Bước tới nội dung

Quả bóng vàng Việt Nam

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Quả bóng vàng Việt Nam
Từ trái sang phải: Ba danh hiệu quả bóng đồng, vàng và bạc Việt Nam hiện nay
Mô tảGiải thưởng cho các cầu thủ bóng đá xuất sắc nhất năm
Quốc gia Việt Nam
Được trao bởiBáo Sài Gòn Giải Phóng
Lần đầu tiên1995
Trang chủBáo Sài Gòn Giải Phóng

Quả bóng vàng Việt Nam là giải thưởng cá nhân danh giá nhất dành cho cầu thủ bóng đá xuất sắc nhất Việt Nam trong một năm dương lịch. Giải thưởng này do báo Sài Gòn Giải Phóng đề xướng và tổ chức thường niên. Giải lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1995, sau thành tích mà đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam đạt được tại SEA Games 18.

Trải qua các năm tổ chức, giải thưởng Quả bóng vàng Việt Nam đã được mở rộng với nhiều hạng mục khác nhau. Ba hạng mục chính của giải thưởng này là Quả bóng vàng dành cho cầu thủ nam, nữ và futsal. Bên cạnh đó còn có các hạng mục phụ dành cho cầu thủ trẻ, cầu thủ nước ngoài xuất sắc nhất và giải Cống hiến; những giải thưởng này nhằm vinh danh các cá nhân đã có những đóng góp nổi bật, có thành tích tiêu biểu đối với bóng đá Việt Nam.

Giải thưởng Quả bóng vàng Việt Nam được bình chọn bởi các chuyên gia, lãnh đạo, nhà báo trong lĩnh vực thể thao cũng như huấn luyện viên ở giải vô địch quốc gia. Tính đến năm 2024, đã có 19 cầu thủ nam, 12 cầu thủ nữ và 7 cầu thủ futsal đã được trao danh hiệu Quả bóng vàng Việt Nam; ngoài ra nhiều cầu thủ và cá nhân khác đã được trao danh hiệu Quả bóng bạc, Quả bóng đồng cùng các hạng mục giải phụ.

Khái quát

[sửa | sửa mã nguồn]

Ra đời và phát triển

[sửa | sửa mã nguồn]

Ý tưởng về giải thưởng Quả bóng vàng Việt Nam đã ra đời vào năm 1995, ngay sau khi đội tuyển Việt Nam lọt vào trận chung kết môn bóng đá nam Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 18 tại Thái Lan, thành tích mà bóng đá Việt Nam lần đầu đạt được từ khi tái hòa nhập với thể thao Đông Nam Á.[1] Người được cho là khởi xướng ra giải thưởng này là cố nhà báo Đỗ Minh Hùng, người sau này giữ chức phó ban báo Sài Gòn Giải Phóng Thể thao.[2] Chứng kiến bàn thắng vàng của Trần Minh Chiến trong trận bán kết với đội tuyển Myanmar, ngay trong đêm chiến thắng, ông Hùng đã nảy ra ý tưởng tổ chức giải thưởng để vinh danh các cầu thủ Việt Nam đã có những đóng góp, thành tích, dấu ấn nổi bật trong năm.[3] Ông đã soạn thảo đề án cho giải thưởng chỉ trong bốn giờ đồng hồ rồi trình lên ban biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng, và nhanh chóng được đồng ý.[4][5][6][3] Chữ "vàng" trong tên giải "Quả bóng vàng" được lấy ý từ chính "bàn thắng vàng" của Trần Minh Chiến.[7] Theo Sài Gòn Giải Phóng, khi bàn về ý tưởng giải thưởng "Quả bóng vàng" cho cầu thủ Việt Nam, họ lo ngại cái bóng quá lớn của giải thưởng Quả bóng vàng châu Âu, song cuối cùng vẫn tiến hành tổ chức bởi nó "là sân chơi của riêng cầu thủ Việt Nam và họ xứng đáng được tôn vinh với tên gọi đó".[8] Còn nhà báo Minh Hùng thì thông tin ngay trước trận chung kết SEA Games 18 với Thái Lan là sẽ có giải thưởng "Quả bóng vàng Việt Nam" và kêu gọi sự ủng hộ.[3]

Vào những năm 1995–1996 tại Thành phố Hồ Chí Minh, không có nhiều cửa hàng bán cúp lưu niệm, những chiếc cúp có hình quả bóng cũng được xem là hiếm. Ban tổ chức đã phải mang bản vẽ thiết kế đến những tiệm đúc lư đồng để làm cúp trao cho người chiến thắng, và những sản phẩm "quả bóng vàng Việt Nam" ban đầu bị so sánh như "những quả dừa khô".[1][9] Quá trình bình chọn diễn ra song song, và chỉ ba tháng sau trận chung kết SEA Games 18, lễ trao giải Quả bóng vàng Việt Nam đã được tổ chức lần đầu tiên với danh hiệu được trao cho Lê Huỳnh Đức, người đã góp công lớn vào thành tích của tuyển Việt Nam cũng như vô địch giải các đội mạnh Việt Nam năm 1995 với đội bóng đá Công an Thành phố Hồ Chí Minh.[8][3][10] Vào năm 1998, lần đầu tiên giải thưởng này được đưa ra Hà Nội tổ chức và cầu thủ Nguyễn Hồng Sơn đã đoạt danh hiệu.[11]

Năm 2000, giải thưởng Quả bóng vàng Việt Nam được bổ sung thêm hai hạng mục là Cầu thủ trẻ xuất sắc nhấtCầu thủ nước ngoài xuất sắc nhất, với Phạm Văn QuyếnIddi Batambuje – lúc đó đều thi đấu cho Sông Lam Nghệ An – là những người giành chiến thắng.[12] Năm 2001, ý tưởng về danh hiệu "Quả bóng vàng Việt Nam" dành cho cầu thủ nữ được đề xướng và triển khai lần đầu vào một năm sau đó.[12][13][14] Năm 2012, hạng mục "Cầu thủ trẻ nữ xuất sắc nhất" lần đầu được đưa vào xét chọn.[15] Vào năm 2015, giải thưởng có thêm hạng mục dành cho "cầu thủ futsal nam xuất sắc nhất".[16] Năm 2016, sau những thành công của futsal Việt Nam tại các giải đấu quốc tế, giải thưởng Quả bóng vàng Việt Nam dành cho futsal được đưa vào tổ chức và bình chọn.[17][18] Vào các năm 2016, 2019 và 2023, Quả bóng vàng Việt Nam có thêm hạng mục giải phụ mang tên "giải Cống hiến" trao cho các cá nhân đã có những đóng góp nổi bật đối với bóng đá Việt Nam.[19][20][21][22]

Giải thưởng Quả bóng vàng Việt Nam năm 2013 không được trao do những thất bại của bóng đá Việt Nam trong năm này cũng như nhiều vấn đề tiêu cực khác của bóng đá trong nước thời điểm đó.[23][24][25] Năm 2021, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 tại Việt Nam, một số hạng mục của danh hiệu này đã không được bình chọn và trao giải.[26]

Thể lệ và tài trợ

[sửa | sửa mã nguồn]

Giải thưởng Quả bóng vàng Việt Nam được bầu chọn bởi các chuyên gia được coi là có uy tín trong ngành thể thao, các lãnh đạo ngành thể thao, các nhà báo có chuyên môn và các huấn luyện viên hành nghề tại giải vô địch quốc gia.[27][28] Tiêu chí đánh giá một cầu thủ cho danh hiệu Quả bóng vàng thường xét từ màn trình diễn cá nhân, cũng như thành tích đạt được của cầu thủ đó ở đội tuyển quốc gia, sau đó là cấp câu lạc bộ. Ngoài ra, cầu thủ phải đảm bảo các yêu cầu như không vi phạm pháp luật, có phẩm chất đạo đức và không nhận các án kỷ luật.[29][30] Tuy nhiên, cũng không ít ý kiến cho rằng tiêu chí bầu chọn danh hiệu Quả bóng vàng Việt Nam cần được rõ ràng hơn.[31][32]

Khi giải Quả bóng vàng được ra mắt năm 1995, hãng bia Tiger là nhà tài trợ chính và đơn vị này tiếp tục tài trợ danh hiệu đến năm 1998. Giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2005, PepsiCo là nhà tài trợ chính cho giải thưởng;[33] và sau đó là Eximbank từ năm 2010 đến năm 2012.[34] Từ năm 2015, Công ty Thái Sơn Nam do ông Trần Anh Tú (cũng giữ chức Phó Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam) làm chủ tịch hội đồng thành viên là nhà tài trợ chính cho giải thưởng này.[27] Ngoài ra, giải thưởng có nhiều nhà đồng tài trợ khác, là các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động ở Việt Nam.[35][36]

Quả bóng vàng nam

[sửa | sửa mã nguồn]
Lê Công Vinh, cầu thủ đã từng đoạt 3 quả bóng vàng Việt Nam trong các năm 2004, 2006, 2007

Cầu thủ Phạm Thành Lương hiện đang nắm giữ kỷ lục giành danh hiệu Quả bóng vàng Việt Nam dành cho nam nhiều nhất với bốn lần. Hai cầu thủ đã từng ba lần đoạt giải gồm có Lê Huỳnh Đức, Lê Công Vinh. Có hai thủ môn từng đoạt danh hiệu Quả bóng vàng Việt Nam là Võ Văn Hạnh (năm 2001) và Dương Hồng Sơn (năm 2008). Đáng chú ý, khi thủ môn Võ Văn Hạnh của Sông Lam Nghệ An giành được danh hiệu Quả bóng vàng năm 2001, từng có ý kiến đề nghị nên trao danh hiệu Quả bóng vàng Việt Nam cho một cầu thủ nữ vì những thành tích bị cho là "đáng thất vọng" của bóng đá nam Việt Nam năm 2001,[13] trong khi tuyển nữ Việt Nam lần đầu tiên đoạt huy chương vàng SEA Games; và "quả bóng đồng" 2001 được trao cho một nữ cầu thủ là Lưu Ngọc Mai.[14][37] Lê Công Vinh là người giữ kỷ lục cầu thủ trẻ nhất trong lịch sử từng giành Quả bóng vàng Việt Nam, khi anh đoạt danh hiệu này vào năm 2004 ở thời điểm 19 tuổi, 3 tháng và 5 ngày;[38] trong khi cầu thủ nam lớn tuổi nhất đoạt giải là Nguyễn Văn Quyết vào năm 2022 khi đã 31 tuổi.[39] Ở cấp câu lạc bộ, câu lạc bộ Hà Nội có số lần có cầu thủ giành Quả bóng vàng nhiều nhất với 7 lần, kế sau đó là Sông Lam Nghệ An với 5 lần.[40] Đối với các cầu thủ nước ngoài nhập tịch Việt Nam, Huỳnh Kesley Alves là trường hợp duy nhất nằm trong tốp 3 cho danh hiệu Quả bóng vàng tính đến năm 2024, đạt được vào năm 2011 và giành Quả bóng đồng chung cuộc.[41]

Đương kim Quả bóng vàng Việt Nam hiện tại (2024) là cầu thủ Nguyễn Tiến Linh, thời điểm đoạt giải đang thi đấu cho câu lạc bộ Becamex Bình Dương.[42]

Người chiến thắng

[sửa | sửa mã nguồn]
Ghi chú
Cầu thủ ở năm đoạt giải đang thi đấu trong nước nhưng không thi đấu tại
giải vô địch quốc gia mà thi đấu tại các giải hạng dưới
Cầu thủ ở thời điểm đoạt giải không thi đấu trong nước
Cầu thủ nữ đoạt giải
Năm Quả bóng vàng Quả bóng bạc Quả bóng đồng Nguồn
Cầu thủ Câu lạc bộ Cầu thủ Câu lạc bộ Cầu thủ Câu lạc bộ
1995 Lê Huỳnh Đức Công an Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Cường Bình Định Nguyễn Hữu Đang Khánh Hòa [43][44]
1996 Võ Hoàng Bửu Cảng Sài Gòn Trần Công Minh Đồng Tháp Nguyễn Hồng Sơn Thể Công [43][44]
1997 Lê Huỳnh Đức (2) Công an Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Hữu Thắng (1972) Sông Lam Nghệ An Trần Công Minh Đồng Tháp [43][44]
1998 Nguyễn Hồng Sơn Thể Công Lê Huỳnh Đức Công an Thành phố Hồ Chí Minh Trần Công Minh (2) Đồng Tháp [43][44]
1999 Trần Công Minh Đồng Tháp Lê Huỳnh Đức (2) Công an Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Hồng Sơn (2) Thể Công [43][44]
2000 Nguyễn Hồng Sơn (2) Thể Công Lê Huỳnh Đức (3) Công an Thành phố Hồ Chí Minh Đỗ Khải Hải Quan [12][44]
2001 Võ Văn Hạnh Sông Lam Nghệ An Đỗ Khải Hải Quan Lưu Ngọc Mai Thành phố Hồ Chí Minh [12][44]
2002 Lê Huỳnh Đức (3) Ngân hàng Đông Á Trần Minh Quang Bình Định Huỳnh Hồng Sơn Cảng Sài Gòn [12][44]
2003 Phạm Văn Quyến Sông Lam Nghệ An Phan Văn Tài Em Gạch Đồng Tâm Long An Nguyễn Hữu Thắng (1980) Bình Dương [45][44]
2004 Lê Công Vinh Sông Lam Nghệ An Thạch Bảo Khanh Thể Công Phan Văn Tài Em Gạch Đồng Tâm Long An [46][44]
2005 Phan Văn Tài Em Gạch Đồng Tâm Long An Lê Công Vinh PJICO Sông Lam Nghệ An Lê Tấn Tài Khánh Hòa [47][44]
2006 Lê Công Vinh (2) PJICO Sông Lam Nghệ An Nguyễn Minh Phương Gạch Đồng Tâm Long An Lê Tấn Tài (2) Khánh Hòa [48][44]
2007 Lê Công Vinh (3) Tài chính Dầu khí – Sông Lam Nghệ An Nguyễn Minh Phương (2) Đồng Tâm Long An Nguyễn Vũ Phong Becamex Bình Dương [49][44]
2008 Dương Hồng Sơn Hà Nội T&T Vũ Như Thành Becamex Bình Dương Lê Công Vinh Hà Nội T&T/Tài chính Dầu khí Sông Lam Nghệ An[a] [51][44]
2009 Phạm Thành Lương Hà Nội ACB Nguyễn Vũ Phong Becamex Bình Dương Bùi Tấn Trường Tập đoàn Cao su Đồng Tháp [52][44]
2010 Nguyễn Minh Phương Đồng Tâm Long An Phạm Thành Lương Hà Nội ACB Nguyễn Vũ Phong (2) Becamex Bình Dương [53]
2011 Phạm Thành Lương (2) Hà Nội ACB Nguyễn Trọng Hoàng Sông Lam Nghệ An Huỳnh Kesley Alves Sài Gòn Xuân Thành [54]
2012 Huỳnh Quốc Anh SHB Đà Nẵng Lê Tấn Tài Khatoco Khánh Hòa Nguyễn Minh Phương SHB Đà Nẵng [44][55]
2013 Không trao giải [23]
2014 Phạm Thành Lương (3) Hà Nội T&T Nguyễn Văn Quyết Hà Nội T&T Lê Công Vinh (2) Sông Lam Nghệ An [56]
2015 Nguyễn Anh Đức Becamex Bình Dương Nguyễn Văn Quyết (2) Hà Nội T&T Lê Công Vinh (3) Becamex Bình Dương [57]
2016 Phạm Thành Lương (4) Hà Nội T&T Lương Xuân Trường Incheon United Vũ Minh Tuấn Than Quảng Ninh [58]
2017 Đinh Thanh Trung Quảng Nam Nguyễn Anh Đức Becamex Bình Dương Nguyễn Quang Hải Hà Nội [59]
2018 Nguyễn Quang Hải Hà Nội Nguyễn Anh Đức (2) Becamex Bình Dương Phan Văn Đức Sông Lam Nghệ An [60]
2019 Đỗ Hùng Dũng Hà Nội Nguyễn Quang Hải Hà Nội Nguyễn Trọng Hoàng Viettel [61]
2020 Nguyễn Văn Quyết Hà Nội Bùi Tiến Dũng Viettel Quế Ngọc Hải Viettel [62]
2021 Nguyễn Hoàng Đức Viettel Nguyễn Quang Hải (2) Hà Nội Nguyễn Tiến Linh Becamex Bình Dương [63]
2022 Nguyễn Văn Quyết (2) Hà Nội Nguyễn Tiến Linh Becamex Bình Dương Nguyễn Hoàng Đức Viettel [64]
2023 Nguyễn Hoàng Đức (2) Thể Công – Viettel Phạm Tuấn Hải Hà Nội Đặng Văn Lâm MerryLand Quy Nhơn Bình Định [65]
2024 Nguyễn Tiến Linh Becamex Bình Dương Nguyễn Hoàng Đức Phù Đổng Ninh Bình Phạm Tuấn Hải Hà Nội [66]

Xếp hạng theo cầu thủ

[sửa | sửa mã nguồn]
Xếp hạng Cầu thủ Quả bóng vàng Quả bóng bạc Quả bóng đồng Tổng số
1 Phạm Thành Lương 4 (2009; 2011; 2014; 2016) 1 (2010) 5
2 Lê Huỳnh Đức 3 (1995; 1997; 2002) 3 (1998; 1999; 2000) 6
3 Lê Công Vinh 3 (2004; 2006; 2007) 1 (2005) 3 (2008; 2014; 2015) 7
4 Nguyễn Văn Quyết 2 (2020; 2022) 2 (2014; 2015) 4
5 Nguyễn Hoàng Đức 2 (2021; 2023) 1 (2024) 1 (2022)
6 Nguyễn Hồng Sơn 2 (1998; 2000) 2 (1996; 1999)
7 Nguyễn Minh Phương 1 (2010) 2 (2006; 2007) 1 (2012) 4
Nguyễn Quang Hải 1 (2018) 2 (2019, 2021) 1 (2017)
9 Nguyễn Anh Đức 1 (2015) 2 (2017; 2018) 3
10 Trần Công Minh 1 (1999) 1 (1996) 2 (1997; 1998) 4
11 Phan Văn Tài Em 1 (2005) 1 (2003) 1 (2004) 3
Nguyễn Tiến Linh 1 (2024) 1 (2022) 1 (2021)
13 Võ Hoàng Bửu 1 (1996) 1
Võ Văn Hạnh 1 (2001)
Phạm Văn Quyến 1 (2003)
Dương Hồng Sơn 1 (2008)
Huỳnh Quốc Anh 1 (2012)
Đinh Thanh Trung 1 (2017)
Đỗ Hùng Dũng 1 (2019)
20 Lê Tấn Tài 1 (2012) 2 (2005; 2006) 3
Nguyễn Vũ Phong 1 (2009) 2 (2007; 2010)
22 Đỗ Khải 1 (2001) 1 (2000) 2
Nguyễn Trọng Hoàng 1 (2011) 1 (2019)
Phạm Tuấn Hải 1 (2023) 1 (2024)
25 Nguyễn Văn Cường 1 (1995) 1
Nguyễn Hữu Thắng (1972) 1 (1997)
Trần Minh Quang 1 (2002)
Thạch Bảo Khanh 1 (2004)
Vũ Như Thành 1 (2008)
Lương Xuân Trường 1 (2016)
Bùi Tiến Dũng 1 (2020)
32 Nguyễn Hữu Đang 1 (1995)
Lưu Ngọc Mai 1 (2001)
Huỳnh Hồng Sơn 1 (2002)
Nguyễn Hữu Thắng (1980) 1 (2003)
Bùi Tấn Trường 1 (2009)
Huỳnh Kesley Alves 1 (2011)
Vũ Minh Tuấn 1 (2016)
Phan Văn Đức 1 (2018)
Quế Ngọc Hải 1 (2020)
Đặng Văn Lâm 1 (2023)
  • * Những cầu thủ in đậm vẫn đang còn thi đấu

Xếp hạng theo câu lạc bộ

[sửa | sửa mã nguồn]
Xếp hạng Câu lạc bộ Quả bóng vàng Quả bóng bạc Quả bóng đồng Tổng số
1 Hà Nội[b] 7 5 3 15
2 Sông Lam Nghệ An[c] 5 3 3 11
3 Thể Công – Viettel[d] 4 2 5 10
4 Becamex Bình Dương[e] 2 5 5 12
5 Long An[f] 2 3 1 6
6 Công an Thành phố Hồ Chí Minh 2 3 0 5
7 Hà Nội ACB 2 1 0 3
8 Đồng Tháp[g] 1 1 3 5
9 Cảng Sài Gòn 1 0 1 2
SHB Đà Nẵng 1 0 1 2
11 Ngân hàng Đông Á 1 0 0 1
Quảng Nam 1 0 0 1
13 Quy Nhơn Bình Định[h] 0 2 1 3
14 Khatoco Khánh Hòa[i] 0 1 3 4
15 Hải Quan 0 1 1 2
16 Hàn Quốc Incheon United 0 1 0 1
Phù Đổng Ninh Bình 0 1 0 1
18 Sài Gòn Xuân Thành 0 0 1 1
Than Quảng Ninh 0 0 1 1
Thành phố Hồ Chí Minh (nữ) 0 0 1 1

Quả bóng vàng nữ

[sửa | sửa mã nguồn]
Huỳnh Như, người hiện nắm giữ kỷ lục giành 5 Quả bóng vàng nữ Việt Nam

Đối với hạng mục Quả bóng vàng Việt Nam dành cho cầu thủ nữ, Huỳnh Như là cái tên thắng giải nhiều nhất khi 5 lần đoạt danh hiệu này. Xếp ngay sau đó là Đoàn Thị Kim Chi với bốn lần. Câu lạc bộ bóng đá nữ Thành phố Hồ Chí Minh là đội bóng có số lượt cầu thủ giành Quả bóng vàng nữ nhiều nhất với 15 lần tính đến thời điểm năm 2024.[74][42] Người trẻ nhất đoạt danh hiệu này dành cho nữ là Văn Thị Thanh khi mới 18 tuổi ở thời điểm đạt giải.[75] Có hai thủ môn nữ đoạt danh hiệu Quả bóng vàng: Nguyễn Thị Kim Hồng năm 2002, và Đặng Thị Kiều Trinh đạt được vào các năm 2011, 2012, 2017.[22]

Đương kim Quả bóng vàng nữ Việt Nam (2024) là cầu thủ Trần Thị Thùy Trang của câu lạc bộ Thành phố Hồ Chí Minh I.[42] Huỳnh Như là cầu thủ đầu tiên và duy nhất đến hiện tại thuộc biên chế của một đội bóng ở nước ngoài đoạt Quả bóng vàng Việt Nam, khi cô thi đấu cho Lank FC của Bồ Đào Nha ở thời điểm đoạt giải.[22]

Người chiến thắng

[sửa | sửa mã nguồn]
Ghi chú
Cầu thủ ở thời điểm đoạt giải không thi đấu trong nước
Năm Quả bóng vàng Quả bóng bạc Quả bóng đồng Nguồn
Cầu thủ Câu lạc bộ Cầu thủ Câu lạc bộ Cầu thủ Câu lạc bộ
2002 Nguyễn Thị Kim Hồng Thành phố Hồ Chí Minh [12][44]
2003 Văn Thị Thanh Hà Nam Lưu Ngọc Mai Thành phố Hồ Chí Minh Phùng Thị Minh Nguyệt Hà Nội [45][44]
2004 Đoàn Thị Kim Chi Thành phố Hồ Chí Minh Đỗ Hồng Tiến Thành phố Hồ Chí Minh Trần Thị Kim Hồng Thành phố Hồ Chí Minh [46][44]
2005 Đoàn Thị Kim Chi (2) Thành phố Hồ Chí Minh Văn Thị Thanh Hà Nam Đào Thị Miện Hà Tây [47][44]
2006 Đào Thị Miện Hà Tây Đoàn Thị Kim Chi Thành phố Hồ Chí Minh Bùi Thị Tuyết Mai Hà Nội [48][44]
2007 Đoàn Thị Kim Chi (3) Thành phố Hồ Chí Minh Đào Thị Miện Hà Tây Trần Thị Kim Hồng (2) Thành phố Hồ Chí Minh [49][44]
2008 Đỗ Thị Ngọc Châm Hà Nội Đào Thị Miện (2) Hà Nội Trần Thị Kim Hồng (3) Thành phố Hồ Chí Minh [51][44]
2009 Đoàn Thị Kim Chi (4) Thành phố Hồ Chí Minh Đặng Thị Kiều Trinh Thành phố Hồ Chí Minh Đào Thị Miện (2) Hà Nội [52][44]
2010 Trần Thị Kim Hồng Thành phố Hồ Chí Minh Đặng Thị Kiều Trinh (2) Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Ngọc Anh Hà Nội [53][44]
2011 Đặng Thị Kiều Trinh Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thị Thương Than Khoáng Sản Việt Nam Nguyễn Thị Muôn Hà Nội [54]
2012 Đặng Thị Kiều Trinh (2) Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thị Thương (2) Than Khoáng Sản Việt Nam Nguyễn Thị Ngọc Anh (2) Hà Nội [44][55]
2013 Không trao giải [23]
2014 Nguyễn Thị Tuyết Dung Hà Nam Đặng Thị Kiều Trinh (3) Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Minh Nguyệt Hà Nội [56]
2015 Nguyễn Thị Minh Nguyệt Hà Nội Nguyễn Thị Tuyết Dung Hà Nam Huỳnh Như Thành phố Hồ Chí Minh [57]
2016 Huỳnh Như Thành phố Hồ Chí Minh I Chương Thị Kiều Thành phố Hồ Chí Minh I Đặng Thị Kiều Trinh Thành phố Hồ Chí Minh I [58]
2017 Đặng Thị Kiều Trinh (3) Thành phố Hồ Chí Minh I Nguyễn Thị Tuyết Dung (2) Phong Phú Hà Nam Huỳnh Như (2) Thành phố Hồ Chí Minh I [59]
2018 Nguyễn Thị Tuyết Dung (2) Phong Phú Hà Nam Huỳnh Như Thành phố Hồ Chí Minh I Chương Thị Kiều Thành phố Hồ Chí Minh I [60]
2019 Huỳnh Như (2) Thành phố Hồ Chí Minh I Chương Thị Kiều (2) Thành phố Hồ Chí Minh I Nguyễn Thị Tuyết Dung Phong Phú Hà Nam [61]
2020 Huỳnh Như (3) Thành phố Hồ Chí Minh I Phạm Hải Yến Hà Nội Trần Thị Kim Thanh Thành phố Hồ Chí Minh I [62]
2021 Huỳnh Như (4) Thành phố Hồ Chí Minh I Phạm Hải Yến (2) Hà Nội I Nguyễn Thị Bích Thùy Thành phố Hồ Chí Minh I [63]
2022 Huỳnh Như (5) Länk Vilaverdense Trần Thị Thùy Trang Thành phố Hồ Chí Minh I Nguyễn Thị Bích Thùy (2) Thành phố Hồ Chí Minh I [64]
2023 Trần Thị Kim Thanh Thành phố Hồ Chí Minh I Huỳnh Như (2) Länk Vilaverdense Nguyễn Thị Bích Thùy (3) Thành phố Hồ Chí Minh I [65]
2024 Trần Thị Thùy Trang Thành phố Hồ Chí Minh I Nguyễn Thị Tuyết Ngân Thành phố Hồ Chí Minh I Dương Thị Vân Than Khoáng Sản Việt Nam [66]

Xếp hạng theo cầu thủ

[sửa | sửa mã nguồn]
Xếp hạng Cầu thủ Quả bóng vàng Quả bóng bạc Quả bóng đồng Tổng số
1 Huỳnh Như 5 (2016; 2019; 2020; 2021; 2022) 2 (2018; 2023) 2 (2015; 2017) 9
2 Đoàn Thị Kim Chi 4 (2004; 2005; 2007; 2009) 1 (2006) 5
3 Đặng Thị Kiều Trinh 3 (2011; 2012; 2017) 3 (2009; 2010; 2014) 1 (2016) 7
4 Nguyễn Thị Tuyết Dung 2 (2014; 2018) 2 (2015; 2017) 1 (2019) 5
5 Đào Thị Miện 1 (2006) 2 (2007; 2008) 2 (2005; 2009) 5
6 Văn Thị Thanh 1 (2003) 1 (2005) 2
Trần Thị Thùy Trang 1 (2024) 1 (2022)
8 Trần Thị Kim Hồng 1 (2010) 3 (2004; 2007; 2008) 4
9 Nguyễn Thị Minh Nguyệt 1 (2015) 1 (2014) 2
Trần Thị Kim Thanh 1 (2023) 1 (2020)
11 Nguyễn Thị Kim Hồng 1 (2002) 1
Đỗ Thị Ngọc Châm 1 (2008)
13 Chương Thị Kiều 2 (2016; 2019) 1 (2018) 3
14 Lê Thị Thương 2 (2011; 2012) 2
Phạm Hải Yến 2 (2020; 2021)
16 Lưu Ngọc Mai 1 (2003) 1
Đỗ Hồng Tiến 1 (2004)
Nguyễn Thị Tuyết Ngân 1 (2024)
19 Nguyễn Thị Ngọc Anh 2 (2010; 2012) 2
20 Phùng Thị Minh Nguyệt 1 (2003) 1
Bùi Thị Tuyết Mai 1 (2006)
Nguyễn Thị Muôn 1 (2011)
Dương Thị Vân 1 (2024)

Xếp hạng theo câu lạc bộ

[sửa | sửa mã nguồn]
Xếp hạng Câu lạc bộ Quả bóng vàng Quả bóng bạc Quả bóng đồng Tổng số
1 Thành phố Hồ Chí Minh I[j] 15 11 11 37
2 Phong Phú Hà Nam[k] 3 3 1 7
3 Hà Nội I[l] 2 3 7 12
4 Hà Nội II[m] 1 1 1 0
5 Bồ Đào Nha Länk Vilaverdense 1 1 0 2
6 Than Khoáng Sản Việt Nam 0 2 1 3

Quả bóng vàng futsal nam

[sửa | sửa mã nguồn]
Hồ Văn Ý, thủ môn đã giành 2 Quả bóng vàng futsal nam trong hai năm liên tiếp 2021 và 2022

Ở môn futsal, trong 10 lần trao giải thì cả 10 lần đều thuộc về cầu thủ của câu lạc bộ Thái Sơn Nam.[81][82][83] Trong đó, năm 2015, giải được trao với hạng mục "cầu thủ futsal xuất sắc nhất năm".[84] Từ năm 2016, hạng mục này được chuyển thành "Quả bóng vàng futsal", ngoài ra bổ sung thêm giải thưởng dành cho danh hiệu Quả bóng bạc và Quả bóng đồng futsal Việt Nam.[85][86]

Đương kim Quả bóng vàng futsal Việt Nam (2024) là cầu thủ Nguyễn Thịnh Phát của câu lạc bộ Thái Sơn Nam.[42] Cầu thủ Trần Văn Vũ là người giành nhiều danh hiệu Quả bóng vàng futsal nhiều nhất với ba lần, trong đó một lần vào năm 2015 với tư cách "Cầu thủ futsal xuất sắc nhất"[57] và hai năm 2016 và 2019 với tư cách "Quả bóng vàng futsal". Thủ môn Hồ Văn Ý xếp sau với hai lần giành Quả bóng vàng futsal.[40]

Người chiến thắng

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Quả bóng vàng Quả bóng bạc Quả bóng đồng Nguồn
Cầu thủ Câu lạc bộ Cầu thủ Câu lạc bộ Cầu thủ Câu lạc bộ
2015 Trần Văn Vũ Thái Sơn Nam [57]
2016 Trần Văn Vũ (2) Thái Sơn Nam Nguyễn Minh Trí Thái Sơn Nam Nguyễn Bảo Quân Thái Sơn Nam [58]
2017 Phùng Trọng Luân Thái Sơn Nam Phạm Đức Hòa Thái Sơn Nam Trần Văn Vũ Thái Sơn Nam [59]
2018 Vũ Quốc Hưng Thái Sơn Nam Hồ Văn Ý Thái Sơn Nam Phạm Đức Hòa Thái Sơn Nam [60]
2019 Trần Văn Vũ (3) Thái Sơn Nam Nguyễn Minh Trí (2) Thái Sơn Nam Phạm Đức Hòa (2) Thái Sơn Nam [61]
2020 Nguyễn Minh Trí Thái Sơn Nam Hồ Văn Ý (2) Thái Sơn Nam Phùng Trọng Luân Sanvinest Sanatech Khánh Hòa [62]
2021 Hồ Văn Ý Thái Sơn Nam Châu Đoàn Phát Thái Sơn Nam Nguyễn Minh Trí Thái Sơn Nam [63]
2022 Hồ Văn Ý (2) Thái Sơn Nam Khổng Đình Hùng Sahako Châu Đoàn Phát Thái Sơn Nam [64]
2023 Phạm Đức Hòa Thái Sơn Nam Châu Đoàn Phát (2) Thái Sơn Nam Hồ Văn Ý Thái Sơn Nam [65]
2024 Nguyễn Thịnh Phát Thái Sơn Nam Nguyễn Mạnh Dũng Thái Sơn Nam Phạm Văn Tú Thái Sơn Bắc [66]

Xếp hạng theo cầu thủ

[sửa | sửa mã nguồn]
Xếp hạng Cầu thủ Quả bóng vàng Quả bóng bạc Quả bóng đồng Tổng số
1 Trần Văn Vũ 3 (2015; 2016; 2019) 1 (2017) 4
2 Hồ Văn Ý 2 (2021; 2022) 2 (2018; 2020) 1 (2023) 5
3 Nguyễn Minh Trí 1 (2020) 2 (2016; 2019) 1 (2021) 4
4 Phạm Đức Hòa 1 (2023) 1 (2017) 2 (2019; 2020) 4
5 Phùng Trọng Luân 1 (2017) 1 (2020) 5
6 Vũ Quốc Hưng 1 (2018) 1
Nguyễn Thịnh Phát 1 (2024)
8 Châu Đoàn Phát 2 (2021; 2023) 1 (2022) 3
9 Khổng Đình Hùng 1 (2022) 1
Nguyễn Mạnh Dũng 1 (2024)
11 Nguyễn Bảo Quân 1 (2016) 1
Phạm Văn Tú 1 (2024)

Xếp hạng theo câu lạc bộ

[sửa | sửa mã nguồn]
Xếp hạng Câu lạc bộ Quả bóng vàng Quả bóng bạc Quả bóng đồng Tổng số
1 Thái Sơn Nam 10 8 7 25
2 Sahako 0 1 0 1
3 Sanvinest Khánh Hòa 0 0 1 1
Thái Sơn Bắc 0 0 1 1

Các hạng mục giải khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Giải thưởng dành cho cầu thủ trẻ và cầu thủ nước ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Đoàn Văn Hậu, cầu thủ 3 lần giành giải thưởng "Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất" vào các năm 2017, 2018, 2019

Bên cạnh danh hiệu Quả bóng vàng Việt Nam dành cho các nội dung bóng đá nam, bóng đá nữ và futsal, hằng năm trong các lễ trao giải, giải thưởng này còn vinh danh các hạng mục Cầu thủ trẻ nam xuất sắc nhất, Cầu thủ trẻ nữ xuất sắc nhất, Cầu thủ nước ngoài xuất sắc nhất. Ở hạng mục Cầu thủ trẻ nam xuất sắc nhất, tính đến năm 2024, Đoàn Văn Hậu đang là người có nhiều lần đoạt giải này nhất với ba lần liên tiếp vào các năm 2017, 2018 và 2019; trong khi ở hạng mục tương tự dành cho nữ, bốn cầu thủ cùng có hai lần đoạt danh hiệu là Chương Thị Kiều, Lê Thị Lương, Nguyễn Thị Tuyết NgânVũ Thị Hoa. Đối với hạng mục Cầu thủ nước ngoài xuất sắc nhất, Gaston Merlo đang nắm giữ kỷ lục với bốn lần đoạt giải vào các năm 2009, 2011, 2012 và 2016. Có bốn cầu thủ đã từng đoạt cả hai danh hiệu Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất và Quả bóng vàng dành cho nam, gồm Phạm Văn Quyến, Lê Công Vinh, Phạm Thành LươngNguyễn Văn Quyết.[22]

Năm 2024, danh hiệu Cầu thủ trẻ nam xuất sắc nhất thuộc về Bùi Vĩ Hào; trong khi Vũ Thị Hoa là người giành giải ở hạng mục tương ứng đối với nữ.[42] Cầu thủ Rafaelson có năm thứ hai liên tiếp đoạt giải Cầu thủ nước ngoài xuất sắc nhất, và là người đầu tiên nhận danh hiệu này khi mang quốc tịch Việt Nam (với cái tên Nguyễn Xuân Son).[87][88]

Ghi chú
Cầu thủ ở thời điểm đoạt giải không thi đấu trong nước
Cầu thủ ở thời điểm đoạt giải có quốc tịch nước ngoài, nhưng sau đó
được nhập tịch Việt Nam
* Cầu thủ nước ngoài trong năm đoạt giải được nhận quốc tịch Việt Nam
Năm Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất Cầu thủ nước ngoài xuất sắc nhất Cầu thủ trẻ nữ xuất sắc nhất Nguồn
Cầu thủ Câu lạc bộ Cầu thủ Câu lạc bộ Cầu thủ Câu lạc bộ
2000 Phạm Văn Quyến Sông Lam Nghệ An Uganda Iddi Batambuje Sông Lam Nghệ An [12][44]
2001 Nguyễn Huy Hoàng Sông Lam Nghệ An Uganda Iddi Batambuje (2) Sông Lam Nghệ An [12][44]
2002 Phạm Văn Quyến (2) Sông Lam Nghệ An Brasil Fabio dos Santos Gạch Đồng Tâm Long An [12][44]
2003 Phan Thanh Bình Đồng Tháp Thái Lan Kiatisuk Senamuang Hoàng Anh Gia Lai [45][44]
2004 Lê Công Vinh Sông Lam Nghệ An Thái Lan Kiatisuk Senamuang (2) Hoàng Anh Gia Lai [46][44]
2005 Lê Tấn Tài Khánh Hòa Brasil Kesley Alves Bình Dương [47][44]
2006 Nguyễn Thành Long Giang Tiền Giang Brasil Elenildo De Jesus Thép Miền Nam – Cảng Sài Gòn [48][44]
2007 Nguyễn Thành Long Giang (2) T&T Hà Nội Brasil Jose Emidio de Almeida Đà Nẵng [49][44]
2008 Phạm Thành Lương Hà Nội ACB Brasil Jose Emidio de Almeida (2) SHB Đà Nẵng [51][44]
2009 Nguyễn Trọng Hoàng Sông Lam Nghệ An Argentina Gaston Merlo SHB Đà Nẵng [52][44]
2010 Nguyễn Văn Quyết Hà Nội T&T Nigeria Samson Kayode Tập đoàn Cao su Đồng Tháp [53][44]
2011 Nguyễn Văn Quyết (2) Hà Nội T&T Argentina Gaston Merlo (2) SHB Đà Nẵng [54]
2012 Trần Phi Sơn Sông Lam Nghệ An Argentina Gaston Merlo (3) SHB Đà Nẵng Chương Thị Kiều Thành phố Hồ Chí Minh [44][55]
2013 Không trao giải [23]
2014 Nguyễn Tuấn Anh Hoàng Anh Gia Lai Sénégal Abass Dieng Becamex Bình Dương Lê Hoài Lương Thành phố Hồ Chí Minh [56]
2015 Nguyễn Công Phượng Hoàng Anh Gia Lai Sénégal Abass Dieng (2) Becamex Bình Dương Chương Thị Kiều (2) Thành phố Hồ Chí Minh [57]
2016 Vũ Văn Thanh Hoàng Anh Gia Lai Argentina Gastón Merlo (4) SHB Đà Nẵng Lê Hoài Lương (2) Thành phố Hồ Chí Minh [58]
2017 Đoàn Văn Hậu Hà Nội Brasil Claudecir Quảng Nam Nguyễn Thị Vạn Than Khoáng Sản Việt Nam [59]
2018 Đoàn Văn Hậu (2) Hà Nội Nigeria Ganiyu Bolayi Oseni Hà Nội Nguyễn Thị Tuyết Ngân Thành phố Hồ Chí Minh I [60]
2019 Đoàn Văn Hậu (3) Heerenveen Sénégal Pape Omar Faye Hà Nội Nguyễn Thị Tuyết Ngân (2) Thành phố Hồ Chí Minh I [61]
2020 Bùi Hoàng Việt Anh Hà Nội Brasil Bruno Cantanhede Viettel Ngân Thị Vạn Sự Hà Nội I [62]
2021 Không trao giải [26]
2022 Khuất Văn Khang Viettel Jamaica Rimario Gordon Hải Phòng Vũ Thị Hoa Hà Nội I [64]
2023 Nguyễn Thái Sơn Đông Á Thanh Hóa Brasil Rafaelson Topenland Bình Định/Thép Xanh Nam Định Ngọc Minh Chuyên Thái Nguyên T&T [65]
2024 Bùi Vĩ Hào Becamex Bình Dương Brasil Rafaelson* Thép Xanh Nam Định Vũ Thị Hoa (2) Phong Phú Hà Nam [66]

Giải Cống hiến

[sửa | sửa mã nguồn]
Huấn luyện viên Park Hang-seo, người nước ngoài duy nhất giành giải Cống hiến

Vào các năm 2016, 2019 và 2023, một hạng mục phụ là Giải Cống hiến đã được tổ chức trao tặng, dành cho những cá nhân có những đóng góp quan trọng cho bóng đá Việt Nam. Trong ba lần trao giải tính đến năm 2024, đã có 6 cá nhân được vinh danh với danh hiệu này.

Năm Người đoạt giải Chú thích
2016 Việt Nam Trần Minh Chiến [58][19]
Việt Nam Nguyễn Bảo Quân
2019 Hàn Quốc Park Hang-seo [20][61]
Việt Nam Mai Đức Chung
2023 Việt Nam Phạm Thành Lương [65][21]
Việt Nam Trần Văn Vũ

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
Ghi chú
  1. ^ Vào năm 2008, Lê Công Vinh thi đấu cho câu lạc bộ Tài chính Dầu khí Sông Lam Nghệ An tại giải Vô địch Quốc gia, trong khi Hà Nội T&T đang chơi ở giải hạng Nhất. Sau khi kết thúc mùa giải 2008, tháng 10 năm 2008, Hà Nội T&T chiêu mộ cầu thủ này.[50]
  2. ^ Bao gồm giai đoạn gắn với tên gọi Hà Nội T&T (từ 2006 đến năm 2016).[67]
  3. ^ Bao gồm giai đoạn gắn với tên gọi Tài chính Dầu khí Sông Lam Nghệ An và PJICO Sông Lam Nghệ An.[68]
  4. ^ Bao gồm giai đoạn gắn với tên gọi Thể Công (từ 2009 về trước) hoặc Viettel (từ 2019 đến 2023).[69]
  5. ^ Bao gồm giai đoạn tên gọi chưa gắn với tên nhà tài trợ là Tổng Công ty Becamex.[68]
  6. ^ Bao gồm giai đoạn gắn với những tên gọi Gạch Đồng Tâm Long An hay Đồng Tâm Long An.[70]
  7. ^ Bao gồm giai đoạn gắn với tên gọi Tập đoàn Cao su Đồng Tháp.[68]
  8. ^ Bao gồm giai đoạn gắn với tên gọi Bình Định, Topenland Bình Định và MerryLand Quy Nhơn Bình Định.[71][72]
  9. ^ Bao gồm giai đoạn tên gọi chưa có nhà tài trợ Khatoco/hoặc nhà tài trợ Sanna.[73]
  10. ^ Bao gồm giai đoạn có tên gọi Thành phố Hồ Chí Minh, khi chưa tách ra thành lập câu lạc bộ Thành phố Hồ Chí Minh I và II (Tao Đàn).[76][77]
  11. ^ Bao gồm giai đoạn tên gọi là "Đội bóng đá nữ Hà Nam", chưa có tên nhà tài trợ là Tổng công ty Phong Phú.[78]
  12. ^ Bao gồm giai đoạn có tên cũ là Hà Nội, khi chưa sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội.[79][80]
  13. ^ Bao gồm giai đoạn có tên cũ là Hà Tây, khi chưa sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội.[79][80]
Nguồn tham khảo
  1. ^ a b Đường Minh (ngày 22 tháng 4 năm 2015). "20 năm thăng trầm của Quả bóng vàng Việt Nam". Báo Nhân Dân. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2025.
  2. ^ "Vĩnh biệt cha đẻ của giải thưởng Quả Bóng Vàng Việt Nam". Báo Thanh Niên. ngày 26 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2025.
  3. ^ a b c d Nguyễn Nguyên (ngày 19 tháng 2 năm 2024). "Quả bóng vàng, giải thưởng lâu đời nhất trong lịch sử bóng đá Việt Nam". Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2025.
  4. ^ Nguyễn Nguyên (ngày 27 tháng 2 năm 2015). "Những kỷ niệm với Minh Hùng". Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2025.
  5. ^ Đức Đồng (ngày 27 tháng 2 năm 2015). "'Cha đẻ' giải thưởng Quả bóng Vàng Việt Nam qua đời". VnExpress. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2025.
  6. ^ Yến Phương (ngày 23 tháng 2 năm 2023). "Những khoảnh khắc vàng của Quả bóng vàng". Báo Sài Gòn Giải Phóng. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2025.
  7. ^ Minh Hùng (ngày 14 tháng 4 năm 2005). "Quả bóng vàng – Giải thưởng cá nhân số 1 Việt Nam". Báo Sài Gòn Giải Phóng. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2025.
  8. ^ a b Đăng Linh (ngày 23 tháng 2 năm 2025). "30 năm Giải thưởng Quả bóng vàng Việt Nam - Bài 1: Từ bàn thắng vàng đến mùa vàng". Báo Sài Gòn Giải Phóng. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2025.
  9. ^ Minh Hùng (ngày 16 tháng 3 năm 2007). "Kỳ 2: Lý do Chiến thua Đang và việc chế tác các quả bóng giải thưởng". Báo Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 3 năm 2025. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2025.
  10. ^ CCKM (ngày 26 tháng 2 năm 2025). "Bóng Vàng tuổi 30". Báo Thể Thao & Văn Hóa. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2025.
  11. ^ Đức Trường (ngày 6 tháng 1 năm 2017). "Tranh luận quanh Quả bóng vàng". Báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2025.
  12. ^ a b c d e f g h i Quốc Cường; Trung Tín; Lê Vi (ngày 3 tháng 11 năm 2017). "Những chặng đường lịch sử: 2000 - 2002". Báo Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2025.
  13. ^ a b Trọng Vũ (ngày 26 tháng 2 năm 2025). "Lịch sử Quả bóng vàng Việt Nam: Thành Lương dẫn đầu, Văn Quyến giữ kỷ lục". Báo Dân Trí. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2025.
  14. ^ a b Hoàng Trang (ngày 25 tháng 2 năm 2023). "11 nữ cầu thủ Việt Nam từng đoạt Quả bóng vàng". Ngôi Sao - VnExpress. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2025.
  15. ^ Việt Nguyễn (ngày 8 tháng 5 năm 2012). "Quốc Anh và Kiều Trinh đoạt Quả bóng vàng 2012". Báo Tin Tức. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2025.
  16. ^ Sĩ Huyên (ngày 23 tháng 11 năm 2015). "Quả bóng vàng VN 2015: Lần đầu cho futsal". Báo Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 2 năm 2025. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2025.
  17. ^ Kim Điền (ngày 5 tháng 10 năm 2016). "Cầu thủ futsal có cơ hội nhận danh hiệu Quả bóng vàng Việt Nam?". Dân Trí. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2025.
  18. ^ Nhật Anh; Hoàng Giang (ngày 9 tháng 12 năm 2016). "Nhiều nét mới tại cuộc bầu chọn Giải thưởng QBV Việt Nam 2016". Báo Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2025.
  19. ^ a b "Thành Lương lần thứ 4 đoạt Quả bóng vàng Việt Nam". Báo Thanh Niên. ngày 4 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2025.
  20. ^ a b Thanh Phương (ngày 27 tháng 5 năm 2020). "Tôn vinh cầu thủ bóng đá xuất sắc nhất Việt Nam". Báo điện tử Chính phủ. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2025.
  21. ^ a b Đức Khuê; Quang Thịnh (ngày 19 tháng 2 năm 2024). "Hoàng Đức, Kim Thanh là Quả bóng vàng Việt Nam 2023". Báo Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2025.
  22. ^ a b c d Yến Phương (ngày 18 tháng 2 năm 2024). ""Độc lạ" Quả bóng vàng Việt Nam". Báo Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2025.
  23. ^ a b c d "Tạm hoãn tổ chức trao giải thưởng Quả bóng vàng Việt Nam 2013". Báo Sài Gòn Giải Phóng. ngày 13 tháng 5 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 2 năm 2025. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2014.
  24. ^ HL (ngày 14 tháng 5 năm 2014). "Việt Nam không có Quả bóng vàng 2013". Báo Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2025.
  25. ^ Lâm Thỏa (ngày 13 tháng 5 năm 2014). "Không trao giải Quả Bóng Vàng Việt Nam 2013". VnExpress. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2025.
  26. ^ a b Đình Thảo (ngày 25 tháng 11 năm 2021). "Quả bóng vàng Việt Nam 2021 bỏ 3 danh hiệu vì dịch COVID-19". Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2025.
  27. ^ a b Đăng Linh (ngày 25 tháng 2 năm 2025). "30 năm Giải thưởng Quả bóng vàng Việt Nam - Bài 3: Thương hiệu bóng đá và niềm tự hào". Báo Sài Gòn Giải Phóng. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2025.
  28. ^ Minh Đăng (ngày 23 tháng 11 năm 2025). "Bắt đầu bầu chọn "Quả bóng vàng Việt Nam 2015"". Báo Tin Tức. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2025.
  29. ^ Minh Phong (ngày 11 tháng 11 năm 2024). "AFF Cup là tiêu chí quyết định Quả bóng Vàng Việt Nam 2024". Báo Lao Động. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2025.
  30. ^ Nguyễn Hoàng (ngày 24 tháng 10 năm 2023). "Khởi động Giải thưởng Quả bóng vàng Việt Nam 2023". Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2025.
  31. ^ Hoài Phương (ngày 1 tháng 3 năm 2023). "Cần rõ ràng tiêu chí bầu chọn Quả bóng Vàng". Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2025.
  32. ^ An Khánh (ngày 8 tháng 11 năm 2024). "Danh hiệu "Quả bóng vàng" Việt Nam 2024: Cần những tiêu chí rõ ràng hơn". Báo Công an nhân dân. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2025.
  33. ^ Minh Hùng (ngày 17 tháng 1 năm 2006). "Tiếc cho ai vắng mặt". Báo Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 2 năm 2025. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2025.
  34. ^ Nguyên Khôi (ngày 25 tháng 4 năm 2013). "Năm cầu thủ dẫn đầu danh hiệu Quả bóng vàng 2012". Báo Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 2 năm 2025. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2025.
  35. ^ "Công bố kế hoạch và giới thiệu nhà tài trợ Giải thưởng Quả bóng vàng Việt Nam 2022". Báo Nhân Dân. ngày 28 tháng 10 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 2 năm 2025. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2025.
  36. ^ Đăng Linh (ngày 26 tháng 2 năm 2025). "Tối nay trao giải thưởng Quả bóng vàng Việt Nam 2024: Trên đỉnh cao của vinh quang". Báo Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 2 năm 2025. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2025.
  37. ^ T.Trung; T.Kiệt (ngày 7 tháng 3 năm 2002). "Quả bóng vàng VN 2001: Thủ môn Võ Văn Hạnh". Báo Người Lao Động. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2025.
  38. ^ Hoàng Sơn (ngày 18 tháng 2 năm 2024). "Những Quả bóng vàng Việt Nam trẻ nhất". Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2025.
  39. ^ "Quả bóng vàng Việt Nam". VietNamPlus. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2025.
  40. ^ a b Hữu Danh (ngày 23 tháng 2 năm 2025). "Quả bóng vàng Việt Nam: Những kỷ lục gia đáng ngưỡng mộ". Báo Sài Gòn Giải Phóng. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2025.
  41. ^ Hữu Thành (ngày 25 tháng 10 năm 2023). "Quả bóng vàng Việt Nam 2023: Phần thưởng dành cho tất cả". Báo Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2025.
  42. ^ a b c d e A Phi; Duy Anh (ngày 26 tháng 2 năm 2025). "Nguyễn Tiến Linh giành Quả bóng vàng Việt Nam đầu tiên trong sự nghiệp". Báo Tiền Phong. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2025.
  43. ^ a b c d e Quốc Cường; Trung Tín; Lê Vi (ngày 31 tháng 10 năm 2017). "Những chặng đường lịch sử: 1995 - 1999". Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 2 năm 2025. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2025.
  44. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z aa ab ac ad ae af ag ah ai aj ak al "Quốc Anh nhận Quả bóng vàng Việt Nam 2012". Báo Thể Thao & Văn Hóa. ngày 7 tháng 5 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2013.
  45. ^ a b c Trung Tín; Hữu Vi (ngày 14 tháng 11 năm 2017). "Những chặng đường lịch sử: Giải thưởng năm 2003". Báo Sài Gòn Giải Phóng. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2025.
  46. ^ a b c Trung Tín; Hữu Vi (ngày 18 tháng 11 năm 2017). "Những chặng đường lịch sử: Giải thưởng năm 2004". Báo Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 2 năm 2025. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2025.
  47. ^ a b c Trung Tín; Hữu Vi (ngày 29 tháng 11 năm 2017). "Những chặng đường lịch sử: Giải thưởng năm 2005". Báo Sài Gòn Giải Phóng. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2025.
  48. ^ a b c Trung Tín; Hữu Vi (ngày 4 tháng 12 năm 2017). "Những chặng đường lịch sử: Giải thưởng năm 2006". Báo Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 2 năm 2025. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2025.
  49. ^ a b c Trung Tín; Hữu Vi (ngày 13 tháng 12 năm 2017). "Những chặng đường lịch sử: Giải thưởng năm 2007". Báo Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 2 năm 2025. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2025.
  50. ^ M.Duy (ngày 19 tháng 10 năm 2008). "T&T Hà Nội giành được Công Vinh". Báo Người Lao Động. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2025.
  51. ^ a b c Cao Tường; Hữu Vi (ngày 17 tháng 12 năm 2017). "Những chặng đường lịch sử: Giải thưởng năm 2008". Báo Sài Gòn Giải Phóng. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2025.
  52. ^ a b c "Phạm Thành Lương và Đoàn Thị Kim Chi đoạt Quả bóng vàng Việt Nam 2009". Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2010.
  53. ^ a b c Hoàng Hùng (ngày 12 tháng 5 năm 2011). "Minh Phương, Kim Hồng đoạt Quả bóng Vàng Việt Nam năm 2010". Báo Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 2 năm 2025. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2025.
  54. ^ a b c Trần Thanh; Q.Cường; T.Oanh (ngày 10 tháng 5 năm 2012). "Giải Quả bóng vàng Việt Nam 2011 - Phạm Thành Lương lần thứ 2 được vinh danh". Báo Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 2 năm 2025. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2025.
  55. ^ a b c Quốc Cường; Nguyễn Nhân (ngày 7 tháng 5 năm 2013). "Huỳnh Quốc Anh, Đặng Thị Kiều Trinh đoạt Quả bóng vàng 2012". Báo Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 2 năm 2025. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2025.
  56. ^ a b c Hữu Danh (ngày 30 tháng 12 năm 2017). "Những chặng đường lịch sử - Giải thưởng năm 2014". Báo Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 2 năm 2025. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2025.
