Chữ Hán Nôm
Chữ Hán Nôm là thuật ngữ tiếng Việt có nghĩa gốc là chỉ chung chữ Hán và chữ Nôm. Trên cơ sở nghĩa gốc này, thuật ngữ chữ Hán Nôm có thêm nghĩa chuyển là chỉ chung thư tịch, văn bản tiếng Hán cổ (đa số là văn ngôn) viết bằng chữ Hán và thư tịch, văn bản tiếng Việt cổ viết bằng chữ nôm. Những chữ Hán được dùng để viết tiếng Việt có thể gọi là chữ nôm nhưng chữ Hán dùng để viết tiếng Hán thì chỉ có thể gọi là chữ Hán.
Văn ngôn (viết bằng chữ Hán) đã được các triều đại ở Việt Nam dùng làm ngôn ngữ chính thức. Chữ nôm nảy sinh từ việc dùng các chữ Hán thông dụng để ghi lại từ ngữ tiếng Việt. Phần lớn các ngữ tố trong tiếng Việt chỉ có một âm tiết, các ngữ tố đơn âm tiết này có thể được viết bằng một chữ nôm do đó chữ nôm là một hệ thống văn tự ngữ tố, mỗi chữ nôm thường biểu thị đồng thời một ngữ tố và một âm tiết.[1]
Thời Pháp thuộc, chữ nôm dùng để viết tiếng Việt dần bị người Pháp thay thế bằng chữ Quốc ngữ (chữ Latinh) để đồng văn tự với tiếng Pháp, giúp phổ biến tiếng Pháp và văn hóa Pháp tại Việt Nam. Hiện nay Việt Nam không yêu cầu học sinh học chữ Hán và chữ Nôm[2] , nên chỉ còn gần 100 học giả trên toàn thế giới có thể đọc được văn bản tiếng Việt viết bằng chữ nôm. Hầu hết người Việt hiện nay không thể đọc được các tác phẩm tiếng Việt cổ viết bằng chữ nôm, họ chỉ có thể đọc được bản chuyển tự sang chữ La-tinh của các tác phẩm tiếng Việt đó.[3] Tuy nhiên, thư pháp Hán Nôm vẫn còn phổ biến như một vật để trang trí nội thất và là biểu tượng để chúc may mắn. Viện Nghiên cứu Hán Nôm ở Hà Nội, được thành lập vào năm 1970, thu thập và nghiên cứu các bản thảo viết tay.[4] Quyển sách Kho chữ Hán Nôm mã hóa bao gồm 20.000 ký tự đã được mã hóa trên máy tính, xuất bản năm 2008.[5] Đề xuất này đã được trình lên Unicode.
Chữ Hán Nôm | Thành phần | Phát âm | Codepoint | V Source | Tình trạng ở Trung Quốc | ||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Nôm | Hán Việt | Bính âm | |||||
媄 | ⿰女美 | mẹ | mĩ | mĕi | U+5A84 | V0-347E | Kangxi, HDZ |
傷 | ⿰亻⿱𠂉昜 | thương | thương | shāng | U+50B7 | V1-4C22 | Kangxi, HDZ, HK Ký tự |
𠎬 | ⿰亻等 | đấng | đẳng | děng | U+203AC | V2-6E62 | Không có |
𠾾 | ⿰口湿 | nhấp | thấp | shī | U+20FBE | V3-3059 | Không có |
![]() |
⿰育个 | dọc | dục | yù | U+2B1A1 | V4-5224 | Không có |
![]() |
⿰朝乙 | giàu | triêu | cháo | Không giao | V04-405E | Không có |
![]() |
⿰月報 | béo | báo | bào | Không giao | V+604EA[6] | Không có |
Key: Kangxi và HDZ (Hanyu Đà Zidian) là từ điển toàn diện của Trung Quốc. Sources: Unihan Database, Hội Bảo tồn Di sản chữ Nôm, "Code Charts - CJK Ext. E" (N4358-A).[7] Các bài đọc Hán Việt là Hán Việt Từ điển. |
Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]
- Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa, từ điển Hán-Nôm cổ nhất
Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ Hanna, William C., Asia's Orthographic Dilemma, University of Hawaii Press (1997), tr. 78-79, 82.
- ^ Hoang Trang-Lan Nguyen, "Vietnamese neglect Han-Nom heritage", Viet Nam News, 14 tháng 2 năm 2012.
- ^ "What is Nôm?", Hội Bảo tồn Di sản chữ Nôm.
- ^ Noboyuki, Matsuo, "The Han Nom Institute, Hanoi", Asian Research Trends: a Humanities and Social Science Review, Yunesuko Higashi Ajia Bunka Kenkyū Sentā (Tokyo, Nhật Bản), 1998, số 8-10, tr. 140, "Most of the source materials from premodern Vietnam are written in Chinese, obviously using Chinese characters; however, a portion of the literary genre is written in Vietnamese, using chu nom. Therefore, han nom is the term designating the whole body of premodern written materials."
- ^ Viện Nghiên cứu Hán Nôm và Hội Bảo tồn Di sản chữ Nôm, Kho Chữ Hán Nôm Mã Hoá, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội (2008).
- ^ Đang tạm thời.
- ^ "Code Charts - CJK Ext. E" (N4358-A).