Thảo luận:Bảo Thắng

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 15 năm trước bởi Lưu Ly trong đề tài Nguồn tham khảo
Dự án Hành chính Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Hành chính Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Hành chính Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
ThấpBài viết được đánh giá ít quan trọng.

Huyện Bảo Thắng[sửa mã nguồn]

Bảo Thắng là huyện biên giới thuộc tỉnh Lào Cai

Bảo Thắng đất xưa miền Thuỷ Vỹ[sửa mã nguồn]

Địa danh Bảo Thắng có từ thời xưa (保勝關, Bảo Thắng quan). Cuối thế kỷ XIX thuộc châu Thủy Vĩ, phủ Quy Hóa, trấn Hưng Hóa (水尾州光化府興化鎭). Khi đó Bảo Thắng bao gồm cả một phần Tf Lào Cai sau này (Khu vực cửa khẩu và các phường: Phố Mới, Vạn Hoà, Nam Cường, Thống Nhất, Pom Hán, Soi Lần; các xã Cam Đường, Tả Phời, Hợp Thành)[1]..

Năm 1905, Pháp lấy phần đất của châu Thủy Vỹ bên hữu ngạn sông Hồng sáp nhập vào Chiêu Tấn, vẫn lấy tên là châu Thủy Vỹ 水尾. Từ đó địa danh Chiêu Tấn không còn. Phần đất của châu Thủy Vỹ bên tả ngạn sông Hồng được tách ra lập thành châu Bảo Thắng, ổn định đến khi lập tỉnh Lào Cai (1907). Khi đó châu Bảo Thắng 保勝 có 11 xã, phố trại và 30 làng, bản, phố: Lào Cai 老街, Phố Mới 鋪買, Trại Mới 寨買, Soi Mười 𤐝𨒒, Sơn Mãn 山滿, Giang Đông 江東, Cánh Chín 𦑃𠃩, Thái Niên 太年, Phố Lu 富瀘, Xuân Quang 春光, Phong Niên 豐年.Còn châu Thủy Vĩ 水尾 có 4 xã là xã Nhạc Sơn 樂山 (16 thôn bản) xã Xuân Giao 春胶 (14 thôn bản); xã Cam Đường 甘堂 (137 thôn, bản) xã Gia Phú 加富 (16 thôn bản) với tổng số 83 thôn bản[2]..

Ngày 9-3-1944, thống sứ Bắc Kỳ ban hành nghị định bãi bỏ châu Thủy Vĩ, châu Bảo Thắng, thành lập phủ Thủy Vĩ, phủ Bảo Thắng, 3 châu Bát Xát, Sa Pa, Bắc Hà và khu đô thị Lào Cai. Phủ Bảo Thắng gồm 17 xã, làng: Nhạc Sơn, Cam Đường, Gia Phú, Xuân Giao, Pha Long, Mường Khương, Bản Lầu, Phong Niên, Xuân Quang, Phố Mới, Trại Mới, Soi Mười, Sơn Mãn, Cánh Chín, Giang Đông, Thái Niên, Phố Lu. Lỵ sở của phủ đặt tại Lào Cai. Từ 1944 mới gọi là huyện. Tuy địa giới đã điều chỉnh nhiều lần nhưng địa danh “Bảo Thắng” thì giữ nguyên suốt mấy chục năm và nó cũng không hàm ý chỉ vùng cửa khẩu với Trung Quốc nữa[3]..


Lịch sử 60 năm[sửa mã nguồn]

Trong cuộc chiến 1945-1954, sau khi tái chiếm Lào Cai (tháng 11/1947), thực hiện chính sách “chia để trị”, Pháp đã lấy sông Hồng làm ranh giới thành lập 2 “tỉnh” là: Phong Thổ nằm trong “xứ Thái tự trị” bên hữu ngạn và “tỉnh” Lào Cai trong “xứ Nùng tự trị” bên tả ngạn, khi đó Bảo Thắng chia đôi về 2 tỉnh. Về phía Mặt trận Việt Minh, đây là huyện đầu tiên giành chính quyền từ tay Nhật (8/1945) và từ căn cứ ở Đồng Hầm, Cam Đường phong trào diệt ác, phá tề lan nhanh xuống Xuân Giao và sang bên tả ngạn (Phong Niên) không theo “địa giới” tỉnh do Pháp lập. Đây là huyện thành lập Đảng bộ đầu tiên của tỉnh (15/10/1948). Trong địa bàn huyện, tại Phố Lu có đồn Pháp xây khá kiên cố sau chiến dịch Sông Thao. Đồn này ở vị trí yết hầu án ngữ cửa ngõ Lào Cai. Đồn do Vallet Olivie làm đồn trưởng. Châu uý Nông Du Trang (người xã Phong Niên) chỉ huy lực lượng Bảo an, được Trưởng Ty Công an Lào Cai là Trần Long gặp gỡ và giác ngộ. Trong Chiến dịch Lao-Hà cơ sở này được bàn giao cho quân đội sử dụng. Đại đội 684 dưới sự chỉ huy của Đại đội trưởng Quang Sơn đã thống nhất kế hoạch nhổ đồn Phố Lu với LLCA và cơ sở Nông Du Trang. Lúc 4 giờ kém 15’ ngày 05/3/1949, khi loa gọi hàng vừa vang lên, Châu uý cùng 2 người lính thân tín đã bắn chết Đồn trưởng sau đó tập hợp 43 lính Bảo an mang toàn bộ vũ khí nộp cho bộ đội. Việc diệt Đồn Phố Lu đã tạo điều kiện chiến dịch Lao-Hà toàn thắng. Trong Chiến dịch Lê Hồng Phong, Bộ Chỉ huy đã chọn đồn này làm điểm khởi hoả (ngày 08/02) bằng chính những khẩu súng ĐKZ vừa được chế tạo tại xưởng quân khí Trần Đại NghĩaViệt Bắc. Sau khi 2 đại đội bị tiêu diệt, một máy bay bị hạ, binh lính đồn Phố Lu phải hàng và ngày 13/02/1950 Phố Lu cũng như toàn huyện được giải phóng. Từ đó Phố Lu được chọn làm huyện lị của Bảo Thắng. Do có những khu căn cứ du kích hoạt động mạnh và vững nên trong kháng chiến Bảo Thắng thực sự “trở thành cái nôi của phong trào Cách mạng trong hậu địch ở Lào Cai”.

Sau đó Bảo Thắng cùng cả tỉnh phá âm mưu gây phỉ của Pháp-Mĩ, bắt nhiều toán biệt kích, gián điệp; tiến hành xây dựng chế độ dân chủ nhân dân. Thời kỳ này, huyện có 15 xã: Vạn Hoà, Cam Đường, Nam Cường, Tân Tiến, Gia Phú, Hợp Thành, Lê Lợi, Bình Đẳng, Phú Nhuận, Phong Niên, Thái Niên, Xuân Quang, Phố Lu, Sơn Hà, Quang Trung.

Trong những năm 1955-1975, một số xã được tách ra lập thị xã Cam Đường (xã Cam Đường, Hợp Thành, Tả Phời và các thôn Cốc Xa, Lùng Thắng, Xóm Mới, Đồng Hồ, Tùng Tung của xã Nam Cường); có thôn nhập vào thị xã Lào Cai (Vạn Hoà); một số xã đổi tên (Lê Lợi, Bình Đẳng,Quang Trung) hay lập mới (Sơn Hải, Phong Hải) nên địa danh, địa giới có thay đổi. Đây là thời kỳ mà Bảo Thắng đã góp nhiều công sức, máu xương và thực sự là một trong những huyện đi đầu của tỉnh Lào Cai về mọi mặt. Trong cuộc chiến 02/1979 Bảo Thắng bị tàn phá nặng nề về cơ sở hạ tầng nhưng cũng là địa bàn tiêu hao nhiều sinh lực địch ở Bản Phiệt, Bến Đền, Phong Niên, Phố Lu.

Những năm 1976-1991, khi tỉnh lị chuyển về Tx Yên Bái (8/1978), Tx Lào Cai cũ bỏ hoang (“Lào Cai mất đất, Cam Đường mất tên”) thì Bảo Thắng trở thành trung tâm của các huyện phiá Bắc tỉnh Hoàng Liên Sơn; TT Phố Lu thành nơi xả hơi của bọn làm ăn phi pháp, cán bộ, bộ đội biến chất lắm tiền ở Mường Khương, Bắc Hà và điểm dừng chân trên đường từ xuôi lên tỉnh Lai Châu. Đồng thời còn nổi tiếng, ví như Hồng Công vì đây là điểm trung chuyển hàng nhập lâụ mua từ các chợ âm dương ở biên giới về (máy khâu, vải, phích, pin, nước hoa, dép…) và ma tuý từ xuôi lên, từ Nghĩa Lộ, Lai Châu sang lén lút đưa sang TQ.

Sau ngày tỉnh Lào Cai được tái lập (10/1991), Phố Lu trở thành nơi tập kết của một số cơ quan tỉnh đến 1993 trở lại chỉ còn là thị trấn huyện lị. Bảo Thắng là huyện nằm ở trung tâm và là huyện vùng thấp của Lào Cai, thuận đường giao thông sắt, thủy, bộ, trình độ dân cư cao hơn một số huyện nên Bảo Thắng có nhiều thuận lợi phát triển KT, VH, XH[4], [5]..


Hiện tại[sửa mã nguồn]

Đến TK XXI, Bảo Thắng là một huyện biên giới cửa ngõ của thành phố Lào Cai, có diện tích tự nhiên 69.155ha, dân số 100.577 người. Phía Bắc giáp với huyện Hà Khẩu (Vân Nam - Trung Quốc) với 7km đường biên giới, phía Đông và Đông Bắc giáp với huyện Bắc HàMường Khương, Phía Nam giáp với huyện Bảo YênVăn Bàn, phía Tây giáp với huyện Sa Pa và Tây Bắc giáp với thành phố Lào Cai.Bảo Thắng có 15 xã, thị trấn: Phía hữu ngạn sông Hồng có 5 xã và 01 thị trấn (Sơn Hà, Sơn Hải, Phú Nhuận, Xuân Giao, Gia Phú, thị trấn Tằng Loỏng); Phía tả ngạn sông Hồng có 7 xã và 2 thị trấn (Thị trấn Phố Lu, xã Phố Lu, xã Trì Quang, xã Xuân Quang, xã Phong Niên, thị trấn Phong Hải, xã Bản Cầm, xã Bản Phiệt, xã Thái Niên. --123.17.179.12 (thảo luận) 03:18, ngày 20 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời

Liên kết ngoài[sửa mã nguồn]

  1. ^ Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư.
  2. ^ Vũ Thị Minh Hương..., Địa danh và tài liệu lưu trữ về làng xã Bắc Kỳ
  3. ^ Kỷ yếu 100 năm Lào Cai
  4. ^ Lịch sử Đảng bộ Lào Cai
  5. ^ Lịch sử Đảng bộ Bảo Thắng


Nguồn tham khảo[sửa mã nguồn]

Thông tin IP 123.17.179.12 đưa vào, nếu có thêm nguồn tham khảo sẽ được đưa vào bài chính. Lưu Ly (thảo luận) 03:21, ngày 20 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời