủ chứ không phải do Quốc chủ, là luật thứ cấp và được sử dụng để đưa ra các quy định của chính phủ và để bổ nhiệm chính phủ. Ngoài ra, Sắc lệnh Cơ mật viện được sử dụng để xác nhận Chấp thuận Quân vương cho Pháp lệnh Nghị viện xứ Wales,[77][78] và luật được thông qua từ nghị viện của lãnh thổ Ngôi vua Anh.[79]
Khác biệt Sắc lệnh Cơ mật viện và Lệnh Cơ mật viện: Sắc lệnh được ban hành bởi quốc chủ theo tham vấn của Cơ mật viện, trong khi Lệnh được tạo bởi các thành viên của Cơ mật viện mà không cần sự chấp thuận của quốc chủ. Chúng được ban hành theo thẩm quyền cụ thể của Đạo luật Nghị viện, và phổ biến nhất được sử dụng cho quy định của các tổ chức công cộng.[79]
Quốc chủ cũng xác nhận Hiến chương Hoàng gia theo tham vấn từ Cơ mật viện. Hiến chương xác nhận tình trạng đặc biệt của cơ quan hợp nhất; được sử dụng để cấp tình trạng cho một vài tổ chức chuyên môn, giáo dục hoặc từ thiện, đôi khi là thành phố và thị trấn.[80] Cơ mật viện giải quyết nhiều vấn đề khác nhau, bao gồm, quy chế đại học, công hội[81] nghĩa trang,[82] tiền và ngày lễ.[64] Cơ mật viện trước đây có quyền hạn duy nhất ban mức độ học viện và danh hiệu đại học,[83] nhưng sau Luật Giáo dục cao cấp và Nghiên cứu 2017 những quyền này được trao bởi văn phòng dành cho Sinh viên cho các tổ chức giáo dục ở Anh.[84]
Ủy ban
[sửa | sửa mã nguồn]Hội đồng Cơ mật bao gồm một số Ủy ban Thường vụ sau:[85]
- Ủy ban Tòng Nam tước
- Nội các Anh
- Ủy ban vấn đề Jersey và Guernsey
- Ủy ban Kết quả Luật Văn phòng Ngôi vua 1877
- Ủy ban Tư pháp Cơ mật viện
- Ủy ban Đại học Scotland
- Ủy ban Đại học
Ủy ban Tòng Nam tước được thành lập năm 1910 bởi sắc lệnh Cơ mật viện, trong thời kỳ Edward VII trị vì, nghiên cứu các dòng kế vị (và từ chối nếu thấy nghi ngờ) để đưa vào danh sách Nam tước.[85]
Ủy ban vấn đề Jersey và Guernsey khuyến nghị phê duyệt luật pháp Quần đảo Eo Biển.[85]
Ủy ban Kết quả Luật Văn phòng Ngôi vua 1877 bao gồm Đại Chưởng ấn và Quan Chưởng ấn cũng như là một Bộ trưởng. Ủy ban họp lần cuối năm 1988, có liên quan đến việc thiết kế và sử dụng Ấn niêm phong.[85]
Ủy ban Đại học Scotland xem xét đề xuất sửa đổi các đạo luật của bốn trường đại học cổ xưa của Scotland.[85] Ủy ban họp lần cuối năm 1995, xem xét các kiến nghị chống lại các quy chế do Đại học Oxford và Cambridge và các trường đại học của họ thực hiện.[85]
Ủy ban Tư pháp,[86] bao gồm các thẩm phán cao cấp của Cơ mật viện.[87] Quyết định của Ủy ban được trình bày dưới dạng "lời khuyên" cho quốc vương, nhưng trên thực tế, luôn được phê chuẩn bởi Quốc chủ (như là Hội đồng Ngôi vua), người chính thức phê chuẩn đề nghị của Ủy ban Tư pháp.[88]
Ngoài ủy ban thường vụ, một số ủy ban đặc biệt cũng được thành lập để xem xét và báo cáo về các Đơn thỉnh nguyện cho Hiến chương Hoàng gia thành lập và phê chuẩn các thay đổi đối với các luật lệ tạm thời của các cơ quan do Hiến chương Hoàng gia tạo ra.[85]
Ủy ban của Cơ mật viện thỉnh thoảng được thành lập để kiểm tra các vấn đề cụ thể. Các Ủy ban như vậy độc lập với Văn phòng Cơ mật viện và do đó không báo cáo trực tiếp với Huân trưởng.[85] ví dụ:[85]
- Ủy ban Butler – hoạt động của các dịch vụ tình báo để can thiệp quân sự ở Iraq
- Ủy ban Chilcot – cho vấn đề điều tra Chilcot Inquiry
- Ủy ban Gibson điều tra được thành lập vào năm 2010 - để xem xét liệu các ngành an ninh Anh có đồng lõa trong việc tra tấn các tù nhân.
Quyền và đặc quyền thành viên
[sửa | sửa mã nguồn]Toàn thể Cơ mật viện được gọi là "Tôn kính nhất" (The Most Honourable), trong khi các thành viên có danh hiệu "Rất đáng kính" (The Right Honourable).[89]
Mỗi cố vấn Cơ mật có quyền được gặp Quốc chủ. Các quý tộc được xem xét sử dụng quyền này với tư cách cá nhân; thành viên Viện Thứ dân chỉ được một cách tập thể. Trong mỗi trường hợp, cá nhân tiếp xúc với mục đích đệ trình tham vấn các vấn đề công.[90]
Chỉ có Cố vấn Cơ mật tuyên bố Hoàng gia chấp thuận xem xét dự thảo tác động đến quyền của Ngôi vua.[91]
Các thành viên của Hội đồng Cơ mật có đặc quyền được thông báo trước về bất kỳ quyết định nào của thủ tướng giải quyết liên quan đến Lực lượng Vũ trang Hoàng gia trong hành động chống kẻ thù.[92]
Cố vấn Cơ mật có quyền được ngồi gần Ngai vàng Quốc chủ trong Phòng nghị của Viện Quý tộc trong cuộc tranh luận, đặc quyền có thể trở thành thành viên của Viện Quý tộc với người thừa kế của quý tộc di truyền, trước khi Công đảng Cải cách Quý tộc năm 1999, Giám mục Giáo hội Anh khi chưa trở thành Huân tước Tinh thần, giám mục về hưu trước đây trong Viện Quý tộc, Trưởng tu viện Westminster, Quý tộc Ireland, the Thư ký Tòa Công lý Ngôi vua, và Lệnh quan Truyền trượng đen (Gentleman/Lady Usher of the Black Rod).[93] Nếu các cố vấn Cơ mật ngồi gần Ngai vàng Quốc chủ, thì họ chỉ là quan sát viên và không được phép tham gia vào bất kỳ hoạt động nào của Viện Quý tộc. Ngày nay đặc quyền này hiếm khi được thực hiện.
Cố vấn Cơ mật được xếp hạng ưu tiên chính thức, nếu chưa có thứ hạng cao hơn.[94] Vào đầu mỗi kỳ họp Quốc hội mới, và theo quyết định Chủ tịch Viện Thứ dân, thành viên Viện Thứ dân là Cố vấn Cơ mật thường tuyên thệ trung thành trước tất cả các thành viên khác trừ Chủ tịch và Cha của viện (Father of the House), là thành viên của Viện đã phục vụ thời gian dài.[95] Nếu một Cố vấn Cơ mật phát biểu tại Viện Thứ dân cùng lúc với Đại biểu Đáng kính khác, Chủ tịch thường ưu tiên cho thành viên "Rất đáng kính".[96] Tuy nhiên, quy định này đã không được Công đảng khuyến khích sử dụng sau năm 1998, mặc dù Chính phủ không được phép gây ảnh hưởng đối với Chủ tịch.[97]
Tất cả những người tuyên thệ Cơ mật viện đều được phong danh hiệu "Rất đáng kính", nhưng một số quý tộc tự động có danh hiệu cao hơn: Công tước phi Hoàng gia có danh hiệu "Quý tộc nhất" (The Most Noble) và hầu tước, "Tôn kính nhất" (The Most Honourable). Theo hệ thống hiện đại Debrett's sử dụng chữ cái "PC" sau danh hiệu quý tộc của Cố vấn Cơ mật.[98] Và với thứ dân, "Rất đáng kính" là sự xác thực họ là Cố vấn Cơ mật và không phải thêm chữ cái "PC".[33][98][99] Bộ Tư pháp xét lại thông lệ hiện hành hội nghị theo thời gian.[100]
Hội đồng khác
[sửa | sửa mã nguồn]Cơ mật viện là một trong bốn Hội đồng chính của Quốc chủ. Ba hội đồng khác theo quy định là, Tòa án Luật pháp, Commune Concilium (Hội đồng Thứ dân, hoặc Nghị viện), Magnum Concilium (Đại Hội đồng, hoặc Hội đồng tất cả Quý tộc vương quốc). Tất cả vẫn còn tồn tại, hoặc ít nhất là chưa bao giờ bị bãi bỏ chính thức, nhưng Magnum Concilium đã không được triệu tập kể từ năm 1640 và được coi là không còn tồn tại.[90][101]
Một số Cơ mật viện khác cũng tư vấn cho Quốc chủ. Anh và Scotland đã từng có Hội đồng Cơ mật riêng biệt (Cơ mật viện Anh và Cơ mật viện Scotland). Đạo luật Liên minh 1707 thống nhất hai nước vào Vương quốc Liên hiệp Anh vào năm 1708 Nghị viện của Vương quốc Anh bãi bỏ Cơ mật viện Scotland.[102][103] Sau đó, Cơ mật viện Vương quốc Liên hiệp Anh đặt tại London.[104] Ireland, tiếp tục có một Cơ mật viện riêng ngay cả sau Đạo luật Liên minh 1800. Cơ mật viện Ireland đã bị bãi bỏ năm 1922, khi một phần phía nam Ireland tách khỏi Vương quốc Liên hiệp; được thiết lập thành Cơ mật viện Bắc Ireland, và không hoạt động khi Nghị viện Bắc Ireland đình chỉ năm 1972. Kể từ đó, không có ai được bổ nhiệm nữa và chỉ có ba người được bổ nhiệm vẫn sống đến tháng 11 năm 2017.[105]
Canada cũng sở hữu Cơ mật viện riêng Cơ mật viện Quốc chủ Canada—từ 1867.[106] Cơ mật viện Canada đặc biệt "vì Canada", và không "vì Vương quốc Liên hiệp Anh". Cơ quan tương đương của Úc và New Zealand là Hội đồng Điều hành.[107][108]
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Dicey, pp. 6–7.
- ^ Dicey, p. 24.
- ^ Dicey, pp. 12–14.
- ^ a b Gay, p. 2.
- ^ Maitland, pp. 262–3.
- ^ Maitland, p. 253.
- ^ Goodnow, p. 123
- ^ Maitland, p. 256.
- ^ a b Plant, D (2007). “The Council of State”. British Civil Wars, Commonwealth and Protectorate, 1638–60. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2008.
- ^ Warshaw, p. 7.
- ^ Gay and Rees, pp. 2–3.
- ^ Edited by Edmund Weiner & John Simpson. (1991). The Compact Edition of the Oxford English Dictionary (Second Edition). Oxford University Press. ISBN 0-19-861258-3.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
- ^ “Legislative Competence Orders” (PDF). Constitutional Quick Guides No. 3. Welsh Assembly. 2007. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 1 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2008.
- ^ e.g. “Statutory Instrument 1988 No. 1162”. Office of Public Sector Information. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2008.
- ^ e.g. “Statutory Instrument 1999 No. 1379”. Office of Public Sector Information. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2008.
- ^ H. Cox, p. 388.
- ^ “Departmental Plan 2004/05” (PDF). Privy Council Office. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 1 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2008.
- ^ Brazier, p. 199, note 109.
- ^ a b “Privy Council Office FAQs”. Privy Council Office. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2012.
- ^ “No. 56070”. The London Gazette (Supplement): 1. ngày 30 tháng 12 năm 2000.
- ^ Blackstone, I. 174.
- ^ a b c d e f g h Gay, p. 3.
- ^ a b “Privy Council Members”. Privy Council Office. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2012.
- ^ “More Cameron allies appointed to Queen's Privy Council”. Mail Online. ngày 2 tháng 7 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2019.
- ^ “Bishop of London”. Diocese of London. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2008.
- ^ “Mailbox January 2007”. Royal Insight. Royal Household. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2008.
- ^ Peel, Michael; Croft, Jabe (ngày 20 tháng 9 năm 2009). “Privy Council hampers Supreme Court”. Financial Times. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2009.
- ^ “English Judges and the Bar: Court of Appeal and High Court”. Forms of address. Ministry of Justice. 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2007. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2008.
- ^ “Scottish Judges and the Bar”. Forms of address. Ministry of Justice. 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2007. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2008.
- ^ “Northern Ireland Judges and the Bar”. Forms of address. Ministry of Justice. 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2007. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2008.
- ^ “Morgan made Privy Counsellor”. BBC. ngày 24 tháng 7 năm 2000. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2008.
- ^ a b “So what is the Privy Council?”. BBC. ngày 18 tháng 2 năm 2003. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2008.
- ^ a b “The title "The Honourable" and the Privy Council”. New Zealand Honours. Department of the Prime Minister and Cabinet. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2008.
- ^ “DPMC—New Zealand Honours: The Right Honourable”. New Zealand Department of the Prime Minister and Cabinet. 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2011.
- ^ “Order Paper and Notice Paper, 20 October 2000”. Senate of Canada. 2000. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2008.
- ^ “Commonwealth Judges”. Forms of address. Ministry of Justice. 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2008.
- ^ Hattersley, Roy (ngày 14 tháng 12 năm 2000). “Let's abolish this absurdity”. The Guardian. Guardian News and Media. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2010.
Quoting those words from the Privy Council's oath is certainly an offence and possibly treason.
- ^ a b “HC Hansard Vol 317 Col 182”. Hansard. London: Parliament of the United Kingdom. ngày 28 tháng 7 năm 1998. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2010.
- ^ “HL Deb Vol 86 cc520-35”. Hansard. London: Parliament of the United Kingdom. ngày 21 tháng 12 năm 1932. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2015.
- ^ Joseph Robson Tanner, Tudor Constitutional Documents: A.D. 1485-1603, with an Historical Commentary (Cambridge University Press, 1930), p. 225.
- ^ “Privy Counsellors - Glossary page”. UK Parliament. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2019.
- ^ Chris Cook (ngày 18 tháng 9 năm 2015). “How civil servants kept the Privy Council's secrets”. BBC. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2015.
- ^ Privy Council: Guide to its origins, powers and members Lưu trữ 2018-04-02 tại Wayback Machine, BBC News (ngày 8 tháng 10 năm 2015).
- ^ Privy council: Jeremy Corbyn did not kneel for the Queen Lưu trữ 2016-08-23 tại Wayback Machine, Guardian (ngày 11 tháng 11 năm 2015).
- ^ Wintour, Patrick (ngày 8 tháng 10 năm 2015). “Jeremy Corbyn rejects formal privy council induction by Queen”. The Guardian (bằng tiếng Anh). ISSN 0261-3077. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2016.
- ^ Blackstone, I. 176.
- ^ The most recent enactment deferring dissolution was the Succession to the Crown Act 1707 (6 Ann. c. 41). Complete text Lưu trữ 2010-06-10 tại Wayback Machine as originally enacted. Văn bản về Succession to the Crown Act 1707 có hiệu lực ngày hôm nay (bao gồm bất kỳ sửa đổi nào) tại Vương quốc Liên hiệp Anh, legislation.gov.uk . Section VIII provided, "... the Privy Council of Her Majesty, her heirs or successors for the Kingdom of Great Britain, shall not be determined or dissolved by the death or demise of Her Majesty, her heirs or successors; but such Privy Council shall continue and act as such by the space of six months next after such demise, unless sooner determined by the next successor to whom the imperial Crown of this realm is limited and appointed to go, remain, and descend;..." Despite becoming obsolete in 1901, this section remained on the statute book until it was repealed by the Statute Law (Repeals) Act 1973 (c. 39), section 1(1) and Schedule 1 part I.
- ^ H. Cox, p. 389.
- ^ See, for example, the proclamation following the accession of Queen Victoria on the death of William IV: “By the Queen: A Proclamation: Requiring all Persons, being in Office of Authority or Government at the Decease of the late King, to proceed in the Execution of their respective Offices”. The London Gazette. London: Francis Watts (19514): 1625–1626. ngày 27 tháng 6 năm 1837. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2010.
- ^ The Demise of the Crown Act 1901 (1 Edw. 7 c. 5), "An Act to amend the Law relating to the Holding of Offices in case of the Demise of the Crown" Lưu trữ 2009-12-08 tại Wayback Machine (original text), Văn bản về Demise of the Crown Act 1901 có hiệu lực ngày hôm nay (bao gồm bất kỳ sửa đổi nào) tại Vương quốc Liên hiệp Anh, legislation.gov.uk . Section 1(1) provides, "The holding of any office under the Crown, whether within or without His Majesty's dominions, shall not be affected, nor shall any fresh appointment thereto be rendered necessary, by the demise of the Crown." The act came into force within six months of the death of Victoria and section 1(2) ensured that no offices were vacated on the subsequent accession of Edward VII. See also commentary in Appendix 2 of the report that preceded the 1973 Act: Law Commission, Scottish Law Commission (1972). Statute Law Revision: Fourth Report. London: Her Majesty's Stationery Office. tr. 30–55. ISBN 0-10-151080-2. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2010. (LC 49, SLC 26, Cmnd 5108).
- ^ “Morley's Privy Council expulsion”. The Independent. ngày 9 tháng 6 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2020.
- ^ “No. 59820”. The London Gazette: 11257. ngày 14 tháng 6 năm 2011.
- ^ Rayment, Leigh (ngày 1 tháng 4 năm 2008). “Privy Counsellors 1836–1914”. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2008.
Sir Edgar Speyer (struck off 13 Dec 1921)
- ^ “No. 32547”. The London Gazette: 10123. ngày 12 tháng 12 năm 1921.
- ^ a b c d Staff reporter (1997). “Queen Accepts Aitken's Resignation”. British Broadcasting Corporation. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 11 năm 2004. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2008.
The Queen has accepted Jonathan Aitken's resignation from the Privy Council. [...] Two former disgraced Ministers, John Profumo and John Stonehouse, have also resigned from the Council, but no one has been thrown off since 1921 when Sir Edgar Speyer was struck off for collaborating with the Germans in the First World War.
- ^ a b Rayment, Leigh (ngày 2 tháng 4 năm 2008). “Privy Counsellors 1915–1968”. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2008.
John Dennis Profumo (resigned 26 Jun 1963) [...] John Thomson Stonehouse (resigned 17 Aug 1976)
- ^ “No. 43041”. The London Gazette: 5533. ngày 28 tháng 6 năm 1963.
- ^ “No. 46994”. The London Gazette: 11347. ngày 19 tháng 8 năm 1976.
- ^ Rayment, Leigh (ngày 10 tháng 9 năm 2008). “Privy Counsellors 1969–nay”. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2008.
Jonathan William Patrick Aitken (resigned ngày 25 tháng 6 năm 1997)
- ^ “No. 54817”. The London Gazette: 4381. ngày 26 tháng 7 năm 1997.
- ^ “Huhne admits speeding points lie”. ngày 4 tháng 2 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2019 – qua www.bbc.co.uk.
- ^ “Prescott resigns from Privy Council”. ngày 6 tháng 7 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2019 – qua www.bbc.co.uk.
- ^ “London Gazette No 60653”. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2013.
- ^ a b “Queen and Privy Council”. Monarchy Today. Royal Household. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2008.
- ^ “Privy Council website”. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2012.
- ^ “Section 35, Opticians Act 1989”. legislation.gov.uk. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2012.
- ^ a b c Gay and Rees, p. 4.
- ^ a b “Counsellors of State”. Monarchy Today. Royal Household. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2008.
- ^ “No. 48172”. The London Gazette: 6361. ngày 29 tháng 4 năm 1980.
- ^ Brazier, p. 199.
- ^ “Lord President of the Council”. gov.uk. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2019.
- ^ “Roles and Responsibilities of the Lord President”. Privy Council Office. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2012.
- ^ The Times, ngày 25 tháng 11 năm 1839, p. 5.
- ^ “Gazette of ngày 7 tháng 2 năm 1811”. London Gazette. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2012.
- ^ Regency Act 1937, Sect. 2.2 and 4.1.
- ^ The Times, ngày 7 tháng 2 năm 1952, p. 6; The Times, ngày 8 tháng 2 năm 1952, p. 6.
- ^ Participation, Expert. “Government of Wales Act 2006”. www.legislation.gov.uk. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2019.
- ^ Order in Council Lưu trữ 2009-02-19 tại Wayback Machine dated ngày 9 tháng 7 năm 2008, approving The NHS Redress (Wales) Measure 2008, the first Measure to be passed by the Assembly on ngày 6 tháng 5 năm 2008. Office of Public Sector Information.
- ^ a b House of Commons Information Office (tháng 5 năm 2008). “Statutory Instruments” (PDF). Factsheet. ISSN 0144-4689. No.L7 Ed 3.9. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2008.
- ^ “Royal Charter”. Privy Council Office. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2012.
- ^ Gay and Rees, p. 5.
- ^ H. Cox, p. 393.
- ^ “Degree awarding powers and university title”. QAA. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2017.
- ^ Higher Education and Research Act 2017 (2017 c. 29 ss. 42–60). Văn bản về Higher Education and Research Act 2017 có originally enacted or made tại Vương quốc Liên hiệp Anh, legislation.gov.uk Last accessed:ngày 9 tháng 4 năm 2019
- ^ a b c d e f g h i Bản mẫu:Whatdotheyknow.com
- ^ N. Cox, Abolition or Retention of the Privy Council, Sect. 2.
- ^ Gay and Rees, p. 6.
- ^ Maitland, p. 463.
- ^ “Privy Council members”. Privy Council Office. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2015.
- ^ a b N. Cox, Peerage Privileges, pp. 25–6.
- ^ Hayter, Sect. 7.177.
- ^ “Jones informed of Syria drone strike”. BBC. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2015.
- ^ Hayter, Sect. 1.37.
- ^ Blackstone, I. 318.
- ^ Walker, A; Wood, E (ngày 14 tháng 2 năm 2000). “The Parliamentary Oath” (PDF). Research Paper 00/17. House of Commons Library. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 24 tháng 8 năm 2000. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2008.
- ^ “Privy Council”. BBC. ngày 19 tháng 5 năm 1998. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 7 năm 2004. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2008.
- ^ “Modernisation of the House of Commons—Fourth Report: Precedence for Privy Counsellors”. Modernisation of the House of Commons Select Committee. ngày 4 tháng 3 năm 1998. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2008.
- ^ a b “Privy Counsellors and Crown Appointments”. Debrett's. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2015.
- ^ “Letters after the name”. Debrett's. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2017.
