Bước tới nội dung

Thảo luận:Hành chính Việt Nam thời Bắc thuộc lần 3

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 13 năm trước bởi Hungda

Một số vấn đề cần được làm rõ về việc xác minh địa danh trước đây nay tương ứng với những địa danh nào (chủ yếu do thay đổi hành chính giữa thời điểm mà sách được dùng làm nguồn được viết so với hiện nay):

  • Mục Thời thuộc Tùy
    • Huyện Tống Bình gồm trung tâm Hà Nội và các huyện Hoài Đức, Thường Tín (Hà Nội), Thuận Thành (Bắc Ninh), Khoái Châu (Hưng Yên): theo bản đồ hành chính hiện hành thì còn trống huyện Thanh Trì, quận Long Biên và một phần huyện Gia Lâm, ngoài ra có thể gồm cả các huyện Văn GiangVăn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
    • Huyện Long Uyên: ngoài huyện Tiên Du và thị xã Từ Sơn, cần bổ sung: 1. một số phường, xã của thành phố Bắc Ninh vì phần này mới tách từ Tiên Du trong những năm gần đây và 2. các xã phía tây huyện Đông Anh, các xã phía bắc của huyện Gia Lâm vì phần này mới được sáp nhập năm 1961 từ các huyện Từ Sơn, Tiên Du, Thuận Thành.
    • Huyện Chu Diên: Đào Duy Anh trong Đất nước Việt Nam qua các đời (2005), tr 86-87 đã mâu thuẫn khi vừa liệt kê huyện Khoái Châu ngày nay thuộc đất huyện Tống Bình thời Tùy, lại liệt kê tiếp Khoái Châu thuộc đất huyện Chu Diên cũng thời Tùy. Tất nhiên cũng có thể do các đợt điều chỉnh hành chính thời Tùy mà Đào Duy Anh không đủ dẫn chứng. Theo tôi, nếu huyện Tống Bình bao gồm cả huyện Khoái Châu hiện nay thì huyện Chu Diên gần tương ứng với tỉnh Hải Dương hiện nay (có thể bao gồm huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng và ngoại trừ thị xã Chí Linh) cộng với phần nam tỉnh Hưng Yên hiện nay (ngoại trừ Khoái Châu, Văn Lâm, Văn Giang). Còn nếu huyện Chu Diên gồm cả Khoái Châu hiện nay thì coi như nó bao gồm cả Hưng Yên và Hải Dương hiện nay. Anh Trungda viết Chu Diên: được xác định vị trí ở tỉnh Hải Dương và huyện Tiên Lữ (Hưng Yên) là chưa chính xác vì giữa huyện Tiên Lữ với tỉnh Hải Dương còn có huyện Phù Cừ (Hưng Yên).
    • Huyện Long Bình: Đào Duy Anh viết thuộc các tỉnh Hà Tây, Hòa Bình, Nam Hà nhưng Trungda viết thuộc Hà Nội (Hà Tây cũ), Hòa Bình và Hà Nam. Thứ nhất, từ Thường Tín trở lên phía bắc đã thuộc huyện Tống Bình, phía Sơn Tây thuộc huyện Giao Chỉ nên phần Hà Tây mà Đào Duy Anh nhắc đến thực ra chỉ còn 3 huyện Phú Xuyên, Ứng Hòa, Mỹ Đức ngày nay. Thứ hai, Nam Hà mà Đào Duy Anh nhắc đến gồm Hà Nam và Nam Định ngày nay.
    • Huyện Bình Đạo: Có cần chú thích thêm không, vì huyện Đông Anh thuộc tỉnh Vĩnh Phúc mà Đào Duy Anh đề cập không hoàn toàn khớp với huyện Đông Anh, Hà Nội ngày nay (năm 1961 sáp nhập thêm xã Kim Chung của Yên Lãng và một số xã của Từ Sơn, gồm Vân Hà, Liên Hà, Mai Lâm, Đông Hội...)
    • Huyện Tân Xương: huyện Lập Thạch nay gồm Lập Thạch và huyện Sông Lô (chia tách năm 2008).
    • Như vậy ngoại trừ các huyện Yên Phong, Quế Võ, Gia Bình, Lương Tài, TP Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh) và các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình là có thể thuộc quận Ninh Việt, thì các địa phương sau chưa được biết rõ thuộc huyện nào của quận Giao Chỉ thời Tùy: tỉnh Ninh Bình, tỉnh Vĩnh Phúc (trừ huyện Lập Thạch và huyện Sông Lô), huyện Sóc Sơn (Hà Nội) và có thể một số huyện phía nam Thái Nguyên (phía bắc Thái Nguyên có lẽ là các châu kimi).
    • Huyện Cửu Chân: được xác định vị trí ở huyện Đông Sơn và huyện Nông Cống. Cần bổ sung: phía nam huyện Triệu Sơn (vì mới tách từ huyện Nông Cống trong năm 1964) và phần lớn thành phố Thanh Hóa (vì mới tách từ huyện Đông Sơn trong nhiều lần thuộc thế kỉ 20).
    • Huyện Di Phong: Cần bổ sung: phía bắc huyện Triệu Sơn (vì mới tách từ huyện Thọ Xuân trong năm 1964).
    • Huyện Tư Phố: Có thể chỉ là phía nam huyện Thiệu Hóa (hữu ngạn sông Chu) vì phía tả ngạn sông Chu (nằm giữa sông Chu và sông Mã) đã thuộc huyện Quân An.
    • Huyện Long An: Đào Duy Anh (sđd, tr 89) dùng từ có lẽ, trong tr/h này thật sự không ổn. Xưa nay huyện Quảng Xương thường đặt trong phủ Tĩnh Gia, tức huyện An Thuận đời Tùy. Còn huyện Long An có lẽ tương ứng với huyện Hoằng Hóa. Hoằng Hóa và Quảng Xương ở 2 bờ sông Mã, cũng không liền địa giới mà ngăn cách bởi thành phố Thanh Hóa ngày nay.
    • Huyện Nhật Nam: ở phía đông bắc quận Cửu Chân thì phải kể thêm huyện Hậu Lộc, huyện Nga Sơn và thị xã Bỉm Sơn ngày nay.
    • Quận Nhật Nam: chưa xác minh được vị trí tương ứng với các huyện bắc Nghệ An ngày nay (Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu, Thái Hòa, Nghĩa Đàn...) và nam Hà Tĩnh (Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Hương Khê, Can Lộc).

---Hungda (thảo luận) 09:55, ngày 15 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời