Thảo luận:Châu Thành, Hậu Giang

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dự án Hành chính Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Hành chính Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Hành chính Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
ThấpBài viết được đánh giá ít quan trọng.

Tạm thời cắt từ bài chính sang mấy đoạn có thể vi phạm bản quyền:

  • Đoạn thêm vào 11:36, ngày 3 tháng 2 năm 2010, có thể từ nguồn [1]:

Cây bưởi có tên khoa học Citrus grandis (L.) Osbeck, thuộc họ cam (Rutaceae). Bưởi còn được gọi là bòng, kan bao tch’lou (Thái), mak somo (Lào), kroth thlong (Campuchia). Người ta trồng bưởi để lấy quả ăn, lấy hoa để ướp hương thơm các món ăn, bánh trái hoặc dùng để chưng cất nước hoa bưởi làm hương liệu mỹ phẩm…. Các bộ phận của cây bưởi được dùng làm thuốc là: dịch ép nước bưởi, vỏ quả, lá, hoa, hạt, vỏ hạt. Theo Đông y, quả bưởi được gọi là hựu thực, có vị chua, tính hàn, không độc, tác dụng làm tinh thần thư thái, giải nhiệt, giải độc rượu, bồi bổ cơ thể, chữa được chứng có thai nôn mửa (nghén), biếng ăn, ăn không tiêu, đau bụng. Dịch quả chín có chứa nhiều chất bổ dưỡng; trong 100g phần ăn được của bưởi có: nước 80g, glucid 9g, protid 0,6g, lipid 0,1g; các chất khoáng: Ca 23mg, P 19mg, Fe 0,5mg, chất xơ 0,7g (ngoài ra còn các K, Mg, Na, Mn, Cu…), các vitamin B1 0,04mg, B2 0,02mg, PP 0,3mg, C 95mg. Cung cấp 30 – 43 calo.

Bưởi rất có ích cho những người bị mỡ trong máu tăng, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tiểu đường, béo phì.

Đặc biệt, trong cùi trắng của quả bưởi có chứa pectin, tinh dầu, hesperidin, maringin, là những chất có tác dụng làm giảm cholesterol – huyết, bảo vệ sự bền vững của mao mạch, phòng chống cao huyết áp và tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim…

Lá bưởi tươi thường được dùng để nấu với các loại lá thơm khác (hương nhu, bạc hà, kinh giới, tía tô, sả, ngải cứu…) để xông chữa cảm cúm, nhức đầu.

Vỏ quả bưởi (cam phao) dùng chữa ho, làm long đàm, trợ tiêu hóa. Ngày dùng 4 – 12g, sắc uống. Món gỏi bưởi – mực khô, bưởi – cá khô, như cá lóc, các sặc rằng, cá trạch,... là món ăn rất ngon miệng và bổ dưỡng.

  • Đoạn sau có thể từ nguồn [2]:

Chữa đau dạ dày: làm nước pectin từ hạt bưởi như đã nói trên để uống. Đau bụng ăn không tiêu: vỏ bưởi sao vàng 4 -12g, sắc lấy nước uống. Đau bụng do lạnh, đầy: lá bưởi non luộc hay nướng, đắp lên rốn. Trĩ: rễ bưởi rửa sạch 20g/ngày sắc uống. Hạ nang (bìu dái) sa xuống đau tức: bưởi non 1 quả, gọt vỏ sao vàng, hạ thổ, sắc nước uống. Thấp khớp: chùm gửi cây bưởi sao vàng sắc nước uống. Lá bưởi dùng cho nồi xông giải cảm lạnh.

  • Ở Việt Nam có món bưởi ướp mật ong:

- Múi bưởi tươi 500g, mật ong 250g. - Rượu trắng vừa đủ, múi bưởi bóc vỏ, bỏ hạt ngắt từng miếng nhỏ, bỏ trong bình sứ đổ rượu vừa phải, đậy nút, bịt kín miệng lọ, ngâm 1 đêm. Ngày hôm sau cho múi bưởi vào nồi đun đến khi đặc thì cho mật ong, trộn đều là được. Khi nguội đựng vào lọ sứ dùng dần. Ngày ăn 3g, ngày 3 lần. Công dụng trừ thấp, tan đờm, trị ho, kém ăn. Thầy thuốc Trung Quốc ca ngợi tác dụng của nó thanh phế nhiệt, hóa đàm khi dùng bưởi tươi. Nếu gặp ho đàm ở người có tiêu hóa không tốt thì nấu canh bưởi với thịt heo nạc, thêm mấy lát gừng già để trợ tiêu hóa thì sẽ có hiệu quả mong muốn.

Vào dịp Tết, nhà nào cũng mâm cao cỗ đầy, thường là thức ăn béo trệ. Do đó rất cần thường xuyên có rau trái tươi, nhất là bưởi và họ hàng cam, quýt, quất… Và phải nhớ bưởi “toàn bộ”, nghĩa là bóc lấy múi để ăn, không chỉ ép lấy nước, không dùng máy xay sinh tố (trừ trường hợp không có răng hoặc không nhai được) vì sẽ làm hỏng sự kết hợp hài hòa trong cơ cấu của nó, và tránh được gây suy dinh dưỡng cho trẻ. Để hoàn chỉnh hơn nữa, cần ăn thêm ít phần xốp cũng có nhiều tác dụng phòng chữa bệnh cho mọi người. Có tác giả còn viết phải chọn ăn loại bưởi có hột, vì hột ngâm nước chế thành những món ăn dân dã, thú vị như thạch trắng.

  • Đoạn sau có thể từ nguồn [3]:

Con cá ngát, đặc sản ở miệt sông nước Cửu Long, hiện thời giá khoảng 40.000-50.000đ/kg. Bắt cá ngát trên sông thì cũng có nhiều cách, từ lưới vây, đáy hàng khơi cho đến câu bằng cần… Thế nhưng lặn xuống 5-6 sải tay (7-9m) để săn cá ngát bằng… tay không thì có lẽ chỉ có ngư dân miệt Hàm Luông mới làm được. Nửa thế kỷ tay không... bắt cá

Sông Hàm Luông quanh năm đục ngầu phù sa chảy cắt ngang cù lao Minh và cù lao Bảo rồi đổ ra biển Thạnh Phú cũng bằng cửa Hàm Luông. Dọc theo con sông này từ tuốt trên đầu nguồn nước ngọt đến giữa dòng nước lợ hay tại cửa biển nước mặn, đều có cá ngát làm hang sinh sống. Nghề hạ bạc ven con sông cũng có năm, bảy chục đường, nhưng lặn bắt cá ngát bằng tay suốt nửa thế kỷ nay e rằng chỉ có mình ông Năm. Tôi len lỏi vào ấp Thanh Sơn 1 (xã Thanh Tân, Mỏ Cày, Bến Tre) để tìm nhà ông. Thật không ngờ, cụ ông tráng kiện lắm so với tuổi thất thập, giọng nói sang sảng tựa sấm lệnh.Ông tên là Hồ Văn Năm, dân miệt sông nước vùng này phục lăn, gọi ông là ông Năm rái cá.

Đặc tính của con cá ngát là hay trổ ngách để tránh kẻ thù và rất sợ cá mập nên mỗi khi có biến, nó thường thập thò trước cửa ngách rồi vọt thẳng ra như tên bắn nên ông Năm thường lặn rồi dùng đôi ba cái vợt lưới dài 1,5m để bịt trước cửa ngách. Sau đó thì dùng một cây sắt dài mà săm túi bụi vào các ngách phía trên, chân đạp nước đùng đùng … giả làm cá mập. Vậy là cặp cá ngát đang trú bên trong vọt mạnh ra theo hai ngả khác nhau, ngả nào cũng có vợt lưới vòng sắt bịt kín, dính chấu! Để biết được bãi cá ngát, ông Năm không ngày nào là không lặn rà ở các “cấp” (tương tự bức tường) dựng đứng sâu 5-7 sải tay.

Ông Năm và cây “vợt thần” đã bắt 6 - 7 tấn cá ngát.

Theo kinh nghiệm của ông, cứ sau một cái “cấp” phía dưới bãi bùn chạy lài lài sẽ có hang cá ngát. Có những cái hang, ông bắt đến mấy trăm ký, hết cặp cá ngát này đến cặp khác. Và con cá lớn nhất từ trước nay, nặng 30 kg, dài 1,2m, vòng thân nó gấp đôi cái bình thủy, ông Năm bán ra sắm được 1 chỉ vàng. Ông dẫn tôi ra bến sông rồi biểu diễn màn lặn. Thật kỳ lạ là ông lão 70 này có thể lặn gần 1 phút, dưới 7-9m nước. Bấm bấm đốt tay, ông Năm nói: “Sơ sơ một ngày tao chỉ làm 5 ký thôi, một năm trừ mấy ngày Tết là nghỉ, cho 300 ngày đi, vậy thì cũng tấn rưỡi cá ngát mỗi năm rồi phải hôn? Vậy mày tính giùm tao coi 50 năm là bi nhiêu?”. Tôi nhẩm, tấn rưỡi nhân cho 50 năm, mèn đéc ơi, quá chừng!

