Thảo luận Thành viên:Sholokhov/Quân sự 3

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 10 năm trước bởi Minh Tâm-T41-BCA trong đề tài Pháo 125 mm trên T54/55

G. F. Zakharov, I. E. Petrov và L. D. Mekhlik tại PDQ Byelorusia 2[sửa mã nguồn]

1- Phần diễn biến của Chiến dịch Mogilev khá chi tiết. Mình sẽ bổ sung thêm một số dẫn chứng từ chính những tướng lĩnh Nga đã chiến đấu tại đó. Nếu Khov đồng ý, mình sẽ bổ sung vào phần kế hoạch về việc L. D. Mekhlik đã "loại" I. E. Petrov bằng cách nào (để tranh công) và "trò hề với cuốn sổ tay Chiến thuật xung phong" của G. F. Zakharov ra sao cũng như sự can thiệp của S. M. Stemenko để cứu vãn tình trạng "lùng nhùng" ở PDQ Byelorussia 2 ngay sát trước chiến dịch. Dù đây là hướng thứ yếu nhưng vẫn có vai trò quan trọng trong toàn bộ chiến dịch Bagration. Té ra, mọi sự không hề suôn sẻ như người ta vẫn nghĩ.
2- Trong Chiến dịch Bagration có sự đóng góp đáng kể của Giang đội Pripyat thuộc Giang đoàn Dniepr (Liên Xô) trong các hoạt động đổ bộ đường sông trên các con sông Dniepr và Pripyat. Có lẽ nên có bài riêng về hoạt động của giáng đội này. Mình cõng còn đang suy nghĩ đến sự đóng góp của Trung đoàn Normandie-Nieman trong các trận đánh ở Chiến dịch Byelorussia. Tiếc rằng tư liệu về họ còn ít (mới chỉ có ba cuốn sách và vài bái báo viết về họ). Khov thấy sao ?
3- Còn việc tiêu diệt Tập đoàn quân 4 (Đức) ở phía Đông Minsk thì quá rõ rồi. Đây là Tập đoàn quân Đức thứ ba bị xóa sổ trong Chiến dịch Bagration. Nen nhớ rằng tại Chiến dịch Stalingrad, chỉ có mỗi Tập đoàn quân 6 bị xóa sổ thôi. --Двина-C75MT 13:56, ngày 15 tháng 10 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Sở dĩ Tập đoàn quân 6 (Đức) ở trong vòng vây tại Stalingrad đông đến thế là vì do quyền năng và uy tín của Paulus cùng với lời hứa "sẽ đặt pháo đài Stalingrad dưới chân Quốc trưởng", nó đã được Adolf Hitler ném vào vòng vây thêm 3 sư đoàn Đức lấy từ lực lượng dự bị. Ngoài ra, trong số quân bị vây có Quân đoàn xe tăng 14 (4 sư đoàn), 2 sư đoàn bộ binh và 1 sư đoàn kỵ binh Romania, 1 sư đoàn đổ bộ đường không vốn không phải là quân của Paulus. Binh lực chính thức của Tập đoàn quân 6 tại trận Stalingrad chỉ có 11 sư đoàn. Nhiều hơn Tập đoàn quân 9 ở mặt trận Byelorussia năm 1944 1 sư đoàn. Vì thế mà Frisser mới tính hụt đi số quân Đức bị vây, bị tiêu diệt và bị bắt trong Chiến dịch Cái Vòng, giống như mình và Khov tra Lexikon để tìm thương vong của quân Đức trong các chiến dịch ấy. --Двина-C75MT 14:23, ngày 15 tháng 10 năm 2012 (UTC)--Trả lời

L. D. Mekhlik "dìm hàng" I. E. Petrov[sửa mã nguồn]

Chưa tìm thấy chứng cứ nhưng nhiều khả năng là có. Khi đó, I. E. Petrov chỉ huy khu phòng thủ Sevastopol. Ông đã cố hết sức để kéo đến một nửa Tập đoàn quân 11 Đức về phía mình (khoảng 6/12 sư đoàn). Nhưng PDQ Krym có bộ máy chỉ huy lục đục, lại phối hợp theo kiểu "đàn anh" với Hạm đội Biển Đen mà Phó đô đốc Vladimirsky lại là người rất thẳng tính nên Chiến dịch Kerch thất bại. Sau đó, I. E. Petrov được giao chỉ huy Cụm Biển Đen và đánh tốt, hơn hẳn Cụm Bắc Kavkaz của I. I. Maslenikov. "Cuộc rửa tội đối với người Do Thái lỗi lầm" đã cứu L. D. Mekhlis nhưng phần lớn tướng lĩnh trong Đại bản doanh không phục, kể cả I. E. Petrov. Chẳng qua vì họ nể sợ I. V. Stalin mà thôi. --Двина-C75MT 14:37, ngày 15 tháng 10 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Mình chưa được đọc "Người chỉ huy bên sông Oder". Nói chung thì mình ít đọc những tác phẩm có tính tuyên truyền. Mình chỉ chú ý đến tài liệu góc, đến những văn kiện có tính chuyên môn (kể cả hồi ký nếu như có tính chất đó), và đương nhiên là có vấn đề về khoa học quân sự. Ngay cả khi dẫn chứng trên wiki, nếu thấy tác phẩm nào nặng về "kể chuyện chiến hào" hơn là "phân tích tình huống tác chiến" thì mình cũng rất ít khi sử dụng do tác giả của nó khi viết những dòng chứ ấy đã bị chi phối bởi cảm tính của các nhân họ. Đọc nó thì rất có giá trị. Nhưng dẫn chứng nớ vào wiki thì khó. Vì vại, do tính "cởi mở" nên wiki là một cộng đồng phi bách khoa cho dù nó mang tiếng là "Từ điển bách khoa". Sự cởi mở đó, một mặt đem lại tính đa dạng trên wiki; nhưng mặt khác lại rất dễ biến wiki thành một forum. Cái này thì chắc các BQV rõ hơn ai hết. --Двина-C75MT 14:36, ngày 16 tháng 10 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Cái này không mấy liên quan đến lộ trình của Dự àn WW 2. Những mình có (tạm là biết) một số thứ:

Một là Stalin đã nhận ra vai trò của của Zhukov không chỉ ở STAVKA mà còn ở các tập đoàn quân. Cái này thì các nhà báo chỉ có thể làm chuyện "bắc chõ nghe hơi". Vì trong chiến tranh, chuyện "hư-thực" không thể nói được nhưng lại được phơi bày trong chuyến thăm của N. S. Khrushov. Chỉ còn vấn đề là sau các sự kiện ấy. Liên Xô (trước đây) và Việt Nam (hiện nay)
Hai là K. M. Simonov có tiếc thì ông ấy cũng chẳng lấy gì làm tiếc vì mọi bí mật đã được giữ kín, nó đảm bảo cho cuộc giải phóng Mink và sau đó là Viniush. n--Двина-C75MT 15:19, ngày 16 tháng 10 năm 2012 (UTC)--Trả lời

A. M. Vasilevsky cũng không biết vì ông ấy không tham gia soạn thảo kế hoạch Bagration từ đầu mà còn đang bận chỉ đạo Chiến dịch Krym (1944) ở phía Nam. Ngày 14 tháng 5 năm 1944, trên đường đi thị sát Sevastopol sau khi được giải phóng, khi qua đồi Markenzi, xe Jeep của A. M. Vasilevsky bị trúng phải một quả mìn Đức cài lại mà công binh không gỡ hết. Và may mắn, đó là quả mìn vướng nổ chống bộ binh chứ không phải mìn chống tăng. Lái xe bị gãy chân trái, động cơ xe và hai bánh trước văng ra xa mấy mét. Chính cái động cơ xe "tội nghiệp" ấy đã che chắn cho ông và người lái xe. A. M. Vasilevsky ngồi cạnh lái xe bi va đập vào đầu rất mạnh và bị mảnh kính vỡ làm bị thương ở mặt. Ngay chiều hôm đó, A. M. Vasilevski được máy bay đưa về Moskva chữa trị. Các bác sĩ quân y lưu ông tại Bệnh viện quân y cao cấp Moskva mười ngày để tổng kiểm tra sức khỏe. Ngày 24 tháng 5, ông mới được các bác sĩ "tha" và kể từ đó, ông mới được biết kế hoạch hành động của Chiến dịch Bagration nhưng đó là kế hoạch đã hoàn chỉnh và đã được triển khai đến các phương diện quân. Anh nào chỉ biết việc của anh nấy. Xét trường hợp của G. K. Zhukov trong Chiến dịch Sao Hỏa thì trường hợp của A. M. Vasilevsky cũng không có gì quá đặc biệt. Không phải I. V. Stalin hay Đại bản doanh nghi ngờ A. M. Vasilevsky mà khi NKVD hay OGPU phát hiện một trong những cấp dưới hay tiếp xúc với A. M. Vasilevsky có biểu hiện nghi ngờ nhưng chưa xác minh rõ, họ sẽ cô lập thông tin cho đến khi làm rõ. Điều này là hoàn toàn bình thường trong công tác phản gián. --Двина-C75MT 08:58, ngày 17 tháng 10 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Khi A. M. Vasilevsky bận điều phối chỉ huy các phương diện quân Ukraina 3 và 4 ở phía Nam thì đại tướng A. I. Antonov quyền Tổng tham mưu trưởng. Nghĩa là Tổng tham mưu trưởng trên thực tế. Cách làm việc linh hoạt này của STAVA bảo đảm cho cả bộ máy hoạt động thông suốt và liên tục ngay cả khi vắng mặt một vài người nào đó do đang công tác hay chỉ huy chiến đấu ở xa. Đồng thời, một trong những nguyên tắc làm việc bất di bất dịch của STAVKA là việc ai nấy bết, không có nhiệm vụ thì không được tìm hiểu công việc của người khác. Khi đã có người khác thay thế công việc của mình đang làm (chứ không phải là thay chức vụ) thì phải chờ đến khi bàn giao lại mới tiếp tục làm việc đó. --Двина-C75MT 09:37, ngày 17 tháng 10 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Re: uk:Файл:Перегони укр в'єтн.gif[sửa mã nguồn]

Có "gây thù chuốc oán" gì đâu ? Cái hình ấy được mô tả là "Cuộc đua của wikipedia tiếng Ukraina và wikipedia tiếng Việt", có cắm cái cờ Tàu hay cờ Thụy điển hay cờ gì lên đó thì cũng thế cả thôi. Ẩn ý họ muốn nói trong bức tranh động ấy là wiki của họ thì được xây dựng bằng công nghệ hiện đại, chính xác nên vuông vắn, phẳng phiu, cân đối và vì thế mà còn có thể xây cao hơn nữa. Còn wiki tiếng Việt thì xây bằng phương pháp thủ công, xộc xệch, chỗ lồi chỗ lõm, chỗ ra chỗ vào, kỹ thuật sai lệch lung tung cả nên phải chằng néo vì có nguy cơ nghiêng đổ và khó có thể xây cao hơn được nữa. Một lời khuyên rất đáng chú ý cho vi:wiki. Đáng lẽ ta phải cảm ơn họ vì họ đã nhắc nhở chúng ta về những chỗ yếu của mình. --Двина-C75MT 01:19, ngày 18 tháng 10 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Tốt nhất là kệ họ. Việt mình xây dựng bài trên wiki thì mình cứ làm. Còn cứ cố nói cho to cũng chẳng to hơn được đâu. Hơi đâu mà tức cho mệt người hả Khov ? Hãy học cách kìm nén của I. V. Stalin đi.--Двина-C75MT 06:42, ngày 19 tháng 10 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Bagration vùng Baltic[sửa mã nguồn]

Để tiếp tục tấn công trên hướng Pribaltic, STAVKA quyết định như sau:

  1. Điều động đến PDQ Pribaltic 1: Tập đoàn quân 39 (7-7), Tập đoàn quân cận vệ 2 (14-7), Tập đoàn quân 51 (14-7), Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5 (15-7), Quân đoàn cơ giới cận vệ 3 (15-7).
  2. Đồng chí Sholokhov chịu trách nhiệm bảo đảm cung cấp đạn dược, nhiên liệu, hậu cần kỹ thuật, lương thực, thực phẩm, thuốc men, rượu Vodka và chỉ huy các tập đoàn quân nói trên đánh tốt.
  3. Đặc biệt chú ý hướng Liepaya - Memen (Klaipeda) - Siaulyai là nơi Tập đoàn quân xe tăng 3 (Đức) đã được tái lập.
  4. Nếu có thời cơ thì đột kích vào Riga, chia cắt Cụm tập đoàn quân Bắc với Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức).
  5. Chú ý khép chặt sườn trái với PDQ Byelorussia 4 trên tuyến sông Dubisa.
  6. Yêu cầu các PDQ Pribaltic 2 và 3 khẩn trương tiến công để PDQ Pribaltic 1 không bị hở sườn phải.
                                                                                         =STAVKA=

--Двина-C75MT 09:38, ngày 19 tháng 10 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Các PDQ Byelorussya 1 và 2 thừa sức làm chuyện đó. Họ có ít nhất 12 TĐQ, trong đó có 1 Tập đoàn quân xe tăng và 5 quân đoàn xe tăng, cơ giới, kỵ binh tăng cường. Cần gì về chiến dịch này thì ru:wiki và en:wiki sẽ phải "hỏi" vi:wiki. --Двина-C75MT 10:14, ngày 19 tháng 10 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Đâu có ? Đó là chiến trường có các PDQ Leningrad, Volkhov, Tây Bắc, Pribaltic 1, 2. 3 mà Khov đã rất quen thuộc bấy lâu nay. Biết tại sao không ? Gắn với một vật thể, sự kiện mà mình đã qua viết lách về nó mà gắn bó với nó thì mới đủ và thừa cảm hứng để viết tiếp. Thế thì "văn" mới "hay" được. Không biết Khov có cảm hứng này không ? Nhưng qua nghiên cứu tài liệu thì chắc Khov đã "quen biết" nhiều tư lệnh PDQ Liên Xô và cả "tính nết" của các tư lệnh TĐQ 16, 18 (Đức). Còn lại thì nhiệm vụ của Khov tai Pribaltic không đơn giản. Trước mắt chỉ là bao vây Tập đoàn quân 18 và một phần tập đoàn quân 16 tại bán đảo Kurlandya. Nguyên vụ này đã "mệt" rồi. Xa hơn nữa là Chiến dịch Đông Phổ rất phức tạp. Ngoài Khov ra, hiện nay không có ai trong dự án WW 2 có thể đảm nhận được nhiệm vụ trên hướng khó khăn này của Mặt trận Xô-Đức. Поздравления с победой на день. --Двина-C75MT 07:20, ngày 20 tháng 10 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Lực lượng Đức trên hướng Siaulyai - Memen - Liepaya[sửa mã nguồn]

Không kể tàn quân của Tập đoàn quân 16 bị đánh tan trên hướng Daugappinsk - Rezekne, Tập đoàn quân xe tăng 3 tái lập bởi các đơn vị mới khá mạnh gồm:

  • Quân đoàn xe tăng 39 (từ ngày 16 tháng 9 năm 1944) gồm: Sư đoàn xe tăng 4, Sư đoàn xe tăng 12, Sư đoàn xe tăng cảm tử "Großdeutschland" và một phần Sư đoàn xe tăng 5 bỏ chạy từ Minsk về (1 trung đoàn tăng, 1 tiểu đoàn cơ giớ)i.
  • Quân đoàn xe tăng 40 (từ ngày 16 tháng 9 năm 1944) gồm: Sư đoàn xe tăng 19, một phần Sư đoàn xe tăng 5. Các sư đoàn bộ binh 201, 551. Đến tháng 11 năm 1944 có thể có thêm Sư đoàn xe tăng 25.
  • Quân đoàn bộ binh 9 gồm Sư đoàn bộ binh 252, Cụm tác chiến sư đoàn xe tăng 20 (không còn xe tăng), Cụm tác chiến sư đoàn bộ binh 87, Cụm phòng thủ Sperr-Verband của tướng Eckhardt, Cụm quân cảnh sát dã chiến của tướng Von Gottberg.
  • Quân đoàn hỗn hợp 12 SS gồm Sư đoàn xe tăng 7, Sư đoàn bộ binh cảm tử 548.
  • Quân đoàn bộ binh 26 gồm các Sư đoàn bộ bính 1, 56; Sư đoàn bộ binh cảm tử 549; một phần sư đoàn bộ binh xung kích 290; cụm tác chiến Oberst Schirmer và Lữ đoàn xe tăng cảm tử Von Werthern.

Hy vọng với mấy tập đoàn quân vừa được bổ sung, kể cả Tập đoàn quân xe tăng 5 do tướng V. T Volssky chỉ huy (thay nguyên soái xe tăng P. A. Rotmistrov). Khov sẽ thắng trận ở vùng Baltic. --Двина-C75MT 07:44, ngày 20 tháng 10 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Ồ..! Trên wiki chứ có phải trên mặt trận đánh dám thực sự đâu ? Không thể "ép ra văn" được. Chiến sự càng mau lẹ, người viết sử càng ngẫm nghĩ thì mới "ra chuyện" được. À! nhân tiện Khov ghé qua chỗ này một tý. Mình thấy cái đó cũng hay hay. --Двина-C75MT 08:01, ngày 20 tháng 10 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Thay cái link cho bác Tâm, chắc bác trèo rào qua tường lửa? Demon Witch (thảo luận) 09:48, ngày 20 tháng 10 năm 2012 (UTC)Trả lời

"Sách đen"[sửa mã nguồn]

Thực ra thì trên đời này, "đen hay trắng" do thế giới quan và nhân sinh quan của mỗi người. Đối với mình, "sách đen" vẫn có những giá trị nhất định. Nó cho thấy người ta "đen" thế nào, "đen" chỗ nào, tại sao ? Khi sách ấy được tung ra, nó có lợi cho ai ? Ai khai thác nó ? Khai thác nó vào mục đích gì ? Để làm gì ? Mình học được cách tư duy này từ Karl Mars khi ông nói ông thích nhất câu cách ngôn: "Không có cái gì thuộc về mọi người mà lại xa lạ với tôi".--Двина-C75MT 09:34, ngày 20 tháng 10 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Còn về "Doping tinh thần" thì mình đã xem cả chục lần đoạn phim này. Nó ở trong loạt phịm "Trận Moskva" của Ozerov. Nếu Khov coi nó như "Doping tinh thần" thì Khov đã hiểu tại sao "Bài ca thánh chiến" này đã theo Quân đội Liên Xô trong suốt cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại và vẫn còn được vang lên trên Quảng trường Đỏ (Moskva) trong các lễ kỷ niệm Ngày chiến thắng hàng năm. --Двина-C75MT 09:43, ngày 20 tháng 10 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Một chút doping tinh thần nữa: Cuộc diễu binh có một không hai ở Moskva ngày 17 tháng 7 năm 1944]. --Двина-C75MT 11:02, ngày 20 tháng 10 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Và đến với cuộc thi Các bài hát trên truyền hình Châu Âu 2009 để xem người Nga đi từ truyền thống đến hiện đại một cách "ngọt" như thế nào. --Двина-C75MT 11:20, ngày 20 tháng 10 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Mình đã xem lại một số sách quan trọng, đúng là không có Chiến dịch Baranonovichi riêng biệt. Các trận đánh trên hướng này nằm trong một đòn hợp vây của PDQ Byelorussia 1 phối hợp với Giang đội Pripyat (thuộc Giang đoàn Dniepr) tại khu vực vòng cung Lublin-Brest-Baranovichi. Đáng lẽ có cả hướng Baranovichi nhưng các nhà viết sử Nga đã đặt tên như vậy rồi. Ta phải theo họ thôi --Двина-C75MT 11:28, ngày 20 tháng 10 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Giai đoạn tiếp theo của Bagration[sửa mã nguồn]

Trong bài Chiến dịch Bagration, ngay cả Taza cũng "bí dẫn chứng" từ Siaulyai, Kaunas và Vinius trở đi vì sử phương Tây cho rằng quân đội Liên Xô chiếm Minsk xong là "thảnh thơi" tiến đến sông Vistula mà chẳng phải đánh chác gì. Muốn tìm tư liệu về giai đoạn này, mời Khov vào kho sách của Двина-C75MT. Chỉ có điều là phải biết tiếng Nga hoặc nhờ máy đọc cho. --Двина-C75MT 11:44, ngày 20 tháng 10 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Đòn đánh vào Riga[sửa mã nguồn]

Ý đồ cô lập các tập đoàn quân 16 và 18 (Đức) ở khu vực Pribaltic đã có từ đầu năm 1944, khi hoạch định những vấn đề lớn cho chiến dịch Bagration. Ý đồ này lớn hơn đòn đánh vào Riga rất nhiều. STAVKA dự kiến mũi tấn công lớn vào Klaipeda hoặc Liepaya, không chỉ cô lập Tập đoàn quân các TĐQ 16, 18 mà còn cả phần lớn TĐQ xe tăng 3 (tái lập). Việc I. V. Stalin chưa vội cho I. Kh. Bagramyan tung xe tăng lên Riga là có lý do về chiến thuật - chiến dịch. Trong thời điểm PDQ Byelorussia đã tấn công Vilnius, sườn phải của nó sẽ bị hở nếu PDQ Pribaltic 1 không khép chặt ở hướng Siaulyai (điều này mình đã nói đến ở trên, Khov có thể tham khảo ở Bản đồ tổng thể Chiến dịch Bagration, có ở tất cả mục "Liên kết ngoài" của các bài). Thế nên. Chỉ khi PDQ Pribaltic 1 chiếm được Siaulyeai thì chỗ tiếp giáp giữa sườn phải của PDQ Byelorussia 3 và sườn trái của PDQ Pribaltic 1 mới được bảo đảm và khi đó, PDQ Pribaltic 1 mới có thể đánh lên Elgava. --Двина-C75MT 02:57, ngày 22 tháng 10 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Chiến dịch Šiauliai[sửa mã nguồn]

Đòn thọc sâu vào Tukums sở dĩ thất bại là do Phương diện quân Pribaltic 2 tấn công quá chậm. Đến giờ này mà Yeryomenko và Popov vẫn còn "ngồi" ở Rosmini và Ergli. Là đại diện của Đại bản doanh trên hướng này, Khov phải "thúc" quân của các PDQ Pribaltic 2 và 3 đánh mạnh hơn nữa. STAVKA ra lệnh:

  1. )Bỏ các cuộc đột kích vào Riga.
  2. )Miễn nhiệm vụ đánh vào Kaunas cho Tập đoàn quân 39 cho đến khi giải quyết xong Vilinius.
  3. )Điều Tập đoàn quân cận vệ 2 đến khu vực Siaulyai và bố trí phòng thủ từ Floryanishky đến Elgava.
  4. )Buộc A. I. Yeryomenko và M. M. Popov phải hành động tích cực hơn. Nếu chậm trễ sẽ bị cách chức, Hiện này, tại mặt trận Leningrad vẫn còn gần chục chiến dịch lớn nhỏ chưa "đánh" xong
  5. )Không được dùng Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5 vào phòng ngự mà phải giữ để mở Chiến dịch Memen.
  6. )Từ ngày 7 tháng 7 năm 1944, lực lượng địch ở quanh Siaulyai như sau:
  • Tập đoàn quân xe tăng 3 gồm:
    • Quân đoàn xe tăng 39 (tái lập) gồm các sư đoàn xe tăng 4, 12 và một phần sư đoàn xe tăng 5. Có tin Sư đoàn xe tăng "Großdeutschland" cũng sắm chuyển từ hướng Yashy - Kishinev lên.
    • Quân đoàn xe tăng 40 gồm một phần Sư đoàn xe tăng 5, Lữ đoàn xe tăng 103, các sư đoàn bộ binh 201, 551 và Cụm tác chiến Von Rothkirch
    • Quân đoàn bộ binh 12 SS gồm Cụm tác chiến Von Gottberg, Sư đoàn xe tăng 7, Sư đoàn bộ binh 548, Sư đoàn bộ binh 52, Sư đoàn bộ binh 391
    • Quân đoàn bộ binh 9 ở hướng Vilnius.
    • Quân đoàn bộ binh 26 ở hướng Vinius.
  • Tập đoàn quân 16:
    • Quân đoàn bộ binh 6 SS ở Riga gồm các sư đoàn bộ binh xung kích SS 15, 19, Sư đoàn bộ binh 93
    • Quân đoàn bộ binh 2 ở sông Yetsava gồm các sư đoàn bộ binh 23, 81, 329.
--STAVKA--Двина-C75MT 11:16, ngày 22 tháng 10 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Thánh ca của CTVQVĐ[sửa mã nguồn]

Đó là một tục lệ của người Nga, họ đứng dậy để tưởng niệm những người đã mất trong CTVQVĐ và cũng để tôn cao vinh quang của người Nga. Thế nên người ta mới gọi nó là bài "Thánh ca của Chiến tranh vệ quốc vĩ đại". --Двина-C75MT 04:07, ngày 23 tháng 10 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Kaunas[sửa mã nguồn]

Cảm ơn về "Chiến thắng Kaunas". Nếu tấn công Đông Phổ ngay, sẽ rất nguy hiểm ở cả hai bên sườn trái và phải do PDQ Pribaltic 2 tiến rất chậm. PDQ Byelorussia 1 và 2 đang mắc kẹt trên các tuyến sông Vítula và Narev. PDQ Pribaltic 1 cần mở mũi tấn công vào Memen - Liyepaya để chia cắt Cụm TĐQ Bắc và Cụm TĐQ Trung tâm. Các PDQ Byelorussia 1 và 2 phải dứt điểm khu vực Warshawa. Khi đó mới có thể tính đến Đông Phổ. PDQ Byelorussia 3 đang gặp rắc rối với các lực lượng AK ở Vilinius và Lida. PDQ Byelorussia 1 cũng gặp tình trang tương tự ở Baranovichi, Stolbtsy. PDQ Ukraina 1 cũng phải giải quyết vấn đề này ở Lvov. Shmers sẽ vào cuộc trong ngày hôm nay. --Двина-C75MT 02:07, ngày 24 tháng 10 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Quân đội Krajowa[sửa mã nguồn]

En:wiki viết theo quan điểm một phía của London. Quân đội Krajowa do London (cụ thể là Mi-6) nuôi dưỡng trả tiền và cung cấp vũ khí. Đổi lại, một mặt họ chống Liên Xô để đòi lại các vùng dất phía Đông "đường Curzon" (Biên giới Đế quốc Nga được phân định trước CTTG thứ nhất), mặt khác họ tổ chức các hoạt động do thám đối với cả quân Đức và quân Nga để cung cấp tài liệu tình báo cho London. Quân đội Krajowa là một tổ chức rất ô hợp, không chỉ bao gồm những người yêu nước Ba Lan chống phát xít mà còn bao gồm cả những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan, các toán phỉ Litva, Byelorussya và Latvia chống Xô Viết, cả những toán cướp đã hoành hành ở Đông Ba Lan từ sau năm 1920 đến năm 1939. Một quân đội đang tiến hành các chiến dịch quan trọng để đánh bại phát xít Đức như quân đội Liên Xô hay Anh, Mỹ hoặc bất kỳ quân đội nào cũng không thể để một tổ chức vũ trang vô chính phủ như vậy tồn tại và hoạt động trong hậu phương của mình. Sau các chiến dịch ở miền Tây Byelorussia, Tây Litva và Tây Bắc Ukraina năm 1944, quân đội Liên Xô yêu cầu Quân đội Krajowa gia nhập Quân đội nhân dân Ba Lan mà nòng cốt là Tập đoàn quân Ba Lan 1. Số đông những người thức thời của Quân đội Krajova đã gia nhập QĐND Ba Lan, số còn lại chống đối và bị bắt. Thâm ý của London là dùng quân đội này "dựa hơi" vào chiến thắng của Quân đội Liên Xô, làm ra vẻ chính họ là những người giải phóng Tây Byelorussya, Litva, Latvia và Ba Lan và để London có dịp chơi trò "chọc gậy bánh xe" đối Với Moskva. Chính phủ Hoa Kỳ khi đó không ủng hộ quan điểm này. Trong bài Quân đội Krajova bằng tiếng Nga, Ru:wiki có bằng chứng vạch rõ tính bất hợp pháp và sự vô tổ chức cũng như một số tội ác chống dân thường và các hoạt động cướp bóc của quân đội này. Số phận của quân đội này trên thực tế được định đoạt trong thất bại của "Khởi nghĩa Warrshawa" và sau chuyến đi Moskva tháng 10 năm 1944 của Wilston Churchill tới Moskva, nó đã được chính thức "xóa sổ" trong quan hệ Liên Xô-Anh. Sau chiến tranh, khi Quân đội yêu nước Ba Lan (chính thức) ở phía Tây gồm 195.000 người, trong đó có 120.000 người trở về Ba Lan và gia nhập Quân đội nhân dân Ba Lan thì các phần tử trong Quân đội Krajowa không thể có chỗ đứng. Một số phần tử của quân đội này ở lại tiếp tục làm gián điệp cho London, số khác bỏ chạy sang phương Tây và tiếp tục đăng đàn chống Liên Xô theo lệnh của London. --Двина-C75MT 05:34, ngày 24 tháng 10 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Vụ Khatyn[sửa mã nguồn]

Thực ra vụ này vẫn đang được làm rõ. Bởi theo thống kê của chính người Anh thì hầu hết số sĩ quan và binh sĩ Ba Lan bị Liên Xô bắt sau chiến dịch Byelorussia (1939) đều đã gia nhập quân đoàn Ba Lan của tướng Anders từ năm 1942. Số chống đối rất ít. Khi quân đoàn Anders qua biên giới Iran, người Anh đã kiểm đếm rất kỹ. Có một câu hỏi là quân Đức chiếm được Smolensk từ tháng 9 năm 1941 nhưng tại sao mãi đến năm 1943, khi Smolensk sắp rơi vào tay Liên Xô thì họ mới tung ra chuyện này ? Một người có "nghề ăn nói" như Jozeff Goebben tại sao lại bỏ lỡ một cơ hội tốt như vậy để tuyên truyền chống Liên Xô ? Hay phải chăng vụ Khatyn nằm trong một loạt các chiến dịch nhằm chia rẽ khối đồng minh chống phát xít mà nước Đức Quốc xã đã kiên trì thực hiện từ Hiệp ước Munich (1938) ? Sau năm 1945, khi người Nga tìm hiểu lại vụ Khatyn thì trong các hố chôn người tập thể ấy còn có cả người Nga, người Do Thái chứ không chỉ riêng có người Ba Lan. Sau đó, không ai nói gì thêm và mọi việc được coi như an bài với tội ác được quy cho phát xít Đức. Sau này, khi khối Đông Âu tan rã, các thế lực bài Xô chống cộng mới lật lại chuyện này, tương tự như vụ Huế (1968) ở ta vậy. Mình cho rằng vụ Khtyn là một "trò chơi chính trị" xuyên thế kỷ. Vì hiện nay, phương Tây rất cần một số nước chống Nga ngay sát sườn Nga để hạn chế ảnh hưởng của họ. Gruzia hiện nay cũng là một ví dụ. --Двина-C75MT 03:14, ngày 25 tháng 10 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Ukraina thời Yushenko cũng không phải là ngoại lệ. Tóm lại là: "Nếu anh muốn nhận viện trợ, tài trợ của Bắc Mỹ và EU, muốn gia nhập WTO thì anh phải có chính sách chống Nga. Còn chính sách đó là gì thì đấy là việc của anh". Yushenko cũng từng khuấy lên vụ thảm sát ở Lvov nhưng không thành công. Người Nga có đủ bằng chứng từ tài liệu lưu trữ về vụ này và những người Ukraina miền Đông sông Dniepr thì cực lực phản đối cách xử sự của Yushenko. Cũng như vụ Khatyn được hai chính quyền Nga và Ba Lan đã dàn xếp tạm xong, khi Yanukovich thắng cử, không ai nhắc đến vụ Lvov này nữa. --Двина-C75MT 06:06, ngày 25 tháng 10 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Chiến dịch Slutsk-Baranovichi[sửa mã nguồn]

Cái này hợp lý thôi. Theo hồi ký của K. K. Rokossovsky thì ông coi đây là một chiến dịch đệm để chuẩn bị cho chiến dịch Lyublin - Brest sau này. Nếu không viết bài này thì trong bài chiến dịch Lyublin - Brest sẽ phải đưa nó vào các diễn biến trước chiến dịch, khá rườm rà và khó xác định nhiệm vụ. Về bài này, Khov cần lưu ý đến hướng Pinsk - Polesya và sông Pripyat là nơi có Giang đội Pripyat, Tập đoàn và một quân đoàn kỵ binh của I. A. Pliev hoạt động. Thứ nữa là trong Inforwar box, Khov viết nhầm là PDQ Byelorussia 3. --Двина-C75MT 07:36, ngày 25 tháng 10 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Đúng! Đây là một phát hiện mới của Thành viên:Sholokhov. Nếu dưới con mắt của "Коммунистический Интернационал" thì những thông tin như vậy sẽ được đánh giá ("đánh giá" chứ không phải là "đánh gái" đâu nhé [gõ nhầm vị trí], khác nhau chỉ vị trí của ký tự thôi) khác và nhiều tác phẩm lịch sử quân sự sẽ nói đến chuyện này. Lý do là cái cuộc thảo luận ở Kremly (cái này Khov đã biết và kết cục là K. K. Rokossosvsky buộc phải tiến hành cái gọi là "chiến dịch" này. Thái độ này được một số giới thân Đức gọi là "Sự ngập ngừng cúa Moskva". Mình đọc tài liệu nguyên văn nhưng không thạo tiếng Đức nên không biết dịch thế nào. Ngôn ngữ chính trị phức tạp hơn ngôn ngữ quân sự đến hàng trăm lần --Двина-C75MT 12:10, ngày 25 tháng 10 năm 2012 (UTC)--.Trả lời

Mình cũng có hiện tượng ấy khi nghe bài hát này. Mình sẽ giúp dịch cho thoát ý hơn. --Двина-C75MT 04:36, ngày 26 tháng 10 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Đã hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu. --Двина-C75MT 11:03, ngày 26 tháng 10 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Bản mẫu:Chiến dịch Baltic (1944)[sửa mã nguồn]

Có lẽ chỉ còn thiếu "Cuộc bao vây Kurlandia" nữa thôi. Theo S. M. Stemenko viết thì quân đội Liên Xô chỉ vây lỏng và bỏ mặc quân Đức ở đó cho đến Ngày chiến thắng (9 tháng 5); có vẻ "nhẹ tênh". Nhưng theo A. M. Vasilevsky, Volkov (kỵ binh cơ giới) và một số nhân chứng khác thì tình hình nghiêm trọng hơn. Ngoài việc bao vây trên bộ khi quân đội Liên Xô phải "tốn kém" vào đây 2 tập đoàn quân để chống lại các cuộc phản kích của quân Đức thì ở trên biển, Hạm đội Baltic cũng phải tổ chức các trận hải chiến để: 1- Chặn đứng âm mưu tẩu thoát bằng đường biển của quân Đức tại đây. 2- Ngăn chặn các chuyến tiếp tế đường biển của quân Đức để bức hàng tàn quân của các tập đoàn quân 16, 18 (Đức). Còn về dịch các chỗ Liên kết ngoài ở bài hát Ngày chiến thắng, mình sẽ làm sau khi... ăn cơm tối:-D --Двина-C75MT 11:48, ngày 26 tháng 10 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Đó là những suy đoán chủ quan của người viết trên en:wiki khi họ không chịu tham khảo các tài liệu lưu trữ gốc của Nga trên wiki source và các tài liệu khác gần gốc hơn. Trong những "đôi mắt quân sự" của các thành viên STAVKA thì ngay Phương diện quân Pribaltic 3 sẽ không "thọ" lâu vì trước mặt nó 350 km đã là biển Baltic. Chiến lược của STAVKA và của I. V. Stalin là nhanh chóng xuyên qua Ba Lan xốc tới ngay biên giới phía Đông nước Đức. Trong chiến lược đó, các cụm quân Đức rất lớn ở Hạ Silezi, Đông Pomerani, Cụm Trung tâm (mới lập) ở Tiệp Khắc và Cụm quân Budapest mới đáng lo ngại. Đúng là STAVKA có coi trọng việc vây chặt cụm Kurlandia nhưng chỉ với ý đồ là không cho cụm này thoát về nước Đức (cụ thể là bằng đường biển đến Rostok hoặc gần hơn, đến Kenigsberg) hoặc đột kích dọc theo ven biển Baltic về Kenigsberg (khả năng này rất thấp nhưng không phải là hoàn toàn không thể có). STAVKA không coi nhẹ các khả năng đó nhưng cũng không đặt quá nặng vấn đề cụm quân Đức ở Kurladia như các "nhà văn" ở en:wiki suy nghĩa. Còn thương vong đến 350.000 quân Liên Xô trong vòng mấy tháng vây Kurlandia thì chỉ có "thầy cay" (cú) mới viết như thế. Thậm chí họ còn bịa và viết theo Goebbel, rằng Cụm Kurlandia đã "giam chân" hàng chục tập đoàn quân chủ lực của Hồng quân. Dù sao thì chiến dịch bao vây này cũng là một chiến dịch riêng. Nó có kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ riêng và được thực hiện trên một hướng độc lập với các chiến dịch khác. Tuy nó ít được biết đến trong sách sử phổ biến của Liên Xô và Nga (vì không được coi là quan trọng) nhưng vẫn có một số đáng kể nhân chứng Liên Xô và Nga viết về nó. --Двина-C75MT 12:16, ngày 26 tháng 10 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Đúng thế. Nếu cứ viết như en:wiki thì phải tính cả những sĩ quan, binh sĩ Liên Xô chết vì "xe cán", "sói vồ", "cọp tha", "gấu vật"; thậm chí kể cả uống votka quá nhiều nên "đột tử" mà chưa chắc đã đủ con số đó. Hình như sách của Krivosheev hoặc trên BDSM hoặc cả hai đèu có thống kê thiệt hại của quân đội Liên Xô về cuộc bao vây này. --Двина-C75MT 03:18, ngày 27 tháng 10 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Chiến dịch Baltic (1944)[sửa mã nguồn]

Mình biết Khov chỉ quen với các tài liệu tiếng Anh, nên khi Glantz, Zimker, Mitcham, Zaloga... ít viết về các chiến dịch "nho nhỏ" này thì Khov bí. Ngay cả Siaulyai cũng vậy, Khov chỉ có tài liệu ở hướng Daugavpils và "lắp nhầm" nó sang hướng Siaulyai. Minh đang chỉnh lại. Tuy nhiên, tài liệu đáng giá nhất mà Khov có thì có thể là các tài liệu về "10 đòn đánh của Stalin" Trong đó, các chiến dịch trên hướng Baltic được coi là "đòn thứ nhất". Theo mình, cứ "xanh hóa" Chiến dịch Baltic (1944) cái đã. Ngoài ra còn có hai chiến dịch lớn ở PDQ Karelia nhưng ở hướng này, tài liệu mà Khov có thể đọc được chắc không nhiều. Phần lớn những chiếm dịch lớn mà các sử gia phương Tây viết về nó thì hầu như đã được khai thác cả. Bây giờ có mấy vấn đề này:

1- Khi bắt đầu tấn công quân Đức ở vùng phụ cận và ngoài biên giới Liên Xô, quân đội Liên Xô không chỉ giải quyết vấn đề quân sự mà còn phải giải quyết cả vấn đề quân sự-chính trị ở nước sở tại.
2- Bắt đầu có sự va chạm ảnh hưởng với các đồng minh khác, tiêu biểu là Anh. Trong chuyến đi thăm Moskva lần thứ 2 vào tháng 10 năm 1944, W. Churchill đã "chơi bài ngửa" với I. V. Stalin để phân định ảnh hưởng ở từng nước vùng Balkan, người Nga bao nhiêu %, người Anh bao nhiêu %...

Những bài viết ở vùng Baltic ít vấp phải những vấn đề như vậy. Nó nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô theo thỏa thuận Anh - Xô (tiếp tục của thỏa thuận về Anh - Đế quốc Nga) về "Đường Curson" nên ít phức tạp về chính trị hơn.

Việc viết Chiến dịch tấn công Memel trước có thể đem lại những mâu thuẫn khi viết bài về chiến dịch xảy ra trước đó (về logic thời gian của sự kiện, về binh lực, về người chỉ huy, về kế hoạch...) và thế là lại phải chỉnh sửa rất mất công, chậm tiến độ. Vậy minh khuyên Khov nên viết theo mạch thời gian, cái gì xảy ra trước viết trước, cái gì xảy ra sau viết sau. Theo mạch thời gian thì không những hợp logic lịch sử mà cảm hứng viết cũng tăng lên (tất nhiên đừng thái quá), bài viết sẽ trơn tru hơn. --Двина-C75MT 02:37, ngày 29 tháng 10 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Chiến dịch Slutsk-Baranovichi[sửa mã nguồn]

Khổ thân Khov! Khov đã nói ngay từ đầu rằng cả en và ru đều không có bài dó. Mình cũng nói rằng nó là một chiến dịch đệm nằm trong khuôn khổ Chiến dịch Lublin-Brest. Để vào Chiến dịch Lublin-Brest cũng được. Tách nó ra cũng được. Vấn đề là phải có đủ chứng cứ. Nay mai cộng đồng vi:wiki phát triển lên, người ta bảo rằng dẫn chứng ít, nguồn không phù nội dung... Đến lúc đó, sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Nếu không làm tốt chiến dịch này thì Chiến dịch Lublin-Brest sẽ có nguy cơ thất bại. Đành rằng dự án WW2 phải được xúc tiến. Nhưng không vì thế mà tạo ra một cuộc chạy đua về số lượng. --Двина-C75MT 11:58, ngày 29 tháng 10 năm 2012 (UTC)--Trả lời

P/S: Mà Khov biết đấy, khi tấn công quân Đức vượt ra ngoài biên giới Lien Xô (không chỉ 1941 mà còn cả biên giới 1939), sẽ có nhiều vấn đề rắc rối về chính trị phát sinh. Vì thế mà mọi thứ sẽ rất phức tạp. Khi Khov hỏi về việc đã tiến ra biên giới Liên Xô và đề nghị đánh tiếp thì mình lại dừng lại ở biên giới Romania chính là vì chuyện đó. Nếu theo sử cũ của Xô Viết thì cứ thế mà viết, khỏi phải bàn. Nhưng hàng hai chục năm nay, "vật đổi sao dời", "lòng người phân tâm", những dữ kiện mới phát sinh, những sự kiện cũ được đào xới lại. Đây chính là cái khó khăn nhất của Mặt trận phía Đông so với Mặt trận phía Tây nơi mà người Nga hầu như không can thiệp, không "giật dây" cho bất cứ một thế lực nào chống lại đồng minh Anh-Mỹ và không có một ý đồ gì ở biên giới Pháp - Đức --Двина-C75MT 12:09, ngày 29 tháng 10 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Mình cũng đã xem một số phim của Đức, Đan Mạch và Anh nói về chuyện đó. Những bộ phim nay nhanh chóng bị lãng quên. Một số bộ phim khác cũng "gài" chuyện này nhưng nhìn chung thì không được mấy ai để ý (trừ một số thành viên của chính các nước có liên quan và cả một số thành viên vi:wiki). Nói chung thì người Phương Tây có "bản lĩnh chính trị" cao hơn người Việt Nam. Họ nhận thấy ngay đâu là cái gì, có lợi cho ai về tính chiến thuật cũng như chiến lược lâu dài. Vì thế, những chuyện "râu ria" chẳng quan trọng. Chẳng qua vì có một thế lực nào đó, muốn khuấy nên chuyện này, chuyện kia để tranh cử mà thôi. Mình đã từng nói với Khov rằng những hài cốt của Hồng quân Liên Xô, của quân đồng minh Anh, Mỹ và những phong trào chống phát xít, của những dân tộc như Việt Nam ta đấu tranh chống các đế quốc Pháp và Mỹ để giành độc lập cũng bị đem ra buôn bán chính trị, bị lợi dụng để trở thành những lá bài chính trị để chống lại đối thủ nọ, đối thủ kia như cái trò của Tempora vừa đề xuất về hình ảnh đại diện trong bài Chiến tranh Việt nam chẳng hạn. Mình "buồn nôn" với những trò đó. Khi ấy thì Khov biết thế giới hiện nay nó tha hóa đến mức nào rồi. --Двина-C75MT 12:43, ngày 29 tháng 10 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Về việc chưa thấy phim Mỹ nào có nội dung nói về tù binh Nga bị phát xít Đức hành hạ thế nào: Thực ra thì có nhưng quá ít. Cái này do chủ nghĩa dân tộc, sự kém hiểu biết cộng với sự tuyên truyền của nhà cầm quyền và do sự "dịch chuyển đầu tư" của các nhà làm phim theo thời thế chính trị mà thôi. Bằng chứng là cuốn sách "Cuộc chiến bí mật chống Liên bang Xô Viết" đấy. Mình cam đoàn rằng nếu Franklin Roosevelt sống thêm vài năm nữa, tình hình thế giới nửa cuối thế kỷ 20 ít nhất cũng sẽ sáng sủa hơn. Chính John Fitzgerald Kennedy và N. S. Khrushev cũng định lặp lại mối quan hệ đó nhưng tiếc thay, người bị ám sát, người bị bãi chức.--Двина-C75MT 12:58, ngày 29 tháng 10 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Về "The Battle of Targul-Frumos 2"[sửa mã nguồn]

Thực ra thì đây là đòn phản công của Liên quân Đức-Romania nhằm hất quân đội Liên Xô ra khỏi biên giới Romania để có thể "đàm phán chính trị". Theo hồi ký của Konev, đòn đánh nhằm vào chỗ tiếp giáp giữa PDQ Ukraina 2 của Konev (sau đó là Malinovsky) và PDQ Ukraina 3 của Malinovsky (sau đó là của Tolbukhin). Quân Đức-Romania dàn ra 7 sư đoàn xe tăng "Đại Đức", 3, 13, 14, 23, 24 và "Đại Romania" để chống lại (theo tài liệu của trinh sát quân Đức) 6 quân đoàn xe tăng Nga mà trong đó, có đến 4 quân đoàn "xe tăng gỗ" vì: TĐQ xe tăng 5 đã tời Byelorussia ngày 12 tháng 5; TĐQ xe tăng 3 đã chuyển đến PDQ Ukraina 1 cũng từ đầu tháng 5. Thực chất chỉ còn lại TĐQ xe tăng 6 của Kravchenko đã bị tiêu hao sau chiến dịch Uman - Botoshani. Đến khi OKH phát hiện ra TĐQ xe tăng của Rotmistrov đang tấn công Minsk thì đã quá muộn. Khi các sư đoàn xe tăng "Đại Đức", 3, 14 được điều lên các Cụm TĐQ "Trung tâm" và "Bắc" thì quân đội Liên Xô đã có mặt ở cửa ngõ Warshawa. Tháng 7 năm 1944, quân đội Liên Xô mở mặt trận Carpath, các sư đoàn xe tăng 23, 24 được điều về giữ Hungary và Slovakia. Còn Sư đoàn xe tăng 13 và Sư đoàn xe tăng "Đại Romania" thì bị chôn vùi trong Chiến dịch Yassy - Kishinev. Vì không nắm được các di biến động đó nên các bài viết của en về Mặt trận Xô-Đức thường hay mâu thuẫn về binh lực và thời gian của lịch sử. Dữ liệu chi tiết nhất của họ về quân đội Liên Xô cũng chỉ có đến TĐQ nhưng lại không chỉ ra được thành phàn và di biến động của nó trên chiến trường. Điều này có ba nguyên nhân. Một là dân amateur, viết bài theo kiểu "hàng chợ". Hai là dữ liệu mà họ tham khảo có sai sót nên họ cũng sai theo. Ba là họ chỉ dựa vào Goebbel và các tài liệu lưu trữ Đức. Cuối cùng, en:wiki lẫn lộn số liệu của "The Battle of Targul-Frumos 1" với "The Battle of Targul-Frumos 2". Cái này giống như Cuộc bao vây Courland mà Khov đã đề cập đến. --Двина-C75MT 03:15, ngày 30 tháng 10 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Hiệu ứng này có từ khi Chiến tranh lạnh bắt đầu ở thập kỷ 50 và lên đến cao trào vào những năm 1960-1980. Khi đó thì "bạn của kẻ thù của ta là kẻ thù của ta" và "kẻ thù của kẻ thù của ta là bạn ta". Vì thế, việc phương Tây để cho một số tội phạm chiến tranh Đức Quốc xã nhở nhơ ngoài vòng pháp luật suốt mấy chục năm trời và chủ nghĩa phục thù Đức Quốc xã (Quốc xã mới) trỗi dậy ở Trung Âu, Tây Âu, Bắc Mỹ và cả một số nước Nam Mỹ nữa cũng không lấy gì làm lạ. Đơn giản là chúng chống Xô Viết, chống XHCN. Glantz là người thận trọng về tài liệu lịch sử nhưng điều này không mấy thích hợp với những cái đầu nóng trong làn sóng bài xô, chống cộng ở thời kỳ Chiến tranh lạnh. --Двина-C75MT 04:26, ngày 30 tháng 10 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Mossad không tức giận ra mặt đâu. Vì một mặt, Hoa Kỳ không thể công khai bảo trợ cho tàn quân Đức quốc xã. Mặt khác, làm ầm lên chẳng khác nào "đánh rắn động cỏ". Vì thế họ âm thầm và kiên trì suốt năm này qua năm khác, tìm bắt từng tên một và xử lý theo đúng công pháp quốc tế. Nếu không làm được, họ nhờ người khác (Pháp, thậm chí cả Mỹ làm) nếu có điều kiện. --Двина-C75MT 04:43, ngày 30 tháng 10 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Hoạt động của những người Nga chống cộng trong WW2[sửa mã nguồn]

Hoàng tộc Romanov giữ thái độ ngoài cuộc. Họ chuyển từ Paris sang sống ở Anh, sau đó là Thụy Điển trước khi Paris bị quân Đức đánh chiếm. Các tướng tá bạch vệ thì hầu hết đều theo Đức Quốc xã. Tướng P. N. Krasnov, nguyên tư lệnh quân đội Nga dưới thời Kerensky. Tướng A. G. Skuro, nguyên tư lệnh Quân đoàn kỵ binh 3 thuộc Tập đoàn quân Sông Đông của Denikin, kẻ đã bày ra trò "mổ bụng những người Bolshevic" thay vì treo cổ họ. Bá tước C. Sultan Girey, từng chỉ huy quân đội Nga Hoàng đàn áp cuộc khỏi nghĩa ở Nga năm 1905, sư đoàn trưởng của cái gọi là "sư đoàn man rợ" đã bày trò chọc tiết, uống máu Hồng quân bị họ bắt được trong Nội chiến Nga. Dưới sự bảo trợ của chính quyền Đức Quốc xã, những người này đã liên kết với nhau lập ra Quân đội giải phóng Nga (ROA) mà sau này A. A. Vlassov và một số quân của Tập đoàn quân xung kích 2 ra hàng quân Đức cũng tham gia. Bá tước Sultan Girey cũng lập một quân đội Cossak gồm toàn lính bạch vệ với mưu đồ đánh chiếm và li khai Liên Xô ở Kavkaz. Các đội quân này đều được nước Đức Quốc xã cung cấp vụ khí, trang bị, lương thực, thực phẩm, quân trang, có cả pháo binh, xe tăng hạng nhẹ và máy bay kiểu cũ. Các toán bạch vệ trên biên giới phía Tây Ukraina vốn là tàn quân của Petlyura cũng lập ra các đội quân giải phóng Ukraina (UOA) phối hợp với quân Đức chống lại quân đội Liên Xô như các nhóm của Baldera, Makhno... Theo các cựu du kích và những người Liên Xô từng sống trong vùng bị quân Đức chiếm đóng, các đội quân ROA và UOA còn hung ác hơn quân đội Đức Quốc xã và SS nhiều lần khi đối xử với người Liên Xô. Rơi vào tay SS hay quân đội Đức Quốc xã thì còn có cơ sống sót (mặt dù khả năng là ít thôi) nhưng rơi vào tay ROA thì Hồng quân Liên Xô cầm chắc cái chết. Tuy nhiên, sau trận Stalingrad thì cái gọi là quân đội của Krasnov, Skuro và Sultan Girey đều cuốn gói rút chạy theo quân Đức. A. A. Vlasov rơi vào tay quân đội Liên Xô tại vùng Plezen (Tiệp Khắc). Sau Chiến dịch tấn công hữu ngạn Dniepr, các nhóm quân của Baldera, Makhno... cũng bị SHMERS và NKVD tầm nã và truy bắt gần hết ở chân phía Đông núi Carpath. Krasnov, Skuro và Sultan Girey chạy được sang phía Tây và ra hàng quân Mỹ. Do thái độ cương quyết của Liên Xô và nhận thấy mấy viên tướng bạch già này chẳng còn dùng được vào việc gì, người Mỹ trao họ lại cho phía Liên Xô và nhóm này bị xử lý như xử lý tội phạm chiến tranh. Một số ít được người Anh giúp chạy sang London và vẫn tiếp tục chống Liên Xô cho đến khi... ra nghĩa địa. --Двина-C75MT 08:51, ngày 31 tháng 10 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Ở Ukraina không giống với Pribaltic vì đây là vùng đất lâu đời của Đế quốc Nga, thậm chí còn được coi là nơi phát tích của dân tộc Nga nên nước Đức Quốc xã không để cho một thế lực vô chính phủ như Makhno tồn tại trong vùng chiếm đóng của mình. Gétapo sử dụng các thành viên của Makhno như những kẻ do thám, chỉ điểm, ám sát và bắt cóc. Đúng là đám Makhno không có lý tưởng như Bandera nhưng được quân Đức cấp tiền, vũ khí, lương thực thì chẳng có gì mà nó không làm. Còn về Kerensky thì giống như gia đình Hoàng tộc Romanov, họ chống Hitler về tinh thần nhưng chỉ ủng hộ Liên Xô trong khuôn khổ chính sách của các nước đồng minh Anh và Hoa kỳ. --Двина-C75MT 11:27, ngày 31 tháng 10 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Quân đội Liên Xô vượt biên giới trong giai đoạn cuối của WW2[sửa mã nguồn]

Những phức tạp ở Ba Lan còn gay cấn hơn ở bán đảo Balkan và bán đảo Scandinavi. Riêng đối với Ba Lan, có năm điều mà người Nga lấy làm cốt lõi cho chính sách của mình khi đó.

Thứ nhất là Liên Xô thừa kế lãnh thổ Đế quốc Nga dựa trên thỏa thuận về "đường Courson" (Couuson line). Cái này có cả trên En:wiki và Ru:wiki.
Thứ hai là khi Chính phủ Ba Lan Sụp đổ năm 1939 thì Hòa ước Brest-Litovsk bị vô hiệu (không có người thừa kế). Và người Nga lấy lại vùng phía Đông đường Courson trên nguyên tắc thừa kế lãnh thổ của Đế quốc Nga. Đối với Liên Xô, với tư cách Bộ trưởng dân ủy quốc phòng, L. D. Trosky (Bronstein) phải chịu trách nhiệm cá nhân về thất bại quân sự của Hồng quân ở chân thành Warshawa năm 1920 cũng như cùng với tập thể đảng Bolshevic (đứng đầu là Lenin) chịu trách nhiệm về Hòa ước Brest-Litovsk 1920.
Thứ ba, về quân đội Krajova và khởi nghĩa Warshawa, chính sách theo Đức chống Liên Xô của Sikorsky là không chấp nhận được đối với cả đồng minh Anh-Mỹ chứ không riêng Liên Xô, kể cả những người kế thừa chính phủ lưu vong của ông ta.
Thứ tư: Tham vọng chính trị thái quá của chính phủ Ba Lan lưu vong ở London đã làm họ không nhận thức được tình hình quân sự trên chiến trường và hậu quả là chính họ đã đẩy người dân Ba Lan và bản thân họ vào chỗ chết. Sau này, việc đổ lỗi cho quân Liên Xô cũng chính là để biện bạch cho sự kém cỏi và thiếu minh bạch của họ.
Thứ năm: Còn một diễn biến chính trị rất quan trọng mà Khov bỏ sót: đó là việc thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Ba Lan tại Liublin cùng với việc Tập đoàn quân Ba Lan 1 trở về Tổ quốc của họ. Ủy ban này được coi như chính phủ của nước Ba Lan mới và nó đồng ý vô hiệu hóa Hòa ước Brest-Litovsk khi nhận thấy hòa ước này trái với nguyên tắc thừa kế lãnh thổ Đế quốc Nga của Liên Xô theo thảo thuận về "đường Courson" khi "đường Courson" đã được Hội Quốc Liên (tiền thân của Liên Hợp Quốc) công nhận. --Двина-C75MT 04:58, ngày 1 tháng 11 năm 2012 (UTC)--Trả lời

en:Battle of Tannenberg Lineen:Battle of Narva (1944)[sửa mã nguồn]

Tại [trang web này có số liệu về: Quân số tham gia - tử trận (kèm theo thống kê tỷ lệ), bị thương, tổng thương vong, bình quân thương vong/ngày của Quân đội Liên Xô trong các chiến dịch và trận đánh nằm ngoài khuôn khổ các hoạt động chiến lược hoặc chi tiết hóa các hoạt động chiến lược. Thống kê này cụ thể, chi tiết hơn vì sách của Krivosheev (mới năm 2001) chỉ thống kê thương vong của Hòng quân trong các hoạt động chiến lược. Khov có thể dẫn ra, đó là nguồn chính thức từ Nga. --Двина-C75MT 03:45, ngày 5 tháng 11 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Moonsund[sửa mã nguồn]

Gần như thế, галеас là loại tàu có nhiều cột buồm từ thế kỷ 11-16. Đây là loại tàu đã đưa Robinson Cruso lên hoang đảo. Tất nhiên là quân Phần Lan không dùng tàu buồm trong WW2 nữa. Đây là một loại xuồng giống như xuồng tam bản, sàn thấp, có mái chèo, dùng cho lính biệt kích hải quân đổ bộ.--Двина-C75MT 01:09, ngày 6 tháng 11 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Quân chi viện đang đến:

Bấy nhiêu chắc cũng đủ rồi. Còn cái này: Khov nên sửa lại là "Chiến dịch Moonsund (1944)" hay "Chiến dịch tấn công Moonsund" hoặc tạo một trang định hướng vì vào các năm 1915, 1917, trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Đế quốc Nga cũng có hai "Chiến dịch phòng thủ Moonsund" và năm 1941, Pháo binh bờ biển của Hạm đội Baltic cũng có một "Chiến dịch phòng thủ Moonsund" (Xem cái này --Двина-C75MT 06:02, ngày 7 tháng 11 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Khởi nghĩa Warshawa[sửa mã nguồn]

Những người ở bển không căn cứ vào tài liệu gốc, họ căn cứ vào các tài liệu biên soạn theo chủ trương chính trị của một thế lực nhất định. Còn chuyên xích mich giữa các dân tộc thì luôn được các thế lực cơ hội chính trị lợi dụng để chia rẽ và trục lợi. Chính người Việt Nam mình đã đổ biết bao xương máu ra cứu Campuchia khỏi họa diệt chủng nhưng lại bị những thế lực đó dổ riệt cho tội "xâm lược Campuchia". "Chia để trị" luôn là sách lược của họ trong những ván bài chính trị bẩn thỉu nhằm tranh giành ảnh hưởng và trục lợi. Đáng tiếc rằng không phải ai cũng nhìn thấy những vấn đề đó. Còn về tài liệu gốc trong quan hệ Anh - Mỹ - Xô xung quanh sự kiện Warshawa thì mình đã dãn ra khá đủ (còn mấy đoạn nữa). Có lẽ nó gần sự thật hơn những cuốn sách mà Khov vừa dẫn ra. Mình cũng xem qua bản bên en rồi. Bản của pl còn khách quan hơn một chút. Điều đó dễ hiểu vì ở vị trí cách xa người Nga cả một đại dương, en muốn viết gì mà chẳng được. --Двина-C75MT 11:37, ngày 10 tháng 11 năm 2012 (UTC)--Trả lời

P/S: Ngoài ra, người bị Stanisław Mikołajczyk vật nài, năn nỉ yêu cầu tiếp tế cho những người khởi nghĩa ở Warshawa lại không phải là Chính phủ Liên Xô mà là Thủ tướng Anh Churchill. Đến lượt mình, Churchill mới năn nỉ nhờ Stalin giúp với lý do "từ Ý đến đó thật quá xa". Bút lục điện văn của Churchill gửi Stalin vẫn còn lưu trữ đó. --Двина-C75MT 11:42, ngày 10 tháng 11 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Trong các sách mà Khov dẫn từ en: có cuốn của Adam Borkiewicz là khách quan nhất so với các cuốn còn lại. Sau đó là cuốn của Bartoszewski Władysław. Còn cuốn hồi ký của Komorowski Tadeusz thì khỏi phải bàn. Ấn bản ở Hoa Kỳ đã xén đi đoạn ông ta đã thừa nhận mình được quân Đức ưu đãi như thế nào. Thế nhưng người Nga lại có bản sao chụp bản thảo bằng tiếng Ba Lan của ông ta. --Двина-C75MT 11:56, ngày 10 tháng 11 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Chuyện sân bay thì không có gì lạ. Trước hết là về kỹ thuật, các Pháo đài bay B-17 của Hoa Kỳ có bán kính hoạt động tối đa 3.219 km (tương đương 2.000 dặm). Nếu mang thêm bình dầu phụ, chúng còn có thể bay xa hơn. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, từ London, B-17 có thể bay đến ném bom 2,7 tấn bom xuống Berlin rồi quay về. Như vậy, chúng thừa sức từ căn cứ không quân trên đảo Bary của Ý (nằm trên vịnh Adriatic giữa Ý và Nam Tư) bay đến Warshawa thả hàng rồi trở về. (Xem bản đồ Châu Âu). Ngoài ra, B-17 có hệ thống tự bảo vệ chống tiêm kích mạnh nhất lúc bấy giờ với 13 súng máy Browning M2 12,7 mm: 3 khẩu phía mũi, 4 khẩu ở hai bên sườn, 2 khẩu ở tháp pháo đỉnh, 2 khẩu ở tháp pháo bụng, 2 khẩu ở tháp pháo đuôi. Người Anh cho rằng người Nga không biết tính năng vũ khí của họ. Nhưng thực ra thì người Nga biết. Thứ hai, với tốc độ tấn công từ 600 đến 800 km chỉ trong 2 tháng khi các phương diện quân Byelorussia tiến ra tuyến Wisla - Narev rồi mà các sân bay có thể dùng được vẫn chỉ có ở phía Đông Minsk. Những sân bay gần hơn chưa khôi phục được. Xăng dầu, hệ thống điều hành, kỹ thuật, hậu cần còn chưa chuyển kịp đến. Nhiều sân bay còn chưa được gỡ hết mìn. Thế thì có "cho kẹo", các phi công Anh-Mỹ cũng không dám hạ cánh xuống đó. Thế nên, trò "mượn sân bay" chỉ là trò khiêu khích nhằm gỡ tội cho chính phủ lưu vong Ba Lan ở London mà thôi. Còn trên văn đàn và dư luận hiện nay thì mình đã nói ở trên rồi. Muốn nhận viện trợ của phương Tây, muốn vào EU, muốn vào NATO thì anh phải có chính sách chống Nga, còn chính sách ấy thế nào thì đó là việc của anh. Đó là khi vui thì vỗ tay vào. Còn đến bây giờ thì nào khủng hoảng kinh tế toàn cầu, khủng hoảng nợ công, khan hiếm năng lượng (mùa đông đang đến gần). Đông Âu khó có thể trông chờ vào phương Tây trong khi người Nga thì vẫn "khỏe khoắn" về năng lượng. Sự thể sẽ thế nào đây ? --Двина-C75MT 05:21, ngày 11 tháng 11 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Bây giờ Khov nhắc đến mình mới nhớ đến hồi ký của tướng Zygmunt Berling về trận khổ chiến của Tiểu đoàn 8, Sư đoàn 2 thuộc Tập đoàn quân Ba Lan 1 ở đầu cầu Tserniakhov. Theo báo cáo của Chủ nhiệm chính trị Sư đoàn 2 (Ba Lan) thì lúc 10 giờ ngày 21 tháng 9, chỉ huy tiểu đoàn 8 gọi điện về cho tướng Zygmunt Berling yêu cầu pháo binh của Tập đoàn quân Ba Lan 1 bắn vào vị trí của mình, Zygmunt Berling quát lên: "Các anh điên à ?". Chỉ huy tiểu đoàn 8 trả lời đại ý: "Bắn nhanh lên, bọn frish (Đức Quốc xã) chỉ còn cách tôi vài chục mét thôi. Đằng nào cũng chết. Hãy tiêu diệt chúng càng nhiều càng tốt. Chúng tôi sẽ thoát được khi chúng rối loạn". Zygmunt Berling chấp nhận yêu cầu này. Các pháo thủ Ba Lan nạp đạn và điểm hỏa các khẩu pháo mà nước mắt ràn rụa (Zygmunt Berling đã viết như thế và bộ phim "Những người lính của tự do" do Ozerov đạo diễn cũng dựng lại đúng như thế). Nhiều năm sau chiến tranh, ông vẫn còn day dứt về quyết định đó. Chỉ có khoảng 160 người của tiểu đoàn 8 (Ba Lan) rút về được với Tập đoàn quân Ba Lan 1 ở bờ sông Wisla phía Praga. Tiếc rằng mình đã để thất lạc cuốn hồi ký của của Zygmunt Berling bằng tiếng Nga. Trên mạng bây giờ cũng không thấy nữa!!! --Двина-C75MT 06:48, ngày 12 tháng 11 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Những bạn đã cùng học thì đều cùng tuổi mình, họ đều là lính kỹ thuật, không mấy quan tâm đến chính trị. Còn lớp trẻ ở Nga bây giờ đều thiếu hiểu biết về việc này do sự gián đoạn giao dục từ thời Gorbachev qua thời Elsin. Các bạn Nga bảo mình rằng rất khó tìm lại; nếu có thì nó đã ở trên mạng Yandex rồi. Vì người Nga khi đó coi hồi ký của Tadeusz Bur-Komorowski là của kẻ thù nên không xuất bản. Còn hồi ký của Zygmunt Berling thì chỉ có một bản tiếng Nga duy nhất vào năm 1975 và cho đến nay không tái bản. Các bạn Nga của mình nói rằng họ không quan tâm lắm đến chuyện này và cũng chẳng ai giữ cuốn sách này. Chắc chắn Cơ quan lưu trữ Liên bang Nga có lưu tài liệu này nhưng các bạn mình (thấp cổ bé họng) hầu như không có khả năng tiếp cận.--Двина-C75MT 12:54, ngày 12 tháng 11 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Mình không biết tiếng Ba Lan nên đành chịu. Không hiểu cái mạng Google tiếng Ba Lan nó như thế nào. Mình không chắc người Ba Lan đã chịu số hóa hồi ký đó vì bây giờ, họ coi Zygmunt Berling và nhiều tướng lĩnh quân đội Ba Lan XHCN là "tay sai của Liên Xô". --Двина-C75MT 13:02, ngày 12 tháng 11 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Liên Xô bắn vào máy bay đồng minh ???[sửa mã nguồn]

Nếu Khov rỗi rãi một tý thì mời Khov xem cái này (có thể dùng trình dịch, đọc tạm được. Tại bút lục số 43 ngày 16 tháng 8 năm 1944 (do phi công điều hàng radio, trung úy Austin thực hiện) có ghi lại các cuộc nói chuyện giữa các phi công của chiếc máy bay ném bom hạng nặng mang mật danh "Liberator" bị pháo phòng không Đức bắn rơi và phải nhảy dù sang trận tuyến của Liên Xô. Trong bút lục này nói rõ Tập đoàn không quân 15 thuộc Cụm tập đoàn quân không quân Nam Âu và Bắc Phi của quân Đồng minh có căn cứ tại Ý có hơn 100 máy bay hạng nặng đã thả xuống Warshawa mỗi ngày khoảng 3 tấn đan dược, vũ khí và thực phẩm cho quân khởi nghĩa Warshawa. Đêm 16 tháng 8, khi phi hành đoàn bay trên chiếc "Liberator" đến Warshawa, họ đã gặp phải hỏa lực phòng không rất mạnh của quân Đức. Theo cơ trưởng, đại úy Van Eissen thì hỏa lực này mạnh hơn cả những nơi họ đã từng ném bom như Ploesti, Bucarest và Viên. Sau khi thả 12 dù tải 3 tấn hàng, họ bị hệ thống đèn pha phòng không trói gọn và bị pháo phòng không Đức bắn trúng trên vùng trời Warshawa. hai trong bốn động cơ bị bắn nát, các trung sĩ More và Goodson chết vì trúng mảnh đạn. Cơ trưởng Van Eissen cho máy bay bay sang không phận do quân đội Liên Xô kiểm soát để hạn cánh như máy bay cháy rất to. Khi chỉ còn cách mặt đất 300 mét, Van Eissen ra lệnh nhảy dù. Trung úy Haminton mở dù quá muộn và bị chết vì chấn thương. Máy bay vỡ làm nhiều mảnh. Năm người còn lại tiếp đất an toàn và được quân đội Liên Xô đón tiếp niềm nở. Quân Liên Xô cũng giúp chôn cất những đồng đội của họ bị chết với nghi thức trang trọng. Phi hành đoàn đặc câu hỏi: Phải chăng chính phủ lưu vong Ba Lan ở London đã thông tin rất sai lạc cho thủ tướng Anh Churchill ? (còn nữa). --Двина-C75MT 06:25, ngày 11 tháng 11 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Trận vượt sông Dniestr[sửa mã nguồn]

Mình không thạo lắm về mấy cái này (vì là lính lục quân và không quân mà). Chắc bác Dieu2005 giỏi hơn. Nhưng theo mình hiểu thì:

  1. - полуглиссер: là dạng bè, có thể dùng cano kéo trượt trên mặt nước.
  2. - мотобот: là thuyền máy, xuồng máy.
  3. - катера-дымзавесчика là thuyền vận tải (đường sông) loại nhỏ, kiểu như salup, bé hơn salan.

Nếu có cả câu, mình có thể suy đoán được. --Двина-C75MT 05:51, ngày 18 tháng 11 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Ngoài ra: Khov nên xem Bản đồ này. Trên bản đồ cho thấy khu vực cửa sông Dniestr là một vùng đầm phá rất rộng, thường dược gọi là "Vịnh cửa sông Dniestr". Bờ Bắc có thị trấn - bến phà Ovidiopol (phà pha sông - biển). Phía Nam là pháo đài Akkerman (bây giờ là thành phố Belgorod-Dniestrovsky). Toàn bộ vùng này cho đến cảng cá Vilkovo và pháo đài Izmail (xây dựng từ thời đế quốc Otoman) nay đều thuộc Ukraina. Tuy nhiên, từ thời chiến tranh Nga-Thổ, nó thuộc Bessarabia. Khov có thể cắt đoạn bản đồ từ vĩ tuyến 48 (Bắc) đến vĩ tuyến 44 (Bắc) và từ kinh tuyến 26 (Đông) đến rìa phía Đông bản đồ để mô tả cho chiến dịch Iaşi-Chişinău. Mình nghĩ khi cắt xén như thế, sẽ không bị vi phạm bản quyền. --Двина-C75MT 06:10, ngày 18 tháng 11 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Đoạn đấy thế này: "ngụy trang các đầu neo, chuẩn bị dây cáp dẫn cùng hơn 500 xuồng đổ bộ dạng gấp xếp, 21 bè, 1 thuyền máy, 18 tàu kéo, 4 tàu đẩy, khoảng 20 phà tự hành và các bồn phao". Về xuồng đổ bộ dạng gấp xếp thì có thể Khov đã xem trong phim "Trận cầu Remagen" của Hoa Kỳ hoặc trên cái ảnh Tập đoàn quân Ba Lan 1 chuẩn bị vượt sông Wisla trong bài Chiến dịch Lublin-Brest rồi. Còn bè thì có trong ảnh đầu bài Trận sông Dniepr. "понтонных парков" là loại bè sắt to và rộng dùng nhiều bồn phao (loại để bắc cầu phao) ghép lại. Còn "катера-дымзавесчика" thì đó là "tàu đẩy". Mình nhầm, vừa phải tra lại từ điển in xong. Xin lỗi Khov. --Двина-C75MT 07:22, ngày 18 tháng 11 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Đây là hình ảnh một chiếc bè "полуглиссер". Nó có tải đến 75 tấn. Mình lại nhầm phát nữa: "катера-дымзавесчика" là thuyền đánh cá. Lại xin lỗi lần nữa. --Двина-C75MT 07:53, ngày 18 tháng 11 năm 2012 (UTC)--Trả lời
Đúng như thế. Nhưng tàu đánh cá loại đó của Liên Xô thời ấy chủ yếu là tàu gỗ hoạt động ven bờ. Và thường thì nó là tài sản của các xí nghiệp đánh cá của nhà nước hoặc các hợp tác xã nghề cá chứ không phải là tài sản của người dân (kinh tế tập thể mà), được trưng dụng để phục vụ quân đội. --Двина-C75MT 08:16, ngày 18 tháng 11 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Cuộc đảo chính ở Bucharest[sửa mã nguồn]

Không hiểu tại sao khi đó mạng máy tính tê liệt. Bất kỳ truy cập nào đều hiện thị một cái bảng đáng ghét: "Không tải được dữ liệu nào". Thế mà bây giờ lại ghi lại được đầy đủ và ngay sau đó là sửa đổi của KHOV. Mình không thể hiểu được chuyện này. --Двина-C75MT 12:34, ngày 20 tháng 11 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Khởi nghĩa Warszawa và Khởi nghĩa Bucharest[sửa mã nguồn]

Khov thấy người phương Tây lập luận có buồn cười không. Cuộc khởi nghĩa Warszawa thất bại thì đổ tại Liên Xô không giúp. Cuộc khởi nghĩa Bucharest thành công mà một phần lớn là nhờ quân đội Liên Xô đánh bại Cụm tập đoàn quân Nam Ukraikna (Đức) thì lại bảo rằng do tự mình làm được. Đúng là những "cái lưỡi" của bộ máy tuyên truyền phương Tây "không xương" nên "lắm đường lắt léo". --Двина-C75MT 04:12, ngày 21 tháng 11 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Ion Antonescu tự chui vào tròng[sửa mã nguồn]

1- Wiki Nga viết vậy, nhưng sách "Bộ Tổng tham mưu Xô Viết trong chiến tranh (Tập 2)" của S. M. Stemenko (trang 164) xác định: Sáng 23 tháng 8, Ion Antonescu triệu tập cuộc họp của chính Phủ Romania thân Đức để bàn việc tổng động viên quân dự bị. Cuộc họp kéo dài đến chiều. 16 giờ, Ion Antonescu xin yết kiến vua Mihai I và đương nhiên là được nhà vua triệu kiến ngay vì những nguwofi khởi nghĩa đang muốn bắt Antonescu một cách "đỡ ầm ỹ" nhất. Lúc này, Đội 1 của những người cộng sản chưa chuẩn bị xong phương án lọt qua hàng rào quân cảnh vệ vòng ngoài của Hoàng cung Romania (do phe thân Đức bố trí). Đội 2 gồm các sĩ quan tin cẩn trong đội bảo vệ tiếp cận của Vua Mihai I đã đảm nhận việc này. Các sách của A. M. Samsonov, S. S. Biryuzov và V. V. Laryonov đều xác nhận việc Ion Antonescu xin yết kiến trước rồi nhà vua mới chuẩn tấu triệu kiến. Thực ra thì phương án nhà vua triệu kiến cũng đã được đặt ra trong cuộc họp bàn bí mật đêm 21 rạng ngày 22 tháng 8 tại Hoàng cung. Nhưng những người khởi nghĩa còn đang tìm lý do để nhà vua triệu kiến Antonescu thì ông này đã xin yết kiến trước.
2- Nguồn mà Ru:wiki dựa vào để viết rằng Constantine Sanatescu gọi Ion Antonescu đến Hoàng cung cũng chỉ là đoạn công bố trên đài phát thanh (link này đang liệt) và về logic cũng không đúng. Constantine Senetescu chỉ là tướng chỉ huy đội cận vệ của Hoàng gia. Không đủ tư cách để gọi Antonescu đến Hoàng cung. Chỉ có Hoàng gia (kể cả bà Yelena) mới có quyền triệu Antonescu đến. Theo lời kể lại của vua Mihai I sau khi đến Moskva (được Nikolai Morozov ghi lại trong sách "Lịch sử cận đại và hiện đại", Chương "Dòng họ Hohenszoler ở Romania") cũng cho biết chính Ion Antonescu đã xin yết kiến trước. Khai thác bản tiếng Romania cho thấy, Vua Mihai I định triệu kiến Antonescu vào ngfay 26 tháng 8 và bàn trước với Constantine Senetesku rằng nếu Antonescu từ chối rút Ronmania khỏi cuộc chiến thì sẽ tiến hành bắt giữ. Tuy nhiên, Ion Antonescu đã tự chui vào tròng sớm hơn khi ông ta chủ động xin yết kiến nhà vua. Trong đoạn phỏng vấn Constantin Sănătescu do Tạp chí Lịch sử Romania tiến hành được đăng tải tại đây để giới thiệu cuốn sách của ông ta; mặc dù Constantin Sănătescu cố "đánh bóng" vai trò mình, nhưng ông ta cũng xác nhận việc Antonescu chủ động xin yết kiến.--Двина-C75MT 04:52, ngày 23 tháng 11 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Chiến dịch Debrecen[sửa mã nguồn]

Đó vẫn là những ý kiến của các "tướng tá salon". Họ không nghiên cứu các tài liệu lịch sử của Nga, Đức, Anh. Mỹ..., những nguwofi có uy tín và trích dẫn thật sự chứ không phải cứ viét theo ý cá nhân rồi dẫn bừa nguồn vào. Có mấy lý do khiến chiến dịch Debrecen của quân đội Liên Xô chỉ đạt được một nửa mục tiêu ban đầu:

  • Trước hết, về hậu cần, sau Chiến dịch Yassi-Kishinev và Chiến dịch Bucharest-Arad, Phương diện quân Ukraina 2 cũng bị thiệt hại ít nhiều và cần có thời gian để bổ sung người, xe tăng, pháo, vũ khí. Cái này thì ở chiến dịch nào cũng có, ở quân đội nào cũng vậy.
  • Về chiến thuật quân sự, Cụm quân Đức ở tuyến sông Tissa có binh lực tương đương với Phương diện quân Ukraina 2. Mà Khov biết rồi, trong tấn công thì thường phải có ưu thế chung ít nhất 1,5/1. Do đó, phải chờ đến khi Phương diện quân Ukraina 3 giải quyết xong Bulgary và Nam tư, sau đó quay lại sông Drava phối hợp thì quân đội Liên Xô mới có thể dứt điểm được hướng Budapest.
  • Về chính trị: trong quá trình chiến dịch Debrecen có yếu tố chính trị xen vào. Đó là cuộc đàm phán của Hungary do Gábor Farago dẫn đầu tại Moskva. Vì muốn chờ mong một "Romania" mới xảy ra ở Hungary nên người Nga tạm dừng tấn công sau khi áp sát Debrecen. Đến ngày 16 tháng 10, khi ở Budapest xảy ra cuộc đảo chính và quân Hungary do Ferenc Szálasi chỉ huy bị quân Đức kiểm soát và chiến đấu kịch liệt chống lại quân đội Liên Xô thì khi đó, Bộ Tổng tham mưu Liên Xô mới ra lệnh cho quân Liên Xô ở mặt trận đánh quân Hungary như đánh quân Đức, thay vì lệnh tạm dừng tấn công ngày 8 tháng 10.
  • Về chính trị có liên quan đến an ninh mặt trận: Lần này thì Hans Friessner thắng. Ông ta thừa biết "trò đi đêm" của chính phủ Horthy, kể cả sang Napoli cũng như sang Moskva nhưng làm ra vẻ như không biết chuyện gì và cứ để cho Horthy "câu giờ" một cách ngẫu nhiên có lợi cho ông ta. Đến khi rút được quân ra khỏi "cái túi Trannsilvania", Hans Friessner mới làm một cuộc đảo chính rất gọn (nhờ chuẩn bị từ trước) và ổn định lại được mặt trận, tăng cường sức phòng ngự bởi lệnh tổng động viên và chế độ thiết quân luật của Ferenc Szálasi và các sư đoàn xe tăng Đức kịp kéo đến. Đây mới là trò cao tay của Hans Friessner chứ không phải sự yếu kém của quân đội Liên Xô trên chiến trường.
  • Chuyện liên quân Đức - Hungary bao vây 3 quân đoàn xe tăng của tướng I. A. Pliev tại phía Đông Debrecen là chuyện bịa. I. A. Pliev chỉ có một quân đoàn cơ giới và 2 quân đoàn kỵ binh, không có một quân đoàn xe tăng nào cả. Quân đoàn cơ giới 8 bị bao vây đã được Tập đoàn quân 53 giải cứu. Cũng có thiệt hại vài chục xe tăng nhưng không thể đến vài trăm (cả quân đoàn chỉ có 92 xe tăng và 18 pháo tự hành). Ngược lại, Tập đoàn quân 2 Hungary bị chết hơn 10.000 quân và tạo ra một lỗ hổng lớn trên tuyến sông Tissa và sau này, Malinovsky đã đột phá qua đó để tiếp cận Budapest.
  • Về ý đồ của người Đức: Vì Hungary là đòng minh thân cận cuối cùng của quân Đức ở Châu Âu (không kể Mussolini đã mất hết quân và trở thành bù nhìn ở Bắc Ý) nên Hitler phải giữ bằng mọi giá. Xét về địa quân sự, Hungary có vai trò quan trọng với nước Đức Quốc xã tương tự như Ba Lan nên kiểu gì quân Đức cũng đem hét sức ra để giữ. Do đó, giống như ở Warszawa, quân đội Liên Xô nếu thích đánh nhanh, thắng nhanh thì chỉ có lại chui cái bẫy mà quan Đức đã giăng ra ở khu vực hồ Balaton.
  • Kết luận: Nếu cứ giao cho mấy "tướng tá salon" bên en: wiki cầm quân thì nhiều khả năng là quân đội Liên Xô sẽ thua to. --Двина-C75MT 11:41, ngày 25 tháng 11 năm 2012 (UTC)--Trả lời
Cái kiểu "tướng tá salon" ấy cùng với nhiều thống kê điều tra xã hội ở Mỹ đã gióng lên hồi chuông cảnh báo đối với nền giáo dục Hoa Kỳ về kiến thức lịch sử cho học sinh phổ thông. Việc này đã diễn ra cách đây 1 năm rồi khi một số nghị sĩ Hoa Kỳ nêu vấn đề này tại Hạ viện. Tuy nhiên, trên wiki thì chưa chắc đã phản ánh đúng tình trạng đó bởi có nhiều thành viên en:wiki và cả vi: wiki là người Mỹ "gốc Tre". Thậm chí là "người thùng" nhưng vẫn "gốc Tre". Còn ở Việt Nam thì ngay trong một số bài thi đại học môn sử năm 2009 đã viết rằng "Hai Bà Trưng đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng" hay "Hòa thượng Thích Quảng Đức vì căm giận chế độ Mỹ-Diệm đã treo cổ tự tử ở Ngã Tư Sở". Thú thật với Khov rằng vì tôi sock với những thông tin đó nên quyết tâm tham gia wiki để sửa lại cái lỗi của các thầy cô giáo (cấp dưới của tôi) là đã không dạy sử cho học trọ đến nơi đến chốn. --Двина-C75MT 08:11, ngày 26 tháng 11 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Khởi nghĩa tháng 8 ở Romania[sửa mã nguồn]

Đã bổ sung chú thích cho đoạn cuối. Riêng cái chú thích số 42 mình chỉ thấy cái nhãn "begining" nên chịu không biết nó là cái gì. Chắc Khov dịch từ tiếng Anh nên Khov hãy xem thử bản en: xem nó là cái gì. --Двина-C75MT 06:34, ngày 27 tháng 11 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Đóng và xoá tài khoản ra khỏi Wiki[sửa mã nguồn]

Cho tôi hỏi. Tôi muốn đóng và xoá hẳn tài khoản ra khỏi wiki thì như thế nào?Tống Bảy (thảo luận) 16:12, ngày 25 tháng 11 năm 2012 (UTC)Trả lời

Chiến dịch Panzerfaust[sửa mã nguồn]

"Panzerfaust" là một loại súng chống tăng, tương tự như Basoka. Người Đức gọi là "chiến dịch Panzerfaust" vì họ dùng tên mã. Thực chất đó là "Cuộc đảo chính quân sự ở Hungary ngày 16 tháng 10 năm 1944". Cái tên "Chiến dịch Panzerfaust" có thể dùng để giải thích trong bài và dùng làm tên phụ để chuyển hướng. --Двина-C75MT 06:24, ngày 28 tháng 11 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Tờ giấy nháp của Churchill[sửa mã nguồn]

Cụ Nguyễn Hiến Lê và Thiên Giang làm sao có đủ tài liệu hơn phiên dịch riêng của I. V. Stalin và kho lưu trữ của Nga được. Hơn nữa, cả Cụ Nguyễn Hiến Lê và Thiên Giang đều không được chứng kiến cuộc hội đàm, làm sao có thể đoán biết là I. V. Stalin có hài lòng hay không ? Những cái đó chỉ là "đoán" thôi cũng khó tin đựoc rồi. Mọi tài liệu về cuộc gặp này đều không được tiết lộ cho đến khi người Nga giải mật kho lưu trữ vào năm 1992 (vì thế mà cuốn sách của Berezhkov mới được xuất bản). Đến lúc đó thì Cụ Nguyễn Hiến Lê đã mất được 7 năm rồi. Cuốn Lịch sử Chiến tranh thế giới thứ hai của Cụ Nguyễn Hiến Lê viết trước đó cả gần bốn chục năm, khi Cụ còn sống ở Sài Gòn, làm sao mà Cụ lại tiếp cận vơi các tài liệu của Liên Xô ở bên kia "bức màn sắt" được ? --Двина-C75MT 12:58, ngày 2 tháng 12 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Thương vong của quân Đức tại Nam Tư 1941-1944[sửa mã nguồn]

Quân đội Đức Quốc xã (gồm cả lục quân, không quân và hải quân) tại Nam Tư chỉ chiếm 1/5 tổng quân số người Đức có mặt ở Nam Tư từ năm 1941 đến năm 1944 (300.000 quân chính quy/1.200.000 các lực lượng Đức khác). Vì Nam Tư là nước bị chiếm đóng (giống như Ba Lan, Czerch, Hy Lạp, Albania, Hà Lan, Bỉ, Đan Mạch, Nauy, Bắc Pháp...) nên việc cai trị, đánh dẹp chủ yếu được giao cho SS, Gestapo, cảnh sát dã chiến, cảnh sát bán quân sự, có quân số gấp 3 lần quân chính quy. Trong khi đó thì hiện nay, người ta chưa thu thập được đầy đủ tài liệu về thương vong của các đơn vị này mà chỉ có thương vong báo cáo cho OKH. Vì thế, con số 39.000 thương vong được hiểu chỉ là thương vong của quân đội chính quy Đức Quốc xã. Về tổng số thì nhỏ, nhưng về tỷ lệ thì khá lớn: 39.000/300.000 (khoảng 13%). Phía Đức chưa có thống kê đầy đủ về thương vong của quân SS, Gestapo, cảnh sát dã chiến, cảnh sát bán quân sự. Thế nhưng trong chiến tranh nhân dân, các lực lượng này chịu thương vong lớn hơn nhiều lần so với quân đội chính quy. Điều này khác với các cuộc chiến tranh chính quy giữa quân đội chính quy với nhau. Nếu theo phép loại suy này, ngoài 39.000 quân chính quy, quân Đức còn có thể mất thêm từ 120.000 đến 130.000 quân SS, Gestapo, cảnh sát dã chiến và cảnh sát bán quân sự. Ngoài ra, như có lần mình đã phân tích, quân Đức không thống kê được số quân bị thương ngoài mặt trận nhưng chết tại các bệnh viện dã chiến. Còn về quân Ý thì số lượng tối đa chỉ đến 5 sư đoàn mà đều là các sư đoàn quân địa phương (quân số không quá 6.000 người/sư đoàn). Còn quân ngụy Nam Tư (kể cả Ustashi và ngụy Serbia) thì chỉ tương đương tổng quân số NOVJ vào giữa năm 1943 (khoảng 300.000 người).--Двина-C75MT 04:34, ngày 15 tháng 12 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Bó tay với Nam Tư[sửa mã nguồn]

Cái chủ nghĩa dân tộc cực đoan và sự thù hằn truyền kiếp dẫn đến thảm cảnh như vậy đấy. Một dân tộc bị chia rẽ là một dân tộc yếu. chắc chắn nó sẽ bị ngoại bang và các thế lực cơ hội chính trị lợi dụng để trả thù cá nhân. --Двина-C75MT 13:16, ngày 16 tháng 12 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Vẫn là chiêu trò của Goebbel. Cái gì không phải là sự thật nhưng cứ nói như thật cả trăm lần thì người ta sẽ coi nó như sự thật. Dù cho Nga không còn là XHCN nữa thì phương Tây vẫn muốn đánh sập sức mạnh tinh thần của người Nga. Cũng như người Trung Quốc những năm 1960's cũng vậy. Việc họ chống các gọi là "đế quốc bá quyền XHCN" (khi đó, TQ đã gọi Liên Xô như vậy) cũng chỉ là cái cớ để tranh giành ảnh hưởng với LX trong khối XHCN. 20 năm sau khi Liên Xô và khối XHCN Đông Âu sụp đổ, nhiều người mới chợt tỉnh ra và nhân thấy rằng chống cộng sản chỉ là một phần của Chiến lược tranh giành ảnh hưởng của các cường quốc trên toàn cầu. Mình chẳng lạ cái thói đạo dức giả của của các hãng tuyên truyền ấy. --Двина-C75MT 02:57, ngày 17 tháng 12 năm 2012 (UTC)--Trả lời

T-64 và T-72[sửa mã nguồn]

Có mấy lý do để từ năm 1973 đến năm 1987, Liên Xô duy trì sản xất đồng thời hai dòng xe tăng này:

  1. Liên Xô không chỉ sản xuất vũ khí để tự trang bị cho quân đội mình mà còn xuất khẩu cho nhiều nước khác. Dòng tăng T-62 vào thập kỷ '60 - '70 khá hấp dẫn đối với các nước đang phát triển do một số tính năng tốt của nó: giá rẻ, một số tính năng liên tục được nâng cấp theo đơn đặt hàng của bên mua, dùng được hai loại nhiên liệu khác nhau (dầu diesel và dầu hỏa), đạn dược cũng dễ mua, kết cấu chắc chắn, "trâu bò" trong vận động, sửa chữa bảo dưỡng dễ dàng (đặc tính chung của hầu hết xe tăng Liên Xô và Nga). Vì vậy, khi T-64 ra đời, Liên Xô vẫn sản xuất T-62 để xuất khẩu và họ thu được những khoản lãi không nhỏ. Nhưng riêng T-64 thì không bán cho ai cả. Bộ Quốc phòng Liên Xô mua tất do những cải tiến ưu việt của nó so với dòng M-48 của Mỹ. Vì thế mà mặc dù dừng sản xuất từ 1987 nhưng đến nay T-64 vẫn có mặt trong biên chế tăng thiết giáp của hầu hết các nước lớn thuộc SNG.
  2. Dòng tăng T-72 dựa trên thiết kế khung sườn của dòng tăng T-62, tiền thân của T-64. Mặc dù nặng hơn (từ 3 đến 7 tấn) nhưng nhiều chi tiết cơ khí vãn sử dụng phụ tùng giống như T-64 (hệ thống treo, bánh xe, xích, bánh răng chủ động, hệ thống hộp số, ly hợp và truyền lực.v.v... Vì vậy, để tiết kiệm, người ta có thể sử dụng một số công đoạn như nhau trong dây chuyền sản xuất hai loại tăng này. Giống như trước đây, Liên Xô vẫn dùng một phần dây chuyền sản xuất T-34-85 để sản xuất T-44 và IS-1.
  3. Việc duy trì sản xuất đối với hai Cục thiết kế Malyshev (ở Kharkov) và Uralgavonzavod (ở Sverdlov) có tác dụng buộc hai cơ sở này phải cạnh tranh nhau (đương nhiên là để cải tiến kỹ thuật, nâng cao hiệu quả kinh tế chứ không phải đẻ triệt hạ nhau). Vì thế mà trong khoảng từ năm 1973 đến 1987, cả hai đã đưa ra nhiều giải pháp nâng cấp quan trọng đối với 2 dòng tăng này. Việc "đi trên hai chân"' một anh sản xuất chỉ cho mình dùng, một anh sản xuất vừa để mình dùng, vừa để bán là sách lược quốc phòng của Liên Xô trước đây và Nga hiện nay.
  4. Trong sách lược quốc phòng của Liên Xô những năm '70 đến đầu những năm '80, tăng T-72 được coi là tăng chủ lực, vượt trội hơn loại M-60 Patton (1961-1997) của Hoa Kỳ khi đó. Còn T-64 trở thành xe tăng trợ chiến, đối thủ trên cơ so với loại M-48 Patton của Hoa Kỳ khi đó (1953-1990). Đến năm 1976, Liên Xô đã có T-80 thay thế dần T-72 làm xe tăng chủ lực. Còn Mỹ thì đến 1980 mới có M1 Abrams thay cho M-60 sau 7 năm thiết kế và sản xuất thử.
  5. Rút kinh nghiệm từ thất bại của chính mình (bị hẫng hụt khi chuyển từ dòng BT-7 sang dòng T-34) và của phát xít Đức (cũng bị hẫng khi chuyển từ dòng Pz-IV sang dòng Tiger-I), người Nga luôn duy trì sự kế tục giữa hai dòng tăng "bố" - "con" để không bị thiếu vũ khí một khi chiến tranh xảy ra.--Двина-C75MT 08:35, ngày 31 tháng 12 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Nga đã bán được khá nhiều T-62, T-64 và T-72 cho các nước Ả rập thân Nga ở Trung Đông, các nước Nam Mỹ, một số nước Đông Nam Á và Châu Phi. Tuy nhiên, những nước cần mua những loại xe tăng đã lạc hậu này lại hầu hết là nước nghèo hoặc đang phát triển nhưng ở mức cận nghèo. Còn Đông Âu thì họ có quá đủ những thứ đó mà người Nga đã để lại khi rút khỏi các nước này từ 1989 đến 1992 và họ cũng đang trong quá trình thanh lý. Chiến thuật mới của Nga hiện nay là cố gắng nâng cấp các phiên bản cũ để bán được. Tuy nhiên, xe tăng trong chiến tranh hiện đại đã thay đổi vai trò vì việc chiếm đất không còn cần thiết lắm nữa. Điều quan trọng là khi ra khỏi chiến tranh, anh phải kiếm được lợi lộc gì về kinh tế và chính trị. Điều này thì riêng một mình việc hiện đại hóa xe tăng không làm nổi. Nước Nga đất đai rộng lớn, địa hình phức tạp, đa dạng, vẫn cần có nhiều xe tăng để bảo vệ lãnh thổ. Một khi có ai đó động đến lãnh thổ Nga (nhưng điều này khó xảy ra), kẻ đó sẽ biết thế nào là xe tăng Nga. --Двина-C75MT 11:04, ngày 31 tháng 12 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Stemenko và vua Mihai I[sửa mã nguồn]

Có lẽ các thành viên của en:wiki chỉ biết "chỉ trích" và "chỉnh" mà không chịu đọc "Bộ Tổng tham mưu Xô Viết trong chiến tranh" của S. M. Stemenko. Vì Nhà xuất bản Tiến Bộ đã in tác phẩm của Stemenko bằng tiếng Anh rồi. Stemenko chẳng có thành kiến nào với Vua Mihai I cả mà còn đánh giá cao vai trò của ông trong việc lật đổ Ion Antonescu. Cái mà Stemenko phê phán không phải là thái độ của cá nhân Vua Mihai I mà là thái độ lợi dụng nhà vua của các cận thần của Mihai I. Cái mà đám cận thần này muốn bám giữ là chế độ quân chủ của Romania có lợi cho họ chứ không phải cá nhân nhà vua. Còn bản thân Vua Mihai I thì từ sau khi thoái vị đến nay, mặc dù phải sống phần lớn thời gian ở Anh nhưng ông vẫn không khuyến khích những người muốn khôi phục chế độ quân chủ. Stemenko đánh giá cao điều này. Ngay khi chế độ Antonescu bị lật đổ, ông vẫn giữ phong cách sống thanh thản, không muốn bị các phe phái lợi dụng. Ông được nhà nước Liên Xô tặng thưởng Huân chương Chiến thắng mặc dù Romania không được công nhận là bên đã chiến thắng phát xít Đức tại Hiệp định hòa bình Paris 1947. cho nên, cái dị ứng của các thành viên en:wiki là "dị ứng" có tính chính trị. Đối với họ, sách của Stemenko đồng nghĩa với sách của địch.--Двина-C75MT 06:56, ngày 18 tháng 1 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Các quân sứ Liên Xô bị sát hại tại Budapest ngày 29-12-1944[sửa mã nguồn]

1- Ngày 29 tháng 12 năm 1944, các Phương diện quân Ukraina 2 và 3 cử các vị quân sứ do đại úy Miklos Steinmetz và đại úy Ilya Afanasevich Ostapenko (Phó tiểu đoàn trưởng chính trị của Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 1077, Sư đoàn bộ binh 316, Quân đoàn bộ binh 23) dẫn đầu đến trao tối hậu thư cho tướng Karl Pfeffer-Wildenbruch và tướng Gerhard Schmidhuber chỉ huy quân Đức bị vây ở Buda và Pest. Trong tối hậu thư có đề ra những điều kiện đầu hàng nhân đạo. Đối với sĩ quan và lính Đức, các điều kiện na ná như ở Korsun-Shevchenkovsky hay như ở Stalingrad. Đối với sĩ quan và binh sĩ Hungary, đó là việc họ sẽ mau chóng được về với gia đình. Tuy nhiên, đại úy Miklos Steinmetz đã bị đối phương bắn chết ngay khi ngồi trên xe cắm cờ trắng đi sang trận tuyến quân Đức để đàm phán. Đại úy I. A. Ostapenko thì trao được tối hậu thư cho chỉ huy quân Đức; nhưng trên đường về cũng bị đối phương bắn chết từ sau lưng. Ngoài nguồn của S. M. Stemenko (BTTMXV trong chiến tranh. Tập 2. trang 307), sự kiện này còn đựoc phản ánh chi tiết tại Руссиянов, Иван Никитич. В боях рожденная... — М.: Воениздат, 1982. (Ivan Nikitich Russiyanov. Sinh ra trong chiến đấu. NXB Quân đội. Moskva. 1982.Chương 17: Cuộc chiến vì đất nước Hungary); tại Андрющенко, Сергей Александрович. Начинали мы на Славутиче... — М.: Воениздат, 1979. (Sergey Aleksandrovich Andrushchenko. Chúng tôi bắt đầu từ Slavutych. NXB Quân đội. Moskva. 1979. Chương 5: Với thủ đô Hungary) và tại Серых, Семен Прокофьевич. Бессмертный батальон. — М.: Воениздат, 1988. (Semyon Prokofievich Serikh. Tiểu đoàn bất tử. NXB Quân đội. Moskva. 1988. Chương 3: Tiểu đoàn bất tử). Các nguồn này được A. M. Samsonov dẫn lại tại Самсонов, Александр Михайлович Крах фашистской агрессии 1939-1945. — М.: Наука, 1980. (Alexander Mikhilovich Samsonov. Sự sụp đổ của các thế lực phát xít xâm lược 1939-1945. NXB Khoa học. Moskva. 1980. Chương 18: Trợ giúp nhân dân châu Âu. Mục 7: Hồng quân Liên Xô ở Hungary) và S. M. Stemenko dẫn lại tại "BTTMXV trong chiến tranh". Riêng trường hợp của bị quân Đức bắn vào lưng của đại úy Ilya Afanasevich Ostapenko được AndrushchenkoSerikh mô tả khá chi tiết bởi họ là những người cùng đơn vị với I. A. Ostapenko và hai người đi cùng may mắn sống sót đã cho biết toàn bộ sự việc (nguồn nêu khá chi tiết). Họ cho biết, nhóm quân sứ Liên Xô của Phương diện quân Ukraina 3 gồm đại úy I. A. Ostapenko, trung úy Nikolai Feoktistovich Orlov và trung sĩ E. T. Gorbatyuk. I. A. Ostapenko bị bắn chết, hai người còn lại may mắn thoát chết. Nhóm quân sứ của Phương diện quân Ukraina 2 không được may mắn như thế. Cả đại úy Miklos Steinmetz cùng trung úy Kuznetsov và hạ sĩ Filimonenko đều thiệt mạng khi chiếc xe cắm cờ trắng của họ bị quét bởi hỏa lực súng máy Đức khi đang tiến ra vùng đệm giữa hai bên.
2- Như đã từng nói với Khov về vấn đề nguồn tại wiki. Việc khuyến khích sử dụng nguồn cấp 2 chỉ đúng với các bài viết về khoa học tự nhiên, khi những nghiên cứu (đã công bố) của ai đó được một bên thứ ba xác nhận và sử dụng. Còn đối với lịch sử thì phải làm giống như "hỏi chuyện hồn ma". Nghĩa là phải dùng nguồn sơ cấp từ chính người trong cuộc. Bởi những nhà sử học dù có giỏi đến đâu đi nữa cũng phải dùng đến sử liệu để chứng minh cho luận điểm của mình. (Trước đây, tôi đã nói với CTMT về việc này khi sử dụng sử liệu). Vì thế, sự kiện hai đoàn quân sứ Liên Xô bị sát hại ở Budapest ngày 29 tháng 12 năm 1944 hoàn toàn có nguồn vững chắc (gồm 3 nguồn sơ cấp và 2 nguồn thứ cấp).
3- Xét về logic, việc cho rằng những vị quân sứ Liên Xô nổ súng trước giống như trò trẻ con khi đánh nhau thì đổ lỗi bằng lập luận :"Ai bảo mày đánh tao trước ?". Bởi vì những sĩ quan này đều là những người lính đi đàm phán không có vũ trang (ba nguồn sơ cấp khẳng định điều này). Họ có kỷ luật để làm đúng những điều mà cấp chỉ huy Liên Xô yéu cầu để không xảy ra điều gì thất thố. Khi đến tuyến phòng thủ của quân Đức, đại úy I. A. Ostapenko, trung úy N. F. Orlov và trung sĩ E. T. Gorbatyuk còn bị bịt mắt để được dẫn đi gặp tướng Karl Pfeffer-Wildenbruch. Nhưng viên tướng này đã bác bỏ các điều kiện đầu hàng của phía Liên Xô. Khi trở về, họ bị bắn từ sau lưng. Những người lính Xô Viết đã chết không thể kể lại điều gì. Nhưng may mắn còn có nguwofi sống sót mà kể lại. Vì thế, chúng ta mới biết được chân tướng sự việc.
4- Do đó, nếu Khov đánh FACT vào chỗ đó có thể dẫn đến việc những người bênh vực cho lập luận "lính Liên Xô bắn trước" dùng cách mạo nguồn, vặn nguồn để đối phó. Tốt hơn hết là thay đoạn đó bằng những tình tiết cụ thể và dẫn nguồn (5 nguồn nêu trên) để phủ nhận lập luận "trẻ con" đó. --Двина-C75MT 11:35, ngày 21 tháng 1 năm 2013 (UTC)--Trả lời

P/S: Ngoài ra, các đoạn Khov viết trong nội dung diễn biến chưa thật khách quan và mang tính quân sự. Cái chính là chúng ta trình bày lịch sử chứ không thể hiện quan điểm. Mình sẽ chỉnh lại. --Двина-C75MT 11:41, ngày 21 tháng 1 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Tài liệu tiếng Nga[sửa mã nguồn]

Có thể là cái này. Đầu đề của nó là "Берлин 45-го: Сражения в логове зверя". Tiếng Việt là: "Berlin 1945: Chiến đấu tại sào huyệt của con thú". --Двина-C75MT 03:19, ngày 28 tháng 1 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Còn câu văn mà Khov dẫn ra thì chỉ tìm thấy ở đây và ở đây. Cái thứ nhất là "Lịch sử cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại của Liên Xô 1941-1945" (Tóm tắt)-Chương 12: Hoạt động của Hồng quân Liên Xô trong Đông Xuân 1944. Cái thứ hai là "Chiến tranh thế giới thứ hai" của Anatoly Ivanovich Utkin - Chương 12: Đường đến Berlin. --Двина-C75MT 03:35, ngày 28 tháng 1 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Chi nhánh mới của STAVKA[sửa mã nguồn]

Cái này khá giống với "Quân sử Việt Nam". Xem qua lời giới thiệu thì biết nó là một trang web?blog bằng tiếng Anh chuyên về lịch sử quan sự và ngoại giao của Liên Xô và Nga. Trang web này có thể do những thành viên tại МГИМО (MGIMO - Viết tắt của Московский государственный институт международных отношений nghĩa là "Viện đại học quan hệ quốc tế quốc gia Moskva" thuộc Bộ Ngoại giao Liên Bang Nga) lập ra để phục vụ nghiên cứu, học tập. Đáng tiếc rằng nó chưa phải là một thư viện. Nhưng dù sao những thông tin của nó cũng đáng chú ý. Nó cho thấy giới trẻ Nga hiện nay lại bắt đầu chú ý đến lịch sử của dân tộc mình. --Двина-C75MT 12:46, ngày 28 tháng 1 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Trung Âu[sửa mã nguồn]

Phải giải quyết triệt để chiến trường Hungary đã. Đây là một trong ba chiến trường "xương xẩu" nhất của Liên Xô ở Đông Âu (chỉ đứng sau Berlin và Ba Lan). Đông Phổ cũng ác liệt không kém nhưng các sử gia thường ghép Đông Phổ với Ba Lan (vì sau này, nó được sáp nhập vào Ba Lan). Vậy là có bộ tứ "Cuộc đụng đầu của các Titan" ở Đông Âu từ 1944 đến 1945: Ba Lan, Đông Phổ, Hungary và Berlin. Bài Đông Phổ hiện nay cũng khá sơ sài. Nó gồm đến 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn là một chiến dịch riêng và cũng rất "đỏ máu". Vấn đề Đông Phổ sẽ được giải quyết cùng với chiến trường Pribaltic vì nó liền một mạch, cả về địa lý, sự kiện lịch sử, nhân chứng và các tác phẩm viết về chúng. --Двина-C75MT 13:08, ngày 28 tháng 1 năm 2013 (UTC)--Trả lời

P/S: Mình vừa đồng ý với ý kiến đề nghị checkuser "Romelone" và "Tham gia cho vui". Những người này đang làm hao tốn quá nhiều công sức của các thành viên "dân cày wiki" chỉ chăm lo viết bài. Đặc biệt là bài mới. --Двина-C75MT 13:08, ngày 28 tháng 1 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Balaton và Viên[sửa mã nguồn]

1-Điều này không có gì lạ vì từ mùa hè năm 1943, quân đội Liên Xô đã tạo được thế và lực mạnh ở mức sau khi phòng ngự thành công là có thể chuyển sang phản công ngay mà không cần tạm dừng chiến dịch để chuẩn bị. Ở những chiến dịch này, nghệ thuật "xoay chuyển đội hình" và chiến thuật "cuốn chiếu" được vận dụng rất nhuần nhuyễn. Chẳng hạn, trong ba tầng phòng ngự do 3 tập đoàn quân 1, 2, 3 lần lượt đảm nhận từ ngoài vào trong và có ít nhất 1 đến 2 tập đoàn quân (4 và 5) làm dự bị thì sau khi tập đoàn quân thứ 3 bẻ gãy những đợt tấn công cuối cùng của đối phương thì các tập đoàn quân 4 và 5 sẽ tiến hành phản công ngay sau đó theo phương án định sẵn (bao giờ cũng có ít nhất hai phương án tấn công hoặc bổ sung cho phòng ngự đối với các lực lượng dự bị chiến dịch). Sau đó, các tập đoàn quân 1, 2, 3 đã tham gia phòng ngự tùy theo binh lực còn lại của mình có thể tiếp tục chuyển sang tấn công theo sau các tập đoàn quân còn sung sức kia hoặc chuyển về dự bị để củng có, bổ sung. Trong phòng ngự thường "tốn" ít quân và phương tiện hơn hơn so với khi tiến công nên chỉ cần binh lực tương đương là có thể "chơi trò" phòng thủ - phản công được rồi. Điều này đã từng diễn ra ở Moskva, ở Kursk, ở Baltic (1944). Trên thực tế, STAVKA dự đoán chắc chắn F. I. Tolbukhin sẽ thành công nên đã xây dựng kế hoạch tấn công Viên ngay khi các trận đánh phòng ngự còn đang diễn ra ở Đông Nam Hồ Balaton.
2- Vì thế, thời điểm kết thúc Chiến dịch phòng ngự Hồ Balaton là ngày 15 tháng 3, khi mũi tấn công xa nhất của Tập đoàn quân xe tăng 6 SS (Đức) chỉ đến được Szimontornija và Szesze bên bờ kênh Szio. Thời điểm bắt đầu chiến dịch Viên là ngày 16 tháng 3 ngay sau khi Tập đoàn quân xe tăng 6 SS (Đức) bị chặn lại, các Tập đoàn quân cận vệ 4, cận vệ 9, 26 và 27 (Liên Xô) chuyển sang tán công ngay. Do đó, Chiến dịch Viên là ảnh hưởng trực tiếp của Chiến dịch phòng ngự Hò Balaton. Còn Chiến dịch phòng ngự Hồ Balaton là bói cảnh trực tiếp của Chiến dịch Viên. Không có gì chồng lấn về nội dung, diễn biến.
3- Nếu mà Khov sôi máu với en.wiki về "Lịch sử Chiến tranh thế giới thứ hai" thì có mà sôi máu cả đời. Nhưng kệ họ. Ta mạnh hơn họ vì ta có nguồn tài liệu từ các thứ tiếng Đức, Anh, Nga, Pháp và nhiều nguồn khác, kể cả Ấn Độ. Họ chủ yếu dựa vào tài liệu Anh, hơn nữa, lại mang chút máu sô vanh nên thiên lệch cũng là điều dễ hiểu. --Двина-C75MT 06:06, ngày 29 tháng 1 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Những luận điệu này thì trước đây ít thôi và Liên Xô không thèm thanh minh. Nhưng kể từ khi Liên Xô chết thì phương Tây mới dám mở hẳn một "chiến dịch chửi bới một xác chết"; thậm chí là "ném phân lên xác chết". Hiện nay, có một số tác phẩm của Nga có đề cập đến vấn đề này và phản bác thẳng thừng. Có thể kể đến:

  1. Борис Акунин. Смерть на брудершафт. M- АСТ, 2007. (Boris Akunin. Cái chết của tình anh em, AST. Mókva. 2007).
  2. Алексей Валерьевич Исаев и Максим Викторович Коломиец. Последние контрудары Гитлера: разгром Панцерваффе 1945. M- ЭКСМО, 2010. (Aleksey Valeryevich Isayev và Maksim Victorovic Kolomiets. Lần phản công cuối cùng của Hitler: Đánh bại lực lượng xe tăng 1945. Eksmo. Moskva. 2010.)
  3. Илья Борисович Мощанский. Оружие возмездия. — М.: Вече, 2010. (Ilya Moshanskiy. Vũ khí trả thù. Veche. Moskva. 2010)
  4. Светлана Александровна Алексиевич. У войны — не женское лицо… — М.: Пальмира, 2004. (Svetlana Aleksandrovna Aleksiyevich. Chiến tranh không mang khuôn mặt phụ nữ. Palmira. Moskva. 2004)

Hiện mình chưa đọc được các bản PDF (các files có dung lượng rất lớn). Nói chung, người Nga hầu như không quan tâm lắm đến việc thanh minh cho những người lính của họ bị bôi bẩn (theo nguyên tắc: Anh thanh minh tức là anh có lỗi). Họ quan tâm đến các hoạt động quân sự, đến các vấn đề chính trị của cuộc chiến, đến cái giá của chiến thắng... hơn là sa đà vào những thứ vụn vặt ấy. Họ phản bác bằng cách nêu bật những tấm gương anh hùng, dũng cảm, cao thượng của người lính Nga hơn là cãi nhau với đám người chỉ biết vu khống người khác. Nếu như ở Việt Nam, người ta đề cao vấn đề phản bác thì ở Nga và phương Tây, những chuyện như thế này chẳng được mấy ai quan tâm. Người Nga coi những người vu khống họ là bọn hạ đẳng và không thèm tiếp chuyện. --Двина-C75MT 11:44, ngày 2 tháng 2 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Cơ cấu biên chế Quân đội Xô Viết giai đoạn cuối CTTG II[sửa mã nguồn]

Xét cả về thế và lực thì không có gì phải bàn. Về thế thì thắng là chắc. Về lực thì Quân đội Xô Viết có hơn 7.5 triệu quân, Đồng minh Anh - Mỹ (và thêm Pháp) có khoảng hơn 3.5 triệu quân. Quân đội Đức Quốc xã chỉ huy động tối đa được 4.5 triệu quân. Quân đồng minh của Đức hầu như không còn. Theo tương quan này thì chỉ một mình Liên Xô đủ đánh gục Đế chế thứ ba. Khov nhận xét đúng về cơ cấu và biên chế.

  • Về quân số, một sư đoàn bộ binh Liên Xô năm 1945 chỉ bằng một nửa so với đầu năm 1944.
  • Về biên chế, một sư đoàn bộ binh vẫn có đủ 3 trung đoàn bộ binh, 1 trung đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn xe tăng, công binh, thông tin, quân y và những thứ hỗ trợ khác. Nhưng súng tiểu liên thì đã có 2/3 đại đội trong một tiểu đoàn được trang bị đủ. Về xe tăng thì một đại đội xe tăng đã có 9 chiếc, thay vì 6 chiếc như trong Chiến dịch Kursk. Pháo binh thì đã có đến các quân đoàn thay vì các lữ đoàn lẻ. Không quân cũng đựoc phiên chế đơn vị cơ sở cấp sư đoàn thay vì trung đoàn như hồi năm 1942.
  • Nhưng, lý do để Liên Xô duy trì những sư đoàn thiếu cho đến cuối cuộc chiến lại không phải là lý do quân sự. Một sư đoàn Đức năm 1945 có thể chọi lại 3 sư đoàn Liên Xô (chiến trường Ba Lan, Hungary, Đông Phổ, Silezia, Đông Pomerania là những ví dụ rõ nhất). Cái mà STAVKA và Stalin tính tới cho mai sau là truyền thống và công trạng của quân đội. Một sư đoàn đã tồn tại từ những ngày rút lui khó khăn ở Byelorussia năm 1941 và tồn tại được đến ngày sắp chiếm được Berlin ? Sư đoàn đó phải được tồn tại với truyền thống và chiến công của nó. Một tập đoàn quân như Tập đoàn quân 62 đã trụ vững tại Stalingrat cho đến khi quân đội Liên Xô phản công bao vây và tiêu diệt Tập đoàn quân 6 (Đức) để rồi được phong danh hiệu "cận vệ thứ 8" ? Tập đoàn quân đó phải được tồn tại với truyền thống và chiến công của nó. Đó là vấn đề lịch sử truyền thống để giáo dục cho các thế hệ binh sĩ tiếp theo. Người Mỹ cũng làm như vậy, người Anh cũng làm như vậy mà chẳng có thành viên en:wiki nào quy kết họ về "tội tuyên truyền". Còn Liên Xô thì đương nhiên trở thành "bị cáo" với "tội danh" này trên en:wiki.
  • Do cái thế chắc thắng nên Liên Xô (và cả Mỹ, Anh) cũng chẳng cần tính đến chuyện cơ cấu lại thành phần các đơn vị làm gì. Chủ nghĩa phát xít đang trên đà tan rã. Nếu Khov đã đọc "Chiến tranh và hòa bình" thì trên thế thắng, một chi đội du kích Nga có thể đánh bại cả một sư đoàn đủ biên chế của Napoleon. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai thì dù cho quân đội Đức Quốc xã còn có sĩ khí cao hơn nhiều dể bảo vệ Đế chế nhưng sức mạnh áp đảo về quân số bảo đảm cho phe đồng minh thắng lợi với những sư đoàn thiếu.
  • Điều thứ ba thuộc về "sự tiết kiệm". Một khi đã có sự áp đảo không chỉ về quân số mà còn về số lượng những vũ khí hạng nặng và có kỹ thuật cao như xe tăng, máy bay, đại bác.v.v... thì càng tiết kiệm nhiều sinh mạng càng tốt. Vũ khí có sức sát thuwong, hủy diệt cao sẽ tiết kiệm xương máu của binh lính phe mình. Điều này đã được Krivosheev coi là một trong những nguyên nhân khiến cho tỷ lệ thương vong của Quân dội Liên Xô giảm dần từ đầu đến cuối cuộc chiến.

Đó chính là những lý do thực sự cho hiện tượng này mà Walter Dunn khi nêu ra nhưng cũng chẳng lý giải được cặn kẽ về cái gọi là "các lý do truyền thống" ấy cả. Bởi nó là hệ quả của những tư duy hoàn toàn lành mạnh và thực tiễn, có lợi cho sinh mạng con người. Bị che phủ bởi "bức màn sắt" do chính các thế lực thù địch với CNXH ở phương Tây dựng lên thì ngay cả những nhà nghiên cứu "thân cộng" nhất cũng rất khó khăn để hiểu dược đích xác những lãnh tụ cộng sản nghĩ gì, muốn gì và làm một điều gì đó để nhằm mục đích gì. Cho đến nay, không phải những người cộng sản muốn gây nên sự thù địch mà chính những thế lực muốn bảo vệ quyền lợi ích kỷ của riêng mình vẫn tiếp tục duy trì sự thù địch ấy. --Двина-C75MT 15:37, ngày 29 tháng 1 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Xét về kinh tế thì Walter Dunn đúng. Người Liên Xô (dù ở Nga, Ukraina, Kazakstan, Uzbekistan, Azerbaijan...) đều dồn tất cả để tiền tuyến đánh thắng. Tuy nhiên, ưu thế trên chiến trường được tạo ra bởi ba nguồn lực cơ bản: Binh lực, vũ khí và người chỉ huy. Hậu phương có thể đói nhưng quân sĩ trên tiền tuyến phải được ăn no. Hậu phương có thể thiếu người sản xuất (phải huy động tối đa phục nữ và cả người đã quá tuổi lao động) nhưng quân trên tiền tuyến không thể thiếu. Hậu phương có thể thiếu máy cày nhưng tiền tuyến không thể thiếu xe tăng. Cái "vốn" của người Liên Xô chính là sự kiên trì, chịu đựng gian khổ. Cứ so sánh xe tăng T-34 với xe tăng Tiger I thì thấy. Xe tăng Nga kém tiện nghi cho người lính hơn xe tăng Đức khá nhiều. Nhưng họ chịu được điều đó. Còn về năng lực kinh tế thì đến năm 1944, Liên Xô đã gấp ba lần Đức. Mà năng lực kinh tế lại chính là cơ sở tiềm năng của quốc phòng. Cho nên nói Liên Xô không "trường vốn" chỉ đúng một phần. --Двина-C75MT 10:45, ngày 30 tháng 1 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Đúng thế. Người Nga luôn coi trọng tính hiệu quả trong quân sự. Đáng tiếc là trong kinh tế-xã hội, họ lại không làm được như vậy. --Двина-C75MT 08:54, ngày 31 tháng 1 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Về dẫn nguồn chuyện hiếp dâm ở Budapest năm 1945[sửa mã nguồn]

Cuốn sách này, tại Chương 5: "Ký ức và tự truyện về hiếp dâm ở Budapest và Vienna vào năm 1945" do Andrea Peto biên soạn; Bessel, Richard và Dirk Schumann chỉ là những nguwofi biên tập lại. Tại của chương này trang 132 có chú thích số 8 cho số liệu 5.000 đến 200.000 phụ nữ Hungary bị binh lính Xô Viết hiếp dâm. Chú thích ghi rõ là dẫn nguồn từ Ungvary, Krisztian; Ladislaus Lob, and John Lukacs (April 11, 2005). The siege of Budapest: One Hundred Days in World War II. Yale University Press. p 280, tức là cuốn sách này. Tuy nhiên, khi đối chiếu với cuốn sách "The siege of Budapest" tại trang 280 thì chẳng thấy có thông tin hay số liệu nào như vậy. Cả trang 280 còn không có lấy một từ nào là "rape", hay những từ có liên quan. Ngay trong bài "Remembering Rape: Divided Social Memory and the Red Army in Hungary 1944–1945". Past and Present (Oxford University Press) 188 (August 2005), Mark James cũng thừa nhận mấy điều:

  1. "Kể từ khi chế độ cộng sản sụp đổ, những câu chuyện về sự tàn ác của Hồng quân đã trở nên phổ biến rộng rãi trong công luận ở Hungary."
  2. "Tuy nhiên, hiếp dâm không luôn luôn đóng một vai trò trung tâm trong lịch sử những hành vi của Hồng quân ở Đông Âu. Trong hậu quả trực tiếp của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, các binh sỹ của lực lượng Đồng minh luôn phải đối mặt với việc sử dụng gái mại dâm và nạn hiếp dâm nên sự tàn bạo của Hồng uân không thu hút sự chú ý của họ. Thay vào đó, những tài liệu về sự hiếp dâm hàng loạt ở phương Tây lần đầu tiên được công bố bởi các nhà lãnh đạo Đông Âu, những người đã bị buộc phải sống lưu vong vì không muốn bị rơi vào tay Cộng Sản"
  3. "Nhà thơ Nga Boris Slutsky khi cùng đi với Hồng quân quan Hungary vào Áo đã ghi nhận rằng các phụ nữ Hungary rất mến những người lính Nga"

Đáng chú ý hơn, trong phần phân tích, Mark James có một số nhận xét và khuyến cáo:

  1. Trang 139: "Trong khi việc kiểm duyệt của cộng sản chấm dứt đã cho phép các vấn đề hiếp dâm được bàn đến rộng rãi, một sử gia phải kiểm chứng các lực lượng chính trị đã đẩy câu chuyện của nạn nhân ra công khai để trỏe nên nổi tiếng chứ không khải chỉ đơn giản là giải thích chúng như một sự thật thời hậu công sản. Sự phổ biến những câu chuyện như thế không phải là kết quả của một phong trào nữ quyền hậu cộng sản. Trên thực tế, phong trào nữ quyền chống sự kỳ thị phụ nữ, giải phóng phụ nữ dưới thời cộng sản đã làm suy yếu các nhận thức về giá trị của gia đình đối với phụ nữ. Thay vào đó, những câu chuyện nạn nhân đã được định hình chủ yếu bởi chương trình nghị sự của các thế lực dân tộc chủ nghĩa Hungary. Thật vậy, những người cơ tư tưởng dân tộc cực đoan, bảo thủ và chống cộng mạnh mẽ đã xây dựng lên câu chuyện những người phụ nữ bị hiếp dâm theo cách này. Các thế lực dân tộc chủ nghĩa thấy rằng những câu chuyện như vậy được cường điệu lên sẽ che lấp quá khứ thân phát xít cũng như thân cộng sản của họ và do đó, tìm cách đưa chúng ra phạm vi công cộng. Tự thuật của các nạn nhân dưới sự chiếm đóng của Hồng quân được sử dụng để nhấn mạnh và báo trước sự đau khổ của người dân Hungary dưới chế độ cộng sản sau này. Hơn nữa, những câu chuyện về sự tàn ác của Liên Xô, bao gồm cả hãm hiếp, đã được sử dụng để chuyển hướng sự chú ý của dư luận Hungary khỏi những vấn đề như chủ nghĩa phát xít và Holocaust
  2. Trang 140:"Chủ nghĩa dân tộc sử dụng những câu chuyện hãm hiếp tàn bạo để minh họa cho ý tưởng về một dân tộc bị chinh phục, bị chiếm đóng và bắt đầu trở thành nạn nhân trước tiên của sự cưỡng chiếm của Cộng sản. Ferenc Nagy, lãnh đạo của Đảng các tiểu nông và là Bộ trưởng của chính phủ lâm thời Hungary đã sợ hãi trước quyền lực của Cộng sản và buộc phải sống lưu vong vào năm 1948 đã sử dụng những câu chuyện tàn bạo để nhấn mạnh sự hiện diện bất hợp pháp của Hồng quân ở Hungary (một cách mở rộng chế độ Cộng Sản). Thật vậy, ông ta thậm chí còn sử dụng phép ẩn dụ tình dục để mô tả sự xâm lược của Liên Xô: "Cộng sản chủ nghĩa đế quốc là một quá trình tiến thâm nhập... bởi với bản chất của nó, nó không thể dừng lại". Trong cuốn sách "Cuộc đấu tranh phía sau Bức Màn Sắt", ông ta đã cố tình chọn ra ví dụ về hiếp dâm mà có thể làm kinh ngạc các độc giả của mình ở phương Tây để minh họa cho tình trạng của Hungary như là nạn nhân của sự xâm lược của Liên Xô"

Bài viết của Mark James còn phân tích nhiều vấn đề có liên quan. Mình thiết nghĩ khỏi cần người Nga phải tự thanh minh. Chính Mark James, một sử gia ngừoi Mỹ chính cống đã nói thay cho họ. --Двина-C75MT 12:50, ngày 2 tháng 2 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Về nguồn phản bác từ phía Nga thì mình chưa sưu tầm được bao nhiêu. Mình sẽ lưu ý đến vấn đề này trong quá trình sưu tầm và dẫn nguồn cho các bài viết về giai đoạn cuối của WW2 tại Đông Âu. --Двина-C75MT 11:34, ngày 3 tháng 2 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Gửi chung cho cả Sholokhov và Volga[sửa mã nguồn]

Hay lắm! Hai bạn của tôi! "Chụt" các nào! Vấn đề là ở chỗ cần viết cho rõ nhận định của Glantz rằng Liên Xô dù có ưu thế nhưng cũng không hẳn là dựa vào đó để "lấy thịt đè người". Giống như Viên Thiệu (trong Tam Quốc) dù có binh lực mạnh gấp 10 lần nhưng vẫn thua Tào Tháo trong trận Quan Độ. Và cũng như Tào Tháo có binh lực mạnh gấp 5 lần liên minh Ngô-Thục nhưng vẫn thua trong trân Xích Bích. Vì thế tôi đề nghị:

1-Viết lại đoạn "khủng hoảng lực lượng" chứ không "chạm đáy" của Liên Xô theo đúng nhận định của D. Glantz. Cái này chắc Khov sẽ làm ngon.
2-Hệ thống hậu cần của quân đội Liên Xô đầu năm 1945 không phải không có khó khăn do các mặt trận tiến quân quá nhanh. Điển hình là ở phía Đông Berlin. Tuy nhiên, quân đội Liên Xô có cách khắc phục những điều này. Ở Đông nam Châu Âu và Hungary, nguồn "hậu cần tại chỗ" cũng là một sức mạnh của Hồng quân nhưng khong phải là cưới của dân đâu nhé. Nếu đếm so toa xe chở hàng hóa và số lượng kho tàng mà quân đội Liên Xô thu giữ được ở Budapest thì nó thừa đủ để trang bị cho một tập đoàn quần. Điều này cho thấy Liên Xô và Đức Quốc xã rất khác nhau. Người Liên Xô từ đầu đến cuối cuộc chiến đều coi trọng việc lẫy vũ khí của đối phương chống lại đối phương. Còn quân đội Đức Quốc xã thì mãi đến sau thất bại ở Stalingrad mới tính đến chuyện đó. Việc này, mình sẽ đảm nhận.
3-Chính Shtemenko và Zhukov cũng nhận thấy rằn gtuwf giữa năm 1944, I. V. Stalin phân phối các phương tiện quân sự một cách tiết kiệm hơn theo kiểu: "thằng nào đánh tốt cấp trước, thằng nào đánh kém cấp sau". Nhìn bên ngoài thì có thể tạo ra cảm giác "chạm đáy". Nhưng sự thực thì không phải. Stalin thừa biết kết cục thì quân đồng minh sẽ thắng dựa trên thế vào lực đã tạo được từ tháng 6 năm 1944. Vì thế, cần dành lại cho mai sau để khỏi rơi vào tình trạng "kiệt quệ sau chiến tranh". Đó là một nước cờ chính trị sâu xa chứ không phải là biểu hiện của sự cạn kiệt.
4-Do phải "kiếm sống" cũng như để "chiều lòng dự luận", D. Glantz có những lúc cũng không thể thể hiện chính kiến của mình, mặc dù ông rất phục Liên Xô cũng như cả Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hiện tượng này không chỉ có ở D. Glantz. Vì thế tôi nghĩ nên có chọn lọc khi dẫn những vấn đề mà Glantz đề cập đến (cũng như nhiều nhà nghiên cứu khác) và nhận thức rõ cái gì là tư tưởng đọc lập của tác giả, cái gì là viết theo xu thế của dư luận.

Chuyện bình thường thôi mà. Chính tôi cũng trải qua nhiều cuộc tranh luận tương tự trong đời thường. Tôi cho rằng chúng ta sẽ nhanh chóng tìm ra đáp số cuối cùng của "ông vua" (Zhukov). --Двина-C75MT 09:39, ngày 5 tháng 2 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Có gì mà bạn phải làm gay gắt vậy Sholokhov ? Lính sơn chiến người Maroc vốn có đóng góp quan trọng cho trận Monte Cassino và nhiều trận đánh khác ở Bắc Phi và châu Âu trong Thế chiến thứ hai cũng phạm không ít tội ác hiếp dâm tại Ý vậy! Phía bên kia có Nhật Bản cũng không kém. Lính Liên Xô người ta cũng là con người cả thôi, mà con người có ai không có "mặt trái" đâu. p/s Trong thời gian vừa qua, tôi có trưởng thành hơn trong WP và giờ đây cái đầu đã nguội lạnh rồi!:))--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 10:45, ngày 7 tháng 2 năm 2013 (UTC)Trả lời

Câu trả lời ở ngay trong tác phẩm của Walter Dunn[sửa mã nguồn]

Không chỉ riêng Dunn nêu vấn đề này. Từ đầu cuộc Chiến tranh lạnh đến tận bây giờ, ở Phương Tây vẫn lưu truyền một cách thịnh hành quan điểm cho rằng sử dĩ Chiến dịch Bagration (bắt đầu ngày 23 tháng 6 năm 1944) giành được thành công rực rỡ như vậy là do các nước đồng minh Anh - Mỹ mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu(ngày 6 tháng 6 năm 1944) nên đã thu hút bớt nhiều lực lượng Đức Quốc xã sang phía Tây. Một luận điểm tuwong tự cũng được đưa ra để nói rằng sở dĩ quân đội Liên Xô thắng được ở Trận Kursk là do quân đồng minh đỏ bộ lên đất Ý (tháng 7 năm 1943) làm cho quân đội Đức Quốc xã phải rút bớt lực lượng ở mặt trận phía Đông để chuyển sang mặt trận Ý. Thế nên, Khov có thể tìm thấy câu trả lời của Walter Dunn ngay trong tác phẩm của ông ta, khu ông ta tự lý giải cho việc Liên Xô mở Chiến dịch Bagration vào tháng 6 năm 1944 sau hai, ba tháng cố gắng nhưng không thành công. Những cố gắng không thành công đó chính là các chiến dịch đệm do các phương diện quân Pribaltic, Tây và Trung tâm tiến hành tại Gorodoc, Lenino và Gomen đẻ tạo thế cho Chiến dịch Bagration nhưng trong con mắt của Walter Dunn và nhiều sử gia phương Tây, đó không phải là các chiến dịch đệm.

Chúng ta không "bênh" sử phương Tây hay sử Liên Xô nhưng thực tế cho thấy: quân Đức đã không thể giành thắng lợi trong các chiến dịch tạo thế, chịu mất từng bộ phận tiền tiêu then chốt ở Đông Bắc và Đông Nam Byelorussia, tiến tới mất toàn bộ Byelorussia. Còn ở phương Tây, mặc dù đổ bộ lên bãi biển Normandi ngày 6 tháng 6, những phải mất đến ba tuần sau (đén cuối tháng 6 đầu tháng 7), quân đồng minh Anh - Mỹ mới kết nối được hai đầu với nhau và bắt đầu mở rộng bàn đạp trong khi 5 tập đoàn quân Đức đang bị tả tơi ở Byelorussia.

Những câu hỏi kiểu như của Walter Dunn rất thường được dùng để dẫn lái độc giả đến nhưng nhận định thường thấy trong sử học phương Tây mà không hề dẫn ra nổi một nguồn sơ cấp nào đẻ chứng minh sự liên quan giữa các sự kiện đó. Ngoài ra, Walter Dunn và nhiều người khác quên mất rằng vào cuối cuộc chiến, quân đồng minh cũng biết giữ bí mật rất tốt những ý định của họ. Không phải bất cứ điều giừ, họ cũng chia sẻ với đồng minh Liên Xô và ngược lại, Lien Xô cũng giữ bí mật những ý dịnh của mình. Hai bên chỉ thông báo chung chung cho nhau. Ví dụ: "Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tấn công ở một khu vực quan trọng trên mặt trận". Còn cái "khu vực quan trọng ấy" ở đâu và cái "thời gian tới" ấy là lúc nào thì không bao giờ được đề cập đến. --Двина-C75MT 04:57, ngày 9 tháng 2 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Silesia[sửa mã nguồn]

Theo tôi thì chiến dịch Silesia nên tách ra thì hơn, vì theo tôi biết (tuy không rõ lắm) thì hai chiến dịch này có thành phần binh lực khác biệt về cơ bản, thời gian cách quãng và địa điểm không mang tính liên hoàn, chưa kể bối cảnh cũng khác nữa. Có lẽ ta không cần lập bài "Chiến dịch Silesia" làm gì cho loãng mà cứ lập thẳng 2 bài riêng về 2 chiến dịch này thôi!

Năm mới, chúc Khov sức khỏe dồi dào, vạn sự như ý, gia đình an khang thịnh vượng, và nhất là không còn vướng vào nhiều những trận tranh cãi dai dẳng không có hồi kết trên wiki nữa, để cùng bác Tâm nhanh chóng hoàn thành sự nghiệp chống phát xít!!!Volga (thảo luận) 16:37, ngày 9 tháng 2 năm 2013 (UTC)Trả lời

Theo mình nên viết thêm bài "Chiến dịch Husarenritt" (tên do OKH đặt, có thể dịch là "Chiến dịch Điểm huyệt"), vì nó là nguyên nhân quan trọng khiến quân đội Liên Xô phải dừng tấn công trên hướng Berlin để mở các chiến dịch Thượng Silesia và Đông Pomerania nhằm thanh toán mối đe dọa hai bên sườn Phương diện quân Byelorussia 1 đang tấn công trên hướng Berlin. Còn về Chiến dịch Silesia thì nên tách "Hạ Silesia" và "Thượng Silesia" vì hai chiến dịch này tiến hành vào thời điểm khác nhau, mục tiêu khác nhau. Trong khi "Chiến dịch Hạ Silesia" nhằm tiến nhanh đến phía Nam Berlin thì "Chiến dịch Thượng Silesia" nhằm thanh toán mối đe dọa của Tập đoàn quân 17 (Đức) bên sườn trái cánh quân chủ lực của Phương diện quân Ukraina 1 đang tấn công trên hướng Nam Berlin, (tương tự như "Chiến dịch Đông Pomerania").--Двина-C75MT 08:44, ngày 12 tháng 2 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Vì hướng Bratislava - Brno do cánh phải của Phương diện quân Ukraina 2 và cánh trái của Phương diện quân Ukraina 4 phụ trách; ngoài ra, vùng giáp biên Nam Slovakia bị Hitler "cắt" cho Hungary năm 1938 nên đưa vào các hoạt động quân sự ở khu vực này vào Mặt trận Hungary 1944-1945 là hợp lý. --Двина-C75MT 10:17, ngày 12 tháng 2 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Cảm ơn Khov về món quà mang đậm tình manga! Nhân đây xin hỏi, rốt cuộc thì chiến dịch Bratislava-Brno có thuộc Mặt trận Hungary không? Sao cứ thêm rồi lại bớt mãi vậy?Volga (thảo luận) 11:13, ngày 14 tháng 2 năm 2013 (UTC)Trả lời

Các tổ chức phục thù[sửa mã nguồn]

Trong cuốn "Sự tự sát của các nền dân chủ" xuất bản tại Anh và Pháp từ những năm 1970 do các học giả thuộc phái "triết học hiện sinh" viết có cảnh báo về sự trỗi dậy của các thế lực pháp xít mới. Họ cho rằng sự dung dưỡng các thế lực này để chống Xô Viết đến một lúc nào đó sẽ quay lại "cắn xé" nền dân chủ phương Tây. Ngày nay, những thứ đó không còn là cảnh báo mà đã trở thành hiện thực. Mặc dù trên danh nghĩa, các tổ chức phát xít bị cấm trên toàn thế giới nhưng trên thực tế, nó vẫn tồn tại dưới dạng các tổ chức cực hữu và dân tộc cực đoan. Còn về sự xuất hiện gần đây của các tổ chức mới thì nguyên nhân kinh tế chỉ là một phần. Điều quan trọng hơn cả là những thế lực chính trị nào đang sử dụng những tổ chức này trong các ván bài tranh giành quyền lực của họ ? Và bên cạnh đó là một nước Nga "xanh, trắng, đỏ" ngày một phục hồi vững chắc hơn. Về lịch sử, hãy nhớ đến Hiệp ước Munich 1938 và về hành động cụ thể, hãy nhớ đến vụ tàn sát tại đảo Utøya (Na Uy) do Anders Behring Breivik tiến hành ngày 23-7-2011. --Двина-C75MT 08:00, ngày 14 tháng 2 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Chiến dịch Đông Carpath[sửa mã nguồn]

Không thiếu tài liệu đâu. Có lẽ ở cả ru: và en: người ta chưa biết đến hoặc chưa khai thác thôi. I. Ye. Petrov không viết hồi ký. Nhưng các tướng lĩnh khác thì viết về chiến dịch này rất nhiều. Trước mắt, có thể kể đến: Hồi ký của I. S. Konev, Hồi ký của K. V. Kraynyukov, Hồi ký của Moskalenko, Hồi ký của I. A. Pliyev, Hồi ký của Ludvich Svoboda (Tiệp Khắc). Vì chiến dịch này liên quan nhiều đến Tiệp Khắc, Khov thử sang bên các bản Czeck và Slovakia xem họ viết thế nào. --Двина-C75MT 03:22, ngày 20 tháng 2 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Trong hồi ký của Moskalenko có giải thích rõ chuyện này. Ông cho rằng cuộc tấn công vào tuyến Árpád diễn ra cùng lúc với cuộc tấn công của Phương diện quân Ukraina 4 sẽ làm phân tán chủ lực của Tập đoàn quân xe tăng 1 (Đức) trong chiều sâu phòng thủ Dukla - Presov. Vì I. S. Konev còn phải tập trung cho hướng chủ yếu của Phương diện quân Ukraina 1 trên hướng Saldomierz - Krakov nên thu hút được các sư đoàn xe tăng Đức vào địa hình rừng núi sẽ làm giảm sức cơ động của chúng, tạo điều kiện cho cánh phải của Phương diện quân tấn công thuận lợi trên hướng Tây. Theo K. V. Kraynyukov thì về chính trị, I. S. Konev vẫn đạt được mục tiêu tiếp cận với quân khởi nghĩa Slovakia mặc dù từ ngày 31 tháng 8 đến ngày 3 tháng 9, chưa ai biết được tình hình ở Trung Slovakia diễn biến ra sao. Ngoài ra, cuộc tấn công của Phương diện quân Ukraina 4 cũng giúp phân tán bớt lực lượng Hungary, không cho Tập đoàn quan 1 Hungary rút về phòng thủ trên tuyến sông Tisza chống lại PDQ Ukraina 2. Tiếc rằng L. Z. Mekhlik đã làm cái "trò mèo" về việc có hàng nghìn quân Hungary ra hàng mỗi ngày, trong khi Tập đoàn quân 38 và Tập đoàn quân cận vệ 1 phải giành lấy từng km, thậm chí chỉ vài trăm mét mỗi ngày phía trước phòng tuyến Árpád. Khov cứ viết vào. Nguồn có đủ đấy. --Двина-C75MT 11:00, ngày 21 tháng 2 năm 2013 (UTC)--Trả lời

L. Z. Mekhlis[sửa mã nguồn]

Mekhlis là người nhiệt tình thái quá nhưng hiểu biết nông cạn (đặc biệt là về quân sự), tính tình thì hẹp hòi, hay soi xét. Đặt ông ta vào vị trí Chủ nhiệm thanh tra nhà nước thì được chứ đặt vào vị trí cán bộ chính trị hay chỉ huy quân sự thì "thôi rồi". I. V. Stalin ôm bụng cười chảy nước mắt là vì vậy. Nguyên văn câu trả lời của I. V. Stalin là: "Bạn nghĩ bạn có thể làm cho Mekhlis đẻ ra được một công trình sáng tạo nào đó ? Dưới tay con người này, chỉ có tiêu diệt, phá hủy và nghiền nát mà thôi". May mà ông này không làm việc cùng với Berya. --Двина-C75MT 12:02, ngày 21 tháng 2 năm 2013 (UTC)--Trả lời

I. V. Stalin không hẳn tin vào những báo cáo của L. Z. Mekhlis. Là nhà lãnh đạo chính trị, I. V. Stalin muốn mang một "món quà" đến Hội nghị Yalta để "tặng" cho hai đồng minh W. Churchill và F. Rooservel, chứng minh cho họ thấy chỉ một mình Liên Xô cũng có thể đánh bại nước Đức Quốc xã, đồng thời làm áp lực để đẩy tuyến phân giới mặc định giữa quân đội Liên Xô và quân đội Anh Mỹ sang phía Tây cho xứng đáng với công lao mà Liên Xô đóng góp cho chiến thắng. Mặt khác, I. V. Stalin cũng không muốn có một Warszawa thứ hai. Bộ Tổng tham mưu Liên Xô hiểu điều đó nhưng đã "không được thông minh cho lắm" khi giải quyết mối tương quan giữa mục tiêu chính trị và mục tiêu quân sự đúng như I. S. Konev đã phê phán. --Двина-C75MT 12:20, ngày 21 tháng 2 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Nhân đây, cũng xin nói thêm, tình báo Liên Xô hoạt động dày dặc trên các mặt trận Ba Lan, Đông Phổ và trong nước Đức nhưng lại rất thưa thớt ở Balkan và vùng Carpath. Những tin tức địch tình thu được phần lớn nhờ các đội quân du kích. Nhưng họ lại không đủ tầm nhìn để đánh giá toàn cục vấn đề mà họ nắm bắt được. Trong khi đó thì L. Z. Mekhlis hoàn toàn mù tịt về tình báo và trinh sát. Trong số các Ủy viên hội đồng quân sự của các phương diện quân thì L. Z. Mekhlis hoạt động kém hiệu quả nhất, thua xa Kraynyukov, Telegin, Makarov và Zheltov. --Двина-C75MT 12:25, ngày 21 tháng 2 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Glantz và Dunn[sửa mã nguồn]

Dunn là nhà sử học, còn Glantz là nhà sử học quân sự. Đúng là có sự khác nhau trong nhãn quan của hai người này. Vấn đề là ở chỗ Chiến tranh thế giới thứ hai khác với Chiến tranh thế giới thứ nhất và các cuộc chiến tranh châu Âu trước đó về bản chất. Chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu khá giống với các cuộc "chiến tranh chớp nhoáng". Một trận thắng ngay (trận Dunkerk), một trận thua ngay (trân Waterlo). Chiến thắng đầu tiên của quân Đức tại mặt trận Xô-Đức mùa hè năm 1941 giống như trận Dunkerk. Tuy nhiên, phía bị động tạm lui có chiến thuật thích ứng với hoàn cảnh. Thay vì dồn quân ra để "đấu tranh này là trận cuối cùng" thì họ cố gắng kìm hãm dần tốc độ tấn công của đối phương. Cho đến khi đối phương mất nhuệ khí, họ phản công và thắng. Đến khi kết thúc cuộc chiến. Bên thắng đang ở thế tấn công. Nếu không biết kết hợp tấn công-phòng ngự, nếu chỉ biết tấn công mà không tính đến việc đối phương phản công thì chắc chắn sẽ hòa. Thậm chí là hòa trên thế thua và chịu mất một số thành quả đã đạt được. Đây là bài học xương máu dưới chân thành Warszawa đối với Hồng quân Liên Xô năm 1920. Vì thế, không đợi đến khi tiến đến biên giới nước Đức, ngay từ khi tác chiến tấn công vào lúc đối phương đã chuyển sang phòng ngự tích cực, quân đội Liên Xô đã học được cách "lấn dần từng trận nhỏ" để đi đến "thắng lợi toàn vẹn của một trận lớn". Glantz hoàn toàn hiểu điều này nhưng ông lại không muốn "nối giáo cho gặc". Còn Dunn thì (hoặc là với con mắt của một nhà sử học thuần túy phi quân sự hoặc uốn ngòi bút theo ý đồ của người trả tiền cho mình viết) không hiểu (hoặc không muốn hiểu) điều này. Nếu theo như "chỉ đạo" của Dunn, quân đội Liên Xô sẽ còn "tốn máu" hơn nữa trong năm cuối cùng của Chiến tranh Xô-Đức. --Двина-C75MT 14:47, ngày 22 tháng 2 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Рельсотрон Railgun[sửa mã nguồn]

Рельсотрон hay Рельсовая пушка (Tiếng Anh là Railgun) là loại vũ khí chùm hạt (cũng gọi là vũ khí chùm tia) được cả Liên Xô và Mỹ bắt đầu nghiên cứu từ cuối thập kỷ '80 của thế kỷ trước. Đến cuối những năm '90 thì hoàn thiện về nguyên lý. Đó là việc sử dụng các chùm hạt được gia tốc bằng bẫy điện - từ tạo ra năng lượng cao để tấn công mục tiêu. Do đó, người Nga cũng dùng tên "Vũ khí năng lượng cao" (Высоких энергий оружия) để gọi loại "hàng" này. Nó ưu việt hơn vũ khí lazer ở chỗ không bị ảnh hưởng bởi khói, bụi, sương mù và các điều kiện thời tiết bất lợi khác. Có hai loại chủ yếu. Một loại dùng trực tiếp luồng hạt năng lượng cao phóng ra để tiêu diệt mục tiêu. Loại thứ hai dùng luồng hạt năng lượng cao gây áp lực trong buồng đốt để đẩy viên đạn bay thẳng đến mục tiêu. Loại thứ nhất bắn như pháo lazer. Loại thứ hai bắn như pháo bắn thẳng nòng nhẵn. Về kinh tế, loại thứ hai tiết kiệm hơn loại thứ nhất nhưng năng lực công phá chỉ giới hạn ở một số loại mục tiêu cứng. Loại thứ nhất có thể công phá cả một tảng đá lớn nhưng tốn kém hơn do phải duy trì luồng hạt liên tục cho đến khi mục tiêu bị phá hủy. Theo như đoạn phim cho biết thì loại "hàng" đã vượt qua thử nghiệm trong môi trường phòng thí nghiệm và đang được xem xét để chế thử. --Двина-C75MT 04:35, ngày 28 tháng 2 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Đại tướng Nga[sửa mã nguồn]

Chắc Khov nhìn thấy trên vai áo quân phục của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Sergey Shoigu có quân hàm này: khi đến thăm Việt Nam. Đầu đuôi là thế này. Ngày 11 tháng 3 năm 2010, Tổng thống Liên Bang Nga ban hành Nghị định số 23 quy định lại Chế độ cấp bậc hàm của các lực lượng vũ trang Liên bang Nga. Theo Nghị định 23, hệ thống mẫu cấp hàm 2010 được thay thế cho hệ thống mẫu cấp hàm 1994. So sánh với hệ thống cấp bậc hàm Xô Viết 1955 thì hệ thống này vẫn giữ thứ bậc cơ bản như cũ nhưng về hình thức thì không đẹp bằng. Điểm mới là hệ thống 2010 quy định thêm phù hiệu cấp hàm dã chiến, quy định thêm cấp bậc Nguyên soái Liên Bang Nga và quy định lại phù hiệu đại tướng. Theo hệ thống 1955, Nga có hai loại đại tướng: Đại tướng tập đoàn quân (Генерал армии: , bốn sao) đến năm 1974 thì bãi bỏ và Đại tướng quân đoàn (генерал-полковник: , Việt Nam gọi là thượng tướng). Cấp hàm Nguyên soái Liên bang Nga là: . Cấp hàm đại tướng Liên bang Nga (2010) là: , trông hao hao giống nguyên soái Liên Xô nhưng không phải. Khi còn là Bộ trưởng Bộ Tình trạng khẩn cấp, ông Sergay Shoigu đã mang quân hàm Thượng tướng (генерал-полковник), Khi được bổ nhiệm Bộ trưởng Quốc phòng, ông Sergey Shoigu được phong cấp hàm đai tướng. Và cấp hàm ông ấy mang khi đến thăm Việt Nam mà Khov nhìn thấy trên TV là đại tướng chứ không phải nguyên soái. Chỉ có Bộ trưởng Quốc phòng Nga Igor Dmitryevich Sergeyev được phong quân hàm Nguyên soái Liên Bang Nga vào năm 1997 và về hưu năm 2006 (Anatoly Eduardovich Serdyukov kế nhiệm). Cho đến nay, chưa có thêm tướng nào được phong quân hàm Nguyên soái Liên Bang Nga. --Двина-C75MT 06:20, ngày 10 tháng 3 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Đó chính là cái lặp lại hình thức quân hàm của Nguyên soái quân chủng (Liên Xô) đấy. --Двина-C75MT 08:17, ngày 10 tháng 3 năm 2013 (UTC)--Trả lời
S. M. Shtemenko phán đoán rằng I. V. Stalin có một ấn tượng nào đó với I. Ye. Petrov nhưng không đưa ra được bằng chứng. Có lẽ do cách làm việc chắc chắn, điềm đạm mà I. Ye. Petrov bị coi là "kém nhiệt huyết". Còn truy phong quân hàm thì chỉ ở Việt Nam có. Ở các nước khác chỉ dùng trong trường hợp thật đặc biệt. Thường thì người ta dùng biện pháp truy tặng huân huy chương hay các danh hiệu nhà nước. --Двина-C75MT 08:26, ngày 10 tháng 3 năm 2013 (UTC)--Trả lời
PDQ đánh kém thì cả Hội đồng quân sự PDQ phải chịu trách nhiệm tập thể chứ không riêng gì tư lệnh. Tuy nhiên, trường hợp của I. Ye. Petrov thì có khác. Khi I. Ye. Petrov chỉ huy khu phòng thủ Sevastopol năm 1942 thì cả D. T. Kozlov lẫn L. Z. Mekhlis chỉ lo cãi nhau mà chẳng làm nên trò trống gì, để quân của I. Ye. Petrov ở Sevastopol một mình chịu trận dẫ dến thất thủ. Tội đó của L. Z. Mekhilis thì I. Ye. Petrov không bao giờ quên. Lần này thì không phải HDDQS PDQ Ukraina 4 mất đoàn kết mà nguyên nhân chính là L. Z. Mekhlis làm theo ý của I. V. Stalin là phải đánh sớm. Trong điều kiện chưa chuẩn bị đầy đủ thì thất bại là cái chắc. Theo Moskalenko thì I. Ye. Petrov tự xin đi PDQ Ukraina 1 nhưng STAVKA ra quyết định cách chức. Tuy nhiên, ông vẫn dược điều đến với Konev, một người bạn cũ trong quân đội Đế Quốc Nga đúng như nguyện vọng. Và vì vậy, I. Ye. Petrov có vinh dự tham gia Chiến dịch Berlin (1945) còn Mekhlis thì không. --Двина-C75MT 09:48, ngày 11 tháng 3 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Quân đội Nhân dân Việt Nam cũng đang học kiểu phù hiệu của Liên Xô cũ[sửa mã nguồn]

Bản đồ Arkademia[sửa mã nguồn]

Bản đồ của Arkademia có các ký hiệu như sau:

  • Vòng tròn có gạch chéo xanh: Vùng quân Đức tập trung lực lượng lớn.
  • Vòng tròn răng cưa: Các khu phòng thủ kiên cố.
  • Vòng tròn xanh có chữ P: Vùng quân Đức co cụm thành các cụm tác chiến (quân, sư, trung tùy theo quân số)
  • Vòng tròn xanh có hai gạch chéo đỏ: Vùng quân Đức bị bao vây, tiêu diệt và bị bắt làm tù binh toàn bộ
  • Vòng tròn xanh có một gạch chéo đỏ: Vùng quân Đức bị bao vây, tiêu diệt và bị bắt làm tù binh phần lớn.
  • Mũi tên xanh đậm: Quân Đức phản kích
  • Mũi tên xanh nhỏ: Quân Đức chuyển quân.
  • Mũi tên xanh đứt quãng: Quân Đức rút lui.
--Двина-C75MT 15:32, ngày 10 tháng 3 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Soviet Storm - Operation Bagration (11 series)[sửa mã nguồn]

Đây là tập thứ 11 trong loạt phim "Bão Xô Viết" dài 18 tập. Bộ phim này phục dựng các giai đoạn của Mặt trận Xô-Đức từ năm 1941 đến năm 1945 theo kiểu kết hợp cảnh quay thực địa nhỏ với cảnh tạo dựng bằng máy tính. Do là phim có tính tuyên truyền nên yếu tố lịch sử không được chi tiết lắm:

  1. - Các đợt tấn công của quân đội Liên Xô bị đẩy lùi trong mùa đông 1943-1944 chính là Chiến dịch Gorodok (1943) trên hướng Bắc Vitebsk, Giai đoạn sau của Chiến dịch Gomel-RechitsaGiai đoạn 2 của Chiến dịch Kiev cùng một cuộc tấn công không thành công của Phương diện quân Tây tại Lenino. Không phải Glantz và Dunn không biết đến các chiến dịch này nhưng hai ông này đã tách bạch giữa thành công và không thành công. Trừ Trận Lenino là một thất bại quá rõ ràng của V. N. Gordov, Glantz và Dunn không xem xét kế hoạch của các Phương diện quân Pribaltic và Trung Tâm. I. Kh. Bagramian biết dừng đúng lúc Chiến dịch Gorodok (1943) khi biết rằng nếu không có PDQ Tây cùng đánh thì một mình PDQ Pribaltic không đủ sức đoạt lấy Vitebsk. K. K. Rokossovsky chỉ đặt mục tiêu lấy được một số đầu cầu bên kia thượng nguồn sông Dniepr chứ không đặt mục tiêu chiếm ngay Bobruisk.
  2. - Về "bánh xe cày mìn" thì còn tùy từng loại mìn. Nếu là mìn chống bộ binh và kỵ binh thì có thể cày hàng vài trăm quả mới phải thay, còn nếu là mìn chống tăng và chóng xe cơ giới thì chỉ vài chục quả, thậm chí vài quả là phải thay vì mìn chống tăng có sức công phá rất lớn.
  3. - Ba chai nước biển mà PDQ Pribaltic gửi cho Stalin là "sáng kiến" của A. I. Yeryomenko. Có lẽ giới sử học coi đây là động tác tuyên truyền (giống như nắm đất miền Nam của các sĩ quan, binh sĩ Việt Minh tập kết ra Bắc năm 1954) nên không coi trọng nó lắm và rất ít viết về nó. Mình chỉ biết đến cái này khi xem mấy bộ phim tài liệu đen trắng cũ.
  4. - "Vô tuyến điện Liên Xô nổi tiếng là kỷ luật kém...". Cái này thì đúng là có nhưng chưa đến mức nổi tiếng. Chuyện bô lô ba la làm lộ bí mật nhiều khi là "trò chơi điện đài" để "vô kỷ luật" một cách có chủ định nhằm mục đích cho đối phương ăn tin giả. Nhưng cũng có một số trường hợp hiệu thính viên ba hoa làm lộ bí mật và những sự cố khác. Một lần, người hiệu thính viên của Phương diện quân Trung tâm báo về STAVKA là đã chiếm được 100 khẩu pháo của quân Đức. I. V. Stalin sốt sắng đề nghị Bộ Tổng tham mưu cho thành lập ngay một lữ đoàn pháo. Sau này mới té ra là chỉ có 10 khẩu, trong đó 6 khẩu hỏng, 4 khẩu còn dùng được nhưng không có đạn kèm theo. Thế là "dông tố" nổi lên ở Đại bản doanh. Kết quả là I. V. Stalin chỉ ra lệnh phê bình hiệu thính viên vì "thêm một số không" nhưng lại ra lệnh cách chức thiếu tướng, chủ nhiệm hướng và điều đi là việc khác vì bất cẩn, không kiểm tra lại trước khi báo cáo lên STAVKA. Còn chuyện "buôn dưa lê", thậm chí là tán tỉnh tình dục trên VTĐ thì ở đâu cũng có và bây giờ lại càng thịnh hành với điện thoại di động.
  5. -Về đoạn cuối tập phim này thì nó đề cập đến hướng Pribaltic cho liền mạch. Còn hướng Warzawa - Berlin thì phải đến các tập 16, 17 mới đề cập đến.
--Двина-C75MT 03:25, ngày 26 tháng 3 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Vượt sông Wisla[sửa mã nguồn]

Đúng là chính sử Liên Xô trước đây chỉ chăm chăm đến các chiến dịch quy mô lớn như Chiến dịch Berlin (1945), Chiến dịch Bagration, Chiến dịch Iaşi-Chişinău và viết lướt nhiều chiến dịch tầm cỡ khác. Tuy nhiên, nếu Khov để ý sẽ thấy rất nhiều tài liệu đã được dẫn ra cho Chiến dịch Bagration, Chiến dịch Lublin-Brest hay trước đó nữa như Chiến dịch tấn công hữu ngạn Dniepr (các bài còn về các chiến dịch có sự tham gia của PDQ Ukraina 1) đều có thể dùng được cho Chiến dịch Wisla-Oder vì các tác giả của nó vẫn còn tiếp tục chiến đấu trong đội hình Phương diện quân Ukraina 1Phương diện quân Byelorussia 1 trên hướng này cho đến tận Berlin. Vì thế, mình không lo thiếu nguồn. Ngặt mỗi nỗi phần lớn đều bằng tiếng Nga. --Двина-C75MT 07:05, ngày 27 tháng 3 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Vũ khí của Chiến thắng[sửa mã nguồn]

Khov có thể tải về máy của bạn. Tuy nhiên, các file trên Youtube có đuôi FVL nên các phần mềm media cũ và kể cả một số phần mềm media mới thường không đọc được vì không tương thích. --Двина-C75MT 07:30, ngày 31 tháng 3 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Youtube cũng xài MP3 nhưng khá ít, phải tải về mới biết được đuôi của file là FVL hay MP3. Còn các trang media khác thì mình không thạo lắm. --Двина-C75MT 07:52, ngày 31 tháng 3 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Khov thử tìm trên Youtube theo dãy ký tự "Weapons of Victory: Katyusha!" xem, có đến gần 30 Eposod đấy. Ngoài ra, Khov có thể dùng cụm "Elena Vaenga Katyusha" để seach bằng cả tiếng Nga và tiéng Anh xem có bản nào là bản cải biên không. Trăm bó đuốc thế nào cũng bắt được một con ếch!:D --Двина-C75MT 08:19, ngày 31 tháng 3 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Hình như phần mền Windows Media mới nhất hoặc một số phần mềm chuyên dụng xử lý âm thanh, hình ảnh có chức năng chuyển đổi đuôi của File âm thanh, hình ảnh. Khov thử tìm xem hoặc nhờ Nal tìm cho. --Двина-C75MT 08:29, ngày 31 tháng 3 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Chưa làm được vì đang bận bịu với Chiến dịch Praha. Và cũng khó tìm được bằng cách đó vì Youtube chỉ tìm với tên bài hát. Còn cụm từ thì đối với Google phải tìm bằng văn bản nhưng nó vẫn ưu tiên cái tên trước. --Двина-C75MT 08:31, ngày 31 tháng 3 năm 2013 (UTC)--Trả lời

ROA[sửa mã nguồn]

Sơ sơ mà đã thế này rồi thì làm gì mà bộ máy bảo vệ nội bộ quân đội của Liên Xô thời Chiến tranh thế giới thứ hai không hoạt động ráo riết cho được. --Двина-C75MT 13:20, ngày 31 tháng 3 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Cái nguyên nhân thì đúng là phương Tây chỉ nhăm nhăm gán cho "tội ác của chế độ Stalin". Nhưng thực chất thì rất nhiều sĩ quan chỉ huy Liên Xô xuất thân từ sĩ quan quân đội Đế quốc Nga nên cũng có nhiều vấn đề về chính trị, lòng tin và lý tưởng. Lúc đó mà không làm gắt gao thì Liên Xô khó mà trụ lại được chứ đừng nói đến chiến thắng Đức Quốc xã. Nói tóm lại, sau mấy tháng chiến tranh mà con số đào ngũ, phản bội giảm đi (trừ Tập đoàn quân xung kích 2 của A. A. Vlasov do bị phụ thuộc vào người chỉ huy) là do mấy nguyên nhân:

  • Sự tàn bạo của Đức Quốc xã.
  • Sự cứng rắn của kỷ luật mà khắt khe nhất là mệnh lệnh 227.
  • Niềm tin càng ngày càng được củng cố bằng công tác tuyên truyền, vận động.
  • Ý thức về sự tồn vong và tương lai của dân tộc.
  • Sự lựa chọn giữa sống nhục và chết vinh.
  • Vai trò tổ chức của nhà nước Xô Viết.--Двина-C75MT 09:44, ngày 1 tháng 4 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Chụp ảnh tại bảo tàng[sửa mã nguồn]

Nói chung là được vì những hiện vật trưng ở bảo tàng của nhà nước tại Việt Nam đều được coi là công khai, công cộng. Trừ một số ít nơi vì lý do kỹ thuật để bảo vệ hiện vật. Nói chung cứ xin phép bằng miệng cho lịch sự. Còn chụp ảnh ở bảo tàng tư nhân thì phải được chủ bảo tàng đồng ý. --Двина-C75MT 06:32, ngày 3 tháng 4 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Cứ cho là chúng ta thuộc tầng lớp nghèo khổ của xã hội đến mức phải ăn cháo cầm hơi. Nhưng Sholokhov nên hiểu rằng ở Nga và một số nước Đông Âu thì "Cháo"="Súp". Điều khác nhau giữa Tâu Âu và Đông Âu là Súp của Tây Âu không bao giờ có bột mỳ (đại mạch, kiều mạch,,,); nhưng súp của Nga và Đông Âu (vốn là người nô lệ "slave") thì thường có bột mỳ (trừ tầng lớp quý tộc). Cho nên chuyện "Cháo rìu" phải dịch là "Súp rìu" mới đúng. --Двина-C75MT 16:23, ngày 16 tháng 4 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Chúng ta không thể lấy tiêu chí của thế kỷ 21 để so sánh với những năm 40-45 của thế kỷ trước, mặc dù rất đau lòng khi thấy hai hình ảnh đó đứng cạnh nhau. Về Leningrad thì cái tên "Con đường sống" (đặt trong ngoặc kép) là thích hợp nhất. Chí ít thì nó cũng gần như độc nhất vô nhị trong lịch sử thế giới cận đại và hiện đại. --Двина-C75MT 16:36, ngày 16 tháng 4 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Phức tạp[sửa mã nguồn]

Cái AV-8 Sea Harrier cũng thế thôi, để cất cánh thẳng đứng, ngoài các động cơ chính, nó cần có các luồn khí phụ để cân bằng cánh, cân bằng đuôi. Người Nga còn có cái này là hậu duệ của Yak-38. Nhưng vì như Khov nóii, đắt, vận hành phức tạp, hay hỏng hóc nên, tốn tiền bảo trì mà hiệu quả không cao. Người Nga đình chỉ dự án là phải. --Двина-C75MT 15:52, ngày 17 tháng 4 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Thuyết minh trong hình: (từ trái sang phải, từ trên xuống dưới)

  1. Động cơ nâng RD-41
  2. Ống dẫn khí phản lực bổ trợ nâng cánh và bổ trợ lái.
  3. Đầu ống phản lực bổ trợ nâng phía trước
  4. Ống dẫn khí phải lực bổ trợ nâng phía trước
  5. Động cơ nâng - đẩy R79V-300.

--Двина-C75MT 03:49, ngày 18 tháng 4 năm 2013 (UTC)--Trả lời

File:Ak Orda Presidential Palace04.jpg[sửa mã nguồn]

Đúng là rất khó tìm. Mình đã vào cả trang này để xem nhưng không thấy giới thiệu về cặp tháp màu vàng này. Chỉ biết nó nằm hai bên đại lộ "Nurzhol" ở Astana. thủ đô mới của Kazakstan. Có lẽ phải chờ người Kazakstan giới thiệu thêm cho các công trình trên đại lộ đi bộ "Nurzhol". Tuy nhiên, theo thuyết minh trên ảnh này thì đó là Trung tâm thương mại Astana, một trong những địa điểm trọng yếu của Hội chợ Quốc tế Expo-2017 sẽ do Kazakstan đăng cai. --Двина-C75MT 08:14, ngày 27 tháng 4 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Re: Việt Minh và các bài Chiến tranh Việt Nam[sửa mã nguồn]

Chuyện này thuộc trách nhiệm của BQV. Việc chính của mình và Khov vẫn là "Chiến tranh Xô-Đức". Bài "Mặt trận Baltic 1941" sắp trùng tu xong rồi. Mình sẽ sớm quay lại Baltic 1944, Đông Phổ, Saldomiesz, Đông Pomerania, Thượng-Hạ Silesia và Berlin. Còn về các sửa đổi ở các bài Việt Minh và các bài Chiến tranh Việt Nam thì có mấy vấn đề liên quan đến:

1- Ngày 30-4 là ngày chiến thắng của VNDCCH đối với VNCH nên được những người ủng hộ VNCH coi là "ngày quốc hận". Thế nên họ làm một số cái gì đó để kỷ niệm ngày quốc hận. Điều khác biệt là năm nay không "rầm rộ" như những năm trước.
2- Nhân sự kiện sửa đổi Hiến pháp 1992, một số người muốn sửa lại tên nước là "Việt Nam Dân chủ Cộng hòa" (trước 1976); một số khác muốn áp dụng lý thuyết tam quyền phân lập để tạo một cơ chế kiểm soát quyền lực; một số khác muốn hướng tới một chế độ đa đảng như thời VNDCCH mới thành lập sau Cách mạng tháng 8. Đích đến là "tước vũ khí của cộng sản", nghĩa là phi chính trị hóa lực lượng vũ trang, điều đã diễn ra ở Liên Xô và Đông Âu cuối thế kỷ trước.
3- Không ít người muốn phát biểu quan điểm như trên nhưng chỉ có thể viết blog, wordpress ... mới làm được điều đó (như "Anh Ba Sàm" hay "Quê choa" chẳng hạn) chứ không thể làm thế trên wiki nên phải dựa vào bài viết hoặc sửa đổi bài viết để thể hiện quan điểm chính trị. Điều này chẳng có gì cao siêu nhưng phần lớn các nick bênh vực cho các quan điểm kể trên vẫn cố tình làm như không hiểu. Điều này không có gì lạ bởi cuộc đàm phán Paris suốt hơn 4 năm ròng rã (1968-1972) cũng y hệt như thế: nghĩa là "ai nói nết nghe".
4- Theo kinh nghiệm xương máu của nhân loại qua các hàng tỷ linh hồn đã chết trong tất cả các cuộc chiến tranh thì có thể thấy rằng: Muốn phá vỡ một quốc gia thì trước hết hãy phá từ nền pháp luật của nó; muốn phá vỡ một chính thể thì trước hết hãy phá vỡ từ tư tưởng của nó; muốn phá vỡ một tôn giáo thì hãy phá vỡ niềm tin của nó; muốn phá vỡ một nền kinh tế thì trước hết hãy phá vỡ hệ thống tài chính-tiền tệ của nó; muốn phá vỡ truyền thống của một dân tộc thì trước hết hãy phá vỡ nền văn hóa giáo dục của nó; muốn phá vỡ uy tín của một quốc gia thì trước hết hãy bôi nhọ hình ảnh của quốc gia đó trong quan hệ quốc tế.
Tất cả những ngón võ đó đang được mọt số thành viên sử dụng trên wiki và núp dưới cái quy định "trung lập". Tuy nhiên, đây là vấn đề của các HCV, KĐV và BQV. Chúng ta chỉ là các Biên tập viên (BTV), nói theo tên một số nick: Cày thay, Cày thuê, Cày giùm, Cày giúp... cũng đều là người lao động cả. Điều quan trọng là họ không muốn đẻ thành quả lao động của mình bị phá hoại và bị lợi dụng. --Двина-C75MT 17:42, ngày 3 tháng 5 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Xe tăng[sửa mã nguồn]

1- Xe tăng Nga từ loại T-80 trở về trước đều dùng vỏ thép là chính nên phải dùng nhiều giáp phản ứng nổ. Loại T-90 sau này mới dùng hợp kim nhiều lớp. Xe tăng Mỹ và Tây Âu từ loại M1A1 (1985) đến giờ thì phổ biến là dùng vỏ giáp hợp kim nhiều lớp, trong đó có một lớp Uranium nghèo rất cứng. Có lẽ vì thế mà họ ít dùng giáp phản ứng nổ (trừ Israel vẫn dùng ở xe tăng Merkava). Giáp thép có gắn thêm giáp phản ứng nổ và các lá chắn phụ rẻ hơn giáp hợp kim Uranium nghèo. Mặc dù cách này có làm tăng thêm trọng lượng xe nhưng động cơ xe tăng Nga khỏe, có hệ số dư công suất cao (đến 1,8) nên vẫn chịu được.
2- Còn cái "giáp hộp" màu hồng mà Sholokhov cho mình xem thì đó chỉ là mô hình chiếc T54/T55. Họ mô tả việc lắp thêm một số thiết bị tăng cường khả năng chiến đấu và sống sót của xe gồm: Lá chắn phụ cho bánh, xích và sườn xe; khiên chắn phía trước mũi xe và hai bên tháp pháo; rada chỉ thị mục tiêu trực tiếp của trưởng xe (trên nắp trái tháp pháo); rada sục sạo mục tiêu: phía trước nắp tháp pháo, hai bên sườn và sau tháp pháo; rada ngắm bắn bám mục tiêu tự động (trên pháo chính); súng phóng pháo sáng chống tên lửa tìm nhiệt (phía sau, bên phải tháp pháo); bình chứa khói mù chống vũ khí lazer. Với các thiết bị này, kíp lái không cần nhô ra khỏi xe vẫn có thể sử dụng tất cả các loại súng có trên xe, kể cả khẩu 12,7 mm và khẩu 7,62 mm gắn trên nắp bên phải tháp pháo tại vị trí của pháo thủ số 2. --Двина-C75MT 03:34, ngày 14 tháng 5 năm 2013 (UTC)--Trả lời

"Giáp hộp": bản thân nó là một cái hộp (đúng theo nghĩa đen). Giáp này không đặc mà là rỗng. Ở giữa nhồi các vật liệu cản đạn hoặc để không. Trong trường hợp nhồi các vật liệu cản đạn, các chất đó có thể là các hợp kim cứng (nếu dùng để chống đạn xuyên), chất dẻo làm cho đạn phá xuyên nổ phát nổ sớm hơn (để chống đạn xuyên nổ). Trong trường hợp chống đạn lõm (cái này là phổ biến), giáp hộp kích hoạt ngòi nổ của viên đạn lõm khoảng 15 đến 20 cm trước khi đến lớp giáp chính. Do bị kích hoạt sớm, tiêu điểm sức nổ của đạn lõm, nơi tập trung áp suất rất cao để khoan thủng vỏ thép xe tăng bị dịch chuyển ra ngoài lớp giáp chính từ 15 đến 10 cm. Do đó, áp suất lên vỏ giáp chính của xe giảm đi. Khi đó, đạn lõm mất tác dụng. Trong giáp hộp cũng có thể nhồi thuốc nổ để chống đạn lõm giống như giáp phản ứng nổ. Để chống lại các loại giáp phụ (bao gồm cả giáp hộp, lá chắn phụ, giáp phản ứng nổ và giáp nhiều lớp), người ta dùng đạn lột vỏ (đạn hai lớp vỏ hay đạn hai lần đạn). Đầu đạn thứ nhất vô hiệu hóa lớp giáp phụ bên ngoài, Đầu đạn thứ hai phá lớp giáp bên trong. Đạn Uranium nghèo mà Mỹ dùng trong Chiến tranh vùng Vịnh thuộc loại đạn này. Đầu nổ phá giáp ngoài, đầu đạn Uranium nghèo tiếp tục xuyên phá lớp bên trong. --Двина-C75MT 09:59, ngày 14 tháng 5 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Chương trình chế tạo giáp hộp (giáp phản ứng nổ) của Việt Nam: xem tại đây. Nal (thảo luận) 13:51, ngày 23 tháng 5 năm 2013 (UTC)Trả lời

Giáp tổng hợp và T-64[sửa mã nguồn]

Confirm:

  • T-64 đã có giáp hợp kim thép cứng (Dura Steel) hai lớp. Kẹp ở giữa là một lớp composit sợi thủy tinh. Tháp pháo bằng thép đúc và dùng phương pháp gia công áp lực để ép lớp composit + sợi thủy tinh.
  • Đến đời T-64BM (1983) được trang bị thêm giáp chạm nổ và nâng công suất từ 760 mã lực (4 xi lanh) thành 1.000 mã lực (6 xi lanh).
  • Thời Xô Viết, T-64 không xuất khẩu đi bất cứ một nước nào. Quân đội các nước thuộc Liên Xô cũ được từ hưởng gồm:
    • Lục quân Nga: 2.000 chiếc
    • Hải quân đánh bộ Nga: 350 chiếc.
    • Ukraina: 1.667 chiếc
    • Uzbekistan: 100 chiếc.
    • Moldava: 20 chiếc.
    • Kazakstan: khoảng 30 chiếc.
  • Đã loại bỏ: Gần 4.000 chiếc.

Các nguồn tham khảo: (1), (2), (3), (4). --Двина-C75MT 09:43, ngày 23 tháng 5 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Chuyện rút ruột vỏ giáp T-64 chắc chắn là bịa đặt. Khi vỏ giáp đã chế tạo xong, người ta chỉ có thể cán, dập nó thành hình theo nhu cầu chứ không thể bóc tách hai lớp thép để lấy lớp composite + thủy tinh bên trong được. Còn trong sản xuất quốc phòng ở Liên Xô mà anh nào ăn bớt nguyên liệu thì chỉ có..."bòm". Người viết đoạn này không thể biết được rằng bây giờ rất thịnh hành các tấm ốp "nhôm+nhựa". Hai lớp nhôm kẹp một lớp nhựa ở giữa khi đã được xử lý ép áp lực là không thể bóc tách được chứ đừng nói đến vỏ giáp xe tăng. Hãy nhớ, đó là công nghệ ép áp lực cao, rất cao chứ không đơn giản như dùng keo dán một tấm vật liệu này lên một tấm vật liệu khác. --Двина-C75MT 11:40, ngày 23 tháng 5 năm 2013 (UTC)--Trả lời

T-55M3[sửa mã nguồn]

Trước hết, Hội đồng bảo an LHQ không có lệnh cấm vận vũ khí dối với Việt Nam nên các nước đều có thể bán vũ khí cho Việt Nam hoặc hợp tác nghiên cứu chế tạo, sản xuất, nâng cấp vũ khí với Việt Nam. Do đó, Mỹ không có quyền cấm Isarael hợp tác chế tạo, sản xuất, nâng cấp, buôn bán vũ khí với Việt Nam. Riêng Mỹ chưa bán vũ khí cho Việt Nam là vì Quốc hội Mỹ vẫn chưa bãi bỏ đạo luật cấm xuất khẩu vũ khí từ Mỹ sang Việt Nam (đạo luật này đã tồn tại từ sau năm 1975). Vì vậy, hợp tác Việt Nam - Israel nâng cấp T-55M3 nằm ngoài tầm với của Mỹ. --Двина-C75MT 04:16, ngày 14 tháng 6 năm 2013 (UTC)--Trả lời

1- Vũ khí có nhiều hạng, cùng một chủng loại nhưng hạng xuất khẩu khác với hạng dùng trong nước về một số tính năng, tác dụng không cơ bản. Hạng cho nước chủ nhà chế tạo dùng thường cơ ưu việt hơn.
2- Vấn đề là hiện nay, Mỹ và Việt Nam đã thống nhất khép lại quá khứ (nhưng không quên quá khứ) để cùng nhìn về tương lai... của Biển Đông. --Двина-C75MT 09:26, ngày 14 tháng 6 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Волховский фронт[sửa mã nguồn]

Việc thành lập Phương diện quân Volkhov ngày 17 tháng 12 năm 1941 là hoàn toàn cần thiết vì nó còn trực tiếp bảo vệ sườn Nam (đúng hơn là mặt sau) của PDQ Karelia đồng thời bịt chặt hướng phía Bắc hồ Ilmen chứ không chỉ phối hợp với PDQ Leningrad phá vây trên hướng Mga - Shlissenburg. M. S. Khozin viết như vậy nhưng A. M. Vasilevsky, khi đó là Phó tổng tham mưu trưởng có mặt tại cuộc họp đó lại có ý kiến khác:

Cuối tháng 4 năm 1942, tư lệnh Phương diện quân Leningrad M. S. Khozin về Đại bản doanh và báo cáo rằng Chiến dịch Lyuban không đạt được kết quả là do thiếu sự chỉ huy thống nhất đối với các đơn vị bảo vệ Leninrad. Khozin đề nghị hợp nhất Phương diện quân Leningrad với Phương diện quân Volkhov, còn việc chỉ huy Phương diện quân hợp nhất đó thì giao cho Khozin. Tôi nghĩ rằng Khozin đã quá tin vào sự đúng đắn và hợp lý của kế hoạch của mình.
Ngay lập tức, B. M. Shaposnikov đã phản đối đè nghị đó. Ngược lại, I. V. Stalin đồng ý với đề nghị của Khozin và người ta quyết định giải tán Phương diện quân Volkhov, chuyển giao lực lượng của Phương diện quân này cho Phương diện quân Leningrad. M. S. Khozin có khả năng thống nhất hành động nhằm phá vỡ vòng phong tỏa Leningrad. Nhưng chẳng bao lâu thì rõ ràng việc chỉ huy 9 tập đoàn quân, 3 quân đoàn độc lập và 2 cụm tác chiến bị chia cắt bởi khu vực dịch chiếm đóng (ý nói khu vực Mga - Shlissenburg) không những khó khăn mà còn không thể làm nổi. Như vậy quyết định của Đại bản doanh giải tán Phương diện quân Volkhov là một sai lầm.
A. M. Vasilevsky. Sự nghiệp cả cuộc đời. NXB Tiến Bộ. Moskva. 1984. trang 103-104


Nhiều người hay gán những thất bại của quân đội Liên Xô cho cá nhân I. V. Stalin. Nhưng không phải lúc nào cũng như vậy. Thất lợi của quân đội Liên Xô thời kỳ đầu chiến tranh (tháng 6 đến tháng 7) là do I. V. Stalin quá tin vào khả năng dùng ngoại giao để tránh chiến tranh. Thất bại của Phương diện quân Tây Nam ở Kiev năm 1941 cũng do I. V. Stalin không chịu nghe ý kiến của Bộ Tông tham mưu và cũng quá tin vào khả năng của Phương diện quân này. Nhưng thất bại của Phương diện quân Tây Nam ở chỗ lồi Barvenkovo rõ ràng là do sự chỉ huy kém của S. K. Timoshenko. Thất bại của Phương diện quân Krym năm 1942 do lỗi "chính trị suông" của L. D. Mekhlits. Và thất bại trong chiến dịch Lyuban rõ ràng có lỗi của chính M. S. Khozin. A. M. Vasilevsky đã hoàn toàn khách quan khi viết về những điều này.

Quy chế làm việc của STAVKA là quy chế dân chủ tập thể và dùng biểu quyết để quyết định những vấn đề hệ trọng. Việc thành lập hay giải thể một phương diện quân, một tập đoàn quân, một quân đoàn là quyết định của tập thể STAVKA chứ không phải của cá nhân I. V. Stalin. Trong các văn bản thành lập hoặc giải thể bao giờ cũng ba chữ ký: Tổng tư lệnh tối cao, Tổng tham mưu trưởng và Chủ nhiệm ủy ban kế hoạch nhà nước. Khi biểu quyết mà số lượng thuận/chống ngang nhau thì Tổng tư lệnh tối cao mới là người quyết định cuối cùng. Đoạn hồi ký của A. M. Vasilevsky cho thấy M. S. Khozin đã quá tự tin vào khả năng chỉ huy của mình và cũng thiếu trung thực khi viết đoạn hồi ký này. Tại bản đò kế hoạch chiến dịch Lyuban cho thấy Cụm quân Leningrad với 2 tập đoàn quân (42, 55) cùng 2 cụm tác chiến (Oranienbaum và Neva) hầu như không tham gia chiến dịch và chỉ giữ thế phòng thủ. Tập đoàn quân 8 thì kìm giữ quân Đức tại cái cổ chai Mga - Shlissenburg. Ý đồ của M. S. Khozin là bao vây quân Đức tại cái cỏ chai này nhưng rõ ràng, việc tấn công chỉ từ một hướng (hướng của Cụm quân Volkhov) là không đủ để thực hiện mục tiêu này. Không bị uy hiếp trên hướng Nam Leningrad, quân Đức có điều kiện tập trung lực lượng ngăn chặn cuộc tấn công của Tập đoàn quân xung kích 2 và Tập đoàn quân 54 trong khi các tập đoàn quân 4, 52 và 59 không đủ ưu thế lực lượng để giáng những đòn chia cắt quân Đức.

A. M. Vasilevsky còn cho biết: Ngay khi Bộ Tổng tham mưu nhạn thấy rằng Tập đoàn quân xung kích 2 không thể tién đến Lyuban như kế hoạch được thì STAVKA đã ra lệnh cho M. S. Khozin rút ngay tập đoàn quân này ra nhưng M. S. Khozin đã không thực hiện lệnh này. Cuộc tấn công của M. S. Khozin tại Lyuban cũng thể hiện sự phiêu lưu không kém cuộc tấn công của S. K. Timosenko tại chỗ lồi Barvenkovo khi Phương diện quân Nam không đủ sức để bảo vệ phía sau lưng cho cánh quân xung kích của Phương diện quân Tây Nam khi Phương diện quân này tấn công lên Kharkov. Và cả hai đều phải trả giá. Đó là nguyên nhân chủ yếu trong thất bại của Chiến dịch Lyuban. Sự kém cỏi, dao động và cuối cùng là phản bội của A. A. Vlasov chỉ là nguyên nhân thứ yếu. Còn Đại bản doanh Liên Xô và cá nhân I. V. Stalin cũng phải chịu trách nhiệm vì đã quá tin vào kế hoạch của M. S. Khozin. Sau hai thất bại, S. K. Timoshenko chỉ còn được cử làm đại diện đại bản doanh ở một số hướng như Baltic, Balkan và Carpath. M. S. Khozin thì bị cách chức và điều về chỉ huy Tập đoàn quân 33 để cho K. A. Mereskov quay lại chỉ huy Phương diện quân Volkhov (tái lập)--Двина-C75MT 06:41, ngày 18 tháng 6 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Pháo 125 mm trên T54/55[sửa mã nguồn]

  1. Hai loại pháo tăng này có sự khác nhau về tính năng, không chỉ cỡ nòng mà còn là cấu tạo nòng, kích cỡ đạn và khớp nối "khiên chắn của pháo" với "tháp pháo". T-54 phiên bản đầu tiên (T-54-1) được sản xuất từ 1946, lắp pháo nòng xoắn D-10T, loại đã sử dụng trên pháo tự hành SU-100, sử dụng tháp pháo của tăng IS-3. T-54-3 sản xuất năm 1951 đã có tháp pháo mới hình cái bát úp, dùng pháo D-10TG cải tiến từ D-10T nhưng vẫn là pháo nòng xoắn. T-54M (phiên bản 1954) sử dụng pháo nòng trơn 2A24 (D-54) là pháo nòng trơn chuyên dùng cho tăng T-54 nhưng không có phiên bản thương mại xuất khẩu. T-55AGM (phiên bản nâng cấp T-54/55 của Ukraina do nhà máy máy kéo Kharkov thực hiện đã lắp pháo 125 mm kiểu КБМ1 hoặc pháo КБМ2 120 mm (dùng đạn 120 mm của NATO). Loại này đúng là to hơn T-54/55 nguyên bản: Dài (không kể pháo): 6,858 m/6,002 m; rộng: 3,650 m/3,270 m; cao (kể cả tháp pháo): 3,004 m/2,218 m. Lý do phải tăng kích thước là đạn КБМ1 hoặc КБМ2 có chiều rộng và chiều dài lớn hơn đạn 2A24 (D-54) hoặc đạn 2A26 (D-81) dùng cho tăng T-62, T-72. Khiên chắn cũng to hơn và nhiều lý do khác như hệ thống điều khiển điện tử, rada quản lý mục tiêu, rada ngắm bắn là thứ mà T-54/55 không có. Điều này cho thấy nhận xét của Steven Zaloga là có sơ sở.
  2. Ukraina không đủ tiền để sản xuất hàng loạt mẫu tăng mới. Ngay cả có sản xuất được thì cũng không thể cạnh tranh với người anh em trong liên bang cũ là Nga nên họ chọn giải pháp nâng cấp cái sẵn có là hợp lý và tiết kiệm hơn. Còn Nga có đủ tiền để sản xuất mẫu tăng mới thay cho mẫu cũ đã lỗi thời. --Двина-C75MT 06:41, ngày 8 tháng 7 năm 2013 (UTC)--Trả lời