The Open Championship

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
The Open Championship
Thông tin giải
Địa điểmAnh Quốc
Khởi đầu17 tháng 10 năm 1860 (1860-10-17)
164 năm trước
SânCarnoustie Golf Links
Championship Course
Angus, Scotland (2018)
Par71 (năm 2018)
Chiều dài7.421 yd (6.786 m)
(năm 2017)
Tổ chức bởiThe R&A
TourEuropean Tour
PGA Tour
Japan Golf Tour
Thể thứcStroke play
Tổng tiền thưởng10,25 triệu đôla Mỹ
Tháng tổ chứcTháng 7
Kỷ lục
Tổng số gậy264* Henrik Stenson (2016)
*kỷ lục major
Dưới par−20* Henrik Stenson (2016)
*cân bằng kỷ lục major
Đương kim vô địch
Hoa Kỳ Cameron Smith
Open Championship 2022

The Open Championship ("Giải Vô địch Mở"), tên khác là The OpenBritish Open, là giải đấu lâu đời nhất trong số bốn giải major trong giới golf chuyên nghiệp. Giải được tổ chức tại Anh Quốc bởi The R&A và là giải major duy nhất nằm ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ. The Open hiện là giải major thứ ba trong năm, sau giải U.S. Open và trước PGA Championship và diễn ra vào trung tuần tháng 7.

Đương kim vô địch của giải Open lần thứ 150 năm 2022 là Cameron Smith

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

The Open đầu tiên diễn ra vào ngày 17 tháng 10 năm 1860 tại Prestwick Golf Club, Scotland.[1] Giải đấu năm đó thu hút tám tay golf chuyên nghiệp. Giải diễn ra trong 3 vòng quanh sân golf 12 lỗ của Prestwick trong một ngày duy nhất. Willie Park Sr. vô địch với 174 gậy, hơn Old Tom Morris hai gậy. Mùa giải 1861 thu hút thêm các tay golf nghiệp dư; tổng cộng có 8 tay golf nghiệp dư và 10 tay golf chuyên nghiệp.

Prestwick Golf Club, nơi tổ chức Open Championship 1860
Willie Park Sr. đeo Challenge Belt, giải thưởng dành cho nhà vô địch The Open từ 1860 tới 1870

James Ogilvie Fairlie là nhà tổ chức của Open Championship đầu tiên tại Prestwick năm 1860. Sau sự ra đi đột ngột của Allan Robertson ở tuổi 43 vào năm 1859, các thành viên của Prestwick quyết định tiến hành một cuộc thi vào năm sau nhằm tìm ra tay golf xuất sắc nhất đất nước. Fairlie gửi đi nhiều bức thư tới Blackheath, Perth, Edinburgh, MusselburghSt Andrews để mời một "caddie đáng kính" tới đại diện cho mỗi câu lạc bộ trong giải đấu diễn ra vào ngày 17 tháng 10 năm 1860.[2]

Ban đầu, giải thưởng dành cho nhà vô địch của giải là Challenge Belt, một chiếc thắt lưng làm bằng da thuộc với khóa bằng bạc. Challenge Belt được sử dụng lần cuối năm 1870 khi Young Tom Morris được quyền giữ chiếc thắt lưng mãi mãi nhờ thành tích vô địch ba lần liền. Vì lý do không có giải thưởng nên giải bị hủy vào năm 1871. Một năm sau, sau khi Young Tom Morris giành chiến thắng thứ tư liên tiếp, ông được trao một chiếc huy chương. Chiếc cúp vô địch ngày nay, The Golf Champion Trophy, với tên thân mật là Claret Jug, được chế tác ngay sau đó.

Prestwick là nơi tổ chức The Open từ năm 1860 tới 1870. Vào năm 1871, câu lạc bộ này đồng ý tổ chức chung với The Royal and Ancient Golf Club of St AndrewsThe Honourable Company of Edinburgh Golfers. Vào năm 1892 giải tăng từ 36 lỗ lên 72 lỗ, tức bốn vòng 18 lỗ. Open 1894 là giải đầu tiên diễn ra ở ngoài lãnh thổ Scotland, cụ thể là tại Royal St George's Golf Club của Anh. Do số lượng thí sinh tăng, ban tổ chức áp dụng thể thức cắt giảm số tay golf sau hai vòng thi đấu kể từ năm 1898. Vào năm 1920 quyền tổ chức The Open Championship chính thức thuộc về The Royal & Ancient Golf Club.

Những nhà vô địch đầu tiên đều là các vận động viên chuyên nghiệp của Scotland, những người mà khi đó còn làm cả những việc như chăm sóc cỏ, làm gậy golf hay làm caddie để trang trải thêm cho quỹ tiền thưởng khiêm tốn mà họ nhận được từ các giải đấu hay các trận đấu. The Open bị thống trị bởi các vận động viên chuyên nghiệp; chỉ có sáu tay golf nghiệp dư từng lên ngôi trong quãng thời gian từ 1890 tới 1930. Người cuối cùng trong số đó là Bobby Jones với chức vô địch Open thứ ba; chức vô địch này cũng góp phần vào chiến tích Grand Slam của ông năm 1930. Jones là một trong sáu golfer của Mỹ từng vô địch The Open trong giai đoạn giữa Thế chiến 1 và 2, trong đó người đầu tiên là Walter Hagen vào năm 1922. Những người Mỹ này và Arnaud Massy, tay golf Pháp vô địch Open 1907, trước năm 1939 là những nhà vô địch duy nhất của giải tới từ ngoài Scotland và Anh.

Nhà vô địch đầu tiên hậu Thế chiến thứ haiSam Snead người Mỹ năm 1946. Vào năm 1947, Fred Daly của Bắc Ireland là người chiến thắng. Daly là nhà vô địch duy nhất tới từ Ireland trước khi Pádraig Harrington lên ngôi năm 2007. Trong những năm hậu chiến đầu tiên The Open là sân chơi thống trị bởi các golfer của Khối Thịnh vượng chung, trong đó Bobby Locke của Nam Phi và Peter Thomson của Úc nâng cúp Claret Jug tám lần trong quãng thời gian từ 1948 tới 1958. Do thời gian này The Open trùng thời điểm PGA Championship diễn ra, điều đồng nghĩa với việc Ben Hogan, tay golf Mỹ hay nhất thời điểm đó, chỉ dự The Open đúng một lần vào năm 1953 tại Carnoustie và giành luôn chức vô địch năm đó.

Gary Player, một người Nam Phi khác, vô địch năm 1959. Đây là khởi đầu cho kỷ nguyên "Big Three" trong làng golf chuyên nghiệp, với ba tay golf xuất chúng gồm Player, Arnold Palmer, và Jack Nicklaus. Palmer lần đầu tham gia vào năm 1960, giành vị trí thứ hai chung cuộc sau Kel Nagle, một người Úc ít tên tuổi. Tuy vậy Palmer giành chức vô địch hai năm sau đó. Dù chắc chắn không phải người Mỹ đầu tiên trở thành nhà vô địch Open Championship, ông chính là tay golf Mỹ đầu tiên giành chức vô địch trên sóng truyền hình. Thành công của ông góp phần thay đổi suy nghĩ của các tay golf hàng đầu nước Mỹ. Từ đây The Open trở thành một giải đấu quan trọng trong lịch thi đấu chứ không chỉ là sự lựa chọn thứ yếu nữa. Sự thay đổi về chất lượng của các chuyến bay xuyên Đại Tây Dương cũng tăng số lượng golf thủ Mỹ tham dự.

Chiến thắng đến với Jack Nicklaus vào các năm 1966, 19701978. Nicklaus là một tên tuổi thực sự tại The Open trong thập niên 1960 và 1970. Ông về nhì bảy lần, có 16 lần nằm trong top 5, đồng kỷ lục về số lần top 5 tại The Open với John Henry Taylor. Nicklaus cũng giữ kỷ lục về số vòng dưới par (61 vòng) và tổng số gậy dưới par (14 giải). Tại Turnberry năm 1977 ông tham dự vào một trong những cuộc đấu nổi tiếng nhất lịch sử môn golf với Tom Watson. Watson là người giành chức vô địch năm đó với số gậy 268 (12 dưới par).

Watson giành năm chức vô địch Open, nhiều nhất kể từ thập niên 1950. Tuy nhiên chiến thắng năm 1983 của ông khép lại thời kỳ người Mỹ chiếm ưu thế. Trong 11 năm về sau chỉ có một người Mỹ vô địch. Các tay golf châu Âu vô địch thời kỳ này như Seve Ballesteros của Tây Ban Nha, Sandy Lyle, người Scotlanf đầu tiên vô địch sau hơn nửa thế kỷ, hay Nick Faldo của Anh, là những người tiên phong trