Thảo luận:Công hàm năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bài viết hiện nay mang tên "Công thư năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng" theo tôi là chưa chính xác, vì ông Đồng không viết với tư cách cá nhân ông ấy, mà nhân danh Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trên thư cũng có đề rõ tên nước và đóng dấu quốc huy, báo VnExpress hôm nay có bài về công hàm này cũng viết: "Công thư mà Việt Nam gửi Trung Quốc năm 1958 ..." [1]. Công thư hay công hàm này viết "Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận 12 hải lý của Trung Quốc.", vậy cần cho biết thêm nội dung của "tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa" gồm những gì, có ghi là bao gồm Hoàng Sa và Trường Sa hay không. Các lời phát biểu của các nhân vật cũng nên ghi rõ năm phát biểu. --37.24.151.141 (thảo luận) 15:38, ngày 23 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Bạn nói đúng, nên đề cập đến tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa nữa. 123.21.14.70 (thảo luận) 13:41, ngày 24 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]
Chính xác, bài này hiện chỉ nói về nội dung của "công hàm" đó, còn nội dung tuyên bố của TQ mà "công hàm" đó tán thành thì hoàn toàn không nói, giống như nói "Tôi tán thành ý của ông ấy" mà không nêu rõ "ý của ông ấy" ra sao. Có 1 link lấy từ bài Quần đảo Trường Sa đây: http://www.webcitation.org/6BiSxgDbA, nguồn là Bộ Ngoại giao Trung Quốc, viết bằng tiếng Anh. Trong đó ghi rằng tờ báo Nhân dân của Việt Nam đã đăng chi tiết tuyên bố 4/9/1958 của TQ trong số báo ra ngày 6/9/1958. Web này cũng ghi rằng "chiều rộng lãnh hải của CHNDTH nên là 12 hải lí và điều này áp dụng cho tất cả các lãnh thổ của CHNDTH, bao gồm tất cả các đảo trên biển Đông". Bài viết này nếu không làm rõ được nội dung tuyên bố 4/9/1958 của TQ và nội dung mà tờ báo Nhân dân kia đã đăng "chi tiết" vào ngày 6/9/1958 thì nên bị đưa ra biểu quyết xóa bài hoặc gộp vào bài khác, vì đây là hai điểm trên mang tính trọng yếu quyết định rằng thông tin của bài này có đa chiều và đúng sự thật không. Rất tiếc, bài báo 6/8 kia chắc không có cơ tìm ra. 123.20.63.103 (thảo luận) 04:51, ngày 26 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Viết bài thiếu trách nhiệm[sửa mã nguồn]

Một bài mới tinh, vừa khởi tạo về một chủ đề dễ gây tranh cãi nhưng chưa gì đã bị dán tag Cần dẫn nguồn. Phần bài dưới thì bị gọi một cách vô lí là "Phản ứng", mặc dù "phản ứng" ấy chỉ vài năm gần đây mới thấy nhắc đến (vì lúc trước chẳng ai dám công khai nói về cái văn bản này), trong khi sự việc diễn ra đã gần 60 năm! Cả một đoạn dài có hơi hướng chép nguồn vi phạm tác quyền không chú thích nguồn, đến cuối đoạn mới chú thích. Văn thì đặc tính tuyên truyền có lợi cho một phía, từ ngữ thì phi trung lập (VD: "cưỡng chiếm"), nguyên nhân là vì lười nên trích cả câu văn dài của một phía. Cứ cách thức tạo bài thế này á, còn lâu Wikipedia tiếng Việt mới khá lên được. 123.20.117.147 (thảo luận) 15:46, ngày 23 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Đồng ý với 123, một bài viết về một chủ đề dễ gây tranh cãi cần phải viết cẩn thận, nhiều chiều, chứ còn mà viết kiểu này thì chẳng thà không có, xóa đi, còn tốt hơn. Chỉ tạo thêm công việc cho Bảo quản viên phải bảo vệ bài, và tạo thêm tranh cãi, phá hoại.--37.24.151.141 (thảo luận) 16:39, ngày 23 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Sau vài ngày những thông tin thiếu nguồn có thể bị xóa. Motoro (thảo luận) 15:51, ngày 23 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Bài viết này đáng ra tôi đề nghị đưa ra biểu quyết xóa bài vì nó chất lượng rất kém từ mấy hôm trước, nhưng không thích thái độ cứ hơi tý là lôi ra biểu quyết với soi mói như khá nhiều đề mục mà tôi tham gia, vì đó là cách làm hơi thiếu tính dân chủ. Vì thế tôi đề xuất là để một thời gian, nếu như chất lượng ko được cải thiện thì biểu quyết xóa bài.

Một số nguồn trong này người viết đã viết sai, và trích dẫn sai, ngoài ra toàn là nguồn báo chí gần đây, ko thực sự hàn lâm, ví như ko có các nguồn từ chính chính phủ TQ, ko thấy các nguồn từ TQ, các sách có uy tín, thay vào đó là lôi 1 vài bài báo gần đây, ý kiến cá nhân, hay sự suy diễn, cái này ko đại diện cho các tiếng nói chính thức. Thứ hai có bạn thảo luận ở trên cho là CP VN dấu công hàm này, thực ra ko phải như thế, nó được đăng trên báo Nhân dân - đây là điều rất hiếm với 1 văn bản có tính chất như vậy, và Bộ ngoại giao cũng đã ra tuyến bố năm 1979 để giải thích nó, đưa vào sách trắng Vn về quân hệ Việt - Trung cùng năm. Phia Tq cũng chỉ nhắc lại sơ qua khi quan hệ 2 nước về biển đảo xấu đi trong những năm gần đây, và gần nhất là cách đây vài ngày, trên 1 số báo, vì thế VN nhắc lại, chứ ko phải dấu diễm cái gì cả. về tuyên bố năm 1958, là tuyên bố lãnh hãi như chúng ta đã biết về bối cảnh của nó. Thứ hai, các bạn ko chứng minh được sự kiện năm 1958 có liên quan gì với sự kiện năm 1974. Cái này tôi cần nguồn hàn lâm từ phía Tq, từ chính cơ quan của CP Tq. lưu ý là năm 1973 CP TQ mới chính thức có tuyến bố về 2 quần đảo này, theo tôi được biết. Tóm lại nếu ko sửa lại bài thì có thể đưa ra biểu quyết để xóa, vì chất lượng rất tồi. Ngoài ra nếu là quan điểm báo chí thì phải ghi là báo chí. sự lạm dụng từ 1 số nguồn báo, mà ko chứng minh được sự chuẩn xác từ báo đó, thì cũng ko thể được xem là bảo đảm độ tin cậyTuantintuc17 (thảo luận) 04:58, ngày 26 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

wiki nên cố gắng lấy từ cấc nguồn sách, thay vì báo và viết theo phong cách báo, vì nó làm cho wiki thiếu tính bách khoaTuantintuc17 (thảo luận) 04:58, ngày 26 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Trả lời
  1. Bạn bất đồng với ai khi biên tập mà treo bảng vậy. Tôi thấy bạn tự biên rồi tự diễn chứ có ai cạnh tranh hay phản biện gì đâu mà bất đồng. Hay bạn đang bất đồng với chính bản thân mình?
  2. bạn không thấy hàng loạt nguồn báo chí trong và ngoài VN hay sao. Tôi có bịa ra nguồn đâu mà bạn đòi xóa bài. Nếu thấy có thể thì mời bạn đem ra BQX đi xem ai bị ném đá.
  3. Tôi sẽ xóa 2 bảng rất vô lý của bạn vì không nêu được lý do khi treo bảng đó.Atz (thảo luận) 06:18, ngày 26 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Phê bình thiếu tinh thần xây dựng[sửa mã nguồn]

Bạn Tuantintuc17 nên tỏ tinh thần xây dựng, hễ thấy chỗ nào sai, kém thì góp sức sửa, ít nhất nêu ra cụ thể. Đừng mượn cớ này cớ nọ dọa đưa ra biểu quyết xóa bài. Một đề tài tranh cãi về chủ quyền một nước nhất là đang nóng bỏng đã đủ độ nổi bật. Mình thấy nhiều bác vào đây phê bình không đóng góp gì cả, xử sự như một người thầy giáo. Chất lượng của wiki thì tùy người tham gia, nhưng cần thiết nhất mình thấy là tinh thần xây dựng. DanGong (thảo luận) 06:34, ngày 26 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]
Thật nực cười khi có người đòi đem bài này ra BQX. Không biết họ nghĩ họ là ai và đang nghĩ gì nhỉ. Che Guevaranhắn tin 07:10, ngày 26 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Ý kiến cụ thể?[sửa mã nguồn]

Bài đã được sửa chữa một phần theo những ý kiến đóng góp. Xin mời các bác quan tâm bổ túc thêm, hay cho các ý kiến cụ thể để phát triển về nội dung và nâng cao chất lượng bài. DanGong (thảo luận) 12:09, ngày 26 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của CHND Trung Hoa???[sửa mã nguồn]

Trong công hàm này, ông Phạm Văn Đồng "tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa" nhưng trong bài không thấy nói gì đến nội dung bản tuyên bố này của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Nếu bạn nào tìm được thông tin về bản tuyên bố này thì xin đưa vào bài. 123.21.23.206 (thảo luận) 15:04, ngày 26 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Bạn vào link này xem thử, coi có nên đưa lên không, trong đó có bản nguyên gốc, bản dịch tiếng Anh và tiếng Việt.

http://datviet.free.fr/archive/0,,701,00.html Link này tôi lấy từ cuộc thảo luận ở đây. http://www.lib.washington.edu/SouthEastAsia/vsg/elist_2008/Paracels.html Bản tuyên bố của Chu Ân Lai bằng tiếng Anh cũng có thể đọc ở đây. http://www.law.fsu.edu/library/collection/LimitsinSeas/ls043.pdf DanGong (thảo luận) 16:17, ngày 26 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Giải thích lập trường[sửa mã nguồn]

Tôi không đề nghị treo bảng biểu quyết xóa bài vì nếu làm thế thì tôi đã làm như thế từ lâu rồi, bản thân tôi chưa bao giờ tham gia vào các vụ đề xuất biểu quyết hay là tham gia biểu quyết. Nhưng một bài quan trọng như thế này, thì cần phải có các nguồn uy tín. Thứ hai là cần sử dụng từ ngữ chuẩn xác. Đây là 1 vấn đề mà cả wiki đang mắc phải, với gần như quá nhiều đề mục, nhất là những vấn đề có tính hàn lâm.

