Thảo luận:Lêkima

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 8 năm trước bởi 42.114.169.39 trong đề tài Chính tả và nguồn tham khảo

Untitled[sửa mã nguồn]

Theo tôi được biết thì tên trong tiếng miền bắc sẽ được lấy làm tên chính. Ví dụ: dứa, lợn chẳng hạnMinhminh284 (thảo luận) 17:50, ngày 20 tháng 3 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tiền lệ trên Wikipedia là tên nào có độ phổ biến ngang nhau thì cái tên do người khởi tạo đặt sẽ được chọn làm tên chính. Không có sự phân biệt Bắc hay Nam. Mà vì sao lại có sự phân biệt Bắc Nam ở đây? Không lẽ người Nam dùng từ sai sao?--RommelA (thảo luận) 23:26, ngày 20 tháng 3 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tôi chưa thấy tiền lệ đó ở mục nào cả? Mong bạn chỉ ra! Tên miền Nam dương nhiên là không sai xong rõ ràng là trên thực tế tên bằng tiếng miền bắc được sử dụng trong SGK và các văn bản của nhà nước Việt Nam. Theo tôi được biết Trung Quốc không chỉ lấy tiếng mà còn lấy cả giọng Bắc Kinh làm chuẩnMinhminh284 (thảo luận) 01:26, ngày 21 tháng 3 năm 2011 (UTC)Trả lời

Không nên phân biệt Bắc Nam. Theo tôi bài này nên đặt là Quả Lêkima. --Tôi người Việt Nam (thảo luận) 01:47, ngày 21 tháng 3 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tôi là thành viên tham gia chưa lâu nên chưa đọc được tiền lệ đặt tên theo người viết bài đầu tiên ở đâu? Mong các bạn chỉ cho?Minhminh284 (thảo luận) 02:16, ngày 21 tháng 3 năm 2011 (UTC)Trả lời

Theo tôi quả trứng gà là quả trứng do con gà đẻ ra được gọi phổ biến hơn quả trứng gà như đổi hướng, do đó cần xem lại.113.161.220.120 (thảo luận) 01:26, ngày 21 tháng 3 năm 2011 (UTC)Trả lời

Theo quan sát của tôi, Wikipedia luôn có "tiền lệ" sử dụng từ miền bắc trong các từ có sự khác biệt trong cách gọi. Ví dụ có thể kể đến như táo tây thay vì trái bom hay trái bôm; na thay vì mãng cầu, dưa chuột thay vì dưa leo. Ngoài ra, các bài về tên họ của người cũng vậy, các bạn có thể xem các liên kết Huỳnh (họ), Võ (họ) hay Châu (họ) xem tên chính của bài? Đâu phải vì đặt tên bài là Hoa KỳMỹ là "sai" đâu RommelA Minhminh284 (thảo luận) 04:44, ngày 21 tháng 3 năm 2011 (UTC)Trả lời
Tôi thì ủng hộ sử dụng tên thuần việt (hoặc hán việt cũng được miển sao đọc âm tiếng việt) làm tên chính thức--天下无敌 (thảo luận) 04:56, ngày 21 tháng 3 năm 2011 (UTC)Trả lời

làm gì có phân biệt bắc nam ở đây hả bạn,từ nào phù hợp,ít gây nhầm lẫn thì dùng thôi,vd như:Lêkima chứ ko dùng quả trứng gà,táo tây chứ ko dùng trái bom vì dễ khiến người đọc liên tưởng đến bom này.các bài về họ ở trên hình như bạn ko đọc kĩ,"huỳnh","võ" là cách đọc khác của họ "hoàng" và "vũ" do kiêng húy nên đọc như vậy.Jspeed1310 (thảo luận) 05:01, ngày 21 tháng 3 năm 2011 (UTC)Trả lời

Thực ra không hề muốn khơi nên chuyện bắc-nam, nhưng đã có "tiền lệ" rồi thì phải theo chứ? Người miền Nam có thể dễ dàng hiểu từ miền bắc hơn là trong trường hợp ngược lại do thời là học sinh, họ đã đã phải tiếp xúc nhiều với điều đó thông qua sách vở. Minhminh284 (thảo luận) 05:08, ngày 21 tháng 3 năm 2011 (UTC)Trả lời

Có ai có ý kiến nữa không? Nếu không tôi sẽ đổi tên bài này thành Trứng gà (hoa quả)Minhminh284 (thảo luận) 12:53, ngày 21 tháng 3 năm 2011 (UTC)Trả lời

Chưa ai đồng thuận thì chưa đổi được đâu bạn. Bạn nên nhắn tin đến từng thành viên tham gia thảo luận này, xem họ còn có ý kiến gì khác không, nếu họ đồng ý thì mới di chuyển. Đó là nguyên tắc hoạt động ở đây. -- ClanKeytalk-butions 12:58, ngày 21 tháng 3 năm 2011 (UTC)Trả lời
Có mấy điều này vị Minhminh284 cần biết:
  1. Việt Nam không có quy định "tiếng chuẩn", ai bảo giọng Hà Nội là chuẩn thì xin mời đưa cho tôi bất cứ văn bản pháp quy của Bộ hay cơ quan ngang Bộ nào chứng minh xem. Trước kia cũng từng có người đề nghị việc này (dùng giọng Hà Nội làm giọng chuẩn) nhưng sau khi bàn tới bàn lui thì im re. Tôi không hiểu lý do nhưng chắc hẳn nó có liên quan tới vấn đề tránh mất đoàn kết.
  2. Một số trường hợp bạn nêu ra cũng đã đúng theo quy tắc tiền lệ. Ví dụ: như Na thì người khởi tạo dùng Chi Na nên vẫn để chi Na, Hoàng (họ), Vũ (họ) hay Chu (họ) cũng tương tự. Đó là chưa xét tới các yếu tố khác như cái Huỳnh là cái biến thể của Hoàng, Võ là biến thể của Vũ, Châu là Chu vốn đã hoàn toàn khác với bài này là hai cái tên miền Nam và miền Bắc gọi khác nhau cho cùng một sự vật.
  3. Trường hợp của Mỹ hay Hoa Kỳ lại là một khía cạnh khác. Wikipedia tiếng Việt có tiền lệ nữa là gọi tên các tổ chức chính trị, quốc gia theo đúng tên chính thức. Việc này để bảo đảm tính trung lập, vì rõ ràng giờ trong tiếng Việt thì Ngụy quyền Sài Gòn bị ghi nhiều hơn là Việt Nam Cộng hòa. Nếu theo đúng quy tắc phổ biến thì chắc chắn sẽ gây cãi nhau.
Cái tiền lệ người khởi tạo này không phải để ép người sau, nó để tránh việc cãi nhau vô cùng tận về tiêu đề bài viết hay những tiêu đề không giống ai kiểu Hoa Kỳ/Mỹ/Hoa Kì/Mĩ. Như bên tiếng Anh nếu bạn cãi nhau Lift hay Evelator tôi dám bảo đảm 100 năm sau tên bài vẫn chưa ngã ngủ. Nên họ đã đề ra quy tắc người khởi tạo dùng tên nào thì tên đó là tiêu đề hay người đóng góp chính dùng tiếng Anh-Anh hay Anh-Mỹ hay Anh-Úc thì trong bài sẽ dùng đúng tiếng đó (nếu chủ thể bài viết không liên quan gì đến Anh-Úc-Mỹ). Vì nhiều điều trên nên tôi vẫn bảo lưu ý kiến của mình.--RommelA (thảo luận) 14:44, ngày 21 tháng 3 năm 2011 (UTC)Trả lời

Theo tôi được biết thì chính quyền liên bang Hoa Kỳ, chính quyền Anh cũng chẳng có luật nào coi tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức cả? Nhưng trên thực tế thì như bạn đã biết. Trong trường hợp này cũng vậy, tôi không muốn lôi ra nữa để khỏi có cái nhìn không thiện cảm của HƠN 1/2 số thành viên trong đây. Nhưng:

  1. Quy tắc về người khởi thảo như trên tôi chưa thấy trên các quy định của Wikipedia tiếng Việt! Mỗi ngôn ngữ lại có tiền lệ riêng của mình về vấn đề tên gọi tiêu đề, chẳng hạn như Wikipedia tiếng Ba Lan gọi các địa danh của Đài Loan theo kiểu phiên âm latinh của chính quyền Trung Quốc (trừ một vài thành phố) do chính phủ Ba Lan quy định như vậy pl:Szablon:Republika Chińska! Trong khi các ngôn ngữ khác thì không có tiền lệ như vậy.
  2. Bây giờ tạm gác lại chuyện của nhà nước, tôi thấy có tiền lệ trên Wikipedia tiếng Việt là bài về các loại quả/trái cây và các loài sinh vật trên đây đều có tiêu đề chính bằng phương ngữ bắc (khi có sự khác biệt về tên gọi)!
  3. Các từ ngữ được sử dụng trong các bài có nhiều người quan tâm cũng đều dùng phương ngữ bắc (nếu có sự khác biệt). Ví dụ các bài về các tỉnh của Việt Nam, kể cả các tỉnh phía nam đều dùng từ "hành chính" chứ không dùng từ "hành chánh".

Như vậy, theo tôi đa số thành viên, kể cả người sử dụng các phương ngữ khác đều chấp nhận vấn đề nhạy cảm về "tiếng chuẩn" nói trên. Tôi muốn đổi tên bài theo đúng "tiền lệ" này thôi.Minhminh284 (thảo luận) 17:30, ngày 21 tháng 3 năm 2011 (UTC)Trả lời

Mỹ không công nhận tiếng nào cả vì 1/10 dân số của nó nói tiếng Tây Ban Nha chưa kể vài chục thứ tiếng khác. Nếu thực tế là tiếng Anh là tiếng chuẩn thì San Jose chắc đã bị đổi thành St. Joseph rồi. Ngôn ngữ chính thức de facto đúng là tiếng Anh nhưng tiếng Anh vẫn được đưa vào phù hợp. Ở Anh là do nó là một nước liên hiệp nên cũng không dám đưa ra ngôn ngữ chính thức, kẻo người Scotland tức giận mà chống đối. Bạn bảo tiếng Anh là chuẩn như khi sang tới Scotland họ vẫn phải dùng tiếng phụ là tiếng Scotland.
Khi so thì bạn không nên dùng một Wikipedia nhỏ. Vì tất cả các Wikipedia trừ tiếng Anh hiện đang mang tính cục bộ địa phương rất cao. Chưa kể vì sao Ba Lan làm vậy ai mà biết được?
Chữ Hành chính là dùng để thống nhất cho bài Phân cấp hành chính Việt Nam. Nhưng phương ngữ vẫn tồn tại ở một dạng nào đó trong Wikipedia tiếng Việt [1].
Cái đa số thành viên là bạn tự suy diễn, tôi không hề thấy có ai công khai đòi dùng "tiếng chuẩn mặc định". Họ vẫn luôn làm việc theo quy tắc ai đến trước thì người đó giữ hay tên phù hợp với nhân vật địa phương.--RommelA (thảo luận) 18:16, ngày 21 tháng 3 năm 2011 (UTC)Trả lời
Ngoài ra cái yêu cầu cho xem tiền lệ thì giờ tôi không thể nào tìm được. Cái tiền lệ này là theo en:Wikipedia:Manual_of_Style#Retaining_the_existing_variety thường được nhắc từ 2004-2007. Mà nếu dựa theo cái hướng dẫn trong đó và cái hướng dẫn này en:Wikipedia:Article titles thì tên bài càng cần phải là Lêkima:
  • Trứng gà thì dễ lầm với trứng gà của con gà.
  • Cây này gắn với phía Nam nhiều hơn do sự gắn bó với Võ Thị Sáu (đã có cả bài hát mùa hoa Lêkima nở chứ không phải mùa hoa trứng gà nở) và loại cây này trồng nhiều trong Nam hơn hẳn do tính ưa nóng của nó.
  • Bách khoa toàn thư Việt Nam dùng tên Lêkima. Bạn chú ý vấn đề cuốn Bách khoa này đa số đều là giáo sư ở phía Bắc nhưng họ vẫn dùng Lêkima. Chỉ đều này thôi tôi nghĩ đã quá đủ. Và tôi sẽ không xoay mãi vấn đề này nữa trừ khi có nhiều ý kiến của người khác ủng hộ bạn cho vấn đề này.--RommelA (thảo luận) 18:33, ngày 21 tháng 3 năm 2011 (UTC)Trả lời

Bạn lại tiếp tục mắc lỗi dùng Wikipedia tiếng Anh rồi thưa bạn! Có những quy định khác nhau giữa các phiên bản ngôn ngữ chứ, nhất là về vấn đề tên gọi tiêu đề! Và tiếng Ba Lan là phiên bản lớn thứ 4 trên Wiki này chứ không phải nhỏ! Theo tôi còn nhớ thì khi nói về bài hát trên cho học sinh, SGK phải giải thích từ Lêkima ở mục ghi chú. Bách khoa toàn thư Việt Nam không được coi là thứ chuẩn xác để Wikipedia dựa theo ví dụ như những tên nước dùng trong đó chẳng hạn, huống hồ nó còn có vết đen về vấn đề tài chính, bạn có thể tìm hiều thêm! Và còn nhiều thứ khác nữa để tôi tranh luận lại với bạn về chủ đề này. Nhưng nếu bạn không cho đổi theo gợi ý của tôi thì có lẽ cũng nên kết thúc tại đây. Thực ra tôi yêu thích chủ đề địa lý hơn nên có lẽ ta sẽ không còn phải tranh luận về những điều như trên một lần nữaMinhminh284 (thảo luận) 20:56, ngày 21 tháng 3 năm 2011 (UTC)Trả lời

Theo tôi nên đặt là Quả Lêkima. --Tôi người Việt Nam (thảo luận) 07:41, ngày 22 tháng 3 năm 2011 (UTC)Trả lời

Chính tả và nguồn tham khảo[sửa mã nguồn]

Thấy thiếu nguồn tham khảo cho tên gọi Lêkima. Chính tả ngữ phạm tiếng việt khi viết Lêkima cũng đã chuẩn chưa? Lêkima hay Lê ki ma?--42.114.169.39 (thảo luận) 08:58, ngày 31 tháng 1 năm 2016 (UTC)Trả lời