Thảo luận:Đào (họ)

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 7 năm trước bởi Huỳnh Nhân-thập trong đề tài Đừng quảng cáo!
Dự án Họ
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Họ, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Họ. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
CBài viết đạt chất lượng C.
ThấpBài viết được đánh giá ít quan trọng.

Trong bài viết có nói: Chỉ tính riêng từ 1784 đến 1900 dưới triều nhà Nguyễn, họ Đào có tới hơn 10 người đỗ tiến sĩ …. Nhưng xem trong Quốc triều khoa bảng lục của Cao Xuân Dục chỉ thấy có hai người (từ 1822):

  • tiến sĩ Đào Văn Danh, tiến sĩ năm 1841;
  • đình nguyên, hoàng giáp năm 1898, Đào Nguyên Phổ;

không hiểu dưới thời Gia Long (1802-1821) họ Đào có mấy tiến sĩ (từ 1784-1802 gần như là triều nhà Tây Sơn trị vì chưa có điều kiện tổ chức thi cử)? Vậy thời kỳ này họ Đào có > 10 tiến sĩ như bài viết nêu không? Đào Trọng Thiều, Đào Trọng Kính, Đào Trọng Kỳ có là tiến sĩ không? Nếu chỉ có hai tiến sĩ cũng là đáng tự hào rồi không cần phải nêu trên 10 người mà không đủ dẫn chứng--Ngokhong 13:44, ngày 15 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

giáo sư Đào Mạnh Thuật Vụ trưởng vụ đào tạo bộ nào?--Ngokhong 14:17, ngày 15 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Hợp nhất Đào Công[sửa mã nguồn]

Thành viên nào hợp nhất Đào Công vào bài Đào giúp. Lê Thy (thảo luận) 05:52, ngày 21 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời

Dòng họ Đào Công, là một trong những nhánh của dòng họ Đào ở Việt Nam. Chưa có tài liệu nào cho thấy nguồn gốc xuất xứ của dòng họ Đào Công hiện tai ở Việt Nam. Dòng Họ Đào Công hiện đang tập trung sinh sống chủ yếu tại Thôn Thiết Úng, xã Vân Hà, huyện Đông Anh, TP.Hà Nội. Theo gia phả của dòng họ Đào Công, cho đến năm 2010, họ Đào Công đã trải qua được 20 thế hệ. Con cháu của dòng họ Đào Công luôn siêng năng, cần cù sáng tạo trong học tập và lao động. Nhiều thế hệ người con của dòng họ đã thoát ly ra ngoài, vào Nam ra Bắc tạo dựng cơ nghiệp và thành công rực rỡ với ngành nghề truyền thống Trạm khắc Gỗ. Hàng năm vào ngày 12 tháng 07 âm lịch, con cháu dòng họ Đào Công lại quây quần tại Nhà thờ ông Trưởng Họ để tổ chức lễ Giỗ Tổ và đi Viếng mộ Tổ tại huyện Sóc Sơn, cùng nhau ôn lại truyền thống cha ông của dòng họ Đào Công.

Đừng quảng cáo![sửa mã nguồn]

Tôi thấy đây là 1 bách khoa toàn thư mở để mọi người trao đổi,và tìm kiếm thông tin,không phải là nơi quảng cáo.Vì vậy tôi nghĩ 1 số bạn cung cấp thông tin không nên kèn theo lời mời hay quảng cáo đại loại như "mong được làm quen",không hay lắm cho 1 bách khoa mở.Nó làm cho bài viết không hay.Đề nghị bạn lập ra phần này quản lý.Cũng phải xin lỗi vì tôi đã xóa đi những lời quảng bá đó! thảo luận quên ký tên này là của Khahanh (thảo luận • đóng góp).

Tôi cũng là một người con họ Đào, nhưng dòng họ Đào quê tôi chưa thấy được liệt kê ở bài viết trên đây mặc dù đã hơn một lần có đại diện cho dòng họ tham gia hội nghị họ Đào toàn quốc. Không biết do người được cử đi hội họp không có ý kiến gì hay do lỗi ở phần nào.

Nay tôi xin bổ sung, dòng họ Đào ở Yên Thành Nghệ An có vài nhánh. Lớn có Đào Văn ở thôn Long Hồi, xã Tăng Thành, huyện Yên Thành. Thuở nhỏ tôi có đọc được phần tóm lược nguồn gốc, năm anh em di dân vào vùng Nghệ - Tĩnh vào năm 1556(vào giai đoạn Nam Bắc triều và Trịnh Mạc phân tranh) và người em út định cư tại Long Hồi. Cho đến thời diểm hiện tại đã truyền được 20 đời, một số con cháu đã đi lập nghiệp xứ khác, con lại tại Long Hồi cũng còn khoảng gần 100 hộ. Ngôi từ đường được xây dựng từ những thập niên đầu của thế kỷ 20 và cũng mới được xây lại cách đây vài năm. Tôi cũng biết có dòng họ Đào Quang ở xã Lăng Thành, Yên Thành Nghệ An cũng tương đối đông.

thảo luận quên ký tên này là của 1.53.253.188 (thảo luận • đóng góp).

Không phải họ Đào ở đâu cũng được đem vào bài này, nên nhánh Đào nhà bác phải đủ nổi bật thì hẵng đem vô. jan Win (tl~đg) 21:48, ngày 28 tháng 3 năm 2017 (UTC)Trả lời