Thảo luận:Triệu Việt Vương

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 8 năm trước bởi 113.170.87.87 trong đề tài Untitled

Untitled[sửa mã nguồn]

Triệu Quang Phục (趙光復) Triệu Quang Phục người huyện Châu Diên (Hải Hưng), là dũng tướng dũng liệt, ông cùng cha là Triệu Túc theo Lý Nam Đế đánh dẹp giặc nhà Lương có công lớn, được Lý Nam Đế phong Tả Tướng Quân. Năm 546 Lý Nam Đế bị vây ở khuất Lão đã giao cho ông điều động binh mã đánh giặc nhà Lương. Sau khi được Lý Nam Đế trao toàn bộ binh quyền, Triệu Quang Phục thấy rõ lúc đó giặc còn mạnh, không thể đánh thắng ngay được nên đưa hơn một vạn quân từ miền núi về đồng bằng tìm cách đánh giặc. Vốn thông thuộc miền sông nước Chu Diên, ông đưa quân về Dạ Trạch (Bãi Màn Trò, Hải Hưng) một vùng đồng lầy rộng mênh mông, lau sậy um tùm, ở giữa có một bãi đất khô ráo có thể ở được. Đường vào bãi rất khó khăn, chỉ có thể dùng thuyền độc mộc, chống sào lướt nhẹ trên đám cỏ nước, theo mấy con lạch nhỏ mới tới được đại bản doanh của nghĩa quân.

	Ngay khi đem quân về Dạ Trạch, Triệu Quang Phục đã nghĩ đến việc tự túc lương thực để kháng chiến lâu dài. Ông chia quân ra làm nhiều toán: toán chặt cây làm trại, toán chuyên đục đẽo thuyền độc mộc, toán chuyên bắt cá, toán đi săn chim, vịt trời để nuôi quân. Lương thực thiếu, Triệu Quang Phục cùng nghĩa quân ăn củ súng, khoai dại, để dành thóc gieo mạ. Khi doanh trại đã căn bản xây dựng xong cũng là lúc tướng giặc là Trần Bá Tiên đánh hơi được, đem quân trùng trùng, điệp điệp đến bủa vây. Nhìn đầm rộng chỉ có lau sậy, tướng giặc đắc ý nói với tả hữu: 

Số phận quân Dạ Trạch đã được định liệu. Một vạn quân ăn chen chúc trong đầm tất sẽ chết vì đói. Ta chỉ cần vây mà không cần đánh.

Trần Bá Tiên chia quân lập thành một hệ thống đồn binh vây bọc kín khu đầm cắt đứt liên lạc, tiếp tế giữa nghĩa quân với dân chúng. Hắn không thể ngờ được, bên trong vòng vây, Triệu Quang Phục một mặt cho quân do thám theo sát hành tung giặc, mặt khác cho đắp bờ, khoanh bãi, tôn nền ruộng, gieo mạ để làm vụ chiêm. Hơn thế, vị tướng tài còn nhắm trước khu đất cao ở gần sông Cái để sửa soạn làm vụ sau. Tất cả những công việc này đều được tiến hành trong điều kiện thiếu thốn nông cụ và sức kéo. Vì vậy trong ngày hội xuống đồng, để làm gương cho binh sĩ, Triệu Quang Phục lúc cầm cày, khi cùng nghĩa quân thi nhau dùng đòn kéo thay trâu, không phân biệt trên dưới, tạo nên không khí phấn khởi trong sản xuất. Vì vậy sau những ngày thiếu thốn, nghĩa quân chẳng những có đủ lương ăn mà còn có thóc để dành, đủ sức quần nhau với giặc lâu dài. Theo lệnh Quang Phục: " Lúa quý như mệnh người", nghĩa quân vừa đánh giặc vừa thay nhau tiếp tục sản xuất.

	Bao vây lâu ngày không thấy nghĩa quân chết đói, ngược lại các đồn giặc liên tiếp bị đánh, lương thực bị cướp nên chính giặc lâm vào tình trạng thiếu thóc gạo trầm trọng. Giặc càng khó khăn, đêm đêm nghĩa quân đánh càng mạnh. 
	Sau khi Lý Nam Đế mất Triệu Quang Phục xưng hiệu là Triệu Việt Vương (趙越王). Dân gian gọi ông là Dạ Trạch Vương (夜澤王). Đến năm Canh Ngọ (550) nhân nhà Lương có loạn to, thế giặc suy yếu, Triệu Việt Vương từ căn cứ Dạ Trạch, biết rõ gan ruột giặc, xuất toàn quân giao chiến, giết được tướng giặc là Dương Sàn, thu lại Kinh đô, khôi phục lại nền độc lập. 
Khi Lý Nam Đế thất thế chạy về Khuất Lão thì người anh họ là Lý Thiên Bảo cùng người anh trong họ là Lý Phật Tử đem quân chạy vào Cửu Chân. Bị quân Lương truy đuổi, Lý Thiên Bảo, Lý Phật Tử phải ở đất của người Di Lạo, đến đóng ở động Dã Năng, xưng là Đào Lang Vương. Năm ất hợi (555) là năm thứ 7 của đời Triệu Việt Vương, Lý Thiên Bảo mất, không có con, binh quyền về tay Lý Phật Tử. 
	Đến năm Đinh Sửu (557) Lý Phật Tử đem quân về đánh Triệu Việt Vương để giành ngôi nhà Lý. Nhưng đánh không thắng, Phật Tử xin chia đất giảng hòa. Triệu Việt Vương nghĩ tình họ Lý, cũng thuận chia đất cho Lý Phật Tử. Phật Tử đóng ở Ô Diên (làng Đại Mỗ, Từ Liêm) Triệu Việt Vương đóng ở Long Biên, lấy bãi Quần Thần (làng Thượng Cát, Từ Liêm) làm giới hạn. Triệu Việt Vương còn gã con gái là Cải Nương cho Nhã Lang con Phật Tử để tỏ tình hòa hiếu. Nhưng Phật Tử vẫn có ý muốn thôn tính. Bởi vậy, Phật Tử khẩn trương chuẩn bị lực lượng chờ cơ hội hành động. 
	Năm Tân Mão (571), Phật Tử phản trắc, bất ngờ đem quân đi đánh Triệu Việt Vương. Vì không phòng bị Triệu Việt Vương thua chạy đến cửa biển Đại Nha (tức Độc Bộ ngày nay) thuộc Yên Nhân – Ý Yên–Nam Định, cùng đường gieo mình xuống biển tự vẫn. Vua mất ngày 14-7-571, ở ngôi được 23 năm.
Năm Trùng Hưng thứ nhất (1285), vua Trần Nhân Tông sách phong Minh Đạo Hoàng Đế. Năm Trùng Hưng thứ tư, vua ban thêm hai chữ "Khai cơ". Năm Long Hưng thứ 2 (1313), Vua Trần Anh Tông ban thêm bốn chữ: "Thành Liệt Thần Vũ".
  • Thờ phụng

Người đời sau lập đền thờ ông ở cửa biển Đại Nha (Đại Nha có tên khác là Đại Ác, thời nhà Lý đổi là Đại An), nay là cửa Liêu (cửa sông Đáy). Các đền thờ tập trung chủ yếu ở vùng ven biển 2 tỉnh Ninh Bình và Nam Định. Ninh Bình hiện là tỉnh có nhiều đền thờ Triệu Việt Vương nhất. Huyện Kim Sơn-Ninh Bình nay nằm ở cửa sông Đáy, có rất nhiều đền thờ Triệu Việt Vương như Đình Chất Thành (xã Chất Bình, Kim Sơn), miếu Thượng (xã Thượng Kiệm, Kim Sơn), đền Ứng Luật (Quang Thiện, Kim Sơn), đình xã Lưu Phương, Kim Sơn. Tại vùng văn hóa cửa biển Thần Phù, xã Yên Lâm, huyện Yên Mô, Ninh Bình có đình Phù Sa là di tích văn hóa cấp quốc gia thờ Triệu Việt Vương là thành hoàng làng. Xã Yên Từ cũng có đền thờ Triệu Việt Vương. Tại Ngã ba mỏ neo (sông Hoàng Long, Hoa Lư) người dân cũng lập đền thờ Triệu Việt Vương. Yên Khánh là vùng đất thuộc cửa biển xưa nay đã lùi xa vào đất liền, tại đây có hàng chục đền thờ Triệu Quang Phục nằm ở các xã như: đền Duyên Phúc xã Khánh Hồng, đền Triệu Việt Vương ở Thị trấn Yên Ninh, đền Triệu Việt Vương ở xã Khánh Hải,... Ở Nam Định, Ông được thờ tại chùa Độc Bộ, huyện Ý Yên. Một nơi khác ở Nam Định nữa thờ ông là chùa Thiên Biên Tự, thuộc xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu. Tại vùng đất mới xã Nam Điền huyện Nghĩa Hưng nằm ở gần cửa Đáy, người dân cũng xây dựng đền thờ. Tại thôn Dương, Yên Dương, Ý Yên cũng có đền thờ Triệu Quang Phục, nhưng bị phá bỏ, đến năm 2011 người dân nơi đây đã góp tiền xây lại đền thờ Triệu Việt Vương.xã YÊN NHÂN hiện có nhiều đền tho TRIEU QUANG PHUC nhung đền tho chính đuoc tho tai đền ĐỘC BỘ. lễ hội hàng năm bắt đàu tu ngày 10 đến 15 tháng 8 âm lịch

       tác giả: Bùi Văn Ngọ

Bùi Văn Ngọ nào mà tham khảo sử cũ nào mà tự viết bài thế này; không khéo viết luận án thạc sĩ cũng nên. Ví dụ này là ví dụ tiêu biểu cho nền sử học nước nhà. Chả nghiên cứu gì cả, chỉ chép lại sử cũ.

Đã gọi là nghiên cứu, tức là anh phải có cái gì mới, ví như Tôn Lai Thần, mấy tay sử châu Âu nhận định về Đại Việt sử ký toàn thư; Phong trào Tây Sơn,...

Chứ như tay Ngọ này, copy trong sử cũ rồi tóm tắt, tự đề tên tác giả. Chết thật; mấy tay đầu ngành sử, cũng toàn copy sử cũ, chả nghiên cứu gì hết. 113.170.87.87 (thảo luận) 13:10, ngày 7 tháng 11 năm 2015 (UTC)Trả lời

Thưa các vị tổ tiên nước Việt, Đức vua Triệu Việt Vương[sửa mã nguồn]

Người con, cháu ngu dốt của các ngài xin được viết tiểu sử về các ngài với sự thật, công chính, tấm lòng trong sáng. Xin các vị tổ tiên phù trợ cho, để cho con cháu thấy được sự thật về các ngài.

Cũng xin trừng trị những kẻ nào tâm địa đen tối, muốn viết sai lệch lịch sử.

Cẩn cáo. 14.172.87.248 (thảo luận) 19:07, ngày 31 tháng 10 năm 2015 (UTC)Trả lời

Cái gì gọi là truyền thuyết[sửa mã nguồn]

Sử ghi thế nào, các ông phải ghi thế đó, tự tiện thêm vào truyền thuyết rồi tự giải thích này kia. Các ông có quyền gì, tư cách gì mà cho rằng đó là điều không đúng ?

Thế các ông bảo Eva, Adam với người phương Tây cũng là truyền thuyết không có thật, này kia; thế các ông thờ cúng tổ tiên làm gì ? Cái gì mà không chắc chắn, đừng đem cái tâm lý vô thần, cái suy nghĩ tôn giáo là thuộc phiện áp dụng vào.

Các sử quan đã ghi rành rành, đúng hay sai tôi không cần biết, các ông cái quái gì mà đòi diễn giải lịch sử ?


14.172.87.248 (thảo luận) 19:07, ngày 31 tháng 10 năm 2015 (UTC)Trả lời

Vui lòng thêm các đoạn nhỏ với 2-3 nguồn đầy đủ kiểm chứng, nguồn xin dẫn số trang rõ ràng, như vậy sẽ không có tranh chấp. Hãy bình tĩnh.  A l p h a m a  Talk 02:45, ngày 5 tháng 11 năm 2015 (UTC)Trả lời
IP à, các sử gia xưa cũng thận trọng chỉ ghi là "tục truyền rằng" (Đại Việt sử ký toàn thư, Ngoại kỷ quyển 4: "tục truyền rằng thần nhân trong đầm là Chử Đồng Tử bấy giờ cưỡi rồng vàng từ trên trời rơi xuống, rút móng rồng trao cho vua, bảo gài lên mũ đâu mâu mà đánh giặc") chứ không khẳng định chắc chắn bạn ạ.--Trungda (thảo luận) 04:31, ngày 5 tháng 11 năm 2015 (UTC)Trả lời

Cái gì không có nguồn, tôi xóa. Sao cứ lằng nhằng thế nhỉ ?113.170.87.87 (thảo luận) 13:46, ngày 6 tháng 11 năm 2015 (UTC) ông kia bảo bình tĩnh; vậy bình tĩnh như mấy ông dlv, ngồi không mà vẫn có tiền à ? bình tĩnh sửa từng li từng tí; cả 1 bọn ăn không ngồi rồi, không biết bài có nguồn, chỉ đi tuần tra lăng nhăng, cãi nhau vớ vẩn.Trả lời

thời gian thì trôi mau, ai cũng đâu có thời gian lên mạng như mấy ông kia. 113.170.87.87 (thảo luận) 13:51, ngày 6 tháng 11 năm 2015 (UTC) wiki Việt có bao nhiêu năm rồi, mà cái bài quan trọng như này không có nguồn. Các ông cũng không biết tự thêm vào à ?Trả lời

toàn loại ăn tục nói phét; nói thì hay lắm, mấy bài vua của nước Việt đấy, thêm nguồn vào đi. Thằng nào cũng sách vở, trích dẫn này kia, toàn loại bốc phét.

Thế này, thế kia, chỉ đạo hay lắm nhưng chả có tác dụng gì cả. 113.170.87.87 (thảo luận) 13:55, ngày 6 tháng 11 năm 2015 (UTC) đấy, mấy tay bqv viện này viện kia, alphama nữa, giỏi thì viết 1 bài cho mọi người xem nào. có nguồn là được, câu cú cho có đầu có đuôi. các ông không làm, giờ cứ như quan, ngồi chỉ tay thì ai nghe.Trả lời

113.170.87.87 (thảo luận) 13:56, ngày 6 tháng 11 năm 2015 (UTC) tôi cũng ý nói là tục truyền rằng; sao các ông tự tiện ghi là Truyền thuyết; rồi đánh giá giống với cái này cái kia, ai cho các ông đánh giá ?Trả lời

113.170.87.87 (thảo luận) 13:58, ngày 6 tháng 11 năm 2015 (UTC)Trả lời

IP, tôi cũng viết nhiều bài nhưng bài về sử học tôi không thấy có hứng thú, tôi từng viết bài Gia đình Việt Nam, Lê Phổ, ... bạn xem thử.  A l p h a m a  Talk 16:56, ngày 6 tháng 11 năm 2015 (UTC)Trả lời

Viết không có nguồn[sửa mã nguồn]

Tình trạng này của wiki Việt đang diễn ra ngày càng tồi tệ, nhất là chủ đề lịch sử. Ai cũng tự tiện diễn giải lịch sử, tự viết lung tung cả lên. Viết cái gì cũng phải có nguồn chứ nhỉ ?

BQV, mod, tuần tra, cả 1 đống mà không anh nào nhắc nhở cả. Ai tạo ra những bài không nguồn, tự tiện bình luận này kia vớ vẩn ?

Cả bài mà không trích dẫn 1 tác phẩm nào cả, như bài này, tôi thấy các ông bị bệnh rồi hay sao ấy. Hay làm rồi nó cho dăm ba đồng rồi cứng họng hết rồi.

Sức dài vai rộng, tự cho mình là giỏi, ra mà làm ngoài, thiếu gì việc, sao các ông cứ thấp kém thế đếch nào ấy nhỉ ? 113.170.87.87 (thảo luận) 14:02, ngày 6 tháng 11 năm 2015 (UTC)Trả lời

Không ai có sức để quản lý hết ở cái dự án không trả lương (nói thẳng là không công) như thế này, mời bạn chỉ ra các điểm sai ở đây rồi sửa dần dần, mọi người đều có quyền tự do đóng góp, bạn cũng có quyền đó nhưng lưu ý phải đúng theo quy định và tinh thần của Wikipedia. Chúc bạn vui!  A l p h a m a  Talk 16:53, ngày 6 tháng 11 năm 2015 (UTC)Trả lời