Trước hết tôi có yêu cầu thế này, về quan điểm của chính phủ, phải là nguồn từ chính chính phủ, kiểu Sách trắng, hay từ văn bản có chữ ký của người có thẩm quyền của chính phủ, có thể ở cổng thông tin điện tử chính phủ, hay báo chí lấy lại từ các văn bản chính phủ cung cấp hay các cuộc họp báo chính thức. nếu là nguồn thứ cấp, thì phải có căn cứ từ nguồn gốc. không lấy quan điểm báo chí, học giả, cán bộ về hưu,... thay cho quan điểm chính phủ được. vì thế phần phản ứng các bạn chưa lấy được nguồn đáng tin cậy.

Những góp ý này chỉ để các bạn cố gắng tìm kiếm từ các nguồn vốn đáng tin cậy, chứ ko phải để lăng xê cho một số báo chí, học giả nào đó. Về tính logic của vấn đề, như Ảnh hưởng, thì phải đưa ra được chứng minh, như ảnh hưởng của nó thế nào, phía chính phủ Trung quốc khẳng định như đã nêu ở trên. Tôi có quan sát một số báo TQ về vấn đề này, khá thú vị, nhưng chưa muốn công bố ở đây, chỉ là báo chí chứ ko phải chính phủ.

Cái này thì cũng như là về 2 cuộc chiến Đông dương và VN mà tôi tham gia, có người luôn hỏi nguồn hàn lâmTuantintuc17 (thảo luận) 20:38, ngày 26 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Tôi vẫn treo biển ở đây, khi nào các bạn làm rõ vấn đề, có trích dân sai hay không và có lập luận ko chuẩn xác về vấn đề ảnh hưởng, và hản ứng thì có thể bỏ gỡ, mội thứ tiếp tục Thảo luận trong này cho đúng dân chủ. Mỗi người đều có quyền treo bảng, và để gỡ bỏ thì ko thể theo quan điểm đơn phương ko thảo luậnTuantintuc17 (thảo luận) 20:44, ngày 26 tháng 5 năm 2014 (UTC)![trả lời]

Xin lỗi, sách trắng là nguồn sơ cấp; Wikipedia coi trọng nguồn thứ cấp do học giả soạn hơn nguồn sơ cấp. Đoạn nào bạn nghi ngờ thì cứ đòi hai nguồn hàn lâm uy tín để kiểm chứng. Chứ chẳng có lý do nào buộc người này dùng nguồn này hay nguồn kia để vừa ý mình đâu bạn ạ.--Gandalf Tóc Trắng (thảo luận) 01:08, ngày 27 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Nghiên cứu chưa được công bố[sửa mã nguồn]

"Từ điển Việt - Việt" trên trang Cồ Việt của Công ty Cổ phần Tin học Lạc Việt định nghĩa công hàm là "công văn ngoại giao của nước này gửi cho nước khác."[6] "Giáo dục Bộ Quốc ngữ từ điển giản biên bản" (教育部國語辭典簡編本) của Bộ Giáo dục Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan) định nghĩa công hàm là "thư từ xử lý công vụ" (處理公務的信函).[7] Cả hai từ điển này đều không có từ "công thư."

Nói ngắn gọn: đoạn này là nghiên cứu công bố vì cả nguồn [6] lẫn nguồn [7] đều không liên quan gì tới chủ đề có bài viết, thậm chí nó không phải là một cứ liệu lịch sử mà chỉ là một từ điển. Wikipedia không có phép có một sự suy diễn quá xa kiểu này. Mong bạn nào cố sức đưa vào điều chỉnh lại.--Gandalf Tóc Trắng (thảo luận) 01:06, ngày 27 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

quan điểm[sửa mã nguồn]

Truwosc có bạn muốnm ình tham gia viết, nhưng vì thấy viết sai nhiều quá nên mình ngại ko muốn tham gia. Thực ra mỗi người tự chịu trách nhiệm trước bản thân vì mỗi dòng mình viết, trước khi có nững quan điểm của người khác. Đặt bảng có liên quan gì đến sửa đổi phá hoại ? Tôi đặt bảng để người viết sửa lại cho chuẩn xác mà thôi.

Về một câu hỏi là sách trắng là nguồn thứ cấp hay sơ cấp. Trả lời là ko phải nguồn thứ cấp hay sơ cấp. Thứ hay sơ cấp phụ thuộc vào nội dung nào trích dẫn từ trong sách trắng. Nhưng sách trắng là nguồn có uy tín, bày tỏ quan điểm chính thức của 1 cơ quan đại diện quốc gia. nó có ý nghĩa trong quan điểm hơn là ở tư liệu dù thường sử dụng tư liệu đáng tin cậy.

Nguồn sơ cấp thường hiểu là từ nguồn gốc. Còn nguồn thứ cấp là tổng hợp. Nguồn thứ cấp hay hiểu là sang hơn, nhưng nó phải dựa vào nguồn sơ cấp đáng tin cây. Với tư liệu, thì nguồn sơ cấp là đáng tin tưởng, hơn là thứ cấp. Báo chí ko được xem là thứ cấp hay sơ cấp theo tiêu chí này, trừ phi nó truyền tải lại các nội dung đã được xem là thứ cấp hay sơ cấp. Cái này đọc lại nội quy wiki thì rõ.

WIki có 5 cột trụ mà mọi người biết, và nhữngg gì ko phải là wiki, tôi treo bảng ko phải là vì độ khách quan trung lập gì cả, mà là trích dẫn ko đúng, và viết sai không đúng gốc, thông tin kiểm chứng được.

Một quy định khác của wiki;

Quy định này không cấm các thành viên có kiến thức chuyên môn thêm những kiến thức của mình vào Wikipedia, nhưng nó cấm chỉ họ rút ra các (đoạn văn, kết luận, suy luận...) từ kiến thức của mình nhưng không chú giải từ nguồn của chính họ.

Đảm bảo bất kỳ người nào đều có thể kiểm tra nội dung của bài viết. Cho thấy sửa đổi của bạn không phải là nghiên cứu chưa được công bố và để giảm mâu thuẫn khi sửa bài. Không chép nguyên văn từ bên ngoài, tránh bị cho là đạo văn và sao chép.

Như vậy bảng của tôi là đúng theo tiêu chí Giải quyết mâu thuẫn [2]

Nguồn đáng nghi ngờ là nguồn có tiếng xấu về việc kiểm tra sự kiện. Các nguồn như vậy bao gồm các trang web và các nhà xuất bản thể hiện các quan điểm được thừa nhận rộng rãi là cực đoan, có tính chất quảng cáo, hoặc dựa nhiều vào các tin đồn và các quan điểm cá nhân. Chỉ nên dùng các nguồn đáng nghi để kiểm chứng cho các tuyên bố về chính các nguồn này, như được miêu tả bên dưới. Bài về các nguồn như vậy không nên chứa bất cứ khẳng định gây tranh cãi nào mà nguồn này đưa ra về các bên thứ ba, trừ khi các khẳng định này đã được công bố bởi các nguồn đáng tin cậy.

Xem điều lệ này:

Giữ thiện ý là một nguyên tắc cơ bản của Wikipedia. Khi mọi người được phép sửa đổi các trang, tức là chúng ta đã coi như mọi người tham gia đều có ý định tốt giúp phát triển dự án này mà không phải phá hoại chúng. Nếu không phải như vậy thì đã không có được một dự án như Wikipedia hiện nay.

Do vậy, khi bạn thấy một lỗi có dụng ý tốt, xin hãy sửa nó thay vì quay về phiên bản trước hoặc dán cho nó cái nhãn "phá hoại". Khi bất đồng với ai đó, xin nhớ là có thể họ tin là những gì họ làm là giúp phát triển dự án. Trong trường hợp này nên dùng các trang thảo luận để giải thích, đồng thời tạo cơ hội cho họ lý giải hành động của họ. Điều này giúp tránh sự hiểu nhầm lẫn nhau và tránh leo thang các mâu thuẫn. [3]

Đôi khi, cấu trúc bên trong của một bài có thể đòi hỏi sự chú ý của người soạn để bảo vệ tính trung lập và tránh những vấn đề như dẫn lái quan điểm cá nhân (POV forks) và nhấn mạnh quá mức (undue weight). Trong những trường hợp đó, cần cẩn thận để đảm bảo bố cục chung của toàn bài có tính trung lập.

Ví dụ về các trường hợp cần tránh:

Sự phân chia bố cục bài viết thành các phần và mục khác nhau chỉ dựa trên quan điểm người viết về bản thân nội dung.[6] Trình tự sắp xếp các đoạn đầu, cuối và các phần khác mang tính thiên vị cho một "bên" đặc biệt nào đó, hoặc ủng hộ, hoặc phê phán.[7] Các yếu tố cấu trúc hoặc văn phong khác có thể khiến người đọc trung lập gặp khó khăn trong tiếp cận đầy đủ các quan điểm đa chiều

về vấn đề xóa bài, bạn Che nên đọc lại:

Ngoài ra, thành viên có thể đề nghị xóa bài tại Wikipedia:Biểu quyết xóa bài vì bất cứ lí do gì. Khi đó, cần gắn tiêu bản

vào bài để thông báo cho những người quan tâm. Sau 2 tuần đóng góp ý kiến và bỏ phiếu, kết quả của cuộc bỏ phiếu về thay đổi thời gian chờ xóa bài là:

Biểu quyết được thực hiện theo thể thức theo thống nhất tại đây.Tuantintuc17 (thảo luận) 06:57, ngày 27 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Từ trước đến giờ tôi vẫn thích cách hành văn và các nội dung mà Tuantintuc17 đưa ra, có chất lượng về học thuật, hay dẫn từ nguồn có uy tín, mặc dù đôi khi bạn ấy hơi bị thiếu nguồn. Tuyên bố của chính phủ TQ cần có chữ ký và quốc hiệu, đóng dấu của cơ quan có thẩm quyền, cái đó là đúng. Vì trên mạng hiện lưu hành 2 bản khác nhau, nội dung không nhất quán, và không có căn cứ lấy từ nguồn gốc từ văn kiện của chính phủ. Cũng đồng ý là không lấy quan điểm cá nhân hay báo chí không hàn lâm thay cho quan điểm của chính phủ. Một số bạn hay lạm dụng nguồn từ BBC Tiếng Việt, nhưng không phải nội dung nào cũng chuẩn xác, như phát ngôn của Bộ Ngoại giao gần đây của TQ không có từ nào là "hết sức lố bịch" cả, như BBC viết, mà chỉ sử dụng từ "hoang đường" (荒唐), "khả tiếu" (可笑) tức mắc cười. Cần thận trọng với những nguồn loại này42.115.208.65 (thảo luận) 08:40, ngày 27 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Bạn IP, thích là một chuyện, có hợp lý hay không để đưa ra biểu quyết xóa bài lại là chuyện khác. Bạn chỉ nhắc tới cụ thể tuyên bố của chính phủ Trung Quốc mà không thấy bạn đưa nguồn nào lên để chứng minh. Tuy nhiên dù cho ý kiến bạn nêu đều được mọi người chấp thuận, đó không phải là lý do để xóa cả nguyên bài phải không? Dẫn chứng thứ hai của bạn về bài trên BBC lại không liên quan gì đến bài này. Tuy nhiên cũng cảm ơn đóng góp đó của bạn. DanGong (thảo luận) 09:40, ngày 29 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Tuyên bố về lãnh hải của TQ bạn nào đó đưa là nguồn không hợp lệ rồi còn gì. Bản tiếng Anh này không phải là nguồn gốc. Bản gốc mà tìm được chữ ký thì như mò kim đáy bể. Hơi lạ là tại sao TQ đưa tuyên bố mà lại cắt cụt văn bản, không theo đúng thông lệ thường thấy của văn bản pháp luật. Truy cập từ cơ sở dữ liệu văn bản pháp luật của TQ (kiểu http://thuvienphapluat.vn/ của VN) cũng chưa thấy. Thông tin của một số đài báo quốc tế, phe "lề trái" nói báo Nhân dân của VN đăng tải nội dung của tuyên bố TQ này là không đúng với thông tin từ nguồn tin TQ đưa ra.Tuantintuc17 (thảo luận) 14:31, ngày 30 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Bạn có thể chú thích thêm đó là nguồn để nghiên cứu của phân khoa Luật đại học tiểu bang Florida. DanGong (thảo luận) 15:26, ngày 30 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Phần mở đầu[sửa mã nguồn]

Phần mở đầu có vẻ không trung lập cho lắm, vì nội dung công hàm này vốn lập lờ. Ông PVD không hề ký một văn bản công nhận kỹ lưỡng tuyên bố của CHNDTH đến thế! Phía dưới cũng đang tranh cãi mà?--Gandalf Tóc Trắng (thảo luận) 17:10, ngày 30 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Bây giờ mới hiểu ý bạn. Không phải là không trung lập mà không rõ nghĩa. Người đọc sẽ tưởng lầm là đã công nhận cả 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hay là sửa lại như vầy: "Công hàm năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng là công hàm do Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng gửi cho thủ tướng Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Chu Ân Lai vào ngày 14 tháng 09 năm 1958, công nhận tuyên bố với quốc tế vào ngày 04 tháng 9 1958 quyết định của Chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Trung Quốc, tuy nhiên công hàm này không đề cập tới các đảo ngoài khơi như quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. DanGong (thảo luận) 17:59, ngày 30 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]
Theo tôi, chỉ cần ghi : "... vào ngày 14 tháng 09 năm 1958, công nhận tuyên bố với quốc tế vào ngày 04 tháng 9 1958 quyết định của Chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Trung Quốc" là đủ, đúng với nội dung thư. Phần diễn giải, có hay không nhắc đến Hoàng Sa, Trường Sa thì có thể viết ở dưới. Hay là tách ra "...vào ngày 14 tháng 09 năm 1958,"tán thành" và tôn trọng" tuyên bố với quốc tế vào ngày 04 tháng 9 1958 của Chính phủ Trung Quốc. Trong tuyên bố ấy, chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tuyên bố về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Trung Quốc và các đảo ngoài khơi".--37.24.147.199 (thảo luận) 18:50, ngày 30 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Tranh luận[sửa mã nguồn]

Có bạn thắc mắc là tại sao tôi sửa lại, mà trước đây tôi định đưa ra biểu quyết vì bài chất lượng quá kém, chứ ko phải là về tính trung lập hay tính chất quan trọng của đề mục. nhưng có t ranh luận thì có ai tranh luận đâu, vậy thì phải giải thích luôn.

đoạn sửa: "tán thành" và tôn trọng" tuyên bố với quốc tế vào ngày 04 tháng 9 1958 của Chính phủ Trung Quốc. Trong tuyên bố ấy, chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tuyên bố về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Trung Quốc và từ các đảo ngoài khơi cũng như chủ quyền về Đài Loan và các đảo. Việt Nam chính thức tuyên bố công hàm Phạm Văn Đồng là vô giá trị], RFI, tôi sửa lại: "đáp lại Tuyên bố lãnh hải Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ngày 4 tháng 09 năm 1958"

Thứ nhất đây là đầu của đề mục, thì chỉ đưa cái gì đúng nhất, chung chung chất, chứ không thể diễn giải, nhưng có bạn lại muốn diễn giải, và không đúng với văn phong gốc của cả hai văn bản. nguồn của RFI đưa đề là VN tuyên bố công hàm PVD là vô giá trị là cái tít sai. Trong cuộc họp báo của BNG, ông TLH đã trả lời rất rõ ràng là công thư có giá trị pháp lý, nhưng là có giá trị pháp lý tôn trọng quyết định hải phận 12 hải lý của Tq, còn nói ko có giá trị pháp lý với 2 quần đảo, vì công thư không nhắc đến. tức là công thư này chỉ là để tôn trọng quyết định về hải phận 12 hải lý của TQ mà thôi. Đó là lý giải chính thức của phía VN, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Công hàm hay công thư thì ko có vấn đề gì, đó chỉ là chơi chữ, để gây tâm lý nào đó lên phía TQ, ở cái thẩm quyền của người đứng đầu chính phủ VN lúc đó. Từ công thư là câu mở miệng của báo Vietnamnet, có thể cơ quan chức năng VN cố ý để phóng viên dùng từ công thư, và ông TLH chỉ là nói theo. Chứ ko phải ông TLH sáng tạo ra cái từ công thư. cho dù là công thư hay công hàm thì nó cũng có giá trị pháp lý ngang nhau, trong cái nội dung như thế, ko có gì phải lăn tăn, cái chính là ông TLH muốn phía TQ hiểu là cái văn bản nó như thế chỉ có nội dung như thế mà thôi, các ông ko nên hiểu khác, vì cái hiểu khác đó, là thuộc về thẩm quyền khác, chứ ko phải là nói công thư là phủ nhận giá trị pháp lý của công thư đó. cái mà ông ấy ám chỉ là công thư chỉ là để tuyên bố tôn trọng 12 hải lý, còn văn bản công nhận chủ quyền phải là cái cao hơn.

Như vậy có 2 cách hiểu khác nhau về công hàm hay công thư này.

1.TQ cho là công nhận chủ quyền của TQ với 2 quần đảo

2.VN cho là công nhận lãnh hải TQ 12 hải lý, ko có công nhận về chủ quyền biển đảo.

Đây là 2 lối giải thích khác nhau 1 trời 1 vực, và không thể chắc chắn là cách hiểu nào đúng. Để phân xử, chỉ có tòa án quốc tế mới phân xử nổi.

Về cách giải thích của ông TLH, thì cũng i sì như dạo 1977 mà đưa vào sách trắng quan hệ Trung Việt năm 1979, tức công hàm chỉ là để tôn trọng 12 hải lý của TQ. Như vậy VN từ 77 đến giờ vẫn giải thích theo lẽ đó, như là Estoppel. Đây là quan điểm nhất quán, và NN VN ko hề thay đổi quan điểm đó. Kể cả khi có kiện tụng thì VN vẫn theo nguyên tắc đó. Chỉ có tòa xử nhận định của TQ là đúng hay VN là đúng mà thôi, chứ ko ai có thể xen vào thay cho tòa được. Cho nên phần đầu viết mang tính cắt rời văn bản, như vậy là không chuẩn xác. Chỉ ghi chung chung vậy thôi là đúng với bản chất của nó. Có 2 bên hiểu khác nhau, theo lý luận ở dưới thế là đủ.

Ở đây có 1 số người ko hiểu lại vẽ ra hay tưởng tượng ra, thậm trí là trích dẫn lại cuộc họp báo của ông TLH lại tưởng là quan điẻm của VN là công nhận chủ quyền của TQ nhưng công thư đó ko có giá trị pháp lý. Trong khi đó nội dung của ông TLH đưa ra là rất rõ ràng, công thư chỉ công nhận 12 hải lý, chứ nội dung ko đề cập đến vấn đề chủ quyền. Còn viện dẫn Hiệp định Ge, hay vấn đề VNCH chỉ là lời giải thích cho báo chí hiểu. tức lúc đó, VNDCCH ko quản lý các đảo đó, và công thư của ông Đồng chỉ là để công nhận 12 hải lý, chấm hết, chứ ko phải là để tuyên bố những cái ko thuộc mình quản lý. có bạn lại thắc mắc về vấn đề công thư có nghĩa là ám chỉ công thư đã công nhận HS, TS là của TQ, nhưng nó ko có giá trị pháp lý vì nó không đúng theo pháp luật, cái này trong cuộc họp báo ông TLH đã giải thích rồi nó có giá trị pháp lý tôn trọng hải phận 12 hải lý, còn vấn đề chủ quyền, công thư ko nhắc đến, cho nên nó có giá trị pháp lý với 2 quần đảo đó (ko công nhận chứ ko phải là có công nhận nhưng ko có giá trị pháp lý).

Đơn giản là có 2 cách hiểu như vậy. Mà ko thể khẳng định bên nào đúng bên nào sai nếu như nhìn vào cách hành văn của cả 2 văn bản.

