Đào (họ)
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
Đào (chữ Hán: 陶) là một trong những họ của người Việt Nam, Triều Tiên, và Trung Quốc. Trong danh sách Bách gia tính, họ này đứng thứ 31, về mức độ phổ biến, họ này xếp thứ 98 ở Trung Quốc theo số liệu năm 1990.
Việt Nam
[sửa | sửa mã nguồn]Nguồn gốc
[sửa | sửa mã nguồn]Có thể nói rằng có rất ít tài liệu nào cho thấy gốc tích của dòng họ Đào ở Việt Nam, kể các trong các gia phả của các chi họ Đào lớn như ở Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hải Dương, Phú Thọ, Hà Tĩnh, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa... Theo một số tài liệu thì họ Đào được phát tích từ thời Hùng vương thứ 6, hiện nay thần phả, thần tích cũng như bia đá tại đền Thượng khu di tích đền Hùng vẫn còn ghi công tổ tiên họ Đào đã từng là Đại tướng quân đánh giặc Ân, Đức thánh Bạch Hạc Tam Giang - Đào Xuân Trường, Đào Thạch Khanh thời Hùng Vương, Thời Hai Bà Trưng có Bắc Bình Vương Đào Kỳ, nhà Ngô có Đào Nhuận cắm cọc dẫn quân đánh giặc trên sông Bạch Đằng lần thứ nhất năm 938, triều Lý có Thái Sư, Á Vương Đào Cam Mộc.... Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, dòng họ Đào sinh ra những danh nhân, tướng sĩ có nhiều công lớn và được người dân tôn thờ là Thành hoàng trong các làng quê Việt Nam.
Ngoài ra một nhánh khác vốn gốc danh tướng Trần Nguyên Hãn. Trần Nguyên Hãn có người con trai thứ hai là Trần Đăng Huy. Khi có con, ông cho người con lớn lên vùng Tam Nông, nay phát triển thành 3 chi nhánh họ Đào ở Hùng Đô, Quang Húc huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ và ở Yên Lập, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc là những nơi gần sông, tiện đường về Sơn Đông. Người con nhỏ ở lại Minh Nông một thời gian, gia đình lại rời đi lên vùng Yên Bái, sau đó sang vùng Bắc Sơn Tây, rồi phân chia, một nhánh sang Lào, một nhánh trở về vùng Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây cũ. Mỗi lần di chuyển là một lần thay họ, đổi tên. Cuối thế kỷ 18, chi trưởng về lại xóm Giải làng ven sông Hồng thuộc làng Minh Nông, tổng Minh Nông, huyện Hạc Trì, tỉnh Phú Thọ định cư đến ngày nay.
Người họ Đào Việt Nam
[sửa | sửa mã nguồn]- Năm Anh Em họ Đào giúp Hai Bà Trưng chống giặc giữ nước là Đào Công Dung, Đào Công Tùng, Đào Công Mai, Đào Công Cúc, Đào Công Chúc được tôn thờ làm Thành hoàng làng tại nghè Đồn, xã Nam Hồng, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương
- Đại vương Đào Công Tuấn (11/2/524-15/10/548) quê Ý Yên, Nam Định, Đền thờ Đền Lang Khê, xã An Lâm, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương
- Đào Nương, quê xã Đông Cao, Mê Linh, Vĩnh Phúc, nữ tướng của Hai Bà Trưng
- Đào Lang [1] là người trang Cương Nha (thuộc xã Khởi Nghĩa, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng. Ông là tướng của Hai Bà Trưng dấy quân đánh đuổi Tô Định.
- Đào Nhuận người làng Gia Viên (tên gọi khác là Da Viên hay làng Cấm thuộc nội thành Hải Phòng ngày nay), ông là người tham gia vào trận thủy chiến trên cửa sông Bạch Đằng năm 938.
- Đào Liên Hoa, người Châu Ái, là tướng nhà Đinh tham gia đánh dẹp 12 sứ quân.
- Đào Công Mỹ người Thuỷ Đường, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng[2], Ông tham gia đánh quân Tống giết Hầu Nhân Bảo trên sông Bạch Đằng năm 981.
- Đào Tế, Đào Lại, Đào Độ, ba anh em người thôn Trinh Hưởng, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng[2], Ông tham gia đánh quân Tống trên sông Bạch Đằng năm 981.
- Đào Ngọc Sâm, người Châu Ái, sau đến Hải Dương làm hào trưởng và là tướng nhà Đinh tham gia đánh dẹp 12 sứ quân.
- Đào Công Thắng, người Quất Động, Thường Tín, Hà Nội, có công giúp Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp 12 sứ quân.
