Thảo luận:Nhà thơ

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Thảo luận về khái niệm nhà thơ[sửa mã nguồn]

Chào tất cả!

Có người nói nên xóa mục này với ý kiến cho là bài kém làm cho tôi khó hiểu

Vì thế nào là kém? Về nội dung hay hình thức hay là cả hai???
Khi nhận xét bài nào đó thì ít nhất phải có: 1: Mặt bằng kiến thức và văn hóa nền ở mức khá của trình độ chung-đại chúng. 2: Nếu am hiểu chuyên ngành của khái niệm hơn cả tác giả thì hãy chỉ ra cái kém cụ thể của bài chứ không nên phán một vài câu chung chung mà ai cũng có thể phán được.
Trong khoa học từ điển về nghệ thuật hoặc xã hội học thì không nên quan niệm quá tuyệt đối về một nội hàm nào đó mà chỉ nên hiểu với nhau rằng chỉ có nhũng định nghĩa và nội hàm tương đối. Mặt khác tùy theo tính chất của khái niệm mà ta viết dài hay ngắn,có thêm tham khảo ngoài, tư liệu phụ trợ, hình ảnh âm thanh minh họa hay không
Tất nhiên người viết cũng rất cầu thị và hoan nghênh những sửa đổi , góp ý , bổ sung hữu ích chứ không nên có tâm lý văn mình vợ người. Còn bảo xóa công sức viết một cách dễ dàng như ăn kẹo thì cũng không ổn
Chào vui!--Hamdoc 11:53, 6 tháng 8 2006 (UTC)

Tôi là người cho bảng "Chất lượng kém" vào trong bài này vì khi Hamdoc so sánh nó với một bài tiêu biểu khác sẽ thấy một bài quan trọng như bài này (vì tôi chắc là các bài về các nhà thơ Việt Nam hay nước ngoài đang chờ đợi để được liên kết về bài này) mà bài chỉ có vài hàng mà sau khi đọc không ai, nếu không biết trước, có thêm khái niệm về mục đề "nhà thơ" này. Nó cũng không đưa ra các thí dụ ai là các nhà thơ tiêu biểu của từng văn hóa, từng loại thơ.

Trước khi viết bài, người viết nên có một ý niệm là sẽ viết bài về thứ gì và bài sẽ nói về khía cạnh gì của thứ đó. Nói một cách khác, nên có một sườn bài để các người đọc có thể tạm hiểu và những người đóng góp sau có thể hiểu là họ có thể đóng góp những gì.

Hamdoc viết "Trong khoa học từ điển thì không nên quan niệm quá tuyệt đối về một nội hàm nào đó mà chỉ nên hiểu với nhau rằng chỉ có nhũng định nghĩa và nội hàm tương đối". Câu trên hoàn toàn không logic vì không có gì mà, trong bình thường, có định nghĩa tuyệt đối hơn là các cách viết khoa học. Tuy nhiên, đây không phải là một từ điển khoa học, đây là một từ điển bách khoa; và cũng giống như các từ điển khác, khi tôi đọc chúng là vì tôi có các câu hỏi về một từ hay một khái niệm mà tôi không biết. Do đó, mục đích của một từ điển bách khoa, như Wikipedia này, là giúp cho người đọc hiểu, không phải la giúp cho người viết tạo ra một cách viết mới cho họ.

Cuối cùng, mục đích của bảng "Chất lượng kém" là để các người chú ý về mục đề này viết thêm vào trong bài. Nếu tôi muốn xóa bài này thì tôi đã mang nó ra biểu quyết để xóa. Có nhiều bài, sau khi được treo bảng này, đã được làm tăng chất lượng và cũng có nhiều bài, vì thật sự không có ai chú ý, đã bị mang ra biểu quyết và xóa. Nếu Hamdoc thật sự muốn giữ bài này, hãy làm tăng chất lượng của nó và chứng tỏ giá trị của nó. Khi đó tôi, hay một thành viên khác, sẽ bỏ cái bảng đó. Đây là báck khoa toàn thư "mở", không có gì vĩnh viễn.

Mekong Bluesman 15:11, 6 tháng 8 2006 (UTC)

Chào Blue: Tranh luận mà không dựa vào tiêu chí gì thì có đến tết Công-Gô cũng không nhất trí được với nhau dù là điều nhỏ. Nếu là các khoa học chính xác như toán,lý,hóa hay các khoa học tự nhiên thì mới dùng tiêu chí tuyệt đối(nhưng cũng chỉ là tuyệt đối hữu hạn -ví dụ hệ vật lý Newton không dùng được ở vũ trụ) để mà đòi hỏi.
Khoa học xã hội,nhất là nghệ thuật thì chỉ có thể đưa ra đựoc những nội hàm của khái niệm hết sức tương đối và cũng chỉ là một trong nhiều cách hiểu cách tiếp cận mà thôi. Còn bạn đọc muốn hiểu kỹ hơn sâu rộng hơn thì cần tham khảo thêm các nguồn khác. Trong khoa triết thì điều này càng rõ. Chẳng thế mà có bao nhiêu triết thuyết và các triết thuyết đó cũng không có cái nào độc tôn chân lý mà chỉ là bổ sung cho nhau... Tất nhiên trường hợp đề cập sự kiện. sử liệu tư liệu thì khoa học nào cũng cần phải chính xác. Nhưng đây lại là chuyện khác.
Vấn đề ví dụ ai là nhà thơ nổi tiếng ở VN cũng như nước ngoài thì vô khối. Một mặt: Phần lớn bạn đọc tự biết qua học đường trong chương trình môn văn từ lớp 1 đến lớp 12 rồi đại học... mặt khác: Chỉ cần vào các web thơ là biết nếu có quan tâm. Do đó không cần thiết nêu ví dụ . Ngoài ra các tên tuổi đó nêu ở đây có thể gây hiểu lầm là quảng cáo hoặc phân ngôi thứ. Họ sẽ nằm ở tiểu mục khác riêng-như các nhà thơ Việt Nam cổ điển hay đương đại chẳng hạn thì hợp hơn
Về sườn bàinhà thơthì đọc qua đã thấy rõ như ban ngày rồi còn gì,mỗi ý một đoạn hoặc một dòng kiểu thông tấn BBC mà bảo là không có??? Rõ thật là để tớ phải phản biện dài! Nhưng thông cảm cho Blue thôi vì làm admin nó cũng bấn và bận như con mọn , đôi khi nhầm cáu, sai... là thường.
Nói ngắn lại thì bài Nhà thơ cần sửa, biên tập và nâng cao là góp ý đúng, đáng tiếp thu, chứ không có chuyện kém bỏ, hoặc học phiệt với nó càng không nên. OK! --Hamdoc 16:02, 6 tháng 8 2006 (UTC)

Tôi đã sửa bài này, viết một sườn bài (tuy không đầy đủ như tôi muốn) và bỏ bảng chất lượng kém. Hamdoc có thể cho thêm các chi tiết và làm bài này hoàn toàn hơn. Đó là cách làm bài có chất lượng cao. Viết tại trang thảo luận này để tranh cãi về quan điểm không làm cho bài có chất lượng cao. Mekong Bluesman 16:40, 6 tháng 8 2006 (UTC)

Tôi đã viết lại bài này rồi, đọc dễ hiểu hơn.--duongdttt 17:23, 6 tháng 8 2006 (UTC)

Tôi mở ngoặc với bạn HAMDOC:

  1. Mekong Bluesman không phải là admin.
  2. Việc treo bảng "kém chất lượng" là để người tạo ra bài viết và ngững thành viên khác chú ý nâng cao chất lượng bài viết, không nên tự ái. Mục đích cuối cùng là chúng ta có nhiều bài tốt hơn, chứ không phải "văn mình vợ người".

Thân mến, Avia (thảo luận) 02:42, 7 tháng 8 2006 (UTC)

"Nhà thơ" Tố Hữu[sửa mã nguồn]

Trong phần "Khả năng Nhà thơ" có ghi rõ: Nhà thơ là một danh hiệu cao quý cho người làm thơ, khi mà thơ ca của người đó phục vụ cho chân, thiện, mỹ, cho ánh sáng xua tan bóng tối, cho lương tâm, trí tuệ và tiến bộ cũng như hạnh phúc của con người. Dựa trên một định nghĩa như vậy, có nên đặt Tố Hữu vào bài nhà thơ hay không? Thơ Tố Hữu có phục vụ cho "chân, thiện, mỹ", "lương tâm, trí tuệ", tiến bộ và hạnh phúc của con người hay không?(Vùng trống là một đoạn/văn bản đã bị người khác che đi do nôi dung không phù hợp với tinh thần trang thảo luận của Wikipedia.) Phoenixheart (thảo luận) 14:31, ngày 15 tháng 3 năm 2008 (UTC) [trả lời]

Tôi đọc thơ Tố Hữu thấy hay, dễ cảm nhận, nhiều người khác cũng như tôi, vậy ông Tố Hữu đã xứng đáng là một nhà thơ chưa? Tôi thích tranh của Picasso vì ông này đặt vào tranh rất nhiều suy tưởng, vậy tôi có cần quan tâm chuyện cũng chính ông này đã rất nổi tiếng với chuyện phụ tình, quan hệ với nhiều phụ nữ không? Thời buổi nào rồi còn có cái kiểu "tốt phải tốt hết", "xấu phải xấu hết" thế?(Vùng trống là một đoạn/văn bản đã bị người khác che đi do nôi dung không phù hợp với tinh thần trang thảo luận của Wikipedia.)

Rungbachduong (thảo luận) 14:44, ngày 15 tháng 3 năm 2008 (UTC) [trả lời]

Đây không phải là forum về Tố Hữu nên tôi sẽ không tranh luận tiếp. Nhưng hình như bạn Rungbachduong hiểu sai ý tôi muốn nói :D(Vùng trống là một đoạn/văn bản đã bị người khác che đi do nôi dung không phù hợp với tinh thần trang thảo luận của Wikipedia.)

Phoenixheart (thảo luận) 04:27, ngày 16 tháng 3 năm 2008 (UTC) FOM nghĩ: Nhà thơ, nhà văn, nhà nọ kia đều là con người nên đừng nên thần tượng hoá họ. Chính hôm nay FOM đi đám cưới, FOM gặp một nhân vật nổi tiếng (xin thứ lỗi - FOM không nói là ai đâu nhé). FOM nghĩ mãi rồi mới đến mâm đó nói "Xin lỗi, thực sự là cháu lần đầu tiên gặp chú - Cháu nghĩ rất khác, nhưng thấy đây, cháu thấy chủ vẫn bằng xương, bằng thịt như mọi người khác". Quả nhiên, sau đó FOM ngồi hàn huyên với người đó đến khi mâm chỉ còn có mỗi hai người. Kết luận: Tất cả theo ngề nghiệp, chẳng một ai hoàn hảo, chẳng một ai đáng coi là thần tượng^^. Chính do đó - đừng coi nhà thơ là hoàn hảo - Đặc biệt với Tố Hữu lại càng không hoàn hảo khi bỏ thơ đi làm kinh tế - Còn nữa, FOM mới đọc bài có Văn Cao nhận xét về Tố Hữu.(Vùng trống là một đoạn/văn bản đã bị người khác che đi do nôi dung không phù hợp với tinh thần trang thảo luận của Wikipedia.) FOM (thảo luận) 09:34, ngày 16 tháng 3 năm 2008 (UTC) [trả lời]

Mình không hề có ý bàn về con người Tố Hữu. Cái mình muốn bàn là thơ của ông. Nếu các bạn đọc kỹ thơ Tố Hữu thì sẽ thấy, thực sự thơ Tố Hữu khó có thể gọi là "phục vụ cho chân, thiện, mỹ, lương tâm, trí tuệ...", nhất là những bài thơ trong thời kì cải cách ruộng đấtNhân Văn Giai Phẩm. Theo ý mình thì thơ Tố Hữu chỉ có giá trị phục vụ cho chế độ. Như vậy, hoặc là sửa định nghĩa nhà thơ một chút cho phù hợp, hoặc remove Tố Hữu khỏi danh sách nhà thơ tiên biểu, vậy có lẽ hợp lí hơn.(Vùng trống là một đoạn/văn bản đã bị người khác che đi do nôi dung không phù hợp với tinh thần trang thảo luận của Wikipedia.)

Phoenixheart (thảo luận) 16:32, ngày 16 tháng 3 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Chữ được viết xuống dưới Tại sao quý vị lại bàn về Tố Hữu ở mục này,như thế là sai luật của wiki.Chúng ta đang đi tìm một định nghĩa vắn tắt về Nhà thơ có tính phổ quát toàn nhân loại chứ không cho riêng Việt Nam. Mà với toàn nhân loại thì nên tiếp cận từ những giá trị chung lớn nhất,đó là tính Nhân văn và tính Thẩm mỹ.Mừng là các tiền nhân trí tuệ VN gồm cả bác họcdân gian đều đã có quan niệm chung khá bền vững cho thơ ca nói riêng và nghệ thuật nói chung,đó là tính chất chân,thiện,mỹ, cái tâm (tức lương tâm-Nguyễn Du), cái trí (tức trí tuệ)và chức năng chở đạo (tức chân lý, đạo lý-Nguyễn Đình Chiểu).Và tất nhiên nhà thơ, gián tiếp qua tác phẩm của mình mang đến cho con người ánh sáng,tiến bộ, niềm hạnh phúc cũng những giá trị mỹ cảm khác như thanh lọc tâm hồn, hướng thiện, đả phá cái xấu, tự trào-tự phê... mà những phẩm chất cơ bản trên có trong sáng tác tạo nên.Hiểu như vậy,tức là khái niệm Nhà thơ đáp ứng được cả tính quốc gia và quốc tế, truyền thống và hiện đại. Và định nghĩa Nhà thơ không bị dài dòng như bài phân tích, luận giải--Hamdoc 09:36, ngày 1 tháng 9 năm 2008 (UTC)

Đặc điểm nhà thơ[sửa mã nguồn]

Phần này được viết theo ý chủ quan, do vậy theo tôi mục này không cần thiết. Tương tự như dặc điểm bác sĩ, đặc điểm phi công, đặc điểm tổng thống v.v...viết ra rõ ràng như thế này, nhiều khi sẽ phạm tự ái của các nhà thơ đó. Casablanca1911 05:55, 9 tháng 8 2006 (UTC)

Phần này đã được viết lại rồi bạn ạ.--Bùi Dương 10:08, 9 tháng 8 2006 (UTC)

Thắc mắc[sửa mã nguồn]

Ở trang chính có nêu tên ba người là:

Mong thành viên soạn bài này nêu sơ lược thành tích làm thơ Đường của ba vị này, kẻo tôi cho là quảng cáo. Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 00:09, ngày 22 tháng 9 năm 2010 (UTC)[trả lời]


Đây là một trang có tính tổng hợp. Các nhận vật khác trong trang này có đường link dẫn đên trang riêng, ngoại trừ vài người chưa có, chẳng lẽ lại ghi tiểu sử vài người đó vào bài này coi sao được. Mặt khác khi có người đề xuất 1 nhân vật nào đó, ắt nhân vật đó cũng có ít nhiều tiếng tăm, tôi thí dụ thơ của Đinh Vũ Ngọc hay Hà Trung Yên được nhạc sĩ có tên trong đây phổ nhạc, các ca sĩ có tên trong đây hát, lẽ nào họ lại không được nhắc đến trong đây sao. Bạn nói thế thì tôi sẽ lập trang riêng cho họ vậy, người nào tôi search đủ tư liệu thì tôi viết trước. Một điều khác tôi muốn nói là khi có trang nào đã viết ra, tôi đề nghị quý bạn hãy cân nhắc kỹ khi viết lời phê bình vào các trang thảo luận vì qua đó cũng phản ánh không ít trình độ và tư cách của chúng ta Okitachanhcm (thảo luận) 09:10, ngày 17 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]