Một đoạn nữa sửa: Trong bối cảnh đó, ông Chu Ân Lai tuyên bố hải phận của Trung Quốc là 12 hải lý kể từ đất liền của Trung Quốc và các đảo ngoài khơi, bao gồm cả quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa).

Tôi sửa lại Trong bối cảnh đó, ông Chu Ân Lai tuyên bố hải phận của Trung Quốc là 12 hải lý, và đường cơ sở để tính hải phận là từ đất liền của Trung Quốc và các đảo ngoài khơi, bao gồm cả quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa). Tuy nhiên đây chỉ là tuyên bố đơn phương, trước đó t

Lý do là phải dùng văn bản gốc. tựa đề của văn bản là Tuyên bố lãnh hải của CHNDTH. Đây là tên của văn bản gốc. Không phải là Tuyên bố lãnh thổ. Còn phần nhắc đến các quần đảo là phần chêm vào ở đoạn sau để xác định lãnh hải đến đâu. Vì thế mà bản công hàm của ông Đồng mới có 2 cách hiểu khác nhau, nhất là ông lại chơi dấu phẩy sau đoạn tôn trọng tuyên bố của TQ. Dấu phẩy này rất quan trọng. Không biết là bản dịch tiếng Trung và tiếng anh thế nào. Bởi vì khi sang bản tiếng khác ngữ pháp khác đi, thì họ hiểu theo cách hiểu của họ cũng là có thể chấp thuận. Và đoạn sau của bản công hàm đó, thì có gì là mâu thuẫn hay là hoàn toàn khớp với đoạn đầu. Cái này phải tòa án quốc tế giải quyết. Chúng ta không nên bóp méo, diễn giải sai ngữ pháp, cấu trúc của văn bản.

Ngoài ra bản tuyên bố của TQ có 2 bản, ko tìm được bản gốc có dấu triện và chữ ký của ông Chu Ân Lai. Trên mạng lưu hành 2 bản được cho là cùng ngày, bản tiếng Trung do UBTVQH TQ phê chuẩn (ko có chữ ký dấu triện) và bản tiếng anh ra cùng ngày. Đây là kỳ lạ vì 1 văn bản pháp luật thì chỉ có 1 bản, ko thể có 2 bản. Lẽ nào TQ làm 1 bản họ chỉ để họ biết, còn bản tiếng Ánh đưa ra thế giới, thì họ dùng bản khác. Nói ngày 6 tháng 9 báo nhân dân đăng tuyên bố của Tq, vậy thì theo bản nào ? Không có tài liệu gốc để kiểm chứng. Bản tin tiếng Trung của TQ thì lại ko nói là báo Nhân dân đã đăng, mà họ lại dùng ba chấm để trích dẫn lại báo nhân dân ra ngày 6 hay 7 (?) tháng 9. Còn sự kiện San Fran năm 1951 thì không có liên quan gì đến nội dung đề mục này, có lẽ nên quẳng sang chỗ khác.

Báo Đại đoàn kết không đăng lại toàn văn của công hàm, mà chỉ nói là Bộ ngoại giao VN năm 77 đã tuyên bố là công hàm chỉ công nhận tuyên bố của TQ 12 hải lý. Chứ ko có đăng, nhưng sao lại có bạn lại trích dẫn nguyên văn công hàm từ báo này. Trong khi đó tôi đưa toàn bộ nội dung công hàm bản gốc.

Đoạn: Cũng theo ông Hải, "Đến nay không quốc gia nào công nhận chủ quyền của Trung Quốc ở Hoàng Sa.. Cái này không liên quan đến nội dung của đề mục này, nên để sang đề mục khác như Tranh chấp chủ quyền VN- TQ hay các bài về 2 quần đảo. ko đưa những gì ko liên quan.

Lời của Tiến sĩ Ngô Sĩ Tồn, Giám đốc Viện Nghiên cứu Nam Hải của Trung Quốc, chỉ là ý kiến cá nhân, không phải là ý kiến chính thức của chính phủ TQ, cho nên chỉ đưa vào mục bình luận. đại diện lâm thời Sứ quán Trung Quốc ở Indonesia, Lưu Hồng Dương đăng bài trên báo, thì cũng ko phải là ý kiến của Chính phủ TQ, cho dù ông ấy là người của chính phủ. Tiếng nói của CP phải là tiếng nói từ cơ quan có thẩm quyền và thực thi theo thẩm quyền kiểu như bộ ngoại giao. Tiếng nói của ông TLH là thể hiện quan điểm chính thức của NN VN. còn học giả, luật gia, mấy ông cán bộ về hưu, thậm trí cán bộ nhà nước nhưng ko có thẩm quyền, hay kể cả ông TLH mà chỉ phát biểu với tư cách cá nhân ở một hội thảo nào đó, hay viết bài báo nào đó cũng ko phải là tiếng nói chính thức của CP. Ngay báo Nhân dân, nói là tiếng nói của Đ, NN, nhân dân, thì cũng ko phải là bài viết của một ông nhà báo ở báo này thì thể hiện tiếng nói chính thức của Đ, NN, ND. Cái gọi là cơ quan ngôn luận của Đảng, chỉ là nói là thể hiện thường xuyên đưa các tin tức chính thức từ phía cơ quan đảng, NN mà thôi. còn nhà báo ở báo đó, thì cũng ko phải là của Đ, Nn. Kể cả Xãl uận của báo đó, thì cũng ko phải là luôn được xem là của cơ quan có thẩm quyền. Phải phân biệt rách ròi.

Đoạn: năm 1957 Trung Quốc đã chiếm lại từ tay một số lực lượng khác đảo Bạch Long Vĩ và sau đó đã trao trả lại cho Việt Nam. Tôi bỏ đi, vì đó là lấy lại từ 1 bài báo của ông Việt nào đó, mà cái này thi thông tin rõ sai, vì đảo BLV là TQ lấy năm 55 và 57 trả lại cho VN, chứ ko phải là năm 77. Nguồn sai, và sự kiện ko liên quan, thì bỏ đi cho rồi. nội dung của đề mục này chỉ là đăng công hàm và tuyên bố của Tq, tìm bản gốc mà đăng, và các cách lý giải khác nhau. Quan điểm của cơ quan NN TQ và VN thì phải lấy từ chính các nguồn gốc đó, còn các bình luận lý giải của những người khác thì là của những người khác. Ra Tòa, họ chỉ căn cứ vào lý giải của 2 cơ quan nhà nước có thẩm quyền, còn các ý kiến bên ngoài ko có giá trị gì cả. ý kiến của ông TLH chính thức là của cơ quan nhà nước Vn, chứ ko phải của ông ấy. Cứ theo bản gốc là đúng với quan điểm của VN. Đây là "trí tuệ" tập thể của rất nhiều các cơ quan ban ngành, chứ ko phải là tiếng nói cá nhân.

Bạn DHL đưa thêm thông tin Các bản đồ thế giới của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa xuất bản năm 1960 và 1972, cũng như sách giáo khoa xuất bản năm 1974, đều công nhận chủ quyền Trung Quốc đối với hai quần đảo. Một tuyên bố của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1965 cũng công nhận chủ quyền của Trung Quốc khi lên án Tổng thống Lyndon B. Johnson: "'Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson đã chỉ định ... một phần lãnh hải của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong quần đảo Tây Sa làm "vùng chiến sự" của lực lượng vũ trang Hoa Kỳ'.

Đây là thông tin ở một số trang cá nhân blog mình có đọc và các bài báo của TQ có đề cập đến, nhưng bản tiếng Trung họ ko đưa như vậy. Về nguồn là hơi có vấn đề. Về sự kiện năm 1965 thì Bộ ngoại giao VN có đưa vào sách trắng năm 1979, những cái này ko có giá trị pháp lý, và như ông DTQ trả lời có cái ông không được tiếp cận văn bản gốc. Mà TQ cũng ko đưa ra văn bản gốc, họ lại hay dùng dấu...Riêng về năm 65 là có văn bản gốc và BNG VN cũng có nhắc. Còn về việc khẳng định là có tranh chấp của năm 75 thì mình đọc nhiều tại liệu nhắc nhiều về sự kiện này. Đó là lần đầu tiên từ sau năm 58, TQ lại đưa ra công hàm năm 58 trong chuyến thăm của ông Lê Duẩn. Còn trích dẫn của ông PVD năm 77 (ngay sau khi VN tuyên bố lãnh hải của mình), thì cũng ko có văn bản gốc để khẳng định. Cả VN và TQ có thể đưa các văn bản gốc tại Tòa án quốc tế ? Những tin tức này phải đưa vào đề mục khác hợp hơn.