In a social style of address for a peer who is a privy counsellor it is advisable that the letters PC should follow the name. For all other members of the Privy Council the prefix ‘Rt Hon’ before the name is sufficient identification.
- ^ “Peers”. Forms of address. Ministry of Justice. 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2008.
- ^ Blackstone, I. Chapter 5.
- ^ “Privy Council Records”. National Records of Scotland. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2017.
- ^ O'Gorman, Frank (2016). The Long Eighteenth Century: British Political and Social History 1688-1832. Bloomsbury Publishing. tr. 65. ISBN 9781472507747. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2017.
- ^ Black, Jeremy (1993). The politics of Britain, 1688-1800. Manchester University Press. tr. 13. ISBN 0719037611. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2017.
- ^ Rayment, Leigh (ngày 27 tháng 5 năm 2014). “Privy Counsellors—Ireland”. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2015.
- ^ “The Queen's Privy Council for Canada”. Privy Council Office. ngày 13 tháng 2 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2008.
- ^ “Federal Executive Council Handbook” (PDF). Australian Government, Department of the Prime Minister and Cabinet. tháng 6 năm 2005. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 20 tháng 7 năm 2007. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2008.
- ^ “Executive Council”. New Zealand Government, Department of the Prime Minister and Cabinet. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2008.
Ghi chú
[sửa | sửa mã nguồn]- Blackstone, W (1838). Commentaries on the Laws of England. New York: W.E. Dean.
- Brazier, R (1997). Ministers of the Crown. Oxford University Press. ISBN 0-19-825988-3.
- Cox, H (1854). The British Commonwealth, Or, A Commentary on the Institutions and Principles of British Government. London: Longman, Brown, Green, and Longmans.
- Cox, N (2002). “The Abolition or Retention of the Privy Council as the Final Court of Appeal for New Zealand: Conflict Between National Identity and Legal Pragmatism”. New Zealand Universities Law Review. 20. doi:10.2139/ssrn.420373.
- Cox, N (2008). “Peerage Privileges since the House of Lords Act 1999”. Selected Works of Noel Cox. Berkeley Electronic Press. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2008.
- Dicey, A (1887). The Privy Council: the Arnold prize essay, 1860. London.
- Gay, O; Rees, A (2005). “The Privy Council” (PDF). House of Commons Library Standard Note. SN/PC/2708. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 15 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2010.
- Goodnow, F (1897). Comparative Administrative Law: an Analysis of the Administrative Systems, National and Local, of the United States, England, France and Germany. New York: G.P. Putnam's Sons. ISBN 978-1-58477-622-2.
- Hayter, P (2007). Companion to the Standing Orders and guide to the Proceedings of the House of Lords (ấn bản 21). Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 11 năm 2008.
- Iwi, E (1937). “A Plea for an Imperial Privy Council and Judicial Committee”. Transactions of the Grotius Society. Transactions of the Grotius Society, Vol. 23. 23: 127–146. JSTOR 742946.
- Maitland, F (1911). The constitutional history of England: a course of lectures. Cambridge.
- Michael Pulman (1971) The Elizabethan Privy Council in the Fifteen Seventies (Berkeley: University of California Press)
- Warshaw, S (1996). Powersharing: White House—Cabinet relations in the modern presidency. Albany, N.Y.: State University of New York Press. ISBN 0-7914-2869-9.
- David Rogers (2015) By Royal Appointment: Tales from the Privy Council—the unknown arm of Government, London: Biteback Publishing.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Privy Council Office homepage
- Judicial Committee of the Privy Council homepage
- BBC: Do we need the Privy Council?; BBC Radio 4: Whats the point of the Privy Council?
- BBC: Privy Council: Guide to its origins, powers and members, ngày 8 tháng 10 năm 2015
- “Privy Counsellors”. Parliamentary Debates (Hansard). House of Lords. ngày 12 tháng 5 năm 2009. col. 998–1013.
- Guardian Comment - Roy Hattersley on the Privy Council