La (họ)
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
La là một họ của người châu Á. Họ này có mặt ở Việt Nam, Trung Quốc (chữ Hán: 羅(phồn thể)/ 罗(giản thể), Bính âm: Luó), Đài Loan, Triều Tiên (Bắc Triều Tiên đọc là 라 (Ra); Hàn Quốc đọc là 나 (Na)) và nhiều nơi trong khu vực Đông Nam Á, (Lào, Campuchia, Thái Lan, Singapore, Malaysia).... Trong danh sách Bách gia tính họ này đứng thứ 75, người mang họ La đứng thứ 20 ở Trung Quốc theo thống kê năm 2006, ước chiếm 1,86% nhân khẩu của dân tộc Hán trong cả nước, chiếm vị trí thứ 16, chủ yếu phân bố tại các tỉnh Tứ Xuyên, Quảng Đông, Hồ Nam, Giang Tây, Bắc Kinh, Quý Châu, Hồ Bắc.
Tại Việt Nam, người họ La khá ít so với các họ khác. Trong lịch sử các Triều đại phong kiến Việt Nam, họ La có rất nhiều đóng góp trong xây dựng, bảo vệ đất nước và được ghi nhận là 1 dòng họ rất có uy tín.
Người Việt Nam họ La[sửa | sửa mã nguồn]
- La Viện, là một đạo sĩ lừng danh vào thời nhà Lý, nước An Nam đem binh thuyền đi đánh Chiêm Thành. Theo Nam Ông mộng lục, Vua Lý Thái Tông mang quân Nam tiến để đánh dẹp Chiêm Thành, đến cửa biển Thần Đầu (Thần Phù) gặp gió to sóng dữ, không đi được, phải ở lại đó hơn một tháng trời; Nhà vua nghe tin ở dãy núi gần đó có vị Đạo sĩ tu luyện một mình trong am, bèn cho người mời tới để giúp việc khẩn cầu. May nhờ đạo sĩ có phép thuật cao cường dẹp yên sóng dữ giúp Nhà vua nam tiến dẹp loạn quân Chiêm Thành. Khi ban sự trở về, đạo sĩ mất ở dọc đường. Vua cho lập đền thờ ở cửa biển, phong hiệu là "Áp Lãng Chân Nhân Đại Vương" (người giúp nhà vua dẹp yên được sóng dữ) và gọi tên nơi đây là "Cửa biển Thần Phù". Đạo sĩ từ thủa xuân xanh đã bỏ vợ con để đi theo đạo.[1]
- La Quý Công, Thượng Thượng Đẳng Thần, húy viện tự Việt Văn La Quý Công.[2]
- La Tu, đỗ Hoàng giáp Tiến sĩ, làm quan thời Trần Nghệ Tông, được phong tới chức Thẩm Hình Viện Sứ rồi mất.[3]
- La Thế Nghiệp, thi đỗ Đệ Tam giáp đồng tiến sĩ làm quan Hiến Sát Sứ thời nhà Lê (Lê Tương Dực) quê xã Lục Trúc, huyện Thuần Hựu, phủ Hà Trung (nay thuộc huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa). Được ghi danh tại bia số 11 trong văn miếu Quốc Tử Giám [4]
- La Đức Tôn, Bình ngô khai quốc công thần, Thiếu phó phù Quận công La Đức Tôn [5]
- La Đức Quảng, Bình ngô khai quốc công thần, Thắng Quận công La Đức Quảng [5]
- La Đức Hà, Quận công, Đặng tiến phụ quốc thượng tướng quân, Thần phủ tứ vệ quân vụ sự, Tham đốc trụ quốc Mỹ Quận Công La Đức Hà, công thần thời nhà Lê.[6]
- La Đức Trang, Quận công, Đặng tiến phụ quốc thượng tướng quân, Đô chỉ huy sứ, Tư đô chỉ huy thiên sự, Nhũ uôm tướng quân họ Vinh Hầu, Dũng Quận công La Đức Trang công thần thời nhà Lê.[6]
- La Đức Ninh, Quận công, Việt trung tướng quân, Cẩm Y Vệ Tỳ bài, Thiết kỵ úy bá lăng hầu, Hùng Quận Công La Đức Ninh, công thần thời nhà Lê. [6]
- La Thị Lánh, Phó thị nhũ, Tòng A bảo, Quận phu nhân La Thị Lánh, công thần thời nhà Lê.[6]
- La Đình Thân, Đặng tiến phụ quốc thượng tướng quân, trung phụ hầu La Đình Thân, công thần thời nhà Lê.[5]
- La Đức Ứng - Hội thi tam trường, Lôi Dương Tri huyện, Đốc học Thanh Hóa.[5]
- La Quý Hầu, Quận công, công thần thời nhà hậu Lê, tên húy là La Đoan Trực sinh năm 1688 tại làng Cẩm Xuyên, xã Xuân Cẩm, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang [7]
- La Hối, nhạc sĩ Việt Nam. Nhạc sĩ La Hối, tên thật là La Doãn Chánh, sinh năm 1920 tại Hội An.[8]
- La Thị Tám, (sinh tháng 10 năm 1949 tại xã Vĩnh Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) là một Nữ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Quân đội nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, là nguyên mẫu nữ nhân vật trong bài hát "Người con gái sông La" của nhạc sĩ Doãn Nho.[9]
- La Thăng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh Ủy Lạng Sơn.[10]
- La Đức Cương, Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa 2, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương I, Tổng thư ký Hội Tâm thần học Việt Nam.[11]
- La Văn Phương, P. Giám đốc phụ trách chuyên môn, Ủy viên thường vụ Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng khoa học công nghệ Bệnh viện Đa Khoa trung ương Cần Thơ (bổ nhiệm vào ngày 18/4/2007) [12]
- La Quốc Hùng, diễn viên, ca sĩ Việt Nam
- La Thế Huy, Trưởng ban tổ chức Trung ương hội Nông dân Việt Nam [13]
- La Văn Bình, Giáo sư, Tiến sĩ khoa học, Nhà giáo Nhân dân, Chủ nhiệm Bộ môn Công nghệ các hợp chất vô cơ, Giám đốc trung tâm Vật liệu vô cơ trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.[14]
- La Khắc Hòa, P. Giáo sư, Tiến sĩ văn học, Chủ nhiệm bộ môn lý luận văn học, Phó khoa Ngữ Văn, Trường Đại học sư phạm Hà Nội [15]
- La Thế Vinh, P. Giáo sư, Tiến sĩ hóa học, Chủ nhiệm bộ môn Công nghệ các chất vô cơ, P. Viện trưởng Viện Kỹ thuật Hóa Học trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.[16]
- La Thị Hợi, Giám đốc Công ty Cổ phần Phúc An.
- La Chí Hiếu, Giám đốc Công Ty Cổ Phần Vận Tải Vạn An.
- La Mạnh Tiến, Th.S QLTC, TGĐ TCT Chè VN
- La Hải Anh, Tiến sỹ Kinh tế học tại trường Đại học Quốc gia Úc, làm việc tại Bộ Thương Mại, Úc.
- La Anh Tuấn, Tiến sỹ, P.Giám đốc Trung tâm Đấu thầu qua mạng quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- La Dũ (Thiền sư Giác Khai Duy Lực).
Người Hàn Quốc họ La[sửa | sửa mã nguồn]
Người Trung Quốc họ La[sửa | sửa mã nguồn]
- La Bầu, Thời Tây Hán có cự thương.
- La Nghệ, Cuối đời Tuỳ có Tổng quản U Châu La Nghệ.
- La Đức, La Nghiệp đời Đường có văn học gia La Đức, thi nhân La Nghiệp.
- La Quán Trung, nhà văn, tác giả Tam quốc diễn nghĩa vào đời Nhà Minh, là tác phẩm đầu tiên của Tứ đại danh tác Trung Hoa (bốn tác phẩm văn học cổ điển được cho là danh tiếng nhất của Trung Quốc)
- La Sính, đời nhà Thanh có hoạ gia nổi tiếng, một trong “Dương Châu bát quái” là La Sính, liệt sĩ La Tiến, La Khôn.
- La Thông, tướng thời nhà Đường
- La Vinh Hoàn, một trong Thập đại nguyên soái của Quân Giải Phóng Nhân dân Trung Quốc
- La Thụy Khanh, đại tướng Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc, bộ trưởng Bộ Công An Trung Quốc
- La Cán, ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc
- La Liệt, diễn viên Hồng Kông
- La Tấn, diễn viên Trung Quốc
- La Chí Tường, ca sĩ, diễn viên, MC, doanh nhân Đài Loan
- La Gia Lương, diễn viên Hồng Kông
- La Duy, Đạo diễn nổi tiếng Hồng Kông, là đạo diễn một số phim do Ngôi sao điện ảnh võ thuật nổi tiếng Lý Tiểu Long tham gia đóng phim.
- La Vân Hi (tên thật: La Dực), nam diễn viên, ca sĩ Trung Quốc
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ Theo gia phả của họ La[liên kết hỏng] Cửa biển Thần Phù
- ^ Theo Gia phả của họ La.[liên kết hỏng]
- ^ Theo gia phả của họ La[liên kết hỏng] VIỆT SỬ GIAI THOẠI: Áp Lãng Chân Nhân
- ^ Theo Gia phả của họ La[liên kết hỏng] BIA VĂN MIẾU HÀ NỘI: VĂN BIA ĐỀ DANH TIẾN SĨ KHOA TÂN MÙI NIÊN HIỆU HỒNG THUẬN NĂM THỨ 3 (1511)
- ^ a b c d Theo Gia phả của họ La.
- ^ a b c d Theo Gia phả của họ La và Sắc phong.
- ^ Lăng Dinh Hương
- ^ La Hối, Thế Lữ & ca khúc “Xuân và tuổi trẻ”
- ^ Nữ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân La Thị Tám
- ^ Đồng chí La Thăng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn từ trần
- ^ Người cứu vớt những “tâm hồn lạc lối” Người đánh thức những bệnh nhân "lãng quên sự đời"[liên kết hỏng]
- ^ CỨU SỐNG BỆNH NHÂN SỐC NHIỄM TRÙNG, VIÊM TỤY CẤP “Cập nhật kiến thức về Nội soi tiêu hóa và Nội soi mật tụy ngược dòng" Bổ nhiệm 3 P.Giám đốc BV đa khoa T.Ư Cần Thơ Hội thảo khoa học chi hội Nội soi Tiêu hóa miền Trung lần thứ nhất Vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ: Nạn nhân được chăm sóc sức khỏe lâu dài
- ^ Danh bạ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam nhiệm kỳ 2001-2015
- ^ Tạp chí Hóa học Lưu trữ 2019-11-09 tại Wayback Machine Di sản các nhà khoa học Việt Nam Dòng họ La hiếu học
- ^ Lịch sử Khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội Lưu trữ 2019-12-04 tại Wayback Machine https://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/sach/lang-van/buoc-ngoat-van-chuong-sau-1975-cua-nguyen-huy-thiep-3117504.html
- ^ Thông tin Viện Kỹ thuật hóa học Đại học Bách khoa Hà Nội Dòng họ La hiếu học http://sonbkv.vn/vi/son-chiu-nhiet-bkv/ Lưu trữ 2019-11-09 tại Wayback Machine