  57. ^ a b c d e Quốc Cường; Võ Thắm (ngày 6 tháng 1 năm 2016). "Anh Đức và Minh Nguyệt giành Quả bóng vàng Việt Nam 2015". Báo Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 2 năm 2025. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2025.
  58. ^ a b c d e Huỳnh Nam. "Phạm Thành Lương và Huỳnh Như đoạt Quả bóng Vàng Việt Nam 2016". Báo Sài Gòn Giải Phóng. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2017.
  59. ^ a b c d H.Nam (ngày 2 tháng 1 năm 2018). "Thanh Trung và Kiều Trinh đoạt Quả bóng vàng Việt Nam 2017". Báo Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2018.
  60. ^ a b c d "Quang Hải và Tuyết Dung đoạt Quả bóng Vàng Việt Nam 2018". Báo Sài Gòn Giải Phóng. ngày 22 tháng 12 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 2 năm 2025. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2025.
  61. ^ a b c d e Quốc Việt (ngày 26 tháng 5 năm 2020). "Đỗ Hùng Dũng, Huỳnh Như, Trần Văn Vũ đoạt Quả bóng Vàng Việt Nam 2019". Báo Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 2 năm 2025. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2025.
  62. ^ a b c d Hữu Vi (ngày 12 tháng 1 năm 2021). "Kết quả Giải thưởng Quả bóng vàng Việt Nam 2020". Báo Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 2 năm 2025. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2025.
  63. ^ a b c "Hoàng Đức, Huỳnh Như và Văn Ý đoạt Quả bóng vàng Việt Nam 2021". Báo Sài Gòn Giải Phóng. ngày 16 tháng 2 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 2 năm 2025. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2025.
  64. ^ a b c d "Nguyễn Văn Quyết, Huỳnh Như và Hồ Văn Ý đoạt Quả bóng vàng Việt Nam 2022". Báo Sài Gòn Giải Phóng. ngày 25 tháng 2 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 2 năm 2025. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2025.
  65. ^ a b c d e "Nguyễn Hoàng Đức, Trần Thị Kim Thanh và Phạm Đức Hòa đoạt Quả bóng Vàng Việt Nam 2023". Báo Sài Gòn Giải Phóng. ngày 19 tháng 2 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 2 năm 2025. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2025.
  66. ^ a b c d "Tiến Linh, Thùy Trang, Thịnh Phát đoạt Quả bóng Vàng Việt Nam 2024". Báo Sài Gòn Giải Phóng. ngày 26 tháng 2 năm 2025. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 2 năm 2025. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2025.
  67. ^ Lâm Thỏa (ngày 21 tháng 12 năm 2016). "Hà Nội T&T đổi tên, được giao quản lý sân Hàng Đẫy". VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2016.
  68. ^ a b c Trí Công (ngày 5 tháng 7 năm 2015). "Câu chuyện thương hiệu của các CLB: Khi cái tên vẫn còn chưa... ổn định". Báo Bóng Đá. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2025.
  69. ^ Hoài Phương (ngày 20 tháng 11 năm 2023). "Phiên hiệu bóng đá Thể Công chính thức trở lại". Báo Quân Đội Nhân Dân. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2023.
  70. ^ Kỳ Quan (ngày 2 tháng 3 năm 2018). "Đội CLB Long An đang cần khoảng 20 tỉ đồng". Báo Lao Động. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2025.
  71. ^ Hoàng Sơn (ngày 10 tháng 10 năm 2023). "CLB Bình Định đổi tên trước thềm V-League 2023/2024". Báo điện tử VOV. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2025.
  72. ^ Việt An (ngày 11 tháng 8 năm 2024). "Dễ như đổi tên câu lạc bộ". Báo Quân Đội Nhân Dân. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2025.
  73. ^ Nguyên Khôi (ngày 1 tháng 6 năm 2024). "Bóng đá Khánh Hòa bao giờ trở lại?". Báo Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2025.
  74. ^ Trung Tín (ngày 25 tháng 1 năm 2025). "Danh sách rút gọn Quả bóng vàng nữ năm 2024: Huỳnh Như và những người bạn". Báo Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 2 năm 2025. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2025.
  75. ^ Yến Phương (ngày 5 tháng 4 năm 2014). "Chuyện về quả bóng vàng trẻ nhất". Báo Sài Gòn Giải Phóng. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2025.
  76. ^ Tiểu Bảo (ngày 4 tháng 6 năm 2024). "CLB nữ TP.HCM I vô địch lượt đi VĐQG: Bản lĩnh của thầy trò HLV Kim Chi". Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 1 năm 2025. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2025.
  77. ^ Đức Đồng (ngày 8 tháng 3 năm 2024). "Bóng đá nữ TP HCM chuẩn bị lên chuyên nghiệp". VnExpress. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2025.
  78. ^ Chu Bình (ngày 12 tháng 9 năm 2018). "Người đặt nền móng cho bóng đá Hà Nam". Báo Hà Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2025.
  79. ^ a b Lan Anh (ngày 7 tháng 8 năm 2014). ""Bầu Kiểm" dạy bóng đá nữ". Báo Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2025.
  80. ^ a b Minh Quang (ngày 1 tháng 8 năm 2013). "Bóng đá nữ Hà Nội: Sức mạnh nhân đôi". Báo Hànộimới. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2025.
  81. ^ Hữu Thành (ngày 20 tháng 11 năm 2023). "Chuyện nội bộ của Quả bóng vàng futsal Việt Nam 2023". Báo Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 2 năm 2025. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2025.
  82. ^ Quốc Cường (ngày 22 tháng 2 năm 2024). "Tân Quả bóng vàng futsal Việt Nam gây xúc động với hành động hiếu thảo". Báo Sài Gòn Giải Phóng. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2025.
  83. ^ "Nguyễn Tiến Linh, Trần Thị Thùy Trang và Nguyễn Thịnh Phát giành Quả bóng vàng Việt Nam 2024". Liên đoàn bóng đá Việt Nam. ngày 26 tháng 2 năm 2025. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 2 năm 2025. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2025.
  84. ^ "Quả bóng vàng Việt Nam 2015, có thêm giải cầu thủ futsal xuất sắc". Báo Dân Trí. ngày 11 tháng 11 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 10 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2025.
  85. ^ Đức Đồng (ngày 4 tháng 1 năm 2017). "Thành Lương đoạt Quả Bóng Vàng Việt Nam năm 2016". VnExpress. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2025.
  86. ^ Hà Khánh (ngày 9 tháng 12 năm 2016). "Quả bóng vàng 2016: Công Vinh cạnh tranh với Văn Toàn, Văn Thanh". Báo điện tử VOV. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2025.
  87. ^ Tiểu Minh (ngày 26 tháng 2 năm 2025). "Giành danh hiệu đặc biệt, Nguyễn Xuân Son tuyên bố đanh thép". Báo điện tử VTC. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2025.
  88. ^ Vũ Linh (ngày 26 tháng 2 năm 2025). "Nguyễn Xuân Son giành danh hiệu Cầu thủ nước ngoài xuất sắc nhất 2024". Báo Kinh Tế Đô Thị. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2025.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]