Thảo luận:Bánh pháo

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Nhớ ngày nào còn bé hì hục đạp xe xuống Bình Đà mua các dây pháo dài ngoẵng về đốt hoặc chế thuốc nổ đen quấn pháo tết thành dây. Bây giờ thì thật hiếm hoi, có ai có thể giúp cái ảnh minh họa cho bài này? Kẻo rồi một phong tục hàng ngàn năm đã biến mất dạng chỉ còn le lói trong tiềm thức của những người cao tuổi, bọn trẻ lớn lên chả biết cái gọi là băng pháo, tràng pháo là cái chi chi. Bài viết chủ yếu dựa trên cơ sở trí nhớ của tôi, việc tra tìm tài liệu trên Internet thật là khó! Khương Việt Hà (thảo luận) 05:37, ngày 28 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Ngày Tết trẻ con ngày xưa hay tự chế pháo, pháo cối có quả to như cái phích nước. Ngoài ra còn có pháo đập, pháo chuột, pháo thăng thiên...mấy cái đó cũng thú lắm nhưng bài này lại là tràng pháo nên đưa vào không được. Hay là ta mở rộng? tieu_ngao_giang_ho1970 (thảo luận) 16:10, ngày 29 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Tieu ngao giang ho1970 có thể đọc về thử nghiệm/kinh nghiệm của tôi (và các người khác) tại đây! Mekong Bluesman (thảo luận) 21:08, ngày 29 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Hay lắm Mekong Bluesman ạ, ko ngờ đã từng có thảo luận về điều này trên Wiki. Còn bài pháo (lễ hội) chưa ai viết đấy. Ai viết được thì sẽ đưa vào: pháo hoa, pháo đập (pháo ném), pháo cây, pháo giấy, pháo tháp (dựng thành tháp hơn 10m với hàng trăm loại pháo mà các làng nghề thường làm), pháo thăng thiên, pháo vịt, pháo bánh v.v. một cách khái quát, để rồi mở rộng thành các bài riêng lẻ sau đó. Bài này ko nên mở rộng các loại pháo trên, mà nếu ai đó có viết được trên Wiki các loại pháo lễ hội khác thì chỉ nên làm cái link "xem thêm", vì bài được tôi triển khai dựa trên tứ của câu đối "cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh". Khương Việt Hà (thảo luận) 05:26, ngày 30 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Bánh pháo trong bức ảnh trong bài xem ra là pháo của Tàu. Phần miêu tả bức hình ở Flickr cho thấy chụp nó ở Seatle (Mẽo). Hình như pháo Việt Nam bé hơn, màu hồng chứ không đỏ sẫm, thỉnh thoảng mắc một quả pháo đùng vào, và trên cùng (theo trình tự cháy thì là cuối tràng) có thể có một quả pháo cối nữa.--202.244.105.124 (thảo luận) 06:02, ngày 30 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Tôi không biết đó là pháo của văn hóa nào nhưng bức hình đó trông "buồn" quá! Trong trí nhớ lúc còn trẻ của tôi thì khi Tết tại Hà Nội có nhiều nhà 3, 4 tầng có dây pháo từ trên cao nhất xuống đất và ... trở lên lại. Khi đốt thì kéo dài ≈15 phút, 3 phút thì có một pháo lớn hơn và kết thúc bằng một pháo đại nổ lớn và một pháo đại có confetti. Sau này tại Sài Gòn cũng có những nhà với dây pháo dài như vậy nhưng ít hơn, tuy nhiên loại dây pháo ngắn như hình trong bài này thì rất phổ biến và nhà nào cũng có vao dịp Tết (họ dùng 2, 3 dây ngắn thay vì các dây cực dài). Mekong Bluesman (thảo luận) 09:49, ngày 30 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Pháo Việt cũng rất đa dạng về kích thước. Tôi đã từng đốt bánh pháo với những quả to bằng ngón tay cái người lớn, băng pháo dài 3m treo từ tầng 2 xuống đất, trong khi đó những ngày còn bé đã từng đi bán những bánh pháo tép dài 20cm với quả pháo chỉ nhỉnh hơn 1mm. Khương Việt Hà (thảo luận) 06:07, ngày 30 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Tôi chứng nhận những gì Khương Việt Hà vì tôi đã nhìn các dây pháo cực dài đó, trong các dây pháo đó thì có nhiều loại pháo có độ to khác nhau. Tại các phố Tàu lớn ở Bắc Mỹ vào trước thập niên 1980, như tại New York và San Francisco, đôi khi người Trung Hoa cũng đốt các dây pháo khá dài nhưng vì vấn đề an toàn (cháy nhà) các dây pháo đó đã bị cấm. Ngày nay, đốt pháo tại Bắc Mỹ phải xin phép. Mekong Bluesman (thảo luận) 09:49, ngày 30 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Trong khi chờ hình của Vietnamese Wikipedian thì dùng tạm vậy. Magnifier () 08:54, ngày 30 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Cảm ơn anh Mekong Bluesman, thú vị lắm. Kết hợp với thảo luận của Khương Việt Hà tôi nghĩ pháo lễ hội ta nên viết về pháo hoa, pháo bông..., mấy cái pháo đập, pháo chuột... sẽ cài vào bài về Tết cổ truyền nếu bài ấy chưa có. tieu_ngao_giang_ho1970 (thảo luận) 08:32, ngày 30 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi tạm viết vài dòng cho bài pháo (lễ hội) và nếu rảnh sẽ tiếp tục bổ sung. Rất mong mọi người cùng góp một tay! Khương Việt Hà (thảo luận) 06:50, ngày 31 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Cái chi tiết IP đưa vào[sửa mã nguồn]