Tóm lại những vấn đề liên quan đến 2 tuyên bố, cách dẫn giải chính thức của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, và các ý kiến mang tính cá nhân có giá trị tham khảo đáng đưa vào đề mục thì để. Cái gì ko liên quan thì để sang đề mục khác. Quan điểm của tôi là có 2 cách lý giải từ 2 phái khác nhau thì cứ để cho 2 cách lý giải đó ngang nhau, miễn là họ tôn trọng đúng văn bản gốc của nó, còn dẫn giải sai, thì coi như nguồn sơ cấp còn đưa sai, nói gì đến nguồn thứ cấp. Và không nên sửa lại các nội dung, kể cả dấu câu. Đó là đúng nhất.Tuantintuc17 (thảo luận) 12:45, ngày 9 tháng 6 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Đoạn tôi đưa vào ở đầu bài chả diễn giải gì, nói về tại sao cái công hàm này nổi bật (từ phía TQ và Việt Nam). Bạn thấy việc tóm tắt cách giải thích của hai bên có gì không chính xác? Còn phần cách diễn giải của Trung Quốc tôi lấy nguồn từ chính tài liệu của Bộ Ngoại giao Trung Quốc công bố ngày 30 tháng 1 năm 1980, không phải từ "blog" nào. Tài liệu này đã được tạp chí Peking Review (của Nhà xuất bản Quốc tế Trung Quốc thuộc chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa) chép lại nguyên văn trong ấn bản số 7 năm 1980 như đã dẫn trong bài. Trung Quốc muốn lên án Việt Nam trên diễn đàn thế giới thì họ dùng tiếng Anh chứ họ dùng tiếng Trung thì chỉ có người Trung Quốc đọc. Xin lưu ý đừng quơ đũa cả nẵm mà lùi sửa thông tin không đúng ý mình. NHD (thảo luận) 14:57, ngày 9 tháng 6 năm 2014 (UTC)[trả lời]
Doạn DHN vừa thêm vào có bản dịch tiếng Việt tại [4].--CNBH (thảo luận) 02:20, ngày 10 tháng 6 năm 2014 (UTC)[trả lời]
Đoạn ở bản dịch tiếng Việt không có phần tài liệu đính kèm gồm các bằng chứng mà TQ đưa ra. Trung Quốc vừa mới công bố lại những tài liệu họ có từ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa công nhận chủ quyền của TQ bạn có thể xem ở phần Annex đính kèm. Còn sách trắng của VN tôi có lướt qua, không thấy nhắc một lời nào về công hàm này hay một hành động nào của chính quyền VNDCCH đối với vấn đề chủ quyền biển đảo. NHD (thảo luận) 02:22, ngày 10 tháng 6 năm 2014 (UTC)[trả lời]
Vừa nói xong thì bây giờ bản dịch tiếng Việt lại có hình ảnh rồi; lúc tôi đọc hôm qua thì chưa có hình. NHD (thảo luận) 06:59, ngày 10 tháng 6 năm 2014 (UTC)[trả lời]
1958 Vietnam note supports China’s right. Liệu có đúng?--Namnguyenvn (thảo luận) 03:25, ngày 10 tháng 6 năm 2014 (UTC)[trả lời]
Không rõ ý bạn muốn hỏi là gì? Tài liệu đó có đúng không? Tờ báo Hoàn Cầu chỉ thuật lại những gì trong tài liệu của Bộ Ngoại giao. NHD (thảo luận) 05:03, ngày 10 tháng 6 năm 2014 (UTC)[trả lời]

"Nguyên văn SGK"[sửa mã nguồn]

Motoro sửa lại là đúng rồi, tại sao lại revert sửa đổi của bạn ấy, có người lại sửa "Hoành hồ" thành "Hoành bồ" rồi kêu là sách ghi, sách nào ghi vậy? Nguồn CRI Việt ngữ đăng rành rành thế này cơ mà:

Trong sách giáo khoa "Địa lý" lớp 9 Trung học phổ thông do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xuất bản, có bài giới thiệu "Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa" viết: "Từ các đảo Nam Sa, Tây Sa đến đảo Hải Nam, Đài Loan, quần đảo Hoành Bồ, Châu Sơn..., làm thành bức 'Trường Thành' bảo vệ lục địa Trung Quốc.".

(http://vietnamese.cri.cn/481/2014/06/09/1s199588.htm)

Chú thêm là nếu muốn trích thứ gì mà trong đó có sự sai chính tả thì đằng sau đoạn văn nên thêm từ Latin (sic) để người đọc còn biết. 183.91.28.56 (thảo luận) 16:11, ngày 10 tháng 6 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Nguồn CRI Việt ngữ là bản dịch tam sao thất bản (Việt -> Trung -> Anh -> Việt). Nguồn sách giáo khoa Trung Quốc đã công bố như đã dẫn (ở phần phụ lục). Nếu bạn không muốn tải xuống có thể xem đây. NHD (thảo luận) 16:26, ngày 10 tháng 6 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Ảnh scan Sách giáo khoa Địa lý lớp 9 của NXB Giáo dục năm 1974 do Trung Quốc đưa ra, có thể download tại địa chỉ cuối trang Bộ ngoại giao Trung Quốc đã dẫn ở trong bài ấy. Earthshaker (thảo luận) 16:28, ngày 10 tháng 6 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Câu đó để trong ngoặc nên phải dẫn nguyên văn, còn nói là so với chính tả thời nay thì không đúng (phải viết hoa cả hai chữ cái) nhưng chính tả thời đó thì như vậy. Earthshaker (thảo luận) 16:32, ngày 10 tháng 6 năm 2014 (UTC)[trả lời]

nguyên văn là quần đảo Hoành Bồ (trong trang pdf)--Doãn Hiệu (thảo luận) 17:22, ngày 10 tháng 6 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Tuantintuc17 gửi[sửa mã nguồn]

Những cái khác thì tôi đã lý giải rồi, chỉ xin trích dẫn lại đoạn đầu để thấy bạn đã sai như thế nào (ko rõ bạn viết hay ai viết)

Công hàm năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng là công hàm do Thủ tướng Phạm Văn Đồng, thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gửi cho thủ tướng Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Chu Ân Lai vào ngày 14 tháng 09 năm 1958,"tán thành" và tôn trọng" tuyên bố với quốc tế vào ngày 04 tháng 9 1958 của Chính phủ Trung Quốc. Trong tuyên bố ấy, chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tuyên bố về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Trung Quốc và từ các đảo ngoài khơi cũng như chủ quyền về Đài Loan và các đảo.

Trung Quốc cho rằng công hàm này là một trong những bằng chứng cho thấy chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (tiền thân của chính quyền Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay) đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, trong khi chính quyền Việt Nam lý giải rằng tuyên bố đó không hề đích thị nhắc đến Hoàng Sa và Trường Sa và hơn nữa giá trị pháp lý của nó phải được đánh giá theo bối cảnh lịch sử lúc đó khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không quản lý hai quần đảo này.

Thứ nhất nguồn RFI đã có nhiều cái sai, như hàng tít nói VN tuyên bố của PVD là vô giá trị (không có giá trị pháp lý), trong khi đó thì đúng ra họ phải đặt tít "vô giá trị đối với qd HS, TS" theo quan điểm của vn, đây là tôi nói quan điểm cp vn, chứ ko liên quan quan điểm TQ. Đây không phải là lần đầu tiên mà là lần thứ hai VN lên tiếng về vấn đề công hàm. lần thứ nhất năm 1977 của bộ ngoại giao, sau chuyến thăm của ông PVD đến TQ. lãnh đạo TQ lần đầu tiên nhắc nhở lại vấn đề này là năm 1975 khi đó LD đến TQ, và quan hệ 2 bên đã căng lắm rồi. RFI đã không trích dẫn lại nội dung chính xác của cả 2 tuyên bố, và do đó người viết cũng đã đưa vào không đúng với nội dung của cả 2 tuyên bố. Nói như thế để thấy RFI cố tình viện dẫn sai có thể dẫn đến hiểu lầm là VN giải thích công hàm đã tuyên bố hai quần đảo đó là thuộc chủ quyền của TQ nhưng nó ko có giá trị pháp lý chỉ vì 2 quần đảo đó ko do VNDCCH kiểm soát, hay tuyên bố đó không có hiệu lực pháp luật, kiểu như ông PVD vượt quyền. đó là tuyên bố lãnh hải. đọc thêm về tài liệu TQ năm 50, 51, 56 và 73.


Về bị vong lục của BNG VN đây là bản tiếng Anh, các bác tham khảo qua Sự thật về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc 30 năm qua (NXB Sự Thật T10/79), Sách trắng của Bộ Ngoại Giao nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam công bố ngày 28 tháng 9 năm 1979, VẤN ĐỀ BIÊN GIỚI GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC, nhà xuất bản Sự Thật, đáp lại tuyên bố ngày 30/7 cùng năm của phía TQ,Sách trắng Bộ Ngoại giao Việt Nam năm 1988, The Hoang Sa (Paracel) and Truong Sa (Spratly) Archipelagoes and International Law 32, một số blog và Paracels Forum - The Discussion Proceeds For Peace có đăng tải đầy đủ từ bản dịch

1956 Ngày 31-5, Chính phủ Bắc Kinh ra một Thông cáo tuyên bố sẽ không dung thứ bất kỳ một sự xâm phạm nào đến các quyền của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trên quần đảo Trường Sa

1965 Ngày 9-5-1965, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa khi phản ứng lại quy định của Chính phủ Mỹ về “Khu vực tác chiến” của lực lượng vũ trang Mỹ tại Việt Nam, có thể đã tuyên bố: “Tổng thống Mỹ Giônxơn đã ấn định toàn bộ nước Việt Nam và các vùng kế cận rộng khoảng 100 dặm từ bờ biển Việt Nam trở ra và một bộ phận của vùng biển nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ở quần đảo Tây Sa là khu vực chiến đấu của lực lượng vũ trang Mỹ” (nguồn tin của Trung Quốc).

- Ngày 13-9-1969, Báo Nhân Dân của Việt Nam có lẽ đã đăng tin sau: “Ngày 10-5, một máy bay quân sự Mỹ đã xâm phạm vùng trời Trung Quốc, trên đảo Vĩnh Hưng và đảo Đông thuộc quần đảo Tây Sa tỉnh Quảng Đông Trung Quốc” (nguồn tin của Trung Quốc).

1975 Ngày 10-9, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa gửi một công hàm cho Việt Nam dân chủ cộng hòa nhấn mạnh rằng hai quần đảo luôn luôn là một bộ phận của lãnh thổ Trung Quốc.

Ngày 24-9, nhân cuộc viếng thăm Trung Quốc của một đoàn đại biểu Việt Nam, Đặng Tiểu Bình, Phó thủ tướng Trung Quốc tuyên bố: “Vấn đề tất nhiên sẽ được đưa ra thảo luận trong tương lai”.

- Ngày 12-5-1977, Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra tuyên bố về các vấn đề các quyền trên đảo của mình (lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa

Khoản 5 của Tuyên bố ghi các đảo và quần đảo, là bộ phận lãnh thổ Việt Nam và nằm ngoài lãnh hải, đều có các vùng biển riêng của chúng


Ngày 5-2-1980, Bộ Ngoại giao Việt Nam ra tuyên bố vạch trần thủ đoạn xuyên tạc của Trung Quốc trong văn kiện ngày 30-1-1980

Về sự kiện năm 1965 được diễn giải (bản dịch từ tài liệu nước ngoài),Tuyên bố năm 1979 của Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa

2. Sự diễn giải của Trung quốc về văn bản ngày 14 tháng 9 năm 1958 của Thủ tướng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà như một sự công nhận chủ quyền của phía Trung quốc trên các quần đảo là một sự xuyên tạc trắng trợn khi tinh thần và ý nghĩa của bản văn chỉ có ý định công nhận giới hạn 12 hải lý của lãnh hải Trung Quốc.

3. Năm 1965, Hoa Kỳ gia tăng cuộc chiến tranh xâm lược tại miền Nam Việt Nam và phát động một cuộc chiến hủy diệt bằng không quân và hải quân chống lại miền Bắc Việt Nam. Họ đã tuyên bố rằng khu vực chiến trường của quân đội Hoa Kỳ bao gồm Việt Nam và vùng lân cận của khu vực khoảng 100 hải lý tính từ bờ biển Việt Nam. Vào lúc đó, trong cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước, nhân dân Việt Nam đã phải chiến đấu trong mọi tình huống để bảo vệ chủ quyền đất nước. Thêm nữa, Việt Nam và Trung Quốc lúc đó vẫn duy trì quan hệ hữu nghị. Bản tuyên bố ngày 9/5/1965 của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã đưa ra lý do để tồn tại chỉ với quá trình lịch sử này

(Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” Monique Chemillier - Gendreau, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia phát hành năm 1997 có đề cập


Trung Quốc (cri)

Ngày 9/5/1965, Chính phủ Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra tuyên bố về việc Chính phủ Mỹ lập "khu tác chiến" của quân Mỹ tại Việt Nam, chỉ rõ: "Việc Tổng thống Mỹ Giôn-xơn xác định toàn cõi Việt Nam và vùng ngoài bờ biển Việt Nam rộng khoảng 100 hải lý cùng một bộ phận lãnh hải thuộc quần đảo Tây Sa của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoà là khu tác chiến của lực lượng vũ trang Mỹ", đây là đe dọa trực tiếp "đối với an ninh của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và nước láng giềng".

Ngay sau khi giành được độc lập, ngày 2 tháng 11 năm 1957, Ban Bí thư Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã gửi thư cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề nghị hai bên tôn trọng đường biên giới lịch sử do hai công ước Pháp - Thanh 1887 và 1895 để lại và giải quyết mọi tranh chấp có thể thông qua thương lượng hòa bình. Bức thư nhấn mạnh: "Vấn đề quốc giới là một vấn đề quan trọng cần giải quyết theo những nguyên tắc pháp lý đang có hoặc được xác định lại do Chính phủ hai nước quyết định".

Tháng 4 năm 1958, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc trả lời đồng ý với đề nghị của phía Việt Nam, tôn trọng hiện trạng đường biên giới lịch sử được Công ước 1887 và 1895 xác lập. Đây là thắng lợi quan trọng của quan hệ Trung - Việt trong bối cảnh nước Trung Quốc mới không chấp nhận các hiệp ước biên giới được coi là bất bình đẳng khi Trung Quốc phong kiến phải ký với các nước thực dân. Tuy nhiên do chiến tranh chống Mỹ, hai nước đã không có điều kiện hoàn thiện chất lượng đường biên giới.

Đàm phán về biên giới Việt - Trung lần thứ nhất chỉ được bắt đầu tại Bắc Kinh ngày 15 tháng 8 năm 1974.

Việt – Trung: Thỏa thuận 6 nguyên tắc giải quyết vấn đề trên biển (cấp cao 2 nước) http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Viet--Trung-Thoa-thuan-6-nguyen-tac-giai-quyet-van-de-tren-bien/20136/171392.vgp

NỘI DUNG VỀ THỎA THUẬN NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CHỈ ĐẠO GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRÊN BIỂN GIỮA NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ NƯỚC CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA (Hồ Xuân Sơn và Trương Chí quân ký)

http://tuyengiao.dost-dongnai.gov.vn/Lists/Dost_tailieu_TrungtamTTCTTG/Attachments/6/Ve%20Nguyen%20tac%20giaiquyettranhchaptren%20Bien%20VN-TQ.doc.

Ngày 26-1-1974, Chính phủ Cách mạng lâmthời Cộng hoà miền Nam Việt Nam tuyên bố lập trường 3 điểm về việc giảiquyết các vấn đề tranh chấp lãnh thổ; ngày 14-2-1974 tuyên bố khẳng định quầnđảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam. Ngày 5 và 6-5-1975, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền NamViệt Nam thông báo việc giải phóng các đảo ở quần đảo Trường Sa do Chínhquyền Sài Gòn đóng giữ. Ngày 28-6-1974, tuyên bố tại khoá họp thứ nhất Hộinghị Luật Biển lần thứ 3 ở Caracas rằng quần đảo Hoàng Sa và quần đảoTrường Sa là của Việt Nam.

Ngày 9-9-1975, đại biểu Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam tại hội nghị khí tượng thế giới tiếp tục đăng ký Đài khí tượng Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa.

Ngày 10-9-1975, Bắc Kinh gửi công hàm cho VNDCCH khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (mà Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa).

Ngày 24-9-1975, trong cuộc gặp đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ VNDCCH do Tổng Bí thư Lê Duẩn dẫn đầu, nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình tuyên bố sau này hai bên sẽ bàn bạc về vấn đề Tây Sa và Nam Sa

tháng 11 năm 1957, Ban Chấp hành trung ương Đảng Lao Động Việt Nam (tức Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay) đã nêu với phía Trung Quốc: hai bên giữ nguyên trạng 2 đường biên giới do lịch sử để lại, vấn đề quốc giới là vấn đề quan trọng nên cần được giải quyết theo những nguyên tắc pháp lý đang có hoặc được xác định lại và phải do Chính phủ hai nước quyết định, mọi tranh chấp có thể xảy ra về biên giới, lãnh thổ cần được giải quyết bằng thương lượng. Đây là một chủ trương đúng đắn, hợp tình hợp lý, phù hợp với thực tế lịch sử và luật pháp quốc tế. Tháng 4 năm 1958, Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc trả lời đồng ý với đề nghị của phía Việt Nam.

http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/tulieuvedang/details.asp?topic=168&subtopic=463&leader_topic=981&id=BT26121232861

http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/nr040807104143/nr040807105001/ns090105140306

Ngay sau khi giành được độc lập, ngày 2/11/1957, Ban Bí thư TƯ Đảng Lao động Việt Nam đã gửi thư cho Ban Chấp hành TƯ Đảng Cộng sản Trung Quốc đề nghị hai bên tôn trọng đường biên giới lịch sử do hai công ước Pháp - Thanh 1887 và 1895 để lại và giải quyết mọi tranh chấp có thể thông qua thương lượng hòa bình. Bức thư nhấn mạnh: "Vấn đề quốc giới là một vấn đề quan trọng cần giải quyết theo những nguyên tắc pháp lý đang có hoặc được xác định lại do Chính phủ hai nước quyết định".

Tháng 4/1958, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc trả lời đồng ý với đề nghị của phía Việt Nam, tôn trọng hiện trạng đường biên giới lịch sử được Công ước 1887 và 1895 xác lập

VẤN ĐỀ BIÊN GIỚI GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC, nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội-1979

Trên cơ sở thoả thuận giữa các tỉnh biên giới, Trung ương Đảng Lao động Việt Nam và Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã trao đổi thư từ thống nhất giải pháp xử lý những tranh chấp ở biên giới giữa hai nước vào năm 1957 và 1958. Ngày 2-11-1957, Trung ương Đảng Lao động Việt Nam gửi thư choTrung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc bày tỏ quan điểm: “Vấn đề quốc giới là vấn đề quan trọng cần phải giải quyết theo những nguyên tắc pháp lý đương có hoặc được xác định lại do Chính phủ hai nước quyết định”. Trung ương Đảng Lao động Việt Nam còn nêu rõ: Trước khi giải quyết hoàn toàn những vấn đề phát sinh, hai nước phải giữ “đúng nguyên trạng đường biên giới đã hình thành do lịch sử để lại”; nhất thiết cấm các nhà chức trách và các đoàn thể địa phương không được thương lượng với nhau để cắm mốc giới hoặc cắt nhượng đất cho nhau; bất kỳ một bất đồng, tranh chấp nào có thể xảy ra đều phải được giải quyết bằng thương lượng. Hàm ý của bức thư trên là hai bên cần căn cứ vào các Công ước về hoạch định biên giới mà Pháp và Trung Quốc đã ký cuối thế kỷ trước để giải quyết vấn đề biên giới giữa hai nước. Tháng 4-1958, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc trả lời đồng ý với những đề nghị của Việt Nam

Như vậy là giải quyết vấn đề này theo thỏa thuận của 2 bên, nhưng vào thời điểm đó VNDCCH chỉ tuyên bố là ở các vùng đất do mình kiểm soát.

Năm 1959 HP mới bóng gió về vấn đề chủ quyền cả nước, để mở đường cho đưa quân vào nam (trước đó là hiệp định Ge ràng buộc), nhưng ko có hiệu lực trên toàn quốc, mà phía MT trực tiếp kiểm soát và đề ra đường lối do các vùng mình kiểm soát. năm 1969 thì mới có CHMNVN và thi hành chủ quyền ở MN, VNDCCH ko còn tráchn hiệm, đến khi 2 chính thể nhập làm 1 (lưu ý là cả 2 hiệp định 54, 73 đều quy định ko có 2 nước VN), mà chỉ là 2 miền trên 1 nước.

đọc thêm hiệp định Ge:

Giới tuyến giữa Miền Bắc và Miền Nam Việt Nam kéo dài ra ngoài hải phận theo một đường thẳng góc với đường ven biển

Lực lượng Liên Hiệp Pháp phải rút khỏi tất cả các hải đảo tại phía Bắc giới tuyến.

Quân đội Nhân dân Việt Nam phải rút khỏi tất cả các hải đảo phía Nam giới tuyến

Hiệp định này áp dụng cho tất cả các lực lượng vũ trang của đôi bên. Lực lượng vũ trang của mỗi bên sẽ phải tôn trọng lãnh thổ dưới quyền kiểm soát của bên kia và không có hành động nào chống phá hay phong tỏa, danh từ lãnh thổ bao gồm cả hải phận và không phận

về phía TQ:

Bắc Kinh mới chỉ chính thức lên tiếng đòi chủ quyền tại Biển Đông Hải ngày 1-9-1951 viện cớ họ đã chiếm cứ Hoàng Sa Trường Sa từ đời Nhà Tống

Khi ra thông báo về bản dự thảo Hiệp Ước với Nhật ở San Francisco, ngày 15 tháng 8 năm 1951, Bộ trưởng Ngoại Giao nước Cộng Hoà Nhân dân Trung Hoa Chu Ân Lai ra bản tuyên bố công khai khẳng định cái gọi là « tính lâu đời » của các quyền của Trung Quốc đối với quần đảo, trong khi Cộng Hoà Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân Quốc không tham dự hội nghị này

Ngày 29.5.1956 Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã ra một tuyên bố về vấn đề chủ quyền trên hai quần đảo, nội dung như sau:

“Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa long trọng tuyên bố: sự xâm phạm chủ quyền hợp pháp của Trung Quốc đối với quần đảo Nam Sa của bất cứ quốc gia nào, vì bất cứ lý do nào, và bằng bất cứ phương tiện nào, cũng tuyệt đối không thể dung thứ được”. Chu ân lai


Còn có bạn thắc mắc về nguồn văn bản bằng tiếng Anh đều ko có chữ ký: thì đây có khác bản bằng tiếng Trung,

http://www.state.gov/documents/organization/58832.pdf.

The breadth of the territorial sea of the People's Republic of China shallbe twelve nautical miles. This provision applies to all territories of thePeople's Republic of China, including the Chinese mainland and its coastalislands, as well as Taiwan and its surrounding islands, the Penghu Islandsand all other islands belonging to China which are separated from themainland and its coastal islands by the high seas

Chiều rộng lãnh hải của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là 12 hải lý. Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Bành Hồ và các đảo khác thuộc Trung Quốc (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả)

Điều 4 không có gì khác cả

Đây là 1 số tư liệu khác về quan hệ 2 nước về biển đảo, mà TQ công bố, chưa tìm được văn bản gốc, năm 1974

西沙海战刚结束,法新社援引北越某“权威人士”的话称,捍卫领土主权对每一个国家来说都是“神圣事业”,但争执应当通过谈判来解决。同年10月,越南劳动党中央委员会成员、《人民报》主编黄松在会见泰国记者时说:“中国不是这一地区的国家,不应当拥有它所声称的那么多海域。” 1975年4月,随着越南统一战争接近尾声,北越领导人武元甲迅速指挥北越海军侵占南沙 随后,越南《人民报》、《人民军队报》以整版版面刊登越南全国地图,特别是《人民军队报》在越南地图上第一次把南沙群岛标为越南领土

從1990年起,中國對南沙問題正式提出“擱置爭議,共同開發”的政策,同時進一步加強各方之間的經濟合作關系,但是現實卻並沒有按照中國人友善的方向發展,與越南的海上摩擦從未停止過

đây là một bản dịch của phía TQ, không được đúng với công hàm 越南民主共和国政府承认和赞成中华人民共和国政府于1958年9月4日所作的关于中国领海的决定和声明。 http://www.guancha.cn/history/2014_05_21_231513.shtml

cũng ở nguồn này trích dẫn từ báo Nhân dân 中方在发布《中华人民共和国政府关于领海的声明》之后,越南党中央机关报《人民报》便发表评论员文章强调:“中华人民共和国政府关于规定中国领海的声明旨在维护中国的主权和领土完整,是完全正当的…越南人民完全赞成中华人民共和国政府关于中国领海的声明

http://history.people.com.cn/GB/205396/15179668.html 据1988年 越南 国防部 军事历史 研究院《军事历史》杂志出版的特刊《关于黄沙和长沙》披露,自1975年初,越海军司令部就进行“解放由伪军占据的东海和西南海域各岛屿”的准备工作


1975年9月,越南领导人黎笋率党政代表团访华,首次正式提出对南海岛屿的主权要求。

苏联 在1975年以前一直都承认南沙、西沙群岛属于中国领土,在你们挑起这一争端以后,他们也立即改变了态度

http://www.ywpw.com/forums/history/post/A0/p1/html/1130.html

3.1958年9月越南《人民报》社论支持中国政府关于领海的声明

新华社河内七日电 越南《人民报》今天发表评论说,谁侵犯中国的领海,谁就是侵略者。 · 评论谴责美帝国主义在台湾海峡的挑衅行为和所谓“不承认”中国关于领海规定的阴谋。评论指出,中国政府关于领海的声明是为了维护主权和领土完整的一件非常正当的事情,它得到世界爱好和平人民的热烈支持。

社论说,作为中国的一个兄弟国家,越南的领海同中国领海相连,美帝国主义正在干涉南越,阻挠越南的统一。越南人民完全赞成中国政府关于领海的声明,并且积极支持中国人民的正义斗争。越南人民要求美国不得侵犯中国的领海,并且必须从台湾地区和亚洲其他国家撤军。

ở đây có rất nhiều tài liệu không thể có được bản gốc 《人民日报》1958年9月8日第5版) http://www.ywpw.com/forums/history/post/A0/p1/html/1130.html

对此,越南《人民报》于9月7日发表评论员文章,称中国政府的声明“是完全正当的”、“越南人民完全赞成

Tài liệu của TQ mâu thuẫn như thế về ngày, và nội dung.

美国务院官员曾称,在这个争端中,“不采取任何立场”,“将不承担任何义务”,而是“强烈希望这个争端得到和平解决” sau sự kiện 1974

http://www.bianjiang.cass.cn/news/571340.htm

1974 年初,我西沙群岛自卫反击战后,苏联一反以前承认我南海诸岛主权的态度,开始攻击中国政府的正义行为,诬蔑中国收复西沙群岛主权行为是“谋求建立霸权”、“侵占越南领土”,荒谬地指出南海诸岛某些岛屿“分别归属日本、越南、菲律宾以及其他亚洲国家”,攻击中国“无视许多国家,包括越、菲、印尼和马来西亚都申明自己对这些岛屿的权利”,竟说中国“觊觎几乎所有邻国的土地以及南中国海岛屿

Trung Quốc không phải là quốc gia của khu vực này, không nên có nhiều vùng biển đến thế theo tuyên bố của họ

1974 年1 月,南越军队侵占永乐群岛的金银岛、甘泉岛,并公然取下中国国旗

西沙之战结束后不久,越南南方民族解放阵线(the National Liberation Front of South Vietnam) 驻北京代表TranBinh 在纪念《巴黎和平协定》签订一周年的新闻发布会上说: “领土主权问题对于每一个民族来说都是一项神圣事业。对于历史遗留下来的领土争议之类的复杂问题应谨慎处理,帕拉塞尔问题必须在相互平等、通过协商和平解决。”这预示着中越之间在南海问题上出现了裂痕

越南还在宣传上进行造势,越南出兵侵占南沙岛礁之后不到一个月,越南《人民军队报》特地刊登了一幅越南地图,一方面悍然把南沙群岛标为越南领土,另一方面注明越南领土的最东点为东经109°29

进入1960 年,美国对中国的军事挑衅事件增加了,美飞机和军舰侵犯中国次数的激增, 1959 年6 月—1971 年12月,美机、美舰入侵中国西沙群岛领空、领海达230 余次

当时中国和北越( 以及统一后的越南) 海疆争端主要有: 北部湾、西沙群岛和南沙群岛. 中越之间此时主要进行北部湾海域划界谈判,西沙、南沙主权问题没有涉及

1977 年6 月,李先念同范文同会面时,坦率地谈了中越关系中存在的若干重要问题. 1977 年11 月,华国锋同黎笋总会谈时,希望双方能够通过交换看法,共同努力,使中越之间存在的问题不至于继续损害双边关系


中国常驻联合国代表陈楚发言,据理驳斥苏联和越南代表对中国的无端攻击和诬蔑,指出: “越南政府以及苏联政府过去一直公开承认西沙群岛、南沙群岛属于中国。越南总理范文同的正式文件和越南过去出版的地图和教科书也一直肯定这一点。只是在1974 年以后,它自食前言,并且公然向中国提出对这两个群岛的领土要求,并强行占领了南沙群岛的一些岛屿,侵犯中国的领土主权,加紧推行民族扩张主义

为了保护海洋国土安全, 1958 年9 月4日,中国政府颁布《中华人民共和国政府关于领海的声明》,确定“中华人民共和国的领海宽度为十二海里”,指出这项规定适用于东沙群岛、西沙群岛、中沙群岛、南沙群岛以及其他属于中国的岛屿

1965 年5 月9 日,越南外交部新闻司司长黎庄,在记者招待会上就美国总统宣布美军在越南和越南附近的“战斗区域”发表声明指出,“1965 年4 月24 日,美国总统约翰逊把整个越南及其附近水域———离越南海岸线约一百海里以内的地方和中华人民共和国西沙群岛的一部分领海规定为美国武装部队的'战斗地区'。接着,美国国防部决定公开派遣第七舰队及所谓'海岸警卫队'的一些单位进入这一海域进行活动和检查往来船只”,这是违反国际法的


当时,越南教育出版社和越南科学技术出版社于1970 年出版的《越南自然地理》和《越南领土自然地理分区》都清楚标明,越南领土的最东点为东经109°21',而不是109°29'

1962年越南《人民报》关于西沙群岛的报道写道:“1962年9月9日,另一架U-2飞机侵犯了中国广东西沙群岛的领空,被解放军击落

1975年9月,越南领导人黎笋访华,首次正式提出对南海岛屿的主权要求 http://news.ifeng.com/a/20140611/40685086_0.shtml

李先念当面质问越南总理 范文同百般狡辩 http://v.ifeng.com/news/world/201107/494df87e-e9f6-4603-be5a-d4185dbc75d3.shtml

1988年,越外交部公布文件承认过去确实认可中国的主张,但又诡辩说,之所以那么做是出于寻求中国支持越南抗美斗争的需要等 http://www.sanjun.com/yaowen/20140610/36964_4.html


tài liệu này của TQ có lẽ đã nhầm, tuyên bố BNG năm 88 về vấn đề này liên quan đến sự kiện năm 1965

会谈中,基辛格就3个问题发表了看法:在西沙的主权争端上,“美国没有支持南越对这些岛屿提出的要求

1974年1月31日,越南南方共和临时革命政府驻中华人民共和国外交代办陈平在北京对法新社记者谈西沙之战,以1月21日北越政府一样的措辞阐述了其态度

1958年9月4日 , 中华人民共和国 重申西沙群岛是中国领土

双方从此在西沙海域武装对峙了十几年

1972年尼克忪访华后,美国加快了从南越撤军的步伐,中国则把注意力放在了北方

Ngoài ra có thấy 1 bài báo của TQ có nhắc là sau hải chiến Hoàng Sa năm 74, VNDCCH còn cám ơn TQ đã giải phóng hộ HS của VN, nhưng các báo gần đây của TQ ko nhắc đến, VN cũng ko nhắc đến, ko kiểm chứng nổi.

Như vậy tạm thời xác định: Bản tuyên bố năm 1958 của TQ là bản tuyên bố lãnh hải chứ ko phải tuyên bố về lãnh thổ, chủ quyền nhưng nhắc lại các lập trường trước đó năm 1951 và 1956 về chủ quyền khi xác định đường cơ sở để xác định lãnh hải. Thỏa thận của 2 đảng năm 57-58 là xác định giải quyết tranh chấp theo đàm phán, nhưng VNDCCH chỉ xác định với chủ quyền các vùng mình kiểm soát.

TQ còn đưa ra sự kiện năm 65 khi Mỹ leo thang war, và VN tuyên bố về tây sa của TQ, cái này vn ko dấu giếm như thể hiện trong tuyên bố năm 79 đưa vào sách năm 88 và 97. Đây là 2 tình tiết có giá trị pháp lý. còn sự kiện của ông Ung Văn khiêm năm 56 chỉ là nói suông, và ko kiểm chứng được, VN chưa bao giờ lên tiếng bằng văn bản vụ này. TQ còn chưng ra là vn năm 62 một lần nhắc đến tây sa của TQ khi máy bay TQ bắn rơi máy bay MỸ, nhưng cái này chưa kiểm chứng được. ít nhất 4 lần theo TQ các bản đồ sách vở VN tuyên bố ghi Hs, TS bằng cái tên tây sa, nam sa, hay ghi nó của tq, hay giới hạn bản đồ VN chỉ là 109°21', trong đó có 2 bản gốc mà TQ đưa ra năm 72 và năm 74, còn 2 bản khác thì TQ ko đưa được là của năm 60, 64.

Như vậy có thể xác định là tuyên bố năm 58 của TQ là tuyên bố lãnh hải, chứ ko phải tuyên bố lãnh thổ, chủ quyền, nhưng nhắc lại chủ quyền để làm đường cơ sở xác định lãnh hải, tức nhắc lại các tuyên bố trước đó năm 51 và 56 (và 73 xác định chính thức sau sự kiện năm 72 và TQ dần thay Dài loan trên trường quốc tế).

hội nghị San Fran, TQ ko cử đại diện đến dự (khi đó TQ chưa phải thành viên LHQ), nhưng có tuyên bố, và LX đồng ý là 2 quần đảo đó (do liên hiệp pháp cai quản) là của TQ. sau này LX cũng đưa vào bản đồ thể hiện điều này (tài liệu TQ). nhưngh ội nghị này ko giải quyết rỏ àng. năm 54 hiệp định Ge là thể hiện rõ nhất 2 quần đảo đó là của VN vì khi đó nó dang do LH pháp quản lý, dù văn bản này ko nói rõ. năm 57-58 hai đảng xác định tranh chấp sẽ giải quyết bằng đàm phán song thương, nhưng chỉ nói là thuộc quốc giới của VNDCCH (tức ko liên quan đến 2 quần đảo là ko do VNDCCH quản lý). năm 74 Mỹ lại làm ngơ, và phía TQ còn chưng ra là MỸ ủng hộ chủ quyền của TQ (sau sự kiện năm 72), liên xô thì phản đối, theo AFP thì bắc VN cũng phản đối (nhưng qua ngôn luận chứ ko trực tiếp) và CHMNVN là hùa theo miền bắc, ra tuyên bố chính thức chủ quyền là thiêng liêng giải quyết bằng đàm phán. từ dạo này trở đi LX lại công nhận 2 quần đảo là của VN. năm 75 LX ủng hộ VN lấy trường sa, và năm này lê duẩn sang TQ bí mật đàm phán song phương về chủ quyền (khi đó đảng lãnh đạo cả 2 chính phủ), ko muốn rùm beng và Đặng là người đầu tiên của TQ xác định là có tranh chấp, giải quyết bằng đàm phán dù khẳng định là của TQ, cách nói khác hẳn các lãnh đạo khác. phía TQ đã trách VN là không theo tinh thần đó mà năm 77 tuyên bố chủ quyền riêng (có thể là do LX xúi, vì LX ủng hộ VN và VN cho LX khai thấc dầu tại vùng biển của mình).

NNVN thì đã chính thức đưa ra quan điểm với 2 văn bản có giá trị pháp lý chính thức là năm 58 và năm 65 vào năm 79 nhắc lại trong sách năm 88 và sách 97 xuất bản có dề cập, ít nhất là ở các tài liệu công khai rộng rãi, còn những tài liệu ko công khai là ko kiểm chứng được. dĩ nhiên TQ vẫn cho VN "nuốt lời", còn những cái ko có giá trị pháp lý mập mờ hay bâng quơ hay ko kiểm chứng được thì hiện VN chưa có quan điểm nào chính thức.

Nếu dựa vào công hàm năm 58 thì cách giải thích của VN cũng có cơ sở trên tinh thần năm 57-58 thỏa thuận 2 đảng tức chỉ giải quyết với các vùng do mình kiểm soát, thuộc thẩm quyền và chủ quyền, và dựa theo nội dung của chính công hàm. ngày 8 tháng 9 năm 58 báo nhân dân đã đăng xã luận, nhưng TQ lại ko trưng ra cả bài, mà chỉ tóm tắt, và cũng ko nhắc đến 2 quần đảo, mà chỉ biểu thị trung- việt dựa vào nhau chống mỹ thôi.

Bạn NHD đã thấy là mình đưa ra nhận định dựa theo RFI là sai hay không, cái này chỉ là dựa vào tài liệu viết sai, nhưng có thể dẫn đến hiểu 1 chiều và có thể là không trung lập trong cách lý giải. Còn các nội dung mà bạn đưa thêm thì ko liên quan đến đề mục, có thể quẳng sang các đề mục khác khoa học hơn - những cái này tôi ko xóa của bạn. Về báo đại đoàn kết thì rõ là người viết đã trích dẫn sai, và không nghiêm túc. bạn Saruman cũng đưa thêm nguồn là ko chuẩn xác với cách hành văn. vì đang nói là ông Việt nhắc đến bạch LONG vĩ, thì bạn lại chèn cái link không liên quan gì đến lời nói của ông Việt cả. những cái này ko liên quan đề đề mục, có thể đưa sang bài khác. nếu hiểu theo ý là chỉ cho TQ mượn tạm để đánh Mỹ rồi TQ sẽ trả thôi, thì rõ là buồn cười vì trước 74 VNDCCH chưa bao giờ công khai tuyên bố 2 quần đảo đó là của VN. ý chí của LX hay Mỹ thì tùy theo quan hệ trong từng giai đoạn mà thôi. điểm nhấn là sự kiện năm 72 và vn ngả về phía LX, từ đó dẫn đến nhiều phức tạp sau này.

Dựa theo tuyên bố ứng xử biển đông và các tuyên bố lãnh đạo 2 nước (1993, 2011) thì đều phải giải quyết thông qua đàm phán trong đó dữ kiện pháp lý là quan trọng nhất để xác định chủ quyền. nhưng ko có tòa nào giải quyết những cái ngoài công ước biển năm 82 cả, mà phía TQ cũng có báo nói là công ước 82 ko có tính ràng buộc tuyệt đốiTuantintuc17 (thảo luận) 10:37, ngày 11 tháng 6 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Đề nghị bạn tập trung vấn đề, nêu rõ đoạn nào bạn cho là không đồng ý. Bạn viết liên miên như trên rốt cuộc tôi không hiểu ý bạn là gì. Đoạn tôi thêm vào ở đoạn đầu nói rằng "Trung Quốc cho rằng..." và trong nội dung bài đoạn nói về quan điểm của TQ lấy thẳng từ tài liệu do TQ công bố. Bạn lùi đổi đoạn đó, xin bạn nói rõ nó sai thế nào? Đoạn bạn viết trên trích liên miên từ tài liệu VN tôi không hiểu rốt cuộc ý bạn là gì. Có phải bạn muốn dùng những nguồn trên mấy trang web diễn đàn đó để thay thế nguồn từ website Bộ ngoại giao Trung Quốc và các ấn phẩm của chính quyền Trung Quốc trong việc nói về các tuyên bố của chính quyền Trung Quốc?? NHD (thảo luận) 15:06, ngày 11 tháng 6 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Sách báo, bản đồ VNCH có sử dụng từ ngữ "Tây Sa" , "Nam Sa" không ?[sửa mã nguồn]

http://i.imgur.com/cW5hxFx.jpg


https://fbcdn-sphotos-c-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpa1/t1.0-9/10257285_1525143054380560_716641379758972551_n.jpg Việt Nam - Hình thể - Chính trị 1965

Có bạn cho rằng sách báo VNDCCH sử dụng từ ngữ "Tây Sa", "Nam Sa" nên bạn đó suy ra VNDCCH công nhận Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc

Nhưng rõ ràng bạn đó chưa đọc kỹ, SGK (TQ cho rằng của VNDCCH-chưa được kiểm chứng) ghi rỡ:

- Điểm cực Nam của TQ nằm ở vĩ tuyến 18 độ Bắc - tức cực Nam của đảo Hải Nam

- Trong khi Quần đảo Hoàng Sa nằm ở 16,5 độ vĩ Bắc https://scontent-b-hkg.xx.fbcdn.net/hphotos-xpf1/t1.0-9/10402831_902744699752278_6765066100790295994_n.jpg

Ngoài ra, từ một số sách báo, bản đồ thời VNCH cũng sử dụng từ ngữ "Tây Sa", "Nam Sa"

http://i.imgur.com/cW5hxFx.jpg


https://fbcdn-sphotos-c-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpa1/t1.0-9/10257285_1525143054380560_716641379758972551_n.jpg Việt Nam - Hình thể - Chính trị 1965