Thảo luận:Đạo đức kinh

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bài viết này đã được sử dụng làm một nguồn tham khảo trong báo chí. Xem Wikipedia:Wikipedia tiếng Việt được dùng làm nguồn cho báo chí để biết thêm chi tiết.

Bài được dùng đến hoặc nhắc đến tại: “Triển lãm lớn nhất về Đạo đức kinh”. Báo Tuổi Trẻ. 2 tháng 5, 2007.

Trung Quốc thời cổ đại tồn tại 3 tư tưởng triết học lớn, được gọi là Tam giáo, đó là Đạo giáo, Nho giáo và Phật giáo. Trong đó Lão Tử là người đề xuất ra quan điểm chủ đạo của Đạo giáo. Lão Tử là người nước Sở, ông sinh vào thời Chiến Quốc (khoảng thế kỷ thứ 5 trước công nguyên). Đây là thời kỳ mà đất nước Trung Quốc rơi vào cảnh chiến tranh loạn lạc triền miên, nhưng cũng là một thời kỳ được coi là vàng son của triết học Trung Quốc. Trong thời kỳ này có rất nhiều học giả đưa ra các quan điểm rất khác nhau về nhân sinh quan và thế giới quan, cho nên người đời sau mới gọi thời kỳ này là thời kỳ của Bách gia chư tử (hàng trăm trường phái). Lão Tử là người có nhiều quan điểm mới và khác biệt so với các luồng tư tưởng triết học lúc bấy giờ. Ông đã viết bộ sách Đạo Đức kinh gồm 2 quyển tổng cộng 81 chương . Thượng thiên nói về Đạo, Hạ thiên nói về Đức. Đạo Đức kinh không phải là một tác phẩm có kết cấu lô-gíc của một thế giới quan mà nó chỉ là tập hợp của những câu triết lý rời rạc. Tuy vậy nó cũng thể hiện một quan điểm rõ ràng về tư tưởng triết học của một trường phái và có một giá trị nhất định.

“Nhân pháp Địa, Địa pháp Thiên, Thiên pháp Đạo, Đạo pháp tự nhiên” [Đạo Đức kinh - chương 25]. Là một triết lý thể hiện quan điểm chủ đạo của Đạo gia. Đặc biệt là sự khác biệt với các triết gia khác trong cách nhìn nhận về Đạo. Vậy Đạo là gì? Theo Lão Tử, Đạo là nguyên thủy của trời đất, của vạn vật. “Đạo là cái tổng nguyên lý dó đó mà muôn vật sinh, Đạo là đường lối muôn vật noi theo, là cái tổng quy luật chi phối sự sinh thành biến hóa của trời đất muôn vật” [Đại cương triết học Trung Quốc, tg Giản Chi & Nguyễn Hiến Lê, tr 191]. “Hữu vật hỗn thành, tiên thiên địa sinh…Ngô bất tri kỳ danh, tự viết chi Đạo” [Thượng thiên] (Có một vật hỗn độn mà thành, sinh trước trời đất,…Ta không biết tên nó là gì, tự gọi là Đạo). Lão Tử thừa nhận là không thể dùng ngôn ngữ để mô tả được bản chất của Đạo “Đạo khả đạo phi thường Đạo, danh khả danh phi thường danh” ( Đạo mà có thể gọi được là Đạo thì không phải là đạo thường, tên mà có thể là tên được thì không phải tên thường). Như vậy, ông đã thể hiện được quan điểm chủ đạo trong vấn đề nhận thức thế giới vận vật thông qua sự nhìn nhận về khái niệm Đạo. Điều này có một giá trị rất lớn trong việc đánh giá sự vật.

Giá trị về căn bản luận : Từ quan niệm về Đạo, Lão Tử - đại diện của Đạo gia đã phủ nhận quan điểm: Trời sinh ra mọi vật. Tuy mơ hồ nhưng ông cũng đã đưa ra được luận điểm về nguồn gốc của mọi vật đều phải xuất phát từ một bản căn nào đó, ngay cả trời đất cũng không phải là sự xuất hiện đầu tiên (Hữu vật hỗn thành, tiên thiên địa sinh). Cái nguồn gốc của mọi sự vật ấy được ông gọi là Đạo (như đã nói ở trên).

Giá trị về tương quan luận : Trong câu “Nhân pháp Địa, Địa pháp Thiên, Thiên pháp Đạo, Đạo pháp tự nhiên”, Đạo gia đã đưa ra một khái niệm về quan hệ tương quan giữa con người và tự nhiên (trời, đất) cũng như sự ảnh hưởng lẫn nhau của các thành phần này. Cũng lại xuất phát từ bản căn của sự vật, Đạo gia cho rằng vạn vật trong vũ trụ đều tác động lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau mà nguyên nhân chính là cái bản căn của mọi vật (Đạo). Tức là nhìn nhận sự tác động lẫn nhau của vạn vật dựa trên quan điểm bản thể luận mà không phải xuất phát từ quan niệm duy tâm.

Giá trị về tự nhiên luận : Đạo gia đã đưa ra quan điểm về quy luật tự nhiên của vạn vật. Tất cả mọi vật hình thành, biến đổi đều tuân theo quy luật tự nhiên chứ không phải do trời hay các đấng thần linh tối cao quyết định. Và bản chất của mọi vật vốn xuất phát từ tự nhiên, tuân theo quy luật tự nhiên mà biến đổi. Lẽ tự nhiên ấy sinh ra Đạo-nguồn gốc của mọi sự vật, do vậy mọi vật đều phụ thuộc nhau và phụ thuộc tự nhiên (Người noi theo Đất, Đất noi theo Trời, Trời noi theo Đạo mà Đạo thì noi theo lẽ tự nhiên). Quan điểm của Đạo gia cho thấy sự nhìn nhận quy luật tự nhiên như là một tất yếu của sự vật. “Bỉ chính chính giả, bất thất kỳ tính mệnh chi tình. Cố hợp giả bất vi biền, nhi chi giả bất vi kỳ; trường giả bất vi hữu dư, đoản giả bất vi bất túc. Thị cố phù hĩnh tuy đoản, tục chi tắc ưu; hạc hĩnh tuy trường, đoạn chi tắc bi. Cố tính trường phi sở đoạn, tính đoản phi sở tục, vô sở khử ưu dã” [Trang Tử, Biền Mẫu] (Người hay sự vật chí phải thì không bao giờ đánh mất bản tính tự nhiên mà mình được phú bẩm. (Ngón chân) hợp lại đừng xem là ngón dính; mọc nhánh ra thì đừng xem là ngón thừa. Cái dài thì đừng xem là dư; cái ngắn thì đừng xem là thiếu. Cho nên, chân vịt tuy ngắn nhưng nếu ta nối dài thêm thì nó khổ; chân hạc tuy dài nhưng nếu ta chặt ngắn đi thì nó sầu. Vậy, bản tính dài thì chớ làm ngắn lại; bản tính ngắn thì chớ nối dài thêm. Bản tính như vậy, có gì đáng ưu phiền đâu mà phải khử bỏ đi). Tôn trọng quy luật tự nhiên và tuân theo quy luật tư nhiên mà tồn tại là một quan điểm lớn nhất của Đạo gia. Như Ăng-ghen đã nêu : Con người phải tuân theo quy luật, khi tuân theo quy luật tưởng như mất tự do nhưng thực tế lại tự do. Đó cũng chính là cái ý nghĩa tôn trọng quy luật tự nhiên của sự vật đã được thể hiện trong tư tưởng của Đạo gia.

Như vậy, câu “Nhân pháp Địa, Địa pháp Thiên, Thiên pháp Đạo, Đạo pháp tự nhiên” Cho ta một sự nhìn nhận về hệ thống quan điểm triết học và tư tưởng của Đạo gia trong cách đánh giá sự vật. Nó mang nhiều ý nghĩa và có những giá trị lớn trong hệ thống các tư tưởng triết học cổ đại của Trung Quốc. Sự tồn tại ba truyền thống tư tưởng: Hai nội sinh (Nho-Lão) và một ngoại nhập (Phật) đã có một sự ảnh hưởng rất lớn đến nền tảng văn hoá dân tộc Trung Quốc và các nước lân cận vùng Đông Nam Á. Mặc dù có rất nhiều quan điểm khác biệt nhưng cả ba giáo lí này đã hoà hợp thành một truyền thống trong đó Đạo giáo đã có những ảnh hưởng rất lớn đến các lĩnh vực chính trị, kinh tế, triết học, văn chương, nghệ thuật, âm nhạc, dưỡng sinh, y khoa, hoá học, vũ thuật và địa lí, góp phần xây dựng nên một hệ thống triết học đồ sộ mà ngày nay chúng ta đang nghiên cứu.

203.160.1.47 11:14, 12 tháng 10 2006 (UTC)Thich Dai Thanh

Xin đừng làm Wikipedia thành một diễn đàn. Mekong Bluesman 23:23, ngày 23 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Toàn thể nội dung sách[sửa mã nguồn]

Vào lúc 18:02 ngày 23 tháng 5 năm 2007 một người vô danh dùng IP 222.253.162.164 đã mang, tôi nghĩ, toàn thể nội dung của kinh này vào phần Xác bản dịch và phổ biến. Tôi nghĩ là nội dung đó nên được mang sang Wikisource và xóa tại đây.

Sau 2 ngày tôi sẽ xóa nó.

Mekong Bluesman 23:29, ngày 23 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi đã đem phần dịch và phần tiếng Hán sang wikisource và xóa tại trang này (NB. Tôi không phải là người đã post phần dịch đó) [[Thành viên:QT}QT]] 01:54, ngày 26 tháng 5 năm 2007
Cám ơn QT đã làm giúp. Mekong Bluesman 11:34, ngày 26 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]