Liên đoàn bóng đá Việt Nam
AFC | |
---|---|
![]() | |
Thành lập | 1960 Việt Nam Dân chủ Cộng hòa[1] |
Gia nhập FIFA | 1952 Quốc gia Việt Nam 1964 Việt Nam Dân chủ Cộng hòa |
Gia nhập AFC | 1954 Việt Nam Cộng hòa[2][3][4][5] 1978 Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam |
Gia nhập AFF | 1984 |
Chủ tịch | Trần Quốc Tuấn (quyền chủ tịch) |
Website | www.vff.org.vn |
Liên đoàn bóng đá Việt Nam (tiếng Anh: Vietnam Football Federation, viết tắt là VFF) là tổ chức quản lý và điều hành tất cả các hoạt động bóng đá ở Việt Nam.
Liên đoàn bóng đá Việt Nam hiện là thành viên của Liên đoàn Bóng đá Quốc tế (FIFA), Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) và Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF). Trụ sở VFF nằm ở đường Lê Quang Đạo – phường Mỹ Đình 1 – quận Nam Từ Liêm – Hà Nội.
Quyền chủ tịch hiện tại của VFF là ông Trần Quốc Tuấn.
Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]
Tổ chức tiền thân của Liên đoàn bóng đá Việt Nam là Hội bóng đá Việt Nam (Vietnam Football Association). Hội thành lập năm 1960 có chủ tịch là Hà Đăng Ấn và phó chủ tịch là Trương Tấn Bửu.[6]
Tháng 8 năm 1989 tại Đại hội lần thứ nhất, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam ra đời thay thế Hội bóng đá Việt Nam, chủ tịch liên đoàn là Trịnh Ngọc Chữ, phó chủ tịch là Ngô Xuân Quýnh, Trần Vĩnh Lộc và Lê Bửu. Tổng thư ký là Lê Thế Thọ.
Liên đoàn đã tổ chức thêm 7 lần đại hội vào các năm 1993, 1997, 2001, 2005, 2009, 2014 và 2018.
Chủ tịch[sửa | sửa mã nguồn]
- Trịnh Ngọc Chữ (tháng 8 năm 1989–1991)
- Dương Nghiệp Chí (quyền chủ tịch, 1991–tháng 10 năm 1993)
- Đoàn Văn Xê (tháng 10 năm 1993–tháng 10 năm 1997)
- Mai Văn Muôn (tháng 10 năm 1997–tháng 8 năm 2001)
- Hồ Đức Việt (tháng 8 năm 2001–2003)
- Trần Duy Ly (quyền chủ tịch, tháng 1 đến tháng 8 năm 2003)
- Mai Liêm Trực (năm 2003–tháng 6 năm 2005)
- Nguyễn Trọng Hỷ (tháng 6 năm 2005–2013)
- Lê Hùng Dũng (quyền chủ tịch từ tháng 12/2013 đến tháng 3/2014; chủ tịch chính thức từ 3/2014 đến tháng 12/2018)
- Lê Khánh Hải (từ tháng 12 năm 2018 - 31 tháng 12 năm 2021)
- Trần Quốc Tuấn (quyền chủ tịch, 31 tháng 12 năm 2021 - nay)
Tổng thư ký[sửa | sửa mã nguồn]
- Lê Thế Thọ (tháng 8 năm 1989–tháng 10 năm 1993)
- Trần Bẩy (tháng 10 năm 1993–tháng 10 năm 1997)
- Phạm Ngọc Viễn (tháng 10 năm 1997–21 tháng 1 năm 2005, từ chức[7][8])
- Phan Anh Tú (quyền tổng thư ký, 21 tháng 1 năm 2005[8]–tháng 6 năm 2005)
- Trần Quốc Tuấn (ngày 2 tháng 6 năm 2005–26 tháng 12 năm 2011[9])
- Ngô Lê Bằng (ngày 28 tháng 2 năm 2012[10]–2014)
- Lê Hoài Anh (ngày 31 tháng 3 năm 2014 đến nay)
Lãnh đạo hiện nay[sửa | sửa mã nguồn]
- Chủ tịch: Trần Quốc Tuấn (quyền)
- Phó Chủ tịch thường trực (phụ trách chuyên môn): Trần Quốc Tuấn
- Phó Chủ tịch (phụ trách truyền thông - đối ngoại): Cao Văn Chóng
- Phó Chủ tịch (phụ trách tài chính - tài trợ): Lê Văn Thành
- Ủy viên thường trực: Trần Anh Tú
Liên đoàn thành viên[sửa | sửa mã nguồn]
Hiện tại có 24 tổ chức liên đoàn bóng đá tỉnh thành là thành viên của VFF:[11]
Miền Bắc[sửa | sửa mã nguồn]
Tây Bắc Bộ[sửa | sửa mã nguồn]
Đông Bắc Bộ[sửa | sửa mã nguồn]
Đồng bằng sông Hồng[sửa | sửa mã nguồn]
Miền Trung[sửa | sửa mã nguồn]
Bắc Trung Bộ[sửa | sửa mã nguồn]
Duyên hải Nam Trung Bộ[sửa | sửa mã nguồn]
- Liên đoàn bóng đá Bình Định
- Liên đoàn bóng đá Đà Nẵng
- Liên đoàn bóng đá Quảng Nam
- Liên đoàn bóng đá Quảng Ngãi
- Liên đoàn bóng đá Phú Yên
Tây Nguyên[sửa | sửa mã nguồn]
- Liên đoàn bóng đá Đắk Lắk
- Liên đoàn bóng đá Gia Lai
- Liên đoàn bóng đá Kon Tum
- Liên đoàn bóng đá Lâm Đồng
Miền Nam[sửa | sửa mã nguồn]
Đông Nam Bộ[sửa | sửa mã nguồn]
Tây Nam Bộ[sửa | sửa mã nguồn]
- Liên đoàn bóng đá An Giang
- Liên đoàn bóng đá Cần Thơ[12]
- Liên đoàn bóng đá Long An
- Liên đoàn bóng đá Tiền Giang
- Liên đoàn bóng đá Vĩnh Long
Quản lý[sửa | sửa mã nguồn]
Đội tuyển[sửa | sửa mã nguồn]
Nam[sửa | sửa mã nguồn]
- Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam
- Đội tuyển bóng đá U-23 quốc gia Việt Nam
- Đội tuyển bóng đá U-22 quốc gia Việt Nam
- Đội tuyển bóng đá U-21 quốc gia Việt Nam
- Đội tuyển bóng đá U-19 quốc gia Việt Nam
- Đội tuyển bóng đá U-16 quốc gia Việt Nam
- Đội tuyển bóng đá U-14 quốc gia Việt Nam
- Đội tuyển bóng đá trong nhà quốc gia Việt Nam
- Đội tuyển bóng đá trong nhà U-20 quốc gia Việt Nam
- Đội tuyển bóng đá bãi biển quốc gia Việt Nam
Nữ[sửa | sửa mã nguồn]
- Đội tuyển bóng đá nữ quốc gia Việt Nam
- Đội tuyển bóng đá U-19 nữ quốc gia Việt Nam
- Đội tuyển bóng đá U-16 nữ quốc gia Việt Nam
- Đội tuyển bóng đá U-14 nữ quốc gia Việt Nam
- Đội tuyển bóng đá trong nhà nữ quốc gia Việt Nam
Giải đấu[sửa | sửa mã nguồn]
Nam[sửa | sửa mã nguồn]
- Giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam (V.League 1)
- Giải bóng đá hạng nhất quốc gia Việt Nam (V.League 2)
- Giải bóng đá hạng nhì quốc gia Việt Nam (V.League 3)
- Giải bóng đá hạng ba quốc gia Việt Nam (V.League 4)
- Giải vô địch bóng đá U21 Việt Nam
- Giải vô địch bóng đá U19 Việt Nam
- Giải vô địch bóng đá U17 Việt Nam
- Giải vô địch bóng đá U15 Việt Nam
- Giải vô địch bóng đá thiếu niên Việt Nam
- Giải vô địch bóng đá nhi đồng Việt Nam
- Giải vô địch bóng đá trong nhà quốc gia Việt Nam
- Giải bóng đá bãi biển vô địch quốc gia
- Cúp bóng đá Việt Nam
- Siêu cúp bóng đá Việt Nam
- Giải bóng đá trong nhà cúp quốc gia Việt Nam
Nữ[sửa | sửa mã nguồn]
Biểu trưng[sửa | sửa mã nguồn]
Biểu trưng hiện tại của VFF khắc họa hình ảnh một quả bóng đá cùng với lá cờ Việt Nam. Nó được thiết kế bởi Nguyễn Công Quang và được sử dụng từ năm 2008 đến nay.[13]
Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ “FIFA COURSE FOR REFEREES”. The Straits Times. 6 tháng 11 năm 1951.
- ^ The A-Z of Asian Football 97-98; 1997 Asian Football Confederation
- ^ 香港足球總會九十週年紀念特刊 (Hong Kong Football Association 90th Anniversary Booklet) 2004
- ^ “AFC 60th Anniversary: Back to where it all began”. the-afc.com.
- ^ “Singapore get okay to host pre- Games”. The Straits Times. 20 tháng 12 năm 1978.
- ^ Lịch sử Liên đoàn Bóng đá Việt Nam Lưu trữ 2012-05-05 tại Wayback Machine.
- ^ Tổng Thư ký VFF Phạm Ngọc Viễn từ chức, Báo Tiền phong, ngày 7 tháng 1 năm 2005.
- ^ a b Ông Phan Anh Tú nhận chức quyền Tổng thư ký LĐBĐVN, VnExpress, ngày 22 tháng 1 năm 2005
- ^ Ông Trần Quốc Tuấn được chấp thuận từ chức, VnExpress, ngày 26 tháng 12 năm 2011.
- ^ Ông Ngô Lê Bằng giữ chức Tổng thư ký VFF, Tienphong, ngày 28 tháng 2 năm 2012.
- ^ “VFF”. Truy cập 27 tháng 9 năm 2015.
- ^ VFF. “Thông tin Hội nghị Ban chấp hành LĐBĐVN lần thứ 6- Khoá VII”. vff.org.vn. Truy cập 25 tháng 12 năm 2015.
- ^ “VFF - Giới thiệu”. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2008.
Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]
- Trang chủ của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam
- Liên đoàn bóng đá Việt Nam Lưu trữ 2006-09-02 tại Wayback Machine trên trang chủ của Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA)
- Liên đoàn bóng đá Việt Nam trên trang chủ của AFC