Em xác nhận là có: họ lấy một vòng tròn đóng đinh như bàn chông kéo 1 dây bóng (đã thổi) luồn vào lỗ tròn từ từ kéo lên đinh chích vào bóng: đùng đùng đùng. Và đó là pháo cưới... bây giờ Magnifier () 15:54, ngày 30 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Chi tiết làm dây bóng bay nổ nghe cho giống pháo ban đầu là do tôi đưa vào bài viết vì tôi đã chứng kiến vài lần. Sau đó KVH bỏ ra, tôi cũng định trao đổi lại một chút vì thực ra ngoài cái này người ta còn mở cả băng, đĩa thu thanh tiếng pháo nữa. Tuy vậy, chính tôi cũng định sửa lại đoạn ấy vì cụm từ "xác pháo hồng và mùi pháo thơm nồng" nghe không hợp với văn phong wiki lắm. Vừa theo dõi thảo luận về VCCI xong quay lại thì bạn IP nào đó đã thêm lại rồi. Tôi nghĩ câu đó nên giữ để minh họa thêm cho cái hoài niệm mà KVH đã viết ở đoạn trước. tieu_ngao_giang_ho1970 (thảo luận) 16:11, ngày 30 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]
KVH bỏ đi là vì tôi dán biển {{Tiêu bản:fact}}. Nhưng mà tôi dán tiêu bản là cho cái cụm từ "không thay được tiếng pháo" kia, vì nó là so sánh sai, đã không phải pháo thì làm sao thay thế cho tiếng pháo được, tôi nghĩ đoạn này không cần thiết. Rungbachduong (thảo luận) 16:14, ngày 30 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi gây ra cái vụ cho nổ "bóng bay" nên xin sửa thêm tý chút. Tôi bỏ "không giống tiếng pháo thật" đi vì mở băng thì kể như giống tiếng nhưng không giống được "hình" và cái "thần" của pháo thật. tieu_ngao_giang_ho1970 (thảo luận) 16:37, ngày 30 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi bỏ câu đó ra khỏi bài với lý do rằng "tạm bỏ", bởi tính xác thực của nó chưa rõ (ở miền Bắc tôi chưa bắt gặp), nhưng có thể có những vùng miền khác điều đó là bình thường, bởi vậy các bạn cứ thêm vào nếu khả năng kiểm chứng là có thể. Năm 1997, một mình tôi dắt xe đi trên đường Hà Nội bên bờ hồ Hoàn Kiếm giữa lúc giao thừa, không tiếng pháo, không mùi thơm khói pháo, cảm giác cũng thật là trống trải! Lúc đó chợt tôi nghe tiếng pháo (lại gần hóa ra là tiếng mở băng đài). Thèm pháo quá! Nghĩ đi nghĩ lại, chơi gì chả nguy hiểm?! Tiếng pháo là để trừ điều không may, điều xấu của năm cũ, trừ ma quỷ, và xác pháo hồng là màu đỏ thắm đón cái mới, điều tốt lành! Khương Việt Hà (thảo luận) 16:43, ngày 30 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Thèm pháo thì ai chẳng thèm KVH ơi. Hay là ta mở phong trào đề nghị chính phủ cho đốt pháo lại. tieu_ngao_giang_ho1970 (thảo luận) 02:47, ngày 31 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Hic, cái đó là chủ trương chung tại nhiều nước trên thế giới, đâu riêng Việt Nam ta, vậy nên đốt pháo chỉ còn là hoài niệm. Giữa cái muốn và cái có thể, cái được phép, là một khoảng cách xa xôi! Khương Việt Hà (thảo luận) 06:50, ngày 31 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tên là Pháo Tết có chính xác không? Vì pháo còn được đốt trong đám cưới, thậm chí cả đám ma nữa mà. Tmct (thảo luận) 22:32, ngày 30 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Theo Dũng thì tạm thời nên là vậy, vì nếu đặt là Pháo (lễ hội) như trong phần định hướng thì lại là quá rộng. Dung005 (thảo luận) 23:09, ngày 30 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Anh nghĩ là cứ để thế này là được Dũng ạ. Pháo được dùng nhiều trong đám cưới, lễ khánh thành,... đổi là pháo Tết thì hẹp quá. Rungbachduong (thảo luận) 23:20, ngày 30 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tục đốt pháo ngày tết[sửa mã nguồn]

Việt nam có một phong tục đốt pháo ngày tết tuyệt vời như vậy mà lại bỏ đi thật là ngu ngốc.

Nhớ những năm xưa mỗi lần năm hết tết đến vào giờ giao thừa mỗi nhà chỉ đốt một phong pháo chuột thôi về mặt tinh thần thôi thấy thật là vui.

Tiếng pháo nổ ngày tết về mặt tâm linh xua đuổi tà ma,rướt ông bà tổ tiên về đầu năm dùng măm cơm cúng đầu năm độ cho gia quyến mạnh khỏe và qua năm mới phát tài,phát lộc lấy cái may mắn đầu năm vv....

Tất cả mọi người trên đất nước việt nam này ai cũng nhận thấy cho đốt pháo trở lại ngày tết là đúng đó,thèm tiếng pháo còn hơn ngọc ngà châu báo.

Đốt một phong pháo đầu năm vào buổi tối 30 đêm giao thừa xong rồi đi chùa lễ phật lấy cái hên đầu năm sao mà nó vui thật là vui.