Đặc sản Hàm Luông

Cá ngát nước mặn có da vàng, miệng lớn nhưng đầu dẹp hơn cá ngát nước ngọt, da đen mun, mình trơn nhẫy. Trong cơ thể cá ngát, người ta rất quý bộ trứng. Mổ bụng cá cái ra, vào mùa chướng và mùa Nam, là ắt gặp đùm trứng vàng ươm nặng ít nhất vài trăm gram. Trứng cá ngát đem tán nhuyễn, chưng với thịt ba chỉ, bún tàu, nấm mèo … thì chỉ có trên bàn tiệc.

Bây giờ, mùa cá ngát trên sông Hàm Luông đã vắng đi ghe câu, bạn chài rất nhiều. Cũng như ông Năm, dân hạ bạc miệt Hàm Luông chỉ còn bắt được những con cá ngát nhi đồng, vài ký lô là hết cỡ. Ngồi chống cằm mà suy nghĩ phận cá, phận người, ông Năm chậc lưỡi: “Phải chi mấy ông khoa học làm cho cá ngát sanh đẻ như cá basa, cá tra thì tốt quá”.

  • Đoạn này có thể từ nguồn [4]:

Cá ngát có nhiều nhất tại sông Hậu. Có khi bắt được gần 50 kg cá ngát. Ông từng bắt được con cá ngát nặng 30 ký, vòng thân cỡ 3 tấc, bán con cá mua được cả chỉ vàng.

Theo kinh nghiệm của ông, bãi cá ngát thường nằm sau một cái “cấp”, nghĩa là một bờ đất sâu hoắm mà phía dưới là bãi bùn chạy dài dài, độ sâu chừng 4- 6 sải tay.

Nơi đó chắc chắn là có nhiều hang cá ngát. Vì hang cá ngát ở sâu như thế nên muốn bắt chúng phải chọn lúc con nước kém. Mà nước kém thì khi ban ngày khi ban đêm nên nghề của ông không tính đêm ngày.

Vui miệng ông hồ hởi: “Nghề này, vui nhất là bắt nhiều cá ngát. Đau nhất bị là cá ngát đâm. Nhưng phát ớn nhất là lặn bắt cá, khi trồi lên gặp xác chết trôi sông, sợ khiếp vía, bỏ mấy ngày không dám ra sông”.

“Cá ngát có hai loại, sống ở nước mặn và nước ngọt”, ông Năm kể. Con cá ngát sống ở nước mặn miệng lớn nhưng đầu dẹp, da màu vàng. Còn con cá ngát sống ở nước ngọt, mình trơn bóng, da đen mun, đầu tròn hơn cá nước mặn. T

hịt cá ngát rất ngon có giá cao. Nhưng, trứng cá ngát mới là thứ có giá trị cao nhất trong con cá ngát. Con cá ngát 6 - 7 ký thì bọc trứng nặng cả ký. Trứng cá ngát to bằng hạt tiêu, kết thành chùm mà đem nghiền với thịt heo và gia vị làm chả, ăn có mùi béo ngậy, rất ngon và bổ. Mùa cá đẻ trong tháng 9 - 10 - 11, một ổ cá ngát có thể nở từ 500 - 700 con cá con.

Ông đưa tôi lên chiếc ghe máy D9 chạy ra sông biểu diễn màn lặn. Thật không thể ngờ ông già gần 80 tuổi mà nhảy ùm xuống nước như con rái cá, lặn cả phút ở độ sâu 5- 6 sải tay.

Trung bình mỗi ngày ông lặn 4 giờ nên có thể thấy một phần khá lớn cuộc đời của ông là ở trong lòng sông Mê Kông. Ông nhẩm tính một ngày bình quân ông bắt được 7 ký cá ngát, một năm lặn bắt 300 ngày, và nhân cho hơn 50 năm, số lượng cá ngát ở sông Mê Kông ông bắt được là hàng trăm tấn.

Nhờ săn cá ngát mà ông tậu được mấy công đất, nuôi 11 đứa con. Hiện nay 9 người con đã có gia đình. Mặc dù ông Năm thường dẫn con cái đi săn bắt cá ngát nhưng chỉ có anh Hồ Văn Thành 41 tuổi là người đam mê và nối nghiệp của ông.

Các con của ông thấy ông tuổi già khuyên ông giải nghệ, ông thấy sức khoẻ của mình cũng đã kém nhưng sông nước đã thành máu thịt trong ông, thỉnh thoảng nhớ sông, nhớ vàm, ông lại đi một vài ngày.

Ngồi chống tay ngẫm nghĩ phận người sống đời hạ bạc và phận cá ngát, ông Năm nói: “Năm tháng bồng bềnh theo con nước mưu sinh từ nguồn thủy sản do thiên nhiên hào phóng ban tặng, nghề hạ bạc đã nghĩ ra nhiều cách bắt cá từ thô sơ đến hiện đại. Con cá trong thiên nhiên cũng đã đến hồi cạn kiệt. Ước chi các nhà khoa học nghiên cứu cho cá ngát sinh đẻ như cá tra, cá ba sa và có thể nuôi thì hay quá”.

  • Đoạn này từ nguồn [5]:

Trứng cá ngát nấu cơm mẻ

Trung ca ngat nau com me SGTT - Tháng ba, tháng tư khi gió chướng lao xao đẩy nước mặn vào các cửa sông ở đồng bằng sông Cửu Long thì người sành ăn biết là đã tới mùa cá ngát. Cá ngát da trơn, lưng đen bụng trắng, thường chui rúc dưới hang sâu, vực xoáy, sống được ở cả nước ngọt lẫn nước lợ, nhiều con sống lâu năm lên “lão làng”, nặng năm, bảy ký lô. Trứng cá ngát nấu cơm mẻ Viết bình luậnLưu bài này

Những lão ngư ở vùng cửa sông Ba Lai, Hàm Luông (Bến Tre) nói, cá ngát chỉ làm được hai món ngon “dách lầu”, đó là kho tộ và nấu canh chua, mà nếu nấu được nồi canh chua cá ngát với cơm mẻ, bắp chuối chẻ dọc thì mới đúng điệu.

Nhưng giới “đệ tử Lưu Linh” xứ nước mặn thì cho rằng kiếm được cặp trứng cá ngát nấu canh chua cơm mẻ mới đúng là dân sành ăn. Ông Tám Phước, dân cố cựu ở vùng Tiệm Tôm, Ba Tri, nói rất hiếm khi gặp được con cá ngát có trứng. Thường, nếu bắt được con cá có trứng, ngư dân không bao giờ đem bán, bởi con cá mang trứng cái bụng chang bang, thân mình ốm nhom ốm nhách, không bao nhiêu thịt, các bà nội trợ nhìn thấy là ngó lơ đi thẳng, bán chẳng được bao nhiêu tiền.

Theo ông Tám Phước, làm món trứng cá ngát nấu canh chua cơm mẻ không khó, cặp trứng lấy ra rửa sạch, trụng sơ với nước sôi cho chín tái. Nồi nước cơm mẻ đun sôi, nêm nếm vừa ăn, cho thêm một nắm sả, ớt, tỏi bằm nhuyễn, bỏ cặp trứng vào nấu tiếp, nêm thêm rau thơm gồm ngò om, ngò gai, lá quế, ớt xắt khoanh. Khi trứng cá chín dùng muỗng xắn từng miếng, chấm với muối cục đâm ớt hiểm, nhai chậm rãi từng hạt trứng to hơn đầu đũa ăn trong miệng, lắng nghe vị bùi bùi, béo béo của trứng cá hòa quyện với vị chua của cơm mẻ, cay xé của ớt, sả, vị mặn mòi của muối cục, chát ngọt của bắp chuối và mùi thơm của rau gia vị, tợp thêm ngụm rượu đế đưa cay thì… chẳng cao lương mỹ vị nào bằng. Cho nên ngư dân nào may mắn bắt được con cá ngát có trứng thường giữ lại gầy độ nhậu, mời cho bằng được bạn tri kỷ thưởng thức món ngon hiếm có, hoặc mang biếu cho những người họ kính trọng, yêu quý. Nhưng nói đi rồi cũng phải nói lại, món trứng cá ngát nấu canh chua cơm mẻ tuy cực kỳ ngon và khó kiếm nhưng ăn xong lại thấy áy náy trong lòng, vì chỉ một miếng ngon mà hàng chục ngàn cá con phải chết ngay từ trong trứng.

  • Tiếp nguồn này [6]:

Chả trứng cá ngát Chả trung ca ngat Nếu có dịp ra Hòn Nghệ hoặc Hòn Tre thuộc biển đảo Kiên Giang, bạn đừng quên thưởng thức chả trứng cá ngát. Chả trứng cá ngát Viết bình luậnLưu bài này

Cá ngát là một loài cá da trơn, tựa cá trê nhưng kích cỡ khá to, nặng trung bình từ 0,5-5 kg/con, sống ở nước lợ và mặn. Vào mùa sinh sản, một con cá ngát cái trưởng thành thường mang trong mình hai buồng trứng to bằng ¼ trọng lượng cơ thể. Mỗi buồng trứng chứa hàng ngàn trứng nhỏ, lớn cỡ hạt đậu xanh.

Muốn có món chả trứng vàng ruộm, vừa dai vừa giòn, chúng ta cho thêm ít gia vị vào trứng cá, quấy đều rồi bắc chảo lên chiên với lửa riu riu. Còn như muốn cầu kỳ hơn thì cho thêm ít bột năng, bún Tàu, nấm, củ hành và tỏi phi vào tô trứng cá, trộn đều trước khi chiên.

Chả trứng cá ngát ngon nhất là ăn kèm với rau thơm, dưa leo, xoài sống hoặc các loại rau rừng như đọt xoài, đọt bứa...chấm nước xốt hoặc nước mắm tỏi chua cay. Và để chắc ăn, bạn nên dặn trước món độc này trước khi ra các hòn vừa kể.

  • Đây nữa [7]:

Ngon nhất vẫn là loại cá ngát sống ở những con sông nước lợ mà người ta thường bắt nó bằng cách đi câu hoặc đi thụt. Cá ngát sông Phú Hữu thịt thơm và béo nhưng ăn hoài không thấy ngán như cá ngát đánh bắt ở biển. Loại cá ngát sông thường làm hang dưới nước, đợi khi nước ròng bày bãi cũng là lúc chúng tôi, đi thị sát để tìm những cái hang có những con cá ngát sinh sống. Cứ quan sát những hang nào có đất sình đùn lên và ngay miệng hang còn trơn thì đó là đích thị hang cá ngát (nhớ kỹ cá ngát thường làm hang ở những bãi đất ít sình nằm trên một nền đất sét dưới những triền sông, ao… và khác với những loài thủy sản khác là cá ngát làm hang chìm dưới nước). Xác định được hang cá thì bắt tay cùng nhau “tác chiến” ngay: một hang cá ngát thường có nhiều ngách khác nhau cho tiện việc thoát thân khi nguy kịch. Cứ thế, tìm cho được những ngách phụ và khống chế bằng những nắm sình trộn với cỏ khô lấp kín những ngách phụ chỉ để dành một ngách phụ thuận tiện cho việc bắt cá sau này. Chuẩn bị xong, lấy một nắm sình trộn cỏ khô đủ lớn để cho vào ngách chính của hang cá ngát và nhanh tay đẩy sâu xuống hang. Chú cá ngát trong hang bí quá nên trồi đầu lên cái ngách mà ta không bít kín và ở đó một tay “sát cá thượng hạng” đang chờ sẵn với điệu nghệ của đứa con nít miệt biển, chú cá ngát béo ngậy đã nằm trong bàn tay đen nhánh sình non… nhưng cũng có lúc vì mải mê chơi, ham đùa nên bị những chiếc ngạnh cá ngát đâm vào tay nhức thấu trời… Thế đấy ! những mùa cá nước ròng chúng tôi lại đi dọc triền sông để thụt cá ngát cho những buổi ăn mà mẹ đang chờ ở nhà. Cá ngát đem về mẹ chế biến nhiều món ăn, nhưng tôi vẫn thích nhất cái món canh chua - mà canh chua nấu bằng cơm mẻ nước mới chua thanh và thơm một mùi men khó tả… Khi nồi nước dùng với gia vị vừa phải được bắc lên bếp thì cá được làm sạch và cắt khúc tùy độ lớn nhỏ, ướp thêm một ít gia vị vừa ăn, để một bên, trong khi đó chuẩn bị một dĩa rau như ngò om, hành, bạc hà, bông súng, rau muống, chuối ghém mà phải kiếm cho bằng được cây chuối hột mới ngon)…. đặc biệt phải làm sẵn một dĩa muối sống với ớt sừng trâu giã dập hoặc một chén nước mắm ớt xắt tùy người ăn chọn lựa. Khi nước đã sôi cũng là lúc cho một lượng cơm mẻ vừa phải vào cho đủ độ chua và cho những khúc cá vào, đợi nồi nước sôi bùng lên, ta nêm nếm gia vị như đường, muối, thêm một chút nước mắm cho thơm nước dùng… Thú vị nhất là ăn lẩu cá ngát đang sôi cứ thế muốn ăn rau gì, bao nhiêu cho vào nồi vừa gắp đũa mà ăn… Những miếng thịt cá ngát thơm lựng, béo ngậy, được chấm với muối sống, ớt đâm dập… Món ăn cứ thế theo tôi đến tận bây giờ, dù đang ở một nơi xa quê…


-- Hungda (thảo luận) 05:27, ngày 2 tháng 3 năm 2011 (UTC)[trả lời]