- Đào Lang, người Yên Phú, Yên Định, Thanh Hóa, có công tạo dựng lập làng Trịnh Lộc, dẹp loạn 12 sứ quân và chống Tống, sau được Vua Lê Đại Hành giao việc đào kênh Nhà Lê.
- Đào Đình Quế, người Bình Giang - Hải Dương, tướng của vua Đinh Tiên Hoàng, có công dựng lên làng Bình An rồi mất ở làng.
- Đào Trực, người Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội, là bộ tướng của Đinh Bộ Lĩnh, có công giúp Lê Hoàn đánh giặc Tống.
- Đào Cam Mộc, là người có công trong việc tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua và có những đóng góp trong việc dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long
- Đào Xử Trung,Thái Bảo thời Lý Thái Tông
- Đào Tiêu hay còn có tên Đào Thúc, Đào Dương Bật đỗ trạng nguyên khoa Ất Hợi, niên hiệu Bảo Phù thứ 3 (1275), đời Trần Thánh Tông phụng thờ tại nhà thờ họ Đào xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
- Đào Sư Tích, trạng nguyên đời Trần Duệ Tông, làm quan Tả tư lang trung, Nhập nội Hà khiển Hành khiển
- Đào Công Soạn, danh thần, nhà ngoại giao, nhà thơ đời Lê
- Nhu Thuận hoàng hậu hay Đào Thị Ngọc Liễu, hoàng thái hậu nhà Hậu Lê.
- Đào Bạt, hoàng giáp năm 1463, làm quan đến chức thượng thư.[3]
- Đào Quang Nhiêu, danh tướng của thời Trịnh, đã tham gia trong cuộc chiến tranh giữa chúa Trịnh và chúa Nguyễn giữa thế kỷ XVII
- Đào Duy Từ, quân sư Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên, một kiệt tướng, một chính trị gia, một chiến lược gia, một kiến trúc gia, một kỹ thuật gia, một nghệ sư tài hoa, một học giả, là người góp phần quan trọng định hình nhà nước, địa lý và bản sắc Đàng Trong và là tổ nghệ thuật tuồng.
- Đào Công Chính, bảng nhãn, Phủ doãn phụng thiên thời Lê thờ tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng.
- Đào Vũ Thường, đỗ Hương cống năm 1723, bổ chức Huấn đạo thanh lan
- Đào Tấn người có công phát triển nghệ thuật tuồng, đã để lại hơn 1000 bài thơ, từ, 40 vở tuồng kinh điển,̀ tập sách lý luận sân khấu mang tên Hý trường tùy bút cùng nhiều tác phẩm nghệ thuật khác. Đào Tấn là hậu duệ Đào Duy Từ.
- Đào Trí, quan tướng nhà Nguyễn, Thống chế Hải phòng sứ Bắc Kỳ, Tổng đốc các tỉnh Định-Yên, Hà-Ninh thời vua Tự Đức[4]
- Đào Hữu Ích, đỗ Cử nhân, kinh qua nhiều chức vụ. Triều đình Nhà Nguyễn đã phong tặng Ông hàm Thượng thư
- Đào Văn Danh, tiến sĩ năm 1841
- Đào Thế Chinh, Phó bảng triều Nguyễn, năm 1851
- Đào Phan Quân, Phó bảng triều Nguyễn, năm 1895
- Đào Nguyên Phổ, danh sĩ, tác giả cận đại, đỗ cử nhân năm 1884, là Đình nguyên hoàng giáp và lãnh tụ phong trào Đông Kinh nghĩa thục.
