Nguyễn Hồng Sơn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nguyễn Hồng Sơn
Thông tin cá nhân
Tên đầy đủ Nguyễn Hồng Sơn
Ngày sinh 9 tháng 10, 1970 (52 tuổi)
Nơi sinh Hà Nội, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Chiều cao 1,67 m (5 ft 5+12 in)
Vị trí Tiền vệ
Thông tin câu lạc bộ
Đội hiện nay
Thể Công (Huấn luyện viên)
Sự nghiệp cầu thủ trẻ
Thể Công
Sự nghiệp cầu thủ chuyên nghiệp*
Năm Đội ST (BT)
1988–2004 Thể Công 401 (58)
2004–2005 Công nhân Bia Đỏ 29 (8)
Tổng cộng 430 (66)
Đội tuyển quốc gia
1993–2001 Việt Nam 37 (18)
Các đội đã huấn luyện
2005 Thành Nghĩa-Quảng Ngãi
2006– Thể Công (đội U-15)
* Số trận ra sân và số bàn thắng ở câu lạc bộ chuyên nghiệp chỉ được tính cho giải quốc gia

Nguyễn Hồng Sơn[1] (nguyên danh Nguyễn Hùng Sơn)[2] (sinh ngày 9 tháng 10 năm 1970 tại Hà Nội) là một cựu cầu thủ của đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam và câu lạc bộ Thể Công trong những năm từ 1995 đến 2001. Hồng Sơn là chủ nhân của 2 Quả bóng vàng Việt Nam vào các năm 1998 và 2000. Hồng Sơn là cầu thủ tài hoa của Việt Nam, được biết đến với kỹ thuật rê bóng lắt léo. Anh được bình chọn là cầu thủ bóng đá nam xuất sắc nhất châu Á tháng 8 năm 1998.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Hậu trường Siêu trí tuệ Việt Nam (mùa 1), từ trái sang phải là Danh thủ Nguyễn Hồng Sơn, Trưởng ban Cố vấn khoa học Dương Anh Vũ và Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, tháng 10/2019

Theo lời anh, do gia đình quá nhiều con trai nên bố mẹ mong có con gái, sinh anh xong bèn đổi Nguyễn Sỹ Sơn thành Nguyễn Hùng Sơn[3] (ý nghĩa "rặng núi hùng vĩ"), quả nhiên về sau có em gái Nguyễn Cẩm Tú (ý nghĩa "sông núi tươi đẹp"). Trong những chuyến du đấu miền Nam, khán giả phía Nam thường xướng nhầm tên anh là Hồng Sơn, mà vì mỗi chuyến như vậy thường có kết quả tốt cho đội bóng, nên anh đổi hẳn tên thành Nguyễn Hồng Sơn.

Cậu bé Hùng Sơn gia nhập Đội bóng đá Thể Công năm 1988 và bắt đầu khoác áo đội tuyển quốc gia năm 1993. Ban đầu Hồng Sơn thi đấu tại vị trí tiền đạo sau đó chuyển sang tiền vệ cánh. Năm 1990 Hồng Sơn giành danh hiệu vua phá lưới giải vô địch quốc gia. Anh đã từng giành được huy chương bạc tại SEA Games 18, 20Tiger Cup 1998, huy chương đồng tại Cúp Tiger 1996SEA Games 19.

Năm 1998, sau khi nhận giải thưởng "Cầu thủ xuất sắc nhất Tiger Cup 1998", Nguyễn Hồng Sơn đã từng được trao danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất tháng của châu Á đó là tháng 8 năm 1998 và "Quả bóng vàng Việt Nam" lần đầu tiên. Đến năm 1999 anh đứng thứ 2 tại giải đấu bóng đá biểu diễn do Pepsi tổ chức (Giải đấu này gồm nhiều danh thủ tham gia như David Beckham, Yorke, Ruis Cósta, Roberto Carlos,...) Đầu năm 2001, anh giành danh hiệu "Quả bóng vàng Việt Nam" lần thứ hai. Cuối mùa giải V-League 2002 Hồng Sơn tuyên bố giải nghệ do chấn thương nhưng đến giai đoạn 2 mùa giải 2003 anh quay lại đội bóng Thể Công và sau đó thi đấu cho Công nhân Bia Đỏ. Anh cũng là sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, cấp bậc Trung tá.[4]

Năm 2001 trước khi rời Việt Nam, HLV Dido để lại câu nói về Sơn: "Nếu Hồng Sơn sinh ở Brasil, cậu ta đủ khả năng thành huyền thoại bóng đá thế giới". Sau khi nghỉ thi đấu, Nguyễn Hồng Sơn trở thành huấn luyện viên bóng đá dẫn dắt Câu lạc bộ bóng đá Thành Nghĩa - Quảng Ngãi, sau đó là đội U15 của Thể Công. Năm 2005, anh được cử làm huấn luyện viên phó đội tuyển futsal quốc gia Việt Nam chuẩn bị cho Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2007, tuy nhiên do thành tích đội không tốt nên sau giải anh xin nghỉ. Từ đó anh chuyên tâm vào việc quản lý Trung tâm huấn luyện bóng đá HS8, cơ sở đào tạo tư thục do anh làm chủ đầu tư.

Sự nghiệp Quốc tế[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Số lần ra sân Số bàn thắng
1993 6 1
1995 3 2
1996 3 3
1997 3 0
1998 6 3
1999 5 1
2000 5 3
2001 6 5
Tổng cộng 37 18

Bàn thắng[sửa | sửa mã nguồn]

# Lần ra sân Ngày Địa điểm Đối thủ Tỷ số Kết quả Giải đấu
1 6 30 tháng 4 năm 1993 Singapore  Indonesia 1–0 1–2 Vòng loại World Cup 1994
2 9 8 tháng 12 năm 1995 Thái Lan  Campuchia 1–0 4–0 Đại hội Thể thao Đông Nam Á 1995
3 3–0
4 10 4 tháng 8 năm 1996 Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam  Đài Bắc Trung Hoa 4–1 4–1 Vòng loại Cúp bóng đá châu Á 1996
5 11 7 tháng 9 năm 1996 Sân vận động Jurong, Jurong, Singapore  Myanmar 4–1 4–1 Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 1996
6 12 13 tháng 9 năm 1996 Sân vận động Quốc gia, Kallang, Singapore  Thái Lan 2–4 2–4
7 16 26 tháng 8 năm 1998 Sân vận động Hàng Đẫy, Hà Nội, Việt Nam  Lào 1–0 4–1 Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 1998
8 18 30 tháng 8 năm 1998  Malaysia 1–0 1–0
9 19 3 tháng 9 năm 1998  Thái Lan 2–0 3–0
10 25 12 tháng 8 năm 1999 Sân vận động Quốc gia Hassanal Bolkiah, Bandar Seri Begawan, Brunei  Indonesia 1–0 1–0 Đại hội Thể thao Đông Nam Á 1999
11 27 25 tháng 8 năm 2000 Việt Nam  Sri Lanka 1–1 (pen.) 2–2 Giao hữu
12 29 7 tháng 11 năm 2000 Sân vận động Tinsulanon, Songkhla, Thái Lan  Campuchia 3–0 6–0 Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2000
13 31 16 tháng 11 năm 2000 Sân vận động Rajamangala, Bangkok, Thái Lan  Indonesia 1–1 2–3
14 33 10 tháng 2 năm 2001 Sân vận động Hoàng tử Mohamed bin Fahd, Dammam, Ả Rập Xê Út  Mông Cổ 1–0 (pen.) 1–0 Vòng loại World Cup 2002
15 35 15 tháng 2 năm 2001  Bangladesh 2–0 4–0
16 4–0 (pen.)
17 36 17 tháng 2 năm 2001  Mông Cổ 2–0 4–0
18 3–0

Thành tích[sửa | sửa mã nguồn]

Với đội tuyển Việt Nam

Với Thể Công

Danh hiệu cá nhân

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Chuyện đại gia đình ‘toàn sao’ của cựu danh thủ Nguyễn Hồng Sơn. Báo Giáo dục Việt Nam. Ngày đăng 07/03/2012.
  2. ^ “Danh thủ Hồng Sơn: Trời thương người hiền”. Báo Công an nhân dân điện tử. Truy cập 10 Tháng sáu 2021.
  3. ^ “Cười Té Ghế Với Danh Thủ Hồng Sơn Hùng Dũng Trên Sân Cỏ,Hóa Công Chúa Khi Được Vợ Thưởng”. Truy cập 10 Tháng sáu 2021 – qua www.youtube.com.
  4. ^ “Ô tô tự lao xuống lề đường”. Báo Công an nhân dân điện tử. Truy cập 10 Tháng sáu 2021.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]