Giải bóng đá Vô địch U-21 Quốc gia 2005

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Giải bóng đá trẻ vô địch U21 nam Quốc gia tranh Cúp báo Thanh Niên lần 9 - 2005 2005
Chi tiết giải đấu
Quốc gia Việt Nam
Thời gian29 tháng 9 đến 9 tháng 10 năm 2005
Số đội21
Vị trí chung cuộc
Vô địchU21 Bình Định
Á quânU21 LG Hà Nội ACB
Hạng baU21 Thể Công & U21 Sông Đà Nam Định
Thống kê giải đấu
Số trận đấu15
Số bàn thắng31 (2,07 bàn mỗi trận)
Số thẻ vàng45 (3 thẻ mỗi trận)
Số thẻ đỏ3 (0,2 thẻ mỗi trận)
Số khán giả90.000 (6.000 khán giả mỗi trận)
Vua phá lướiTrương Hoàng Vũ (19, Bình Định) và Phạm Thanh Nguyên (10, Nam Định)
Cầu thủ
xuất sắc nhất
Phạm Thành Lương (U21 LG Hà Nội ACB)
2006

Giải bóng đá trẻ vô địch U.21 nam Quốc gia năm 2005 có tên gọi chính thức là Giải bóng đá trẻ vô địch U.21 nam Quốc gia tranh Cúp báo Thanh Niên lần thứ 9 năm 2005 là mùa giải thứ 9 do VFF phối hợp cùng báo Thanh Niên tổ chức.Diễn ra theo 2 giai đoạn,vòng loại sẽ diễn ra từ 10.8 đến 20.9.Vòng chung kết sẽ được khởi tranh từ ngày mồng 29/09 cho tới ngày mồng 09/10 ở SVĐ Quy Nhơn,tỉnh Bình Định.[1][2][3]

Điều lệ[sửa | sửa mã nguồn]

21 CLB đăng ký tham dự vòng loại,chia làm 5 bảng đấu:

  • Bảng đấu A:Do CTCP TT SLNA đăng cai tổ chức bao gồm 4 CLB:U.21 nam Sông Lam Nghệ An,U.21 nam Thừa Thiên Huế,U.21 nam Sông Đà Nam Định & U.21 nam Than Quảng Ninh.
  • Bảng đấu B:Do CTCP đầu tư Q.N.K Quảng Nam đăng cai tổ chức gồm 4 CLB:U.21 nam QNK Quảng Nam,U.21 nam Xi măng The vissai Ninh Bình,U.21 nam Halida Thanh Hóa & U.21 nam Đà Nẵng.
  • Bảng đấu C:Do CTCP TT HAGL đăng cai tổ chức gồm có 4 CLB:U.21 nam Hoàng Anh Gia Lai,U.21 nam Hoa Lâm Bình Định,U.21 nam Bình Phước & U.21 nam Đắk Lắk.
  • Bảng đấu D:Do Sở VH,TT & DL tỉnh Khánh Hòa đăng cai tổ chức bao gồm có 5 CLB:U.21 nam Khatoco Khánh Hòa,U.21 nam Bình Dương,U.21 nam Đồng Nai,U.21 nam Xi măng Fico Tây Ninh & U.21 nam Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Bảng đấu E:Do CT TNHH bóng đá Đồng Tháp đăng cai tổ chức bao gồm có 4 CLB:U.21 nam TĐCS Đồng Tháp,U.21 nam An Giang,U.21 nam Gạch Đồng Tâm Long An,U.21 nam Vĩnh Long.

Tại vòng loại: Các đội thi đấu tập trung vòng tròn một lượt tính điểm,xếp hạng ở mỗi bảng để chọn 5 đội trong đó 4 đội đứng thứ nhất mỗi bảng và một đội thứ nhì có thành tích tốt nhất vào thi đấu vòng chung kết. Tại vòng chung kết: 8 đội bóng chia làm 2 bảng A,B;thi đấu vòng tròn 1 lượt để xếp hạng ở mỗi bảng.4 đội bóng xếp nhất-nhì vào vòng bán kết.

Vòng loại[sửa | sửa mã nguồn]

Kết thúc vòng loại đã xác định đủ 8 đội là Thể Công,LG Hà Nội ACB (bảng đấu A),Đà Nẵng (bảng đấu B),Bình Dương (bảng đấu C),Thành phố Hồ Chí Minh (bảng đấu D),Cà Mau (bảng đấu E),chủ nhà Hoa Lâm Bình Định & đương kim vô địch Sông Đà Nam Định.Vòng chung kết sẽ được khởi tranh ở SVĐ Quy Nhơn từ ngày mồng 29/09 cho tới ngày mồng 09/10/2005.[4]

Vòng chung kết[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày Giờ Sân thi đấu Vòng Chung kết
Đội 1 Tỉ số Đội 2
29 tháng 9 năm 2005 15h00 Sân vận động Quy Nhơn Bình Định 1-1 Cà Mau
29 tháng 9 năm 2005 17h00 Sân vận động Quy Nhơn Thể Công 2-1 Thành Long
30 tháng 9 năm 2005 15h00 Sân vận động Quy Nhơn Nam Định 0-0 Đà Nẵng
30 tháng 9 năm 2005 17h00 Sân vận động Quy Nhơn LG.HN ACB 2-0 Bình Dương
1 tháng 10 năm 2005 15h00 Sân vận động Quy Nhơn Thể Công 2-1 Cà Mau
1 tháng 10 năm 2005 17h00 Sân vận động Quy Nhơn Bình Định 2-0 Thành Long
2 tháng 10 năm 2005 15h30 Sân vận động Quy Nhơn Đà Nẵng 1-1 Bình Dương
2 tháng 10 năm 2005 17h30 Sân vận động Quy Nhơn LG.HN ACB 2-2 Nam Định
3 tháng 10 năm 2005 15h30 Sân vận động Quy Nhơn Thành Long 3-2 Cà Mau
3 tháng 10 năm 2005 17h30 Sân vận động Quy Nhơn Bình Định 1-0 Thể Công
4 tháng 10 năm 2005 15h30 Sân vận động Quy Nhơn LG.HN ACB 0-0 Đà Nẵng
4 tháng 10 năm 2005 17h30 Sân vận động Quy Nhơn Nam Định 1-1 Bình Dương
Bảng xếp hạng bảng A
Vị trí Đội bóng Điểm
1 Bình Định 7
2 Thể Công 6
3 Thành Long 3
4 Cà Mau 1
Bảng xếp hạng bảng B
Vị trí Đội bóng Điểm
1 LG Hà Nội ACB 7
2 Nam Định 5
3 Đà Nẵng 3
4 Bình Dương 1

Vòng bán kết[sửa | sửa mã nguồn]

v
v

Trận chung kết[sửa | sửa mã nguồn]

Với chiến thuật hợp lý cùng lòng quyết tâm cao, chủ nhà Bình Định đã làm nên lịch sử với tư cách là đội chủ nhà thứ hai đoạt chức Vô địch (năm 1997, Thể Công đăng quang trên sân nhà).[5] Tính chất quan trọng của trận đấu khiến hai đội vào cuộc rất thận trọng, cộng với điều kiện thời tiết xấu (mưa to, sân trơn) khiến những phút đầu trận diễn ra chậm. Bóng chủ yếu lăn ở khu vực trung tuyến trọng sự tranh chấp rất quyết liệt của cả đôi bên.

Nhận thấy tiền đạo Xuân Thành (11, LG Hà Nội ACB) khá nguy hiểm, Ban huấn luyện Bình Định đã cắt cử hai trung vệ Văn Thịnh (6) và Ngọc Thạch (21) theo sát. Sự điều chỉnh này khiến lối chơi của LG Hà Nội ACB rơi vào bế tắc. Phút 64, nhận bóng trước khu 16m50, Minh Sen (9) đột phá dũng mãnh vào khu cấm địa và Bạch Sơn (3, LG Hà Nội ACB) buộc phải phạm lỗi. Penalty cho Bình Định và Hoàng Vũ (19) dễ dàng mở tỷ số từ chấm 11m.

Có bàn thắng, Bình Định chủ động lùi sâu, tranh cướp bóng quyết liệt hòng bảo toàn tỷ số. Đội bóng đất Võ đã thành công với chiến thuật này khi cản phá thành công các đợt tấn công thiếu sắc sảo của đối thủ, bảo vệ chiến thắng mong manh 1-0 và đăng quang giải U21 2005 trong niềm vui hân hoan của người hâm mộ tỉnh nhà.[6]

v
    Luân lưu 11m  
'  

Tổng kết mùa giải[sửa | sửa mã nguồn]

  • Đội Vô địch: Bình Định (Cúp cờ, HCV và 150 triệu đồng)
  • Đội nhì: LG Hà Nội ACB (Cờ, HCB và 80 triệu đồng)
  • Đồng giải Ba: Thể Công, Nam Định (Cờ, HCĐ và 30 triệu đồng)
  • Giải phong cách: Bình Định (Cờ và 105 triệu đồng)
Các danh hiệu cá nhân
  • Thủ môn xuất sắc nhất (10 triệu đồng): Nguyễn Minh Phong (1, LG.HN.ACB)
  • Vua phá lưới (10 triệu đồng): Trương Hoàng Vũ (19, BĐ) và Phạm Thanh Nguyên (10, NĐ) với 3 bàn.
  • Cầu thủ xuất sắc nhất giải (25 triệu đồng): Phạm Thanh Lương (7, LG.HN.ACB).
Những số liệu đáng chú ý
  • Tổng số khán giả 90.000 người (trung bình 6.000 người/trận)
  • Tổng số thẻ vàng 45 (trung bình 3 thẻ/trận)
  • Tổng số thẻ đỏ 3 (trung bình 0,2 thẻ trận)
  • Tổng số bàn thắng 31 (trung bình 2,1 bàn/trận).

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Quyết định thành lập BTC giải bóng đá QG U21 Cúp báo Thanh niên 2005”. http://www.vff.org.vn/. Liên kết ngoài trong |publisher= (trợ giúp)
  2. ^ “Thông báo sửa đổi, bổ sung Điều lệ giải bóng đá U21 Quốc gia - cúp Báo Thanh Niên lần thứ 18 năm 2014”. www.vff.org.vn.
  3. ^ “GM.M.Nam Định gặp P.SLNA trong trận Chung kết giải bóng đá lứa tuổi 19 QG 2006”. www.vff.org.vn.
  4. ^ “Giải bóng đá U21 QG Cúp báo Thanh Niên 2005: Đã xác định đủ 8 đội bóng có mặt ở VCK”. www.vff.org.vn.
  5. ^ “Đội hình tiêu biểu vòng chung kết giải U.21 Báo Thanh Niên 2005”. www.vff.org.vn.
  6. ^ “Chung kết U21 QG: Bình Định - LG.HN ACB 1-0: Chủ nhà làm nên lịch sử”. www.vff.org.vn.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]