Bước tới nội dung

Giải bóng đá U-21 Quốc gia 2012

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Giải bóng đá U-21 Quốc gia 2012
Giải bóng đá U-21 Quốc gia – Cúp Báo Thanh Niên 2012
Chi tiết giải đấu
Quốc gia Việt Nam
Thời gianVòng loại: 5 – 13 tháng 9 năm 2012
Vòng chung kết: 25 tháng 9 – 5 tháng 10 năm 2012
Địa điểm tranh chức vô địchNinh Thuận
Số đội26
Vị trí chung cuộc
Vô địchSông Lam Nghệ An (lần thứ 4)
Á quânNinh Thuận
Lọt đến bán kết
Thống kê giải đấu
Số trận đấu15
Số bàn thắng44 (2,93 bàn mỗi trận)
Số thẻ đỏ6 (0,4 thẻ mỗi trận)
Vua phá lướiVũ Quang Nam (Sông Lam Nghệ An)
(5 bàn)
Cầu thủ
xuất sắc nhất
Vũ Quang Nam (Sông Lam Nghệ An)
Thủ môn xuất sắc nhấtNguyễn Thanh Diệp (Ninh Thuận)
2011
2013

Giải bóng đá U-21 Quốc gia 2012, tên gọi chính thức là Giải bóng đá U-21 Quốc gia – Cúp Báo Thanh Niên 2012, là mùa giải thứ 16 ủa Giải bóng đá Vô địch U-21 Quốc gia do Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) phối hợp với báo Thanh Niên tổ chức. Mùa giải lần này diễn ra theo hai giai đoạn, với giai đoạn vòng loại từ ngày 5 tháng 9 đến ngày 13 tháng 9 năm 2012. Vòng chung kết của giải, gồm 8 đội bóng, được tổ chức tại Ninh Thuận từ ngày 25 tháng 9 đến ngày 5 tháng 10 năm 2012.[1][2]

Các đội bóng

[sửa | sửa mã nguồn]

24 đội bóng đã đăng ký tham dự mùa giải lần này từ vòng loại. Đội đương kim vô địch Nam Định và đội chủ nhà của vòng chung kết Ninh Thuận được miễn thi đấu vòng loại. Các đội bóng được sắp xếp sẵn vào các bảng đấu dựa theo khu vực địa lý. Những đội bóng đóng vai trò là chủ nhà của bảng đấu vòng loại được in đậm.[3]

Vào thẳng vòng chung kết
  1. Ninh Thuận (chủ nhà vòng chung kết)
  2. Nam Định (đương kim vô địch)
Tham dự vòng loại Bảng A Bảng B Bảng C Bảng D
Rút lui sau khi đăng ký tham dự
Bảng A Hà Tĩnh[4]
Bảng B Quảng Ngãi[5]
Bảng C Navibank Sài Gòn[6]
Bảng D Tiền Giang[7]

Vòng loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Vòng loại diễn ra từ ngày 4 đến ngày 16 tháng 9 năm 2012. Các đội bóng thi đấu theo thể thức vòng tròn một lượt tính điểm, chọn 4 đội xếp thứ nhất và 2 đội xếp thứ nhì có thành tích tốt nhất vào vòng chung kết.

Các tiêu chí

[sửa | sửa mã nguồn]

Các đội được xếp hạng theo điểm (3 điểm cho 1 trận thắng, 1 điểm cho 1 trận hòa, 0 điểm cho 1 trận thua), và nếu bằng điểm, các tiêu chí sau đây được áp dụng theo thứ tự, để xác định thứ hạng:

  1. Điểm trong các trận đối đầu trực tiếp giữa các đội bằng điểm;
  2. Hiệu số bàn thắng thua trong các trận đối đầu trực tiếp giữa các đội bằng điểm;
  3. Số bàn thắng ghi được trong các trận đối đầu trực tiếp giữa các đội bằng điểm;
  4. Nếu có nhiều hơn hai đội bằng điểm, và sau khi áp dụng tất cả các tiêu chí đối đầu ở trên, một nhóm nhỏ các đội vẫn còn bằng điểm nhau, tất cả các tiêu chí đối đầu ở trên được áp dụng lại cho riêng nhóm này;
  5. Hiệu số bàn thắng thua trong tất cả các trận đấu bảng;
  6. Số bàn thắng ghi được trong tất cả các trận đấu bảng;
  7. Bốc thăm.

Các đội vượt qua vòng loại

[sửa | sửa mã nguồn]
Câu lạc bộ Tư cách vượt qua vòng loại Tham dự vòng chung kết Thành tích tốt nhất
Ninh Thuận Chủ nhà Lần đầu Lần đầu
Nam Định Đương kim vô địch 10 lần Vô địch (2004, 2011)
Sông Lam Nghệ An Nhất bảng A 10 lần Vô địch (2000, 2001, 2002)
SHB Đà Nẵng Nhất bảng B 13 lần Vô địch (2003, 2008, 2009)
Khatoco Khánh Hòa Nhất bảng C 5 lần Vô địch (2007)
Đồng Tâm Long An Nhất bảng D 8 lần Á quân (2000)
Than Quảng Ninh Nhì bảng A/Nhì bảng tốt nhất 3 lần Hạng ba (2009)
Tập đoàn Cao su Đồng Tháp Nhì bảng D/Nhì bảng tốt nhất 7 lần Á quân (1998)

Địa điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Các trận đấu của vòng chung kết diễn ra tại sân vận động Ninh Thuận (thành phố Phan Rang – Tháp Chàm) và sân vận động Nhơn Sơn (huyện Ninh Sơn), tỉnh Ninh Thuận.

Ninh Thuận
Sân vận động Ninh Thuận Sân vận động Nhơn Sơn[8]
Sức chứa: 8.000 Sức chứa: CXĐ

Đội hình

[sửa | sửa mã nguồn]

Các cầu thủ từ 16 đến 21 tuổi (sinh từ ngày 1 tháng 1 năm 1991 đến ngày 31 tháng 12 năm 1996) có đủ điều kiện để tham dự giải đấu. Mỗi đội bóng phải đăng ký một danh sách gồm tối đa 25 cầu thủ, trong đó có tối đa ba cầu thủ 22 tuổi (Quy định mục 4.2, 4.3 và 5.1).[1]

Vòng bảng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tám đội tham dự được chia thành hai bảng, thi đấu vòng tròn một lượt để chọn ra hai đội đứng đầu mỗi bảng vào bán kết. Lễ bốc thăm chia bảng diễn ra vào trưa ngày 24 tháng 9 năm 2012 tại khách sạn Ninh Thuận, tỉnh Ninh Thuận.[9]

VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1 Ninh Thuận (H) 3 2 0 1 7 4 +3 6[a] Vòng đấu loại trực tiếp
2 Sông Lam Nghệ An 3 2 0 1 9 2 +7 6[a]
3 SHB Đà Nẵng 3 2 0 1 5 7 −2 6[a]
4 Tập đoàn Cao su Đồng Tháp 3 0 0 3 4 12 −8 0
Nguồn: VFF
Quy tắc xếp hạng: Các tiêu chí vòng loại
(H) Chủ nhà
Ghi chú:
  1. ^ a b c Kết quả đối đầu: Ninh Thuận 0–2 Sông Lam Nghệ An, Sông Lam Nghệ An 0–1 SHB Đà Nẵng, Ninh Thuận 5–1 SHB Đà Nẵng. Bảng xếp hạng đối đầu:
    • Ninh Thuận: 3 điểm, 5 bàn thắng, hiệu số +2.
    • Sông Lam Nghệ An: 3 điểm, 2 bàn thắng, hiệu số +1.
    • SHB Đà Nẵng: 3 điểm, 2 bàn thắng, hiệu số -3.
Tập đoàn Cao su Đồng Tháp2–3SHB Đà Nẵng
  • Thanh Định  32'
  • Đăng Khoa  45'
Chi tiết
Chi tiết (VFF)

Tập đoàn Cao su Đồng Tháp1–2Ninh Thuận
  • Trường Giang  56'
  • Thanh Định Thẻ đỏ
Chi tiết

Sông Lam Nghệ An7–1Tập đoàn Cao su Đồng Tháp
Chi tiết Thế Mạnh
Sân vận động Nhơn Sơn, Ninh Thuận
Khán giả: 1.000
Trọng tài: Hoàng Ngọc Hà
Ninh Thuận5–1SHB Đà Nẵng
Chi tiết
VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1 Than Quảng Ninh 3 2 1 0 5 3 +2 7 Vòng đấu loại trực tiếp
2 Khatoco Khánh Hòa 3 1 1 1 3 3 0 4
3 Nam Định 3 0 2 1 4 5 −1 2
4 Đồng Tâm Long An 3 0 2 1 3 4 −1 2
Nguồn: VFF
Quy tắc xếp hạng: Các tiêu chí vòng loại

Đồng Tâm Long An2–2Nam Định
  • Thanh Vi  42' (ph.đ.)
  • Tấn Tài  78'
Chi tiết

Khatoco Khánh Hòa1–0Đồng Tâm Long An
Trọng Phi Chi tiết
Sân vận động Nhơn Sơn, Ninh Thuận

Vòng đấu loại trực tiếp

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong vòng đấu loại trực tiếp, loạt sút luân lưu sẽ được sử dụng để quyết định đội thắng nếu hòa sau 90 phút chính thức (không có hiệp phụ).

Bán kết

[sửa | sửa mã nguồn]

Chung kết

[sửa | sửa mã nguồn]

Thống kê

[sửa | sửa mã nguồn]

Vô địch

[sửa | sửa mã nguồn]
Vô địch Giải bóng đá U-21 Quốc gia 2012
Sông Lam Nghệ An
Sông Lam Nghệ An
Lần thứ 4

Các giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Các giải thưởng dưới đây đã được trao sau khi giải đấu kết thúc:[10]

Vua phá lưới Cầu thủ xuất sắc nhất Thủ môn xuất sắc nhất Giải phong cách
Vũ Quang Nam (Sông Lam Nghệ An) Vũ Quang Nam (Sông Lam Nghệ An) Nguyễn Thanh Diệp (Ninh Thuận) Khatocco Khánh Hòa

Cầu thủ ghi bàn

[sửa | sửa mã nguồn]

Đã có 44 bàn thắng ghi được trong 15 trận đấu, trung bình 2.93 bàn thắng mỗi trận đấu.


Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Thông báo: Sửa đổi, bổ sung Điều lệ giải U21 QG- Cúp Báo Thanh Niên lần thứ XVI - 2012”. http://www.vff.org.vn/. Liên kết ngoài trong |publisher= (trợ giúp)
  2. ^ “Thông báo số 2 giải U21 QG- Cúp Báo Thanh Niên 2012”. http://www.vff.org.vn/. Liên kết ngoài trong |publisher= (trợ giúp)
  3. ^ “VFF - Điều lệ giải U21 QG- Cúp Báo Thanh Niên lần thứ XVI-2012”. VFF. 29 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2024.
  4. ^ Q.T. (22 tháng 8 năm 2012). “Bốc thăm bảng A vòng loại giải U.21 Báo Thanh Niên 2012”. Thanh Niên. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2024.
  5. ^ “Khởi tranh vòng loại bảng B giải bóng đá U.21 Báo Thanh Niên 2012”. http://www.vff.org.vn/. Liên kết ngoài trong |publisher= (trợ giúp)
  6. ^ Nhựt Quang (4 tháng 9 năm 2012). “Khởi tranh vòng loại bảng C giải U.21 Báo Thanh Niên 2012”. Thanh Niên. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2024.
  7. ^ “Thông báo: Sửa đổi, bổ sung Điều lệ giải U21 QG- Cúp Báo Thanh Niên lần thứ XVI - 2012”. http://www.vff.org.vn/. Liên kết ngoài trong |publisher= (trợ giúp)
  8. ^ Xuân Bính (1 tháng 9 năm 2012). “Đưa sân vận động Trung tâm thể dục thể thao xã Nhơn Sơn vào hoạt động”. Ninh Thuận Online. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2024.
  9. ^ Quang Huy (24 tháng 9 năm 2012). “Sôi động ngay từ buổi họp báo”. Thanh Niên. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2024.
  10. ^ Quang Huy; Sơn Tùng (5 tháng 10 năm 2012). “SLNA vô địch giải U.21 quốc gia Báo Thanh Niên 2012”. Thanh Niên. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2024.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]