Bước tới nội dung

Vũ (họ)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Võ (họ))
Vũ -> Võ
Cờ Họ Vũ - Võ (武) Việt Nam
Tiếng Việt
Chữ Quốc ngữVũ - Võ
Chữ Hán
Tiếng Trung
Chữ Hán武 - 禹 - 羽 - 萭 - 雨
Trung Quốc đại lụcbính âmWǔ - Yǔ - Yǔ - Yǔ - Yù
Đài LoanWade–GilesWu
Hồng KôngViệt bínhMo hay Mou
Phiên âm Hán Việt
Tiếng Triều Tiên
Hangul무 - 우
Romaja quốc ngữMu - Woo
Hanja武 - 禹

hay (武) là một họ phổ biến tại Việt Nam, Trung Quốc, Triều TiênHàn Quốc. Số lượng người mang họ Vũ phổ biến đứng thứ 7 với 3,9% dân số tại Việt Nam.[1]

Tại Trung Quốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Trung Quốc, có nhiều họ có thể phiên âm thành Vũ, như họ Vũ (武), Vũ (禹), Vũ (羽), Vũ (萭), hay Vũ (雨). Ngoài ra còn một họ kép là họ Vũ Văn (宇文) hay gây hiểu sai.

Tại Hàn Quốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Hàn Quốc: Phổ biến là họ Vũ 우 (禹) (Romaja Quốc ngữ: Woo). Ngoài ra có một bộ phận nhỏ người mang họ Vũ (武) (Romaja Quốc ngữ: Mu). Chỉ có 1600 người mang họ này.

Tại Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Có ý kiến cho rằng họ Vũ ở Hải Dương có nguồn gốc đầu tiên tại làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, miền Bắc Việt Nam[2]. Tuy nhiên, không phải tất cả các gia tộc họ Vũ tại Hải Dương và Việt Nam đều có cùng gốc từ đây.[3] Theo gia phả, tộc phả và thần phả ở làng Mộ Trạch, tỉnh Hải Dương, ông tổ họ Vũ là Vũ Hồn (804-853), là quan đô hộ của nhà Đường cắt cử xuống Việt Nam. Hiện có đền thờ tại Mộ Trạch, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.[4][5][6]

Bắt đầu từ phía nam sông Gianh cho tới hết các tỉnh miền Nam, do kiêng húy thụy hiệu của chúa Nguyễn Phúc Khoát (hiệu Vũ Vương), "Vũ" được đổi thành "Võ".[3]

Theo Lê Trung Hoa trong cuốn Họ và tên người Việt Nam, tại Việt Nam số lượng người mang họ Vũ xếp thứ bảy, với 3,9% dân số.[1] Hiện tại, hai dòng họ Vũ và họ Võ tồn tại độc lập, có thờ cúng tổ tiên chung hoặc riêng nên việc nhận định họ này chung một họ còn nhiều tranh cãi.

Do hoàn cảnh lịch sử một số con cháu dòng họ Thái Sư Nguyễn Xí một số con cháu đã ra làm quan làm tướng cho nhiều triều đại mới và một triều đại bị lật đổ để tránh bị trả thù nên một chi Họ Nguyễn Đình Họ Nguyễn Xí đã đổi sang Họ Vũ do kiêng húy chúa vũ Nguyễn Phúc Khoát nên đổi sang Họ võ, trong dòng họ nguyễn có câu ca dao sống làm Người Họ Vũ Chết Là Ma Họ Nguyễn Đa số Tiền Người Họ Vũ - Võ Hậu Người Họ Nguyễn, Một Số Chi Họ Vũ Võ Việt Nam Đều Cho rằng Nguyễn Xí Là Thủy Tổ Họ Vũ Võ Việt Nam .

Những người Việt Nam nổi tiếng

[sửa | sửa mã nguồn]

Triều Đại Phong kiến Chúa Vũ

[sửa | sửa mã nguồn]

Quân sự

[sửa | sửa mã nguồn]
Nữ du kích Võ Thị Sáu
Đại tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam Võ Nguyên Giáp

Chính trị phong kiến

[sửa | sửa mã nguồn]

Chính trị

[sửa | sửa mã nguồn]
Võ Văn Thưởng, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • Vũ Anh (bí danh Trịnh Đông Hải), nhà cách mạng, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Đại biểu Quốc hội khóa 1.
  • Võ Liêm Sơn, nhà nho yêu nước.
  • Võ Sĩ (tức Lê Văn Sỹ), liệt sĩ cách mạng Việt Nam, Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn (1948).
  • Võ Văn Tần, nhà cách mạng, Bí thư Tỉnh ủy Chợ Lớn (1931-1932), Bí thư Tỉnh ủy Gia Định (1932-1937).
  • Võ Văn Ngân, nhà cách mạng, Bí thư Tỉnh ủy Gia Định (1931-1932), Bí thư Tỉnh ủy Chợ Lớn (1932-1935).
  • Vũ Hồng Khanh, lãnh tụ Việt Nam Quốc dân đảng, phó chủ tịch Chính phủ Liên hiệp Quốc gia.
  • Vũ Duy Nhai (tức Đào An Thái), nhà cách mạng, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình (1947-1948).
  • Võ Trần Chí, nhà cách mạng, Bí thư Tỉnh ủy Long An (1964-1967), Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (1986-1996)
  • Vũ Mão, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
  • Vũ Văn Mẫu, luật sư, chính trị gia, Bộ trưởng Ngoại giao, Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa.
  • Võ Chí Công, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
  • Vũ Thiện Tuấn (tức Trần Xuân Bách), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VI.
  • Vũ Đình Hòe, luật sư, nhà báo, Bộ trưởng Bộ Quốc gia giáo dục trong Chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
  • Vũ Quốc Hùng, Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • Vũ Khoan, Phó Thủ tướng Việt Nam.
  • Vũ Tuân, Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Thực phẩm.
  • Vũ Ngọc Hải, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Việt Nam, người xây dựng đường dây vận tải điện 500KV.
  • Vũ Văn Cẩn, Thiếu tướng Quân y Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam.
  • Vũ Đức Huề tức Trần Quang Huy, Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Pháp chế, nay là Bộ Tư pháp Việt Nam.
  • Vũ Oanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, Chủ tịch Hội người cao tuổi Việt Nam.
  • Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Công thương Việt Nam.
  • Vũ Văn Ninh, Phó Thủ tướng, nguyên Bộ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam.
  • Võ Hồng Phúc, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư.
  • Võ Kim Cự, Bí thư Tỉnh uỷ Hà Tĩnh.
  • Vũ Đức Đam, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh (2010-2011), Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (2011-2013), Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam.
  • Vũ Bằng (tức Phương Minh Nam) Bí thư tỉnh Hà Bắc, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó chủ nhiệm văn phòng Hội đồng Bộ trưởng nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà 1970-198x).
  • Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2021–nay)
  • Võ Trọng Việt, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XII, Thượng tướng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
  • Vũ Hồng Thanh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XIII, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Đức.
  • Vũ Hải Sản, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XIII, Thượng tướng Quân đội Nhân Dân Việt Nam, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng.
  • Võ Văn Phuông, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương.
  • Võ Minh Lương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XIII, Ủy viên Quân ủy Trung ương.Thượng tướng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
  • Võ Văn Dũng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, XII, XIII, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Nội chính Trung ương.
  • Võ Văn Kiệt, nhà chính trị Việt Nam, làm Thủ tướng Chính phủ thứ tư (trước kia là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng) của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 8 tháng 8 năm 1991 đến ngày 25 tháng 9 năm 1997.
  • Vũ Hải Hà, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội.
  • Vũ Hải Quân, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Vũ Đại Thắng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình.
  • Võ Chí Công, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Sóc Trăng.
  • Vũ Mạnh Hà, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Giang, Bí thư Huyện Ủy Hoàng Su Phì.
  • Võ Trọng Hải, Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hà Tĩnh, Chủ tịch UBND Tỉnh Hà Tĩnh.
  • Võ Văn Hưng, Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Trị, Chủ tịch UBND Tỉnh Quảng Trị.
  • Võ Ngọc Thành, Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Gia Lai, Chủ tịch UBND Tỉnh Gia lai (Thôi chức vụ Chủ tịch Tỉnh Gia Lai từ năm 2022)
  • Võ Văn Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương.
  • Vũ Hồng Văn, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng khóa XIII, Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ (Bộ Công an), đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XV nhiệm kì 2021-2026. Thiếu tướng Công an nhân dân Việt Nam.
  • Vũ Khắc Hùng, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng khóa XIII.
  • Võ Thái Nguyên, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng khoá XIII
  • Vũ Thanh Mai - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng khóa XIII- nguyên Chánh Văn phòng Ban Tuyên giáo Trung ương.
  • Vũ Thị Lưu Mai - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội khóa XV (2021-2026),Trưởng Tiểu ban Tổng hợp dự toán và phối hợp chính sách của Ủy ban Tài chinh, Ngân sách của Quốc hội, Chủ tịch Nhóm nghị sĩ Việt Nam-Thụy Sỹ (11/2021), nguyên Đại biểu Quốc hội: Khóa XIV, XV
  • Vũ Huy Khánh - Đại biểu Quốc hội khóa XV (2021-2026), Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội khóa XV (2021-2026); Phó Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị Việt Nam- Algeria. Sĩ quan cao cấp Công an Nhân dân. Quân hàm Đại tá
  • Vũ Xuân Hùng - Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV, XV nhiệm kỳ (2021-2026) - Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội. Sỹ quan Cao cấp Quân đội Nhân dân Việt Nam, Quân hàm Thiếu tướng.

Văn học

[sửa | sửa mã nguồn]
Nhà Văn Vũ Trọng Phụng
  • Vũ Quốc Uy, nhà hoạt động cách mạng trong lĩnh vực văn hóa, lãnh đạo Thành phố Hải Phòng thời kháng chiến chống Pháp, tác giả sách Bình minh trên sông Cấm.
  • Vũ Khắc Khoan, nhà văn, nhà viết kịch Việt Nam.
  • Vũ Đức Sao Biển, nhạc sĩ, nhà văn và nhà báo Việt Nam.
  • Vũ Đình Văn, nhà thơ Việt Nam.
  • Võ Đắc Danh, nhà văn, nhà báo, nhà viết kịch, đạo diễn phim tài liệu Việt Nam.
  • Vũ Ngọc Tiến (1946), nhà văn, nhà báo, nhà viết kịch bản phim tài liệu Việt Nam
  • Vũ Đình Trung, nhà thơ lấy bút danh là Tùng Giang, tác phẩm văn học nổi bật: Đồi thông hai mộ.

Nghệ thuật

[sửa | sửa mã nguồn]

Khoa học và giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Võ Tử Văn (tên cũ là Vũ Văn Thọ): Phó bảng thời Tự Đức, Tư nghiệp trường Quốc Tử giám, sau đó làm Toản tu sử quán...
  • Vũ Hữu, Tiến sĩ Nho học, nhà toán học thời phong kiến, tác giả (Lập Thành Toán Pháp)
  • Võ Trường Toản hay Vũ Trường Toản, nhà giáo, người mở mang việc giáo dục ở Đàng Trong thế kỉ XVIII.
  • Vũ Tuyên Hoàng, nhà nông học.
  • Vũ Đình Tụng, bác sĩ, Bộ trưởng Bộ Thương binh Việt Nam.
  • Vũ Công Hòe, bác sĩ, Chủ tịch Hội Giải phẫu bệnh - Y pháp Việt Nam.
  • Vũ Ngọc Khánh, Giáo sư, người có nhiều công trình nghiên cứu về Thăng Long, Hà Nội.
  • Võ Thuần Nho, Thứ trưởng Bộ giáo dục Việt Nam, em trai Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
  • Võ Hồng Anh, nhà Vật lý Việt Nam, con gái Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
  • Võ Tòng Xuân, giáo sư, nhà giáo nhân dân, nhà nông học.
  • Vũ Công Hậu (1917-1996) GS. TS, nhà nông học, tác giả "Trồng cây ăn quả ở Việt Nam" [8]
  • Võ Quý, Giáo sư, TSKH.
  • Võ Đình Tuấn, ng­ười Mỹ gốc Việt, nhà khoa học, nổi tiếng vì các thành tựu quang sinh học.
  • Vũ Ngọc Liễn, nhà nghiên cứu văn hóa, nghiên cứu hát bội và sân khấu Việt Nam.
  • Vũ Văn Hiền, nhà báo, luật gia, giảng viên, Bộ trưởng Bộ Tài chính trong chính phủ Trần Trọng Kim.
  • Vũ Quốc Bình, Thiếu tướng Quân y QĐNDVN.
  • Vũ Công Lập, nhà vật lý, Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam, công tác tại Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự, nhà báo[9].
  • Võ Văn Hoàng, nhà vật lý hoc Việt Nam.
  • Vũ Đình Cự, nhà khoa học, nhà vật lý học Việt Nam nổi tiếng với nghiên cứu rà phá bom từ trường, ngư lôi, Phó chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam.
  • Vũ Như Canh, nhà giáo Việt Nam.
  • Vũ Văn Hiền, Tổng Thư ký Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Việt Nam.
  • Võ Đình Tuấn, nhà khoa học, nhà sáng chế người Mỹ gốc Việt.
  • Vũ Hà Văn, nhà toán học Việt Nam.
  • Vũ Ngọc Phan, nhà văn, nhà nghiên cứu văn học hiện đại và văn học dân gian Việt Nam.
  • Vũ Ngọc Tước, giáo sư Vật lý lý thuyết, CBGD ĐH Bách Khoa Hà nội, Trưởng BM Vật lý lý thuyết.

Tôn giáo

[sửa | sửa mã nguồn]

Lĩnh vực khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Những người Trung Quốc nổi tiếng

[sửa | sửa mã nguồn]

Trung đại

[sửa | sửa mã nguồn]
Võ Tắc Thiên, nữ hoàng Trung Quốc, người sáng lập nhà Võ Chu

Cận đại

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện đại

[sửa | sửa mã nguồn]
Võ Cát, Thiên Tử Nhà Chu Đệ Tử của Khương Tử Nha

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Lê Trung Hoa (2005), Họ và tên người Việt Nam, Tái bản lần thứ 3, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.218
  2. ^ Cuộc khai quật mộ cổ của anh nông dân lúc nửa đêm
  3. ^ a b “Phát hiện chấn động: Họ Vũ và họ Võ thờ nhầm mộ tổ (?!)”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2015.
  4. ^ Dòng họ Vũ- Võ ở Việt Nam
  5. ^ Nhân vật lịch sử Vũ Hồn qua các bản tộc phả họ Vũ làng Mộ Trạch (TBHNH 2004)[liên kết hỏng]
  6. ^ GÓP BÀN THÊM VỀ LỊCH SỬ CỦA MỘT DÒNG HỌ
  7. ^ Năm ông trạng làng Mộ Trạch
  8. ^ Trồng cây ăn quả ở Việt Nam - GS. TS Vũ Công Hậu. vuonrausach, 2014. Truy cập 28/11/2015.
  9. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2015.
  10. ^ Trung Quốc tiết lộ danh sách tống tiền của thân tín Bạc Hy Lai

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]