- Đào Văn Huân, Phó bảng triều Nguyễn, năm 1910
- Đào Trinh, Tế tửu (tương đương Hiệu trưởng Đại học) tại Quốc tử giám (Huế) năm 1825
- Đào Duy Anh, nhà sử học thế kỷ XX
- Đào Thế Tuấn, Anh hùng Lao động, viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô và giáo sư nông nghiệp ở Việt Nam
- Đào Duy Tùng, một Ủy viên Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trong nhiều khóa liên tục
- Đào Phúc Lộc bút danh Hoàng Minh Đạo, một tình báo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thời chiến tranh Việt Nam, phụ trách phòng Tình báo Quân ủy của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
- Đào Văn Tiến, giáo sư, nhà giáo nhân dân người Việt Nam
- Đào Mộng Long, một diễn viên, đạo diễn và soạn giả sân khấu cải lương và kịch nói Việt Nam, được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân
- Đào Ngọc Thọ, Tổng cục trưởng Tổng cục Tiếp vận trước năm 1967 VNCH, Dân biểu Quốc Hội 1967-71 VNCH
- Đào Nguyễn Quyết hay Nguyễn Quyết, một đại tướng Việt Nam, được Nhà nước Việt Nam trao tặng Huân chương Sao Vàng
- Đào Trọng Lịch, trung tướng và Tổng Tham mưu trưởng thứ 8 của Quân đội Nhân dân Việt Nam; nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
- Đào Phan Thu hay Phan Thu, trung tướng quân đội nhân dân Việt Nam, phong năm 1990, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
- Đào Ngọc Hùng,Nguyên Giám đốc Tâp Đoàn Dầu Khí Vũng Tàu
- Đào Đình Luyện, thượng tướng quân đội nhân dân Việt Nam, phong năm 1988
- Đào Trọng Thi, GS.VS Giám đốc ĐHQGHN [5]
- Đào Nguyên Cát, GS., Tổng biên tập Thời báo Kinh tế Việt Nam
- Đào Văn Tập, GS., nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam; nguyên Ủy viên thường vụ Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam; nguyên Phó chủ tịch hội Các nhà kinh tế thế giới.
- Đào Đình Bình, TS., nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.
- Đào Xuân Học, GS. TS., nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Đào Mạnh Hùng, GS, TS, nguyên Vụ trưởng Vụ Đào tạo - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X, XI.
- Đào Văn Bình, đại biểu quốc hội Việt Nam khoá XIII. Phó Chủ tịch Ủy ban TƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
- Đào Hồng Lan, Bộ trưởng Bộ Y tế, nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Ninh, nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
- Đào Hồng Tuyển là một Doanh nhân hay còn gọi chúa Đảo - Tuần Châu.
- Đào Thị Hiền, Á hâu 1 Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2023.
Trung Quốc
[sửa | sửa mã nguồn]Dòng họ Đào ở Trung Quốc là một dòng họ lớn. Nhiều nhà văn, nhà viết kịch, nhà sáng tác đã đưa dòng họ này vào tác phẩm của mình là một điều minh chứng ảnh hưởng của dòng họ Đào trong đời sống xã hội Trung Quốc. Có một chi tiết thú vị trong lịch sử thời Chiến Quốc là: sau khi giúp Việt vương Câu Tiễn đánh bại nước Ngô, giết chết Phù Sai, quân sư Phạm Lãi đã treo ấn từ quan, để không rơi vào cảnh: "chim đã hết thì cung bỏ xó, thỏ đã hết thì chó săn cũng không còn chỗ dung thân". Phạm Lãi vượt biển, đến vùng nước Tề sống ẩn dật đổi tên thành Đào Chu Công. Sau khi lập gia thất, ông sinh được 03 người con trai đều đặt tên cho con theo họ Đào. Gia đình ông kinh doanh và sau này trở thành một phú thương. Hiện tại còn lưu trữ nhiều câu chuyện của Đào Chu Công trong đối nhân xử thế.
Danh nhân
[sửa | sửa mã nguồn]- Đào Khiêm: thứ sử Từ Châu cuối thời Đông Hán
- Đào Khản: Đại thần nhà Đông Tấn.
- Đào Tiềm: Nhà văn, nhà thơ thời Đông Tấn.
- Đào Hoằng Cảnh: Đại sư Đạo giáo thuộc thời kỳ nhà Nam Tề và nhà Lương (thuộc Nam triều tại Trung Quốc), nhà học thuật y dược.
- Đào Hán Minh, kỳ thủ cờ tướng Trung Quốc.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Đào Lang”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2018.
- ^ a b “Đào Tế, Đào Lại và Đào Độ”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2018.
- ^ http://sovhttdl.haiduong.gov.vn/pages/chitiettin.aspx?newsId=861fe9ae-3f93-4160-bfeb-a8809a9b969e Lưu trữ 2017-03-13 tại Wayback Machine Đào Bạt, Thanh Hà
- ^ Đại Nam thực lục-tập 7-Đệ tứ kỉ-các quyển từ XIII đến XLII-các trang 387, 393, 419, 466, 467, 468, 474, 496, 508, 537, 553, 567, 577, 582, 602, 634, 639, 669, 724, 747, 757, 761, 773, 775, 779, 785, 791, 800, 802, 810, 845, 867, 933, 984, 1014, 1018, 1065, 1081, 1087, 1093, 1095, 1100, 1103, 1107, 1118, 1121, 1138, 1147, 1175, 1176, 1182, 1183, 1197, 1198, 1199, 1200, 1201, 1202, 1203, 1204, 1206, 1212, 1213, 1219, 1221, 1229
- ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2010.