Phạm Thành Lương
![]() Thành Lương trong màu áo Việt Nam vào năm 2010 | ||||||||||||||||
Thông tin cá nhân | ||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Tên khai sinh | Phạm Thành Lương | |||||||||||||||
Ngày sinh | 10 tháng 9, 1988 | |||||||||||||||
Nơi sinh | Ứng Hòa, Hà Tây, Việt Nam | |||||||||||||||
Chiều cao | 1,66 m | |||||||||||||||
Vị trí | Tiền vệ cánh | |||||||||||||||
Thông tin câu lạc bộ | ||||||||||||||||
Đội hiện nay | Hà Nội | |||||||||||||||
Số áo | 11 | |||||||||||||||
Sự nghiệp cầu thủ trẻ | ||||||||||||||||
2003 | Hà Tây | |||||||||||||||
2004–2005 | Hà Nội ACB | |||||||||||||||
Sự nghiệp cầu thủ chuyên nghiệp* | ||||||||||||||||
Năm | Đội | ST | (BT) | |||||||||||||
2006–2012 | Hà Nội ACB | 144 | (10) | |||||||||||||
2013– | Hà Nội | 179 | (13) | |||||||||||||
Đội tuyển quốc gia | ||||||||||||||||
2005 | U-19 Việt Nam | 20 | (1) | |||||||||||||
2009–2011 | U-23 Việt Nam | 26 | (6) | |||||||||||||
2008-2016 | Việt Nam | 74 | (6) | |||||||||||||
Thành tích
| ||||||||||||||||
* Số trận ra sân và số bàn thắng ở câu lạc bộ chuyên nghiệp chỉ được tính cho giải quốc gia và chính xác tính đến 23 tháng 10 năm 2022 |
Phạm Thành Lương (sinh ngày 10 tháng 9 năm 1988) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Việt Nam đang chơi ở vị trí tiền vệ cánh cho câu lạc bộ Hà Nội.
Trưởng thành từ đội trẻ Hà Nội ACB, Thành Lương được đôn lên đội một vào năm 2006, cùng đội bóng này đoạt Cúp quốc gia 2008. Sau khi Hà Nội ACB giải thể, Lương chuyển sang thi đấu cho Hà Nội T&T. Tại đây, anh giành 5 chức vô địch V.League 1 (2013, 2016, 2018, 2019, 2022), 3 Cúp quốc gia (2019, 2020, 2022) và 3 Siêu cúp quốc gia (2018, 2019, 2020).
Ở cấp độ quốc tế, Thành Lương là thành viên đội tuyển quốc gia Việt Nam vô địch AFF Suzuki Cup 2008. Anh ra sân tổng cộng 74 trận và ghi được 6 bàn thắng cho đội tuyển trước khi giã từ sự nghiệp thi đấu quốc tế sau AFF Cup 2016.
Anh có biệt danh "Lương dị" bởi tài năng hiếm có và cái chân trái dị biệt (chân trái dài hơn chân phải 1 cm). Với 4 lần đoạt quả bóng vàng Việt Nam vào các năm 2009, 2011, 2014, 2016 và cũng là người đoạt danh hiệu này nhiều nhất, Phạm Thành Lương được đánh giá là một trong những cầu thủ xuất sắc nhất lịch sử bóng đá Việt Nam.[1]
Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]
Phạm Thành Lương sinh ra tại xã Phù Lưu, Ứng Hòa, Hà Tây (nay là Hà Nội).[2] Anh từng tham gia tập luyện ở đội bóng đá tỉnh Hà Tây trước khi gia nhập đội trẻ của câu lạc bộ Hà Nội ACB vào năm 15 tuổi.[3]
Năm 2005, Lương cùng đội U-21 Hà Nội ACB tham dự giải bóng đá vô địch U-21 quốc gia tại Bình Định và đoạt hạng nhì cùng với danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất giải.[2] Sau giải đấu đó, Thành Lương được đôn lên đội một Hà Nội ACB thi đấu tại V.League 1.
Mùa giải 2008, mặc dù câu lạc bộ Hà Nội ACB thi đấu không thành công và phải xuống hạng, Lương và câu lạc bộ lại đoạt cúp quốc gia. Cá nhân Thành Lương được huấn luyện viên Henrique Calisto triệu tập vào đội tuyển quốc gia Việt Nam chuẩn bị cho Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2008.[4] Tại giải đấu này, Lương thi đấu khá thành công và ghi 2 bàn thắng vào lưới Malaysia và Lào, góp phần cùng đội tuyển Việt Nam đoạt chức vô địch.
Thành Lương là đội trưởng đội tuyển U-23 Việt Nam tại SEA Games 26. Trong trận bán kết với U-23 Indonesia, anh bị thương ở đầu trong một pha tranh chấp bóng, được đưa nhập viện khẩn cấp sau khi trận đấu kết thúc và phải khâu 8 mũi.[5]
Sau kỳ AFF Cup 2016 đáng thất vọng của đội tuyển Việt Nam (thất bại trước Indonesia với tổng tỷ số sau lượt trận bán kết là 3–4), Phạm Thành Lương chính thức chia tay đội tuyển Việt Nam sau 9 năm cống hiến, tổng cộng anh đã thi đấu 74 trận chính thức và ghi được 6 bàn thắng.[6]
Cuộc sống cá nhân[sửa | sửa mã nguồn]
Cuối năm 2011, Phạm Thành Lương tổ chức đám cưới với bạn gái lâu năm Nguyễn Thanh Huyền.[7] Hiện nay, cặp đôi đã có với nhau một trai và một gái.
Thống kê sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]
Quốc tế[sửa | sửa mã nguồn]
Đội tuyển quốc gia | Năm | Trận | Bàn |
---|---|---|---|
Việt Nam[8] | 2008 | 11 | 1 |
2009 | 4 | 0 | |
2010 | 12 | 1 | |
2011 | 5 | 1 | |
2012 | 12 | 1 | |
2013 | 6 | 0 | |
2014 | 9 | 1 | |
2015 | 2 | 0 | |
2016 | 13 | 1 | |
Tổng cộng | 74 | 6 |
Bàn thắng quốc tế[sửa | sửa mã nguồn]
- Bàn thắng của đội tuyển Việt Nam được ghi trước.
# | Ngày | Địa điểm | Đối thủ | Bàn thắng | Kết quả | Giải đấu |
---|---|---|---|---|---|---|
1 | 8 tháng 12 năm 2008 | Sân vận động Surakul, Phuket, Thái Lan | ![]() |
1–0 | 3–2 | AFF Suzuki Cup 2008 |
2 | 10 tháng 12 năm 2008 | Sân vận động Surakul, Phuket, Thái Lan | ![]() |
2–0 | 4–0 | AFF Suzuki Cup 2008 |
3 | 6 tháng 1 năm 2010 | Sân vận động Quốc tế Saida, Sidon, Liban | ![]() |
1–1 | 1–1 | Vòng loại Cúp bóng đá châu Á 2011 |
4 | 29 tháng 6 năm 2011 | Sân vận động Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam | ![]() |
4–0 | 6–0 | Vòng loại World Cup 2014 |
5 | 28 tháng 11 năm 2014 | Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội, Việt Nam | ![]() |
3–0 | 3–1 | AFF Suzuki Cup 2014 |
6 | 6 tháng 10 năm 2016 | Sân vận động Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam | ![]() |
5–2 | 5–2 | Giao hữu |
U-23[sửa | sửa mã nguồn]
# | Ngày | Địa điểm | Đối thủ | Bàn thắng | Kết quả | Giải đấu |
---|---|---|---|---|---|---|
1. | 7 tháng 11 năm 2009 | Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội, Việt Nam | ![]() |
2–0 | 3–1 | VFF Cup 2009 |
2. | 11 tháng 12 năm 2009 | Sân vận động Quốc gia Lào, Viêng Chăn, Lào | ![]() |
1–0 | 6–1 | SEA Games 2009 |
3. | 3–0 | |||||
4. | 19 tháng 10 năm 2011 | Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội, Việt Nam | ![]() |
4–0 | 5–0 | VFF Cup 2011 |
5. | 5–0 | |||||
6. | 12 tháng 11 năm 2011 | Sân vận động Lebak Bulus, Jakarta, Indonesia | ![]() |
4–0 | 8–0 | SEA Games 2011 |
Thành tích[sửa | sửa mã nguồn]
Câu lạc bộ[sửa | sửa mã nguồn]
- Hà Nội ACB
- V.League 2: 2010
- Cúp quốc gia: 2008
- Á quân Siêu cúp quốc gia : 2008
- Á quân Giải bóng đá vô địch U-21 quốc gia: 2005
- Hà Nội
- V.League 1: 2013, 2016, 2018, 2019, 2022
- Cúp quốc gia: 2019, 2020, 2022
- Siêu cúp quốc gia: 2018, 2019, 2020
Quốc tế[sửa | sửa mã nguồn]
- U-23 Việt Nam
- Huy chương bạc Đại hội Thể thao Đông Nam Á: 2009
- VFF Cup: 2009
- Việt Nam
- Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á: 2008
- Á quân VFF Cup: 2008
Cá nhân[sửa | sửa mã nguồn]
- Cầu thủ xuất sắc nhất Giải bóng đá vô địch U-21 quốc gia: 2005
- Quả bóng vàng Việt Nam: 2009, 2011, 2014, 2016
- Quả bóng bạc Việt Nam: 2010
- Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất Việt Nam: 2008
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ Trí Công (4 tháng 1 năm 2017). “Thành Lương lập kỷ lục giành 4 Quả bóng Vàng Việt Nam”. Báo Bóng đá.
- ^ a b Hoàng Anh (17 tháng 10 năm 2008). “Thành Lương: "Người quê" giữa chốn phồn hoa”. Báo Gia đình và Xã hội.
- ^ Lan Phương (8 tháng 1 năm 2009). “Tiền vệ Phạm Thành Lương: "Dị nhân" bên cánh trái”. Báo Thanh Niên. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 1 năm 2009.
- ^ “Ông Calisto gọi Thành Lương”. Báo Thể thao & Văn hóa. 27 tháng 5 năm 2008.
- ^ Lâm Thỏa (20 tháng 11 năm 2011). “Thành Lương nhập viện khẩn cấp sau trận bán kết với Indonesia”. Báo điện tử Zing News.
- ^ Anh Dũng (8 tháng 12 năm 2016). “Thành Lương chia tay tuyển Việt Nam”. Báo Người lao động.
- ^ “Vợ chồng Thành Lương và chuyện tình 3 năm”. VnExpress. 30 tháng 12 năm 2011.
- ^ “Phạm Thành Lương”. National Football Teams. Benjamin Strack-Zimmerman. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2016.
Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]
- Phạm Thành Lương tại National-Football-Teams.com
- Phạm Thành Lương tại Soccerway
- Sinh năm 1988
- Nhân vật còn sống
- Người Hà Tây
- Tiền vệ bóng đá
- Cầu thủ bóng đá Việt Nam
- Quả bóng vàng Việt Nam
- Cầu thủ bóng đá Hà Nội
- Cầu thủ giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam
- Cầu thủ câu lạc bộ bóng đá Hà Nội - ACB
- Cầu thủ câu lạc bộ bóng đá Hà Nội T&T
- Cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam
- Cầu thủ đội tuyển bóng đá U-23 quốc gia Việt Nam
- Cầu thủ bóng đá Đại hội Thể thao châu Á 2010