Võ Hoàng Bửu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Võ Hoàng Bửu
Thông tin cá nhân
Ngày sinh 10 tháng 7, 1968 (55 tuổi)
Nơi sinh    Sài Gòn, Việt Nam Cộng Hòa, {{{qg sinh}}}
Chiều cao 1m71
Vị trí Tiền vệ
CLB chuyên nghiệp1
Năm CLB Trận (Bàn)*
1988-2005 Cảng Sài Gòn    
Đội tuyển quốc gia
1993-2000 Việt Nam 26 (7)
Sự nghiệp HLV
2007
2008
2009
2009
2010
2010
TMN Cảng Sài Gòn
Giày Thành Công Tây Ninh
TP.HCM B
U19 Việt Nam
TP.HCM
Tuyển Việt Nam 3 Miền

1 Chỉ tính số trận và số bàn thắng
được ghi ở giải Vô địch quốc gia.
* Số trận khoác áo (Số bàn thắng)

Võ Hoàng Bửu (sinh năm 1968) là cựu cầu thủ bóng đá của đội Cảng Sài Gònđội tuyển Việt Nam. Ông thường chơi ở vị trí tiền vệ phòng ngự. Ông là đội trưởng của đội tuyển Việt Nam tại một số các giải đấu như Tiger Cup 1996SEA Games 19 (1997). Võ Hoàng Bửu từng giành Quả bóng vàng Việt Nam năm 1996. Sau khi giải nghệ, ông chuyển sang làm công tác huấn luyện. Võ Hoàng Bửu có tiếng bởi tài đá phạt đền và ông luôn sút penalty thành công ở đội tuyển quốc gia.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Tại câu lạc bộ[sửa | sửa mã nguồn]

Võ Hoàng Bửu khoác áo đội Cảng Sài Gòn từ đầu sự nghiệp bóng đá của mình. Cùng với đội Cảng Sài Gòn, Võ Hoàng Bửu đoạt chức vô địch quốc gia mùa bóng 1993-19941997, cùng Cúp quốc gia mùa bóng 1992.

Sự nghiệp thi đấu quốc tế[sửa | sửa mã nguồn]

Võ Hoàng Bửu lần đầu tiên được gọi tập trung đội tuyển vào năm 1993 để tham gia vòng loại World Cup 1994. Tại vòng loại này, ông được thi đấu chính thức trong 4 trên tổng số 8 trận. Sau đó, ông có tên trong danh sách đội tuyển tham dự SEA Games 17 (1993) tại Singapore. Tuy nhiên, do chấn thương, Võ Hoàng Bửu đã bỏ lỡ kì SEA Games này.

Ông trở thành một trong những thành viên chủ chốt của Đội tuyển Việt Nam giành huy chương bạc tại SEA Games 1995 và huy chương đồng tại SEA Games 1997. Ông cũng tham gia đội tuyển tại Tiger Cup 1996 (đoạt huy chương đồng). Ngoài khả năng phòng ngự xuất sắc, ông còn được biết đến như một chuyên gia sút phạt đền của đội tuyển. Tại SEA Games 95, ông là người ghi bàn thắng đầu tiên cho đội tuyển Việt Nam bằng quả sút phạt đền trong trận gặp Malaysia.

Năm 1996, trong trận giao hữu giữa đội tuyển Việt Nam và Câu lạc bộ Juventus của Italia tại sân vận động Hàng Đẫy, ông là người đã ghi bàn thắng rút ngắn tỉ số xuống 1-2 cho đội tuyển Việt Nam từ chấm phạt đền. Giải đấu thành công nhất đối với ông là Tiger Cup 1996, nơi ông được mang băng đội trưởng đội tuyển và ghi bàn thắng gỡ hòa 1-1 cho đội tuyển trong trận đấu cuối cùng của vòng bảng trước Indonesia từ chấm phạt đền. Ông còn ghi được thêm 3 bàn thắng từ chấm phạt đền nữa trong giải đấu này, một bàn trong trận mở màn với Campuchia, một bàn trong trận bán kết với Thái Lan và một bàn trong trận tranh giải ba với Indonesia. Với 4 bàn thắng, ông là cầu thủ Việt Nam ghi được nhiều bàn thắng nhất tại Tiger Cup 1996. Ông đã giành danh hiệu quả bóng vàng Việt Nam năm đó.

Năm 1997, ông tiếp tục là đội trưởng đội tuyển Việt Nam tại Sea Games 19 và cùng đội tuyển đoạt huy chương đồng. Năm 1998, do đã lớn tuổi và dính chấn thương, ông không còn được triệu tập vào đội tuyển quốc gia nữa. Tuy nhiên, năm 2000, ông được gọi trở lại đội tuyển tham dự Tiger Cup 2000 nhưng không để lại nhiều dấu ấn và quyết định giã từ đội tuyển ở tuổi 32.

Năm Số lần ra sân Số bàn thắng
1993 4 0
1995 1 1
1996 4 4
1997 9 1
1998 2 1
1999 0 0
2000 6 0
Tổng cộng 26 7

Bàn thắng[sửa | sửa mã nguồn]

# Lần ra sân Ngày Địa điểm Đối thủ Tỷ số Kết quả Giải đấu
1 5 4 tháng 12 năm 1995 Thái Lan  Malaysia 2–0 (pen.) 2–0 Đại hội Thể thao Đông Nam Á 1995
2 6 2 tháng 9 năm 1996 Sân vận động Jurong, Jurong, Singapore  Campuchia 3–1 (pen.) 3–1 Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 1996
3 7 11 tháng 9 năm 1996  Indonesia 1–1 (pen.) 1–1
4 8 13 tháng 9 năm 1996 Sân vận động Quốc gia, Kallang, Singapore  Thái Lan 1–4 (pen.) 2–4
5 9 11 tháng 9 năm 1996  Indonesia 3–1 (pen.) 3–2
6 17 16 tháng 10 năm 1997 Sân vận động Senayan, Jakarta, Indonesia  Thái Lan 1–1 (pen.) 1–2 Đại hội Thể thao Đông Nam Á 1997
7 19 19 tháng 11 năm 1998 Hồng Kông  Hồng Kông 1–1 (pen.) 1–1 Giao hữu

Làm công tác huấn luyện[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi giã từ sự nghiệp cầu thủ, Võ Hoàng Bửu chuyển qua huấn luyện đội trẻ của Cảng Sài Gòn. Mùa bóng 2007, Võ Hoàng Bửu chính thức trở thành huấn luyện viên trưởng của đội Thép Miền Nam Cảng Sài Gòn nhưng do sức ép công việc khiến Bửu voi từ chức ngay giữa mùa và nhường lại cho Lư Đình Tuấn. Mùa giải 2008 ông đến dẫn dắt đội Tây Ninh thi đấu ở giải hạng nhất và giúp đội bóng này trụ hạng thành công. Sau đó ông trở về TP.HCM làm bóng đá phong trào thành phố. Năm 2009 được bổ nhiệm làm huấn luyện viên đội U19 Việt Nam thi đấu giải U19 Đông Nam Á và sau đó trở lại dẫn dắt đội TP.HCM nhưng không thành công.

Thành tích[sửa | sửa mã nguồn]

Cấp CLB:

  • Vô địch quốc gia Việt Nam: 1993-1994, 1997
  • Cúp quốc gia: 1992

Cấp ĐTQG:

  • Á quân SEA Games 18
  • Huy chương đồng SEA Games 19
  • Huy chương đồng Tiger Cup 1996

Cá nhân:

  • Quả bóng vàng Việt Nam 1996

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]