Thảo luận:Gia đình Phật tử Việt Nam

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dự án Phật giáo
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Phật giáo, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Phật giáo. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
ThấpBài viết được đánh giá ít quan trọng.
Dự án Tôn giáo
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Tôn giáo, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Tôn giáo. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
CBài viết đạt chất lượng C.
Trung bìnhBài viết được đánh giá tương đối quan trọng.

Tác quyền[sửa mã nguồn]

bài này tôi viết ở đây là đã được sự đồng ý của tác giả bài này là anh huynh truởng Nhuận Pháp - Tôn Thất Liệu, huynh trưởng cao niên gia đình phật tử Việt Nam, tôi là người đã nhập liệu văn bản này, nó được đưa lên www.ahvinhnghiem.org và từ trang hoadam.net đã lấy link từ trang này qua. Một lần nữa xin khẳng định lại là bài viết này tôi nhận được sự đồng ý của tác giả Squall8703 (thảo luận) 16:17, ngày 9 tháng 4 năm 2008 (UTC) Squall8703[trả lời]

Khi nào sẽ có kết quả về thảo luận này vậy ? Squall8703 (thảo luận) 15:21, ngày 16 tháng 4 năm 2008 (UTC) Squall8700[trả lời]

Chứng nhận giấy phép[sửa mã nguồn]

Đối với phiên bản hiện tại (thể hiện ở chữ ký)

Permission icon Tác phẩm này được cấp phép tự do và ai cũng có thể dùng với bất kì mục đích nào. Nếu bạn muốn sử dụng nội dung này, bạn không cần phải yêu cầu cấp phép, miễn là bạn tuân theo các yêu cầu về bản quyền được ghi trên trang này.

Wikimedia đã nhận được một bức thư điện tử xác nhận rằng người giữ bản quyền đồng ý phát hành tác phẩm dưới các điều khoản như được ghi trên trang này. Một thành viên của nhóm VRT đã xác nhận cuộc trao đổi và lưu trữ chúng trong kho lưu trữ cấp phép. Chỉ những ai có tài khoản VRT mới có thể xem được nội dung của cuộc trao đối ở đây. Để xác nhận giấy phép, bạn hãy liên lạc với các thành viên VRT. Liên kết đến thẻ: https://secure.wikimedia.org/otrs/index.pl?Action=AgentTicketZoom&TicketID=1484714

Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 18:42, ngày 17 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tiêu bản[sửa mã nguồn]

Các tiêu bản được treo trong bài là để kêu gọi mọi người giúp làm tăng chất lượng của bài và để cho người đọc biết bài vẫn còn đang được sửa đổi. Hãy làm sửa đổi như đề nghị của các tiêu bản và các quy luật của Wikipedia; hãy đừng bỏ các tiêu bản đó mà không làm sửa đổi nào. Mekong Bluesman (thảo luận) 17:45, ngày 23 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Không bách khoa[sửa mã nguồn]

Cho mình hỏi là đoạn:

"Từ phôi thai hình thành “Ban Đồng Ấu Phật Giáo” qua “Gia đình Phật Hóa Phổ” kết thành “Gia đình Phật Tử” dù trải qua bao trở lực khó khăn. Tổ chức Gia Đình Phật tử vẫn đứng vững và trưởng thành trong sự dưỡng dục, đùm bọc của chư tôn đức Tăng già, Cư sĩ giáo phẩm Phật giáo Việt Nam; theo truyền thống Phật giáo và mục đích giáo dục Thanh, Thiếu, Đồng niên hướng thiện theo tinh thần đạo Phật.

Trong hơn 50 năm (1938-1996) trong tu học và trong phụng sự đạo Pháp, Huynh Trưởng và Đoàn sinh Gia Đình Phật tử Việt Nam, đã có những đóng góp quang minh, đầy trí tuệ theo Ánh sáng giác ngộ của Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni Phật.

Do đó, dầu ở thời gian hay không gian nào, hay cách biệt nhau trong mưu sinh phương trời nào, “Tình Lam” vẫn thắm thiết, chan hòa ánh đạo vàng Từ Bi, Vị Tha.

Qua những dữ kiện diễn tiến hình thành từ sơ khai “Ban Đồng Ấu” đến danh hiệu “Gia Đình Phật Tử Việt Nam” ngày nay có thể được minh chứng và khẳng định “Ban Đồng Ấu” là tiền thân của “Gia Đình Phật Tử Việt Nam”." Đoạn trên được đánh dấu là "Có người cho rằng bài (đoạn) này có thể có văn phong và/hoặc chủ đề không phù hợp với một từ điển bách khoa toàn thư với lý do: không viết ý kiến vào trong bài" xin hỏi lỗi này là sao? Đây chính là ý kiến của người viết bài này. Tại sao lại bị đánh dấu như vậy ?

Về nguyên tắc, Wikipedia chỉ phản ánh các kiến thức, ý kiến được công nhận rộng rãi, nếu đây là ý kiến của người viết bài thì tuyệt đối không nên đưa vào bài. Nếu đó là ý kiến được viết trong sách, báo có uy tín thì mới xem xét cho vào. Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 06:20, ngày 24 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Xin bạn nói rõ ở khúc nào bạn cho rằng là ý kiến của người viết bài, bởi vì ở trên đây là những đoạn nói về lịch sử hình thành của GĐPT Việt Nam, và đã được công nhận là 1 bộ phận của Giáo hội Phật giáo VN thuộc mặt trận Tổ Quốc

Các nước khác[sửa mã nguồn]

Cho tôi hỏi, ở các nước khác có khái niệm Gia đình Phật tử không, hay chỉ ở Việt Nam mới có. Nếu như chỉ Việt Nam mới có thì tên bài mà tôi mới đổi thành Gia đình Phật tử Việt Nam có thừa chữ Việt Nam không? Tân (trả lời) 17:21, ngày 13 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Cho đến nay, 2021, Hiện tại chỉ có Việt Nam là có tổ chức "Gia đình Phật tử". Tuy nhiên, ở châu Âu, Hoa Kỳ, Canada, Úc, Nhật Bản, Kampuchea thì đã hình thành các Ban Hướng dẫn GĐPTVN, do các cộng đồng người Việt tỵ nạn hoặc những người định cư đến thành lập. Điều đó dẫn đến sự thành lập các đơn vị lãnh đạo là BHD GĐPTVN tại Hải ngoại, BHD GĐPTVN Trên Thế giới và Hội đồng Điều hành GĐPTVN Trên Thế giới. Ngoài ra, trong 3 năm, từ 2019 đến 2021, Huynh trưởng Hồ Chí Cường đã thành lập một vài đơn vị GĐPT ở châu Phi như ở Cộng hòa Dân chủ Congo và Tanzania và sắp tới đây là ở Nepal. – Khoipham1996 (thảo luận) 13:05, ngày 13 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Chính vì hiện tại tổ chức này chủ yếu của người Việt, còn các đơn vị ở Nepal, CHDC Congo và Tanzania vẫn ở mức sơ khai, thiếu Huynh trưởng dẫn dắt nên dùng chữ Việt Nam vẫn phù hợp, không bị thừa. – Khoipham1996 (thảo luận) 13:12, ngày 13 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Còn thiếu[sửa mã nguồn]

Gia đình Phật-Tử (tên gốc là vậy) được tổ chức theo mô hình hướng đạo nhưng cả bài không nhắc tới. FlaVia 00:35, ngày 22 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]