Thảo luận:Hình học phi Euclid

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Cuộc thảo luận đầu tiên[sửa mã nguồn]

Euclide, chúng ta quy ước dùng tiếng Pháp? 08:35, ngày 28 tháng 2 năm 2006 (UTC)

Tài liệu toán học ở Việt Nam rất nhiều, trong đó phổ biến dùng Ơclit. Ví dụ: Từ điển toán học ANh việt của nhiều tác giả in lần thứ 2 năm 1976 bởi NXB KH và KT dùng như thế. Nếu không ai phản đối tôi đổi về tên thông dụng ở VN.134.157.170.184 08:42, ngày 28 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Trong Wiki tiếng Việt sử dụng tên nguyên gốc hoặc gần gốc nhất, (không bó buộc tiếng Anh hay Pháp), hạn chế tối đa phiên âm kiểu Ơ-clit. Avia (thảo luận) 09:24, ngày 28 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tên của nhà toán học nổi tiếng này là Εὐκλείδης, hay Euclides khi chuyển tự. Mekong Bluesman 09:29, ngày 28 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tiếc là không ai dùng Euclides. 134.157.170.184 09:30, ngày 28 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Avia không dùng xx, không dùng yy. Vậy chúng ta dùng gì? Ông này là người Ai Cập, tại sao phải viết tiếng Hy Lạp? 134.157.170.184 09:31, ngày 28 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Εὐκλείδης có 9 ký tự, sao lúc chuyển tự thì còn 8 ở Euclides? Có phải chuyển tự sai hay đây là một cách phiên âm sang latin? Nếu là phiên âm, sao ưu tiên phiên âm latin hơn phiên âm Việt?134.157.170.184 09:40, ngày 28 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Có chắc tên ông viết trong tiếng Hy Lạp không phải là một cách phiên âm sang tiếng Hy Lạp? Nếu là phiên âm, sao ưu tiên phiên âm Hy Lạp?134.157.170.184 09:43, ngày 28 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Tên Ơclit có nhược điểm gì mà chúng ta cần "hạn chế tối đa"?134.157.170.184 09:43, ngày 28 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Thời ông sống Alexandria, Ai Cập là một thành phố của người Hy Lạp. Thành phố này được thành lập bởi Alexander Đại đế. Nguyễn Hữu Dng 16:35, ngày 28 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Bạn hãy thảo luận một cách bình tĩnh. Avia (thảo luận) 10:04, ngày 28 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Nếu câu hỏi của tôi khó quá, bạn cứ bình tĩnh mà suy nghĩ. Không cần "câu giờ" bằng thảo luận "đệm" không đi vào bản chất vấn đề. 134.157.170.184 10:08, ngày 28 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Vấn đề đã bàn trước đây theo tôi lý do tránh dùng là vì
  1. nó "không có 1 chuẩn mực" nào hết ráo! Ai muốn phiên âm kiểu nào thì phiên và "không hề có luật lệ ràng buộc cách "phiên âm" này. Thí du đon giản chũ Bush ="bút", "Bu-sơ", "But-xơ" ... Cái gì vậy không phải tiếng Việt không phải tiếng Mỹ, không phải tiếng Tàu .... Nó là tiếng UFO?
  2. Nó không phải là tiếng Việt nhưng chính phiên âm ...biến nó trở thành tiếng UFO vì phiên âm sai với cách đọc nguyên gốc và do đó, thà hy sinh cho một cái gì hợp lí (dùng chữ Anh gần nhất với từ gốc) hay dùng ngay từ gốc để người đọc dể dàng nhận ra nó 1 cách chính xác còn hơn phiên thành nhiều cách đọc khác nhau, mà cuối cùng chả có "phiên" nào nghe cho trúng mà làm cho tiếng Việt thành loại tiếng "da âm tiết" một cách quái gỡ LĐ

Đừng lôi Gia tộc Bush vào đây mà tội họ. Tôi ủng hộ cách gọi Gia tộc Bush. Tôi chỉ hỏi tên bài này là gì? Hình học phi Euclide (Pháp), Hình học phi Euclides (phổ dụng trong tiếng nào đó, chưa thấy xuất hiện trong tiếng Việt), Hình học phi Euclid (Anh), Hình học phi Ơclit (Việt Nam)?134.157.170.125 15:31, ngày 28 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Quên mất Hình học phi Εὐκλείδης nữa.134.157.170.125 15:34, ngày 28 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Tôi thấy không thể lúc nào cũng dùng "tên gần gốc nhất"; nó cũng chẳng thể là một "chuẩn mực". Vì +
  1. khó định nghĩa "gần" và "gần nhất".
  2. chúng ta sẽ có thể "bịa" ra các tên mà chẳng ai dùng bao giờ. Những tên bịa không sớm thì muộn cũng sẽ gây phản ứng với người đọc quen dùng các từ khác phổ thông hơn. Quốc gia Czerch (hay gì đó tôi quên viết chính xác như nào rồi) tồn tại ngắn ngủi là một thí dụ.
  3. nhiều khi máy móc áp dụng công thức "gần gốc nhất" có hại hơn là có lợi. Đáng ra chúng ta chỉ có n tên gọi cho chủ đề, thì nay thêm tên bịa là 1+n làm vấn đề thêm rắc rối. Ví dụ Séc chỉ có mỗi tên gọi, phổ thông, chẳng ai nhầm, nay lại lôi ông Czech hay gì đó vào, mất thời gian cãi vã.

Ông Nguyễn Việt Long đã có thêm người cùng phe "phiên âm" với ông rồi đó! OK, tôi sẽ trả lời 134.157.170.125 (nhưng 134.157.170.125 nên đăng ký để khi viết thảo luận dễ hơn).

  • Euclides là người Ai Cập
    Euclides sinh ra tại Alexandria nhưng khi đó Alexandria là thuộc về Hy Lạp, ông còn đi học và làm việc tại Academia của Platon (ỏ Athena), viết sách với tiếng Hy Lạp. Do đó nói ông ta là người Ai Cập là không hoàn toàn đúng vì ông ta là người Hy Lạp sinh ra tại Alexandria. Có rất nhiều người Pháp gốc Á châu, hay người Mỹ gốc Á châu đã có tên theo lối Tây phương, chúng ta không bắt họ đổi tên lại theo Đông phương được.
  • Czech hay Séc.
    Khi 134.157.170.125 hỏi một người đến từ nước Việt Nam viết tên của nước họ thì người đó viết là "Việt Nam", đó là chuyện dễ. Khi một người sống ngoài Việt Nam viết thì họ có nhiều cách: 1. nếu tiếng họ có chữ cho Việt Nam thì họ sẽ dùng nó (thí dụ, trong tiếng Việt dùng "Hoa Kỳ", "Anh", "Pháp") vì nó có giá trị lịch sử; 2. họ có thể dựa vào một tiếng thông dụng của văn hóa có ảnh hưởng tại Việt Nam (thí dụ, cách dùng "Anam" của người Âu khi họ bắt đầu đến Đông Nam Á và phải dùng các tên gọi của Việt Nam qua văn hóa Trung Hoa); 3. nhưng họ (sau vài chục năm) đã biết là người Việt dùng "Việt Nam" nên đã bỏ "Anam" (vài chục năm chưa có đủ giá trị lịch sử trong ngôn ngữ học đối với họ) để dùng "Vietnam", vì nó phản ảnh cái văn hóa Việt hơn; 4. sau 1975, số người Việt ngoài Việt Nam đã tăng lên rất nhiều và, ngoài các nhà ngôn ngữ học, số người hiểu "Việt Nam" bao gồm 2 chữ đã tăng lên rất nhiều cùng với sự hiểu biết về văn hóa Việt (như họ đi trước tên, như tiếng Việt thuộc nhóm ngôn ngữ Việt-Mường, như "phở" không phải là "beef noodle soup" mà cũng không phải là "spaghetti du riz avec bouillon"...). Đây chỉ là lối đi tự nhiên khi các văn hóa hiểu nhau nhiều hơn, không phải là một thứ mà một người nào đó (hay tôi) chế tạo ra.
  • Czerch, Czech và Czesk.
    Tương tự như bên trên, khi 134.157.170.125 hỏi một người đến từ xứ đó thì họ viết là "Česko" (khi họ dùng tên chính thức thì họ phải thêm "Cộng hòa" vào phía sau và nó thành "Česká republika" vì có vấn đề giống trong ngôn ngữ của họ). Người Âu châu khi đến Nhật Bản không thể nào dùng các ký tự trong tiếng Nhật mà phải dùng ký tự Latinh để viết các địa danh của Nhật, người từ Nam Mỹ khi đến Nga không thể nào dùng ký tự Cyrill mà cũng phải dùng ký tự Latinh. Lúc ban đầu thì ai cũng có cách chuyển tự của mình (thí dụ, Djibouti và Jibuti, Gorbachov và Gorbachev, Beking và Peking...) nhưng dần dần các chuẩn đã được đặt ra để mọi người có thể hiểu nhau. Đây cũng là lối đi tự nhiên khi các văn hóa tìm cách hiểu nhau hơn, không phải là một cái gì chỉ nằm trong đầu của một người. 134.157.170.125 nên biết là các nhà ngôn ngữ học còn "thảo luận" rất, rất nhiều hơn chúng ta và còn có nhiều ý kiến hơn chúng ta mà họ còn có thể đưa ra các chuẩn (thí dụ, Φ = "ph", Č = "cz", -чёв = "-chov" thay vì "-chev"...). Hơn nữa, không có ai trong cộng đồng này đã đề nghị "Czerch"; vì nếu có thì 134.157.170.125 đã thấy tôi kêu la.
  • Tại sao Εὐκλείδης thành Euclides mà không Eucleides?
    Đây cũng như hai cái bên trên, giống như tại sao phải làm rắc rối dùng "ph" (2 ký tự) khi có thể dùng "f" (1 ký tự). Và câu trả lời là khi tiếng Ý dùng k (thay vì ch) cho âm cứng của chiaro, khi tiếng Tây Ban Nha dùng ký tự y (thay vì ll) cho paella, khi tiếng Việt dùng ký tự f (thay vì ph) cho phở... thì tiếng Hy Lạp, chúng ta hy vọng, sẽ dùng ί (they vì εί) trong trường hợp này.
  • Không nên "máy móc áp dụng công thức"
    Chúng ta đâu có áp dụng công thức theo kiểu máy móc đâu! Mỗi lần có vấn đề liên quan đến tên riêng thì chúng ta dùng cả 2, 3 Meg để thảo luận và nhiều khi cả một tuần mới có kết luận. Lối làm việc của chúng ta, trái lại, quá "con người" hơn là "máy móc". (Giống như các nhà dân biểu, nghị sĩ... dùng thời giờ thảo luận nhưng quyết định thì... đợi kỳ họp lần năm sau!)
  • Euclides phổ thông trong tiếng nào đó...
    Cái này thì tôi đưa tay lên gãi đầu vì tiếng Latinh (gốc của nhiều tiếng) viết là Euclides.
  • Euclide (Pháp), Euclid (Anh) hay Euclides?
    OK, nếu phải chọn giữa 3 dạng này thì 134.157.170.125 sẽ chọn cái nào? 134.157.170.125 thích theo Anh, hay theo Pháp hay theo dạg gốc?
  • Vậy tại sao không dùng Ơclit thay vì Euclides?
    Tôi lấy thí dụ là chúng ta gọi cái ông Εὐκλείδης rắc rối này là "Ơclit" thì tại sao ông ta lại đặc biệt hơn ông Newton, hay ông Ghandi, hay ông Beethoven, hay ông Gorbachov... để có tên được phiên âm? Tại sao đối với 134.157.170.125 gia đình Bush không cần phiên âm? Vì Bush dễ đọc hơn? Vì họ nổi tiếng hơn?
  • Vậy thì tại sao không dùng Ơclit và redirect Euclides về đó?
    Đây là việc mà chúng ta cần phải thảo luận để đi đến một quyết đinh. 134.157.170.125 xem bài Moskva, rồi thử tìm Moscow, Moscou, Mátx-cơ-va... sẽ thấy.
  • Ơclit là tiếng Việt!
    quả quyết này táo bạo ấy nhé. Tôi nói không phải tiếng Việt. Thứ nhất, tiếng Việt là chỉ bao hàm những thành phần đơn âm tiết, viết Ơclit là sai. Thứ hai, tiếng Việt không có hai phụ âm đi cùng nhau như "cl" (đừng lầm với những phụ âm kép đặc thù tiếng Việt như "ch", "kh", "ng", "ngh", "nh", "ph" "th" và "tr"). Thứ ba, tiếng Việt khi được đóng bằng phụ âm t bắt buộc phải mang thanh khác thanh bình, và như vậy đọc -clit thanh gì? Đọc thử chữ "tât" có phụ âm đóng cuối t có được? Cách phiên âm này chẳng giống âm tiếng nào, chỉ làm ngu dân thêm, như Avia có lần nói. --Baodo 20:11, ngày 28 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Tùy, tiếng gì cũng được, Moskva có phải là tiếng Việt đâu. Vấn đề có tài liệu có giá trị tra cứu nào dùng không.193.52.24.125 07:30, ngày 01 tháng 3 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Moskva có phải là tiếng Việt đâu--- càng thảo luận tôi càng thấy bạn dùng luận cứ bừa bãi. Ai nói Moskva là tiếng Việt? Nhưng thứ lỗi cho tôi khi không phản hồi nữa, hãy đăng nhập đàng hoàng rồi thảo luận hoặc bỏ phiếu tiếp. Thân mến --Baodo 10:56, ngày 01 tháng 3 năm 2006 (UTC)[trả lời]
  • Cái này thì tôi không thảo luận được! Đây là lãnh vực của các nhà ngôn ngữ học.

Mekong Bluesman 19:34, ngày 28 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Thứ nhất tôi không khẳng định tôi là đồng minh của ai. Thứ hai tôi không khẳng định là Mekong hai ai đó áp dụng máy móc. Tôi khuyên chúng ta không áp dụng máy móc, điều đó không đồng nghĩa với việc tôi khẳng định chúng ta áp dụng máy móc. Việc dùng Séc hiện nay là minh chứng cho việc chúng ta (không chỉ có mình Mekong) không áp dụng máy móc. Thứ ba tôi không ... (để thảo luận này ngắn, tôi tạm để các bạn suy tiếp, chứ cứ viết kiểu của Mekong thì dài vô tận). Tóm lại tôi chưa thấy Mekong, Avia biểu quyết tên nào. Nếu có biểu quyết, nên chỉ ra tài liệu có giá trị tra cứu để làm minh chứng, chứ dùng nước bọt thì chẳng có giá trị lắm.193.52.24.125 07:20, ngày 01 tháng 3 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Nếu có biểu quyết, nên chỉ ra tài liệu có giá trị tra cứu để làm minh chứng... khi 193.52.24.125 (mà tôi nghĩ cũng là 134.157.170.125) sang các bài en:Euclid hay fr:Euclide sẽ thấy các dạng tiếng Hy Lạp và đó là tài liệu tra cứu của tôi.
tôi chưa thấy Mekong ... biểu quyết tên nào. Chúng ta đã xong phần thảo luận chưa để đi đến phần biểu quyết?
Mekong Bluesman 07:55, ngày 01 tháng 3 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Thảo luận xong rồi. Xin mời biểu quyết và đưa ra tài liệu tiếng Việt có giá trị tra cứu làm chứng cho việc sử dụng thuật ngữ này trong tiếng Việt hiện hành. 193.52.24.125 07:59, ngày 01 tháng 3 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Tôi đợi vì chỉ thấy có 193.52.24.125 nói là thảo luận xong.
Tôi biết là khi viết bài thì phải đưa ra nguồn vì nếu không sẽ bị bỏ đi, tôi hiểu là khi thảo luận mà không có nguồn thì không có người nghe theo ý của mình. Tôi chưa thấy khi bỏ phiếu bầu cũng phải có nguồn!
Mekong Bluesman 08:12, ngày 01 tháng 3 năm 2006 (UTC)[trả lời]
OK không cần nguồn trong biểu quyết, nhưng xin đưa ra tài liệu tiếng Việt có giá trị tra cứu làm chứng cho việc sử dụng thuật ngữ nào mà bạn ủng hộ trong thảo luận. 193.52.24.125 08:15, ngày 01 tháng 3 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tôi cũng chưa thấy là thảo luận xong, vì còn rất nhiều ý kiến đưa ra chưa có phản hồi nghiêm túc. Cho nên tôi chưa biểu quyết. Avia (thảo luận) 08:23, ngày 01 tháng 3 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Làm sao mà ai dám nói là sẽ thảo luận xong. Biểu quyết rồi vẫn muốn thảo luận nữa thì sao. Nói như mấy ông (chắc chẳng dám quyết vụ này đâu, vì các ông chẳng có tài liệu tiếng Việt có giá trị tra cứu mà làm chứng cho lựa chọn của mình) thì đến bao giờ giải quyết được vụ này? 193.52.24.125 08:28, ngày 01 tháng 3 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Tôi thật sự không hiểu! Euclide/Euclid/Euclides là người Hy Lạp sinh ra tại Alexandria và tôi đã nói bên trên là tôi dùng các nguồn nào để đi đến kết luận. Tại sao phải là nguồn tiếng Việt? Tôi thật sự không hiểu! Mekong Bluesman 19:22, ngày 01 tháng 3 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Biểu quyết[sửa mã nguồn]

Hình học phi Euclide (Pháp)[sửa mã nguồn]

  1. Tôi chọn chữ này, vì đây là chữ tôi được biết đến trong các tài liệu tham khảo! Và theo tôi, lựa chọn này tốt hơn mấy lựa chọn phiên âm vì các lựa chọn phiên âm có quá nhiều dị bản. Newone 11:58, ngày 03 tháng 3 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Hình học phi Euclides (tiếng La tinh, chuyển tự từ tiếng Hy Lạp)[sửa mã nguồn]

  1. Euclides vì đến từ Εὐκλείδης. Mekong Bluesman 04:20, ngày 03 tháng 3 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Hình học phi Euclid (Anh)[sửa mã nguồn]

  1. Chọn vì đây là thoả hiệp có lí nhất. --Baodo 20:11, ngày 28 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]
    Xin cụ cho biết tài liệu tiếng Việt có giá trị tra cứu nào ở Việt Nam dùng tên gọi này ạ? 193.52.24.125 07:10, ngày 01 tháng 3 năm 2006 (UTC)[trả lời]
    Lần này tui làm gậy chống lưng cho ông Baodo: Dạ thưa em hông phải là Baodo nhưng em làm nhiều việc liên quan đến toán xin thay mặt trả lời: Chữ Euclid Anh ngữ khi viết ra người Tàu, Thái, Ấn, Ai cập,... (nếu họ có viếng thăm Wiki hay học Việt ngữ hay đọc các tài liệu) và cả anh nữa, người chống lại chữ mà anh vẩn có thể hiểu đưọc mà không cần giở từ điển "Thuật ngữ phiên âm Việt Nam" đều hiểu được 100% mà không có sự lầm lẫn. Đồng thời, số lượng bài viết khảo cứu về Euclid trong Anh ngữ lại thường sẽ là nhìều nhất và ngay cả khi dùng "Euclid", máy tính cũng có thể mò ra cho anh các bài viết dạng "Euclid/e/es". Lại nữa, nếu tui dùng Euclid thì cộng đồng thế giới sẽ không hỏi tui "what is this ?" chứ nếu không tui ngay lập tức sẽ bị hỏi "Q'uest ... Cờ Xe ?" Và lúc đó liệu mà trả lời "cờ xe" là cái quái gì! Vả lại giả sử tui chỉ biết có chữ O-cờ-lit nhưng mò mẫm mãi không biết làm sao để viết 1 bản báo cáo khoa học liên quan đến ông cha đẻ môn hình học phẳng này cho đúng tên thì mệt cho tui... Má ơi! để đại O-cờ-lit vô vì tui..không có nhớ ra tên chấp nhận được của cộng đồng quốc tế! Viết chơi cho vui thôi chư LĐ không dám chống lưng cho Baodo cũng không cho anh bạn đâu. Ai muốn viết chữ gì không chóng thì chày sẽ lãnh nghiệp đó! LĐ
  2. Chọn chữ này Tui Nắm duôi Baodo, thầy dắt đi đâu em theo đó. Nhớ: bảo em sờ cái chi cũng được miễn đừng bắt em sờ voi! LĐ (nếu muốn đặng nhập thì... cũng vẩn là LĐ)
  3. Tôi chọn chữ này vì chữ này "ngang hàng" với các chữ Pháp, Latinh vì cùng là phiên bản gián tiếp của "tên gốc" nào đó, nhưng có ưu điểm:
  • Ngắn gọn hơn
  • Tiếng Anh phổ biến nhất, do đó tên này cũng phổ biến nhất
Ngoài ra cách phiên tự nhất quán với hầu hết các tên riêng khác trong Wikipedia tiếng Việt (ưu điểm so với các kiểu phiên âm Ơclit, Ơcờlit...). Sẽ rất cọc cạch nếu để Ơclit bên cạnh Lobachevsky, Riemann.

--Nguyễn Việt Long 04:40, ngày 04 tháng 3 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Hình học phi Ơclit (phiên âm)[sửa mã nguồn]

  1. Tôi chọn chữ này, vì được chữ này là chữ tôi đã đọc khi học toán ở trường. Casablanca1911 10:57, ngày 03 tháng 3 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Hình học phi Ơ-clit (phiên âm, có gạch nối)[sửa mã nguồn]

Hình học phi Ơclít (phiên âm, có dấu sắc)[sửa mã nguồn]

Hình học phi Ơ-clít (phiên âm, có dấu sắc, có gạch nối)[sửa mã nguồn]

Hình học phi Ơcơlit (phiên âm, thêm "ơ" để tránh phụ âm kép "cl")[sửa mã nguồn]

Hình học phi Ơcơlít (phiên âm tiếng Việt, thêm "ơ", có dấu sắc)[sửa mã nguồn]

Hình học phi Oclit (có vẻ như viết sai chính tả, nhưng ai mà biết được)[sửa mã nguồn]

(không phải đùa các bạn cứ tìm sẽ thấy)

Hình học phi Ơcờlit[sửa mã nguồn]

(không phải đùa các bạn cứ tìm sẽ thấy)

Hình học phi Ơ-cờ-lit[sửa mã nguồn]

(không phải đùa các bạn cứ tìm sẽ thấy)

Hình học phi Ơcờlít[sửa mã nguồn]

(không phải đùa các bạn cứ tìm sẽ thấy)

Hình học phi Ơ-cờ-lít[sửa mã nguồn]

(không phải đùa các bạn cứ tìm sẽ thấy)

Hình học phi ... (tự suy tiếp)[sửa mã nguồn]

(không phải đùa các bạn cứ tìm sẽ thấy)

Tuy nhiên tất cả các cái này đều có thể đưa về cách dùng trong tài liệu có giá trị tra cứu. Cách đó chỉ có 1. Hiện nay trong thảo luận này chỉ thấy 1 tên gọi đã có trong tài liệu có giá trị tra cứu. 193.52.24.125 07:09, ngày 01 tháng 3 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Hình học phi Εὐκλείδης[sửa mã nguồn]

Tôi bầu cách này :)). 134.157.170.125 15:34, ngày 28 tháng 2 năm 2006 (UTC) Phiếu không hợp lệ, bạn cần đăng nhập và đã có đóng góp mới có quyền biẻu quyết. Avia (thảo luận) 04:02, ngày 01 tháng 3 năm 2006 (UTC)[trả lời]

1. Avia có thể cho biết điều luật này ở đường link nào được không?

2. Theo tôi, nên đặt các đường redirected tới trang này cho các tên phiên âm khác nhau. Đây cũng là cách nên áp dụng cho các trường hợp người dùng muốn tra từ Mạc Tư Khoa, Matxcơva, Matxcva sẽ được hướng về Moskva chẳng hạn?

Newone 07:22, ngày 01 tháng 3 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Cách này trái "luật" Wiki tiếng Việt cũng như của các tiếng dùng chữ viết Latinh (Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Đức...): Không ai viết tên mục từ bằng chữ Hy Lạp, chữ Nga, chữ Trung Quốc, chữ Thái, chữ Khmer... (các hệ chữ cái hoặc chữ tượng hình không phải hệ Latinh) mà chỉ ghi chú tên nguyên ngữ trong bài thôi.--Nguyễn Việt Long 07:22, ngày 04 tháng 3 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Ý kiến thêm[sửa mã nguồn]

Sau đây là một ý kiến tham khảo, lấy từ trang http://www.ctu.edu.vn/coursewares/supham/tiengvietth/chuong4.htm:

4- Cách viết tên riêng nước ngoài.

Tên riêng nước ngoài (tên người, địa danh) du nhập vào tiếng Việt theo nhiều cách, dẫn đến nhiều cách viết khác nhau:

- Viết theo cách phiên âm Hán - Việt: Mạc Tư Khoa, Luân Ðôn, Hoa Thịnh Ðốn, Ba Lan, Anh, Ðức, Pháp, Nã Phá Luân, Mạnh Ðức Tư Cưu, Mã Khắc Tư...

- Viết theo dạng nguyên ngữ hay chuyển tự sang mẫu chữ La Tinh: Victor Hugo, Shakespeare, Napoléon, New York, Paris, London, Washington, Maxim Gorky...

- Phiên âm trực tiếp theo cách ghi âm tiếng Việt: Xêch-xpia, Vich-to-Huy-gô, Niu-oóc, Mê-hi-cô...

Tình hình đó dẫn đến sự phức tạp, thiếu thống nhất trên sách báo hiện nay.

Theo quy định, có ba cách viết tên riêng nước ngoài:

a) Nếu chữ viết trong nguyên ngữ theo hệ chữ cái La Tinh, thì viết nguyên dạng.

Ví dụ:

New York, Paris, London, Washington, Victor Hugo, Shakespeare...

b) Nếu chữ viết trong nguyên ngữ không theo hệ La Tinh (như tiếng Nga, tiếng Thái, Ả Rập...) thì viết theo hình thức La Tinh hoá chính thức.

Ví dụ:

Moskva, Maxim Gorky, Lev Tolstoy, Lomonozov, Majakoski...

c) Một số địa danh và tên người nước ngoài được viết theo cách đọc Hán - Việt quen thuộc, đã dùng quen thì viết theo hình thức quen dùng này, không phiên âm trực tiếp hay viết nguyên dạng.

Ví dụ:

Anh, Nga, Pháp, Ðức, Ba Lan, Tây Ban Nha, Bồ Ðào Nha, Thuỵ Sĩ, Thụy Ðiển, Thái Lan, Thích Ca, Liễu Thăng, Mao Trạch Ðông...

Newone 08:00, ngày 01 tháng 3 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tôi hoàn toàn đồng ý với các đề nghị bên trên của trang http://www.ctu.edu.vn/coursewares/supham/tiengvietth/chuong4.htm, và đây chính là cách mà Wikipedia đã dùng trong năm vừa qua, nếu tôi không sai. Mekong Bluesman 19:22, ngày 01 tháng 3 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Vậy thì làm ơn bỏ phiếu đi ông BM chổ nào cùng được miễn là đừng có mà "Ơ-LE lưỡi" là tui chịu! Đây là thảo luận của Thành viên:Làng Đậu
Ông Làng Đậu của tôi ơi, tại sao ông cần tôi bỏ phiếu bầu nhanh như vậy? Có người mang tiền và concubine đẹp lại và bảo ông nói tôi làm hay sao? ;-{)> OK, nói nghiêm túc hơn, tôi sẽ bỏ phiếu bầu cho cả hai bài Dăk Lăk và bài này hôm nay trước khi tôi đi ngủ. (Ngoài ra, trong cuộc đời đi làm của tôi tôi có cái initials là MB, trong cuộc đời Wikipedia của tôi tôi có thêm cái mới là BM nhờ vào ông.) Mekong Bluesman 18:30, ngày 02 tháng 3 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Kì thiệt tui viết sai chính tả cách chi ông cũng hiểu trúng hết ráo ! Đây là thảo luận của Thành viên:Làng Đậu
Cái này thì quá dễ. Tôi đọc thấy ai ít dùng dấu ~ thì tôi 95% nghĩ là ông và 100% tôi nghĩ đúng. (Tôi đưa nguồn ra tại đây để ông không kêu la tôi: "hổ trợ" thay vì "hỗ trợ", ở câu bên trên thì "chổ nào cùng được" thay vì "chỗ nào cũng được" và 4 cái dấu ~ để ký tên thì ông đã mang bán vào khoảng 1 năm trước đây.) Nếu cái keyboard của ông bị vỡ cái key ~ thì ông nên mua cái keyboard mới. Mekong Bluesman 04:33, ngày 03 tháng 3 năm 2006 (UTC)[trả lời]
tiếc quá keyboard tui có 3-4 cái chưa xài hết. Nhưng chắc phải mua ... cái đầu mới vì khi đẻ ra ở sàigòn chả ai nói đúng dấu hỏi-ngã và sửa giúp hết (nghĩa là cấu hình và cài đặt cái đầu tui không compatible cho ai "ngã" hết ráo chỉ có "hỏi" thôi) ... Còn nếu học thuộc lòng từng mặt chữ thì tui hổng nhớ nổi (có chắc đến vài chục ngàn chữ có dấu hỏi và ngã ngồi nhớ thì nhớ cái khác sướng hơn). Au đây cũng là một loại "imply signature" (đâu có ai "dám viết sai bét" như tui ?)
Mua đầu mới không tìm được concubine! Nhưng nếu Làng Đậu có keyboard mới, computer, cellphone, I-pod, plasma TV, digital camera, house entertainment system, game system... mới sẽ có một loại người đạp cửa nhà của ông xuống để vào làm bạn. Đầu chỉ để suy nghĩ mà khi có các đồ dùng trên thì không ai thích suy nghĩ nữa. Mekong Bluesman 19:06, ngày 03 tháng 3 năm 2006 (UTC)[trả lời]
concubine = "mèo". Trời!!! nhưng may wá tui hổng có cái nào trong danh mục của ông ghi là mới hết ráo cái mới nhất là cái computer đã 4 năm, còn tui "chê" hông thèm xài cellphone, I-pod, plasma TV, house entertainment system, game system vì chúng nó ...bất tiện wá-- Thế thì chắc phải rao lên kiểu Hàn Mặc Tử xem có ai (con mèo) dám rớ hông (ai đó trước khi rờ xin nhớ cho Hàn Mặc Tử bị bệnh cùi --còn gọi là hủi):
Ai mua "Trăng" Tui bán trăng cho
Trăng nằm yên trên lầu 8 đợi chờ
ai mua trăng, tui bán trăng cho
Trăng bán tình duyên lẫn hẹn hò"
Bị chú: văn phòng làm việc của tui nằm trên top của building 8 tầng cao gấp 10 lần "cành liễu" nên thay cành liễu bằng lầu 8 cho thoáng mát. Còn câu cuối, rao như vậy là chắc ăn không "con mèo" nào dám hó hé; có chi Tui đem ra chợ bán tuốt ! Hình như giá "mèo" giờ cũng hạ lắm rồi --Lý do là thị trường "mèo" bên Pháp đang ế quá không ai dám nuôi mèo trong nhà sợ lây cúm gia cầm ! LĐ

Cần thêm hình minh hoạ[sửa mã nguồn]

Ai có hình minh hoạ về không-thời gian cong hình học phi Euclide, hình học Lobachevskyhình học Riemann có thể upload lên đây được không? Cám ơn. Newone 05:38, ngày 04 tháng 3 năm 2006 (UTC)[trả lời]