Hà (họ)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

là một họ của người thuộc vùng Văn hóa Đông Á. Họ này có mặt ở Việt Nam (Hán Nôm: 何), Triều Tiên (Hangul: 하, Romaja quốc ngữ: Ha) và Trung Quốc (chữ Hán: 何, Bính âm: He).

Chữ 何 () của họ này nghĩa gốc là "cái gì" (như "hà cớ gì"), tránh nhầm lẫn với chữ 河 () mang nghĩa là "sông nước", do chữ Quốc ngữ chỉ có thể biểu âm, không biểu nghĩa được như chữ Hánchữ Nôm.

Tại Trung Quốc trong danh sách Bách gia tính họ Hà đứng thứ 21.

Ở Việt Nam, con cháu họ Hà đang sinh sống tại rất nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Trong đó phải kể đến nhánh họ Hà đang sinh sống ở thôn Ân Phú, xã Xuân Phú, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội. Hàng năm, cứ vào ngày Chủ nhật thứ 3 của tháng Chạp, anh em, con cháu họ Hà nhánh này lại tổ chức gặp mặt, họp tổng kết. Họ Hà tại Làng Lạc Chính, xã Trực Khang, huyện Trực Ninh, Tình Nam Định là một tộc họ lớn tại Trực Ninh, đã trải qua gần 20 đời nối tiếp. Ngày rằm tháng giêng hàng năm, dòng họ tập trung về tế tổ, gặp mặt và dâng hương tiên tổ.

Một nhánh lớn khác họ Hà vốn có xuất thân là từ người họ Phí đổi thành họ Hà, con cháu của nhánh họ Hà này đến nay sinh sống ở Nam Định, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa (Quan Sơn, Quan Hóa, Bá Thước), Hải Phòng, Hà Tĩnh, Ninh Bình, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam và Huế.

Người Việt Nam họ Hà có danh tiếng[sửa | sửa mã nguồn]

  • Hà Thị Cầu, nghệ nhân hát xẩm
  • Hà Khôi, vị tướng nhà Đinh tham gia đánh dẹp sứ quân Đỗ Cảnh Thạc.
  • Hà Nương, tức Cô Đôi Thượng Ngàn nhân vật nổi tiếng trong tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ, con vị quan lang họ Hà ở Ninh Bình.
  • Hà Chương - được coi như anh em kết nghĩa với Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, người đã có công trạng to lớn cho nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông.
  • Hà Tôn Mục, học giả thời Hậu Lê.
  • Hà Tông Quyền, thi sĩ thời nhà Nguyễn.
  • Thái phó Hà Di Khánh .Ông là Thái phó, Tri châu Vị Long thuộc Chiêm Hoá, Tuyên Quang ngày nay và là chủ nhân của tấm bia cổ chùa Bảo Ninh Sùng Phúc do Lý Thừa Ân thực hiện năm 1107. Thân phụ ông đã từng cầm quân đánh giặc Tống, lập công trong chiến dịch "Tiên phát chế nhân" táo bạo dưới sự chỉ huy tài tình của Thái uý Lý Thường Kiệt. Ông nội là Thái bảo Tri châu Vị Long lấy con gái của công chúa thứ ba, con vua Lý Công Uẩn, người sáng lập ra Triều Lý. Đến Hà Di Khánh lấy em gái vua Lý Nhân Tông và là người họ Hà thứ hai làm Tri châu Vị Long được làm Phò mã, sánh ngang với họ Thân (Giáp) ở Châu Lạng nổi tiếng cùng thời. Nối tiếp các tước vị và sự nghiệp của tiên tổ, Hà Di Khánh có công lao gìn giữ và xây dựng một vùng biên cương trọng yếu rộng lớn tới 49 động, 15 huyện của nước Đại Việt, xứng tầm là Danh nhân lịch sử, cần được tôn vinh
  • Hà Công Tính - Đô Thăng Công

Theo Thần tích – Thần sắc số 1478 do hương lý làng xuân Dương, tổng Hạ Bì, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ kê khai trước đây cho biết rằng vào thời Thục An Dương Vương có ông Hà Công Tích – Đô Thăng Công là thành hoàng làng.

Chuyện kể rằng ông Hà Công Tích sinh ngày 7 tháng giêng hóa ngày 01 tháng 5, hiển khánh ngày 9 tháng 8.Ông có công chiêu dân, lập làng Xuân Dương, làng Hạ Bì và Bì Châu, dậy dân làm ruộng, chăn tằm. Do có nhiều công lao với dân với nước ông được phong là Đô Thắng Công.

Các đời vua Tự Đức năm thứ 6, năm thứ 13; Vua Đồng Khánh năm thứ 2; Vua Duy Tân năm thứ 2 và Khải Định năm thứ 9 đều có sắc phong tiếp tục khẳng định công trạng của Hà Công Tính.

Ngôi đền thờ ông được dựng ở nền đất phẳng giữa 2 gò núi, cạnh dòng suối. Xưa kia có ruộng tế do các giúp luân phiên đảm nhiệm. Lế tế thực hiện vào các ngày sinh, ngày hóa, ngày hiển khánh và ngày 10 tháng 4 là ngày lệ phong sắc – Thần tích các ngày lễ hội khác diễn ra trong làng đều phải kính yết Thành hoàng làng. Trước đây lễ tế có Trâu, Dê, lợn, sau tính giảm, thực hiện bằng lợn, gà, vịt…. bánh chay.

Hà Tông Huân (1697-1766) đỗ bảng nhãn khoa thi đình năm Giáp thìn (1724), niên hiệu Bảo Thái thứ 5. Vì khoa thi này không có trạng nguyênthám hoa, nên ông đỗ thủ khoa (Đình nguyên Bảng nhãn). Người đương thời vẫn quen gọi ông là ông Bảng Vàng, tức là bảng nhãn làng Vàng. Quê ông ở làng Kim Vực (nay thuộc xã Yên Thịnh, huyện Thiệu Yên, tỉnh Thanh Hoá).

Ông được triều đình cử giữ nhiều chức vụ khác nhau như tham gia soạn sử, dạy học ở trường Quốc Tử Giám, làm Đốc Đồng, Đốc trấn, Hiến sát, rồi làm ngoại giao thu xếp việc biên giới với nhà Thanh, đã giữ đúng quốc thể, giữ cho người ngoài phải kính nể. Ông từng giữ chức Thượng thư, rồi làm tể tướng, đứng đầu triều đình. Sự nghiệp văn võ song toàn, tài đức trọn vẹn, ông được giới sĩ phu cùng thời hết sức ca ngợi.

Ông mất tháng Giêng năm Cảnh Hưng thứ 27 (1766), thọ 70 tuổi. Sau khi ông mất nhân dân lập đền thờ ông. Trong có đôi câu đối của người xưa ca tụng tài đức của ông."Sự nghiệp tam khôi thần báo trước""Văn chương bậc nhất được vua khen".

Hà Vi Tùng tên khai sinh là Hà Đình Tùng, quê phố Xuân Hòa, thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang. Quê gốc là Đa Phúc, xã Sài Sơn, tỉnh Sơn Tây nay thuộc Quốc Oai, Hà Nội. Ông sinh ngày 8-2-1925, mất tại Nha Trang ngày 19-12-1994. Nhân dịp kỷ niệm 90 năm ngày sinh và 20 năm ngày mất của thiếu tướng Hà Vi Tùng, gia đình và đồng đội của ông đã biên soạn cuốn sách "Tướng Hà Vi Tùng – một người lính Nam tiến" viết về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của ông. Đại tướng Nguyễn Quyết viết lời giới thiệu. Nhà xuất bản Đồng Nai ấn hành năm 2015.

Người Trung Quốc họ Hà có danh tiếng[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]