Thảo luận:Cà ra

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 9 năm trước bởi 118.70.209.225

Thành viên:Phương Huy, Thành viên:Phương Huy Khi tạo bài về loài, chi, bạn nên in nghiêng tên khoa học của chúng, đó là quy tắc cơ bản của sinh học. Đối với các cấp cao hơn như họ, bộ thì không in hoa. Tên khoa học cũng quan trọng nên cũng cần in đậm. Không nên liên kết tên khoa học đến bài khác mà hãy đổi hướng tên khoa học đó đến bài đang viết.

VD ở bài Cua TQ này có các lỗi: Cua Trung Quốc hay còn gọi là cua đồng Trung Quốc (chữ Hán: 大閘蟹; bính âm: dà zhá xiè, Danh pháp khoa học: Eriocheir sinensis)

  • Danh pháp chưa in nghiêng, đúng phải là Eriocheir sinensis vì đây là cấp độ loài. Tương tự cấp độ chi cũng in nghiêng.
  • Không liên kết danh pháp đến bài khác mà cần đổi hướng danh pháp đến chính bài cua Trung Quốc này. Eriocheir sinensis --> Eriocheir sinensis

Thanks. Ai báo dùm thành viên này. thảo luận quên ký tên này là của 203.119.8.69 (thảo luậnđóng góp).

Quy định nào bắt buộc phải làm việc này? hay IP tự đặt ra?--Phương Huy (thảo luận) 14:12, ngày 21 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời
Các bài viết của Phương Huy khá đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực nhưng xem ra có những lĩnh vực mà bạn rất mù mờ. Đây là kiến thức cơ bản nhất trong phân loại sinh học, lẽ ra bạn nên cám ơn IP kia mới phải. --113.171.222.213 (thảo luận) 14:57, ngày 22 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời
Huy nên coi Danh pháp hai phần bằng tiếng Anh sẽ rõ. Chuẩn này do 2 tổ chức phân loại lớn về động vật và thực vật cùng nhiều học giả uy tín quy ước.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 15:15, ngày 22 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời
Cảm ơn IP số 203.119.8.69, IP số 113.171.222.213 và bạn Alphama đã chỉ ra vấn đề. Nếu đã có quy ước khoa học như thế thì phải chấp hành thôi. Và cũng đề nghị các bạn đưa hướng dẫn này vào cẩm nang văn phong của Wikipedia. Hình như trong cẩm nang cũng chưa có hướng dẫn cụ thể về cách đặt tên như vậy nên tôi không để ý mà làm theo.--Phương Huy (thảo luận) 03:33, ngày 23 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời
Eriocheir sinensis là loài cua to sống ở vùng cửa sông và sinh sản ngoài biển từ Triều Tiên tới Phúc Kiến, loại cua đặc sản ở Trung Quốc (tên Trung: 大閘蟹 = đại áp giải/cua cửa cống lớn, hay 上海毛蟹 = Thượng Hải mao giải/cua lông Thượng Hải), không đến lượt mang sang Việt Nam để thả ra sông ngòi, ruộng đồng để "phá hoại" đâu. Trung Quốc cũng có nhiều loài cua (ví dụ chi Somanniathelphusa đa phần là các loài cua có ở Trung Quốc). Việc thành viên Phương Huy tự cho rằng "cua Trung Quốc" = Eriocheir sinensis là một điều không thể chấp nhận được. 118.70.209.225 (thảo luận) 06:27, ngày 26 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời
Tôi thấy chẵng có gì mà không thể chấp nhận được. Thuật ngữ Cua Trung Quốc tôi tra từ en Wiki bằng cụm từ Chinese Crab thì nó cho kết quả liên kết đến loài cua này. Mặt khác trong bài bằng tiếng Anh đã khẵng định đây là loài xâm lấn (có nguồn) vì vậy việc thả vào môi trường Việt Nam để phá hoại là có căn cứ.--Phương Huy (thảo luận) 07:44, ngày 26 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời
Thứ nhất, cụm từ "Chinese crab" trong tiếng Anh liên kết với bài Malus prunifolia (táo dại lá mận/cây thu), không phải liên kết với Eriocheir sinensis = Chinese mitten crab.
Thứ hai, châu Âu và Bắc Mỹ coi nó là loài xâm lấn không có nghĩa là nó cũng bị coi là như vậy ở quốc gia khác hay trên bình diện toàn thế giới.
Thứ ba, bạn có căn cứ khoa học gì (nếu có xin cho nguồn dẫn) khẳng định chắc chắn chính là loài này mà không phải là (các) loài khác trong số các loài cua có ở Trung Quốc được đưa vào Việt Nam hay chỉ là sự tự suy diễn của bạn.118.70.209.225 (thảo luận) 07:59, ngày 26 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời
Hi vọng bạn bớt chút thời gian tìm nguồn nếu có hơn là liệt kê từ thứ Hai đến CN.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 08:17, ngày 26 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời
Việc tìm nguồn trước hết là việc của người viết bài, vì đó chính là những gì anh/chị ta muốn cung cấp thông tin cho người đọc. Những người khác, dù đó là tôi hay bạn Alphama hay bất kỳ ai đó đều có thể tham gia trong phạm vi khả năng của mình. Tuy nhiên, cho tới nay tôi chưa tìm thấy nguồn nào bằng bất kỳ ngôn ngữ nào mà tôi có thể đọc được/hiểu được nói rằng Eriocheir sinensis = cua đồng Trung Quốc = loài đưa vào Việt Nam với mục đích phá hoại cả nên tôi không thể giúp gì được mà chỉ có thể đề nghị khi không chắc chắn về điều đó thì tốt nhất là nên thận trọng và không nên viết cứ như thể điều đó là hiển nhiên đúng, tránh việc người khác lại yêu cầu xóa đoạn viết ấy đi vì nó không có căn cứ/vô cùng thiếu cơ sở. Tôi đang chờ xem bạn Alphama có giúp được gì cho bài này hay không. 118.70.209.225 (thảo luận) 08:29, ngày 26 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời