Thảo luận:Thiên hoàng

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

WandrerX có thể giải thích cho rõ, vì sao "không được gọi Hirohito sau khi chết"? Đấy là kỵ húy của người Nhật chăng? Avia (thảo luận) 02:00, 3 tháng 11 2006 (UTC)

Theo bài en:Hirohito: Tuy ông thường được gọi là Hirohito, hay Nhật hoàng Hirohito ngoài Nhật Bản, xưa nay những Nhật hoàng đều được gọi bằng thụy hiệu. Việc này cũng giống như trong các vua Việt Nam thôi, hầu hết đều được biết bằng tên được đặt sau khi chết (miếu hiệu). Nguyễn Hữu Dng 02:55, 3 tháng 11 2006 (UTC)

Tên các bài Thiên hoàng[sửa mã nguồn]

Hiện có ba xu hướng mà tôi nghĩ về tên các bài vua Nhật (thụy hiệu):

  • Để tất cả bằng phiên âm Romaji (Kotoku, Mommu, Meiji, Showa,...).
  • Để những tên Hán-Việt thông dụng. Minh Trị thì quá quen thuộc đối với chúng ta rồi, Chiêu Hòa cũng được những nguồn gov.vn như Từ điển Bách khoa Toàn thư Việt Nam, trang này, trang này hay trang này. Còn lại (Suizei, Nintoku, Gemmei, Shomu...) để tên phiên âm Romaji. Có thể thấy Kotoku, Tenji hay Mommu được dùng trong Từ điển Bách khoa Toàn thư Việt Nam, dù Bách khoa này ghi Minh Trị. Trang này cũng ghi Minh Trị nhưng ghi Jimmu.
  • Để tất cả bằng phiên âm Hán-Việt (Hậu Thủy Vĩ, Hậu Dương Thành, Đại Chính).

Tôi thì ủng hộ ý kiến thứ ba hơn: cho đồng nhất, vì Wikipedia viết về tất cả các vua này! Hơn nữa, viết thụy hiệu, niên hiệu bằng tên Hán-Việt, tên húy bằng romaji!--Dan2010 (Thảo luận, đóng góp) 10:07, ngày 21 tháng 4 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Ủng hộ tên thụy hiệu, miếu hiệu,... HV, tên húy phiên âm romaji. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 18:43, ngày 21 tháng 4 năm 2010 (UTC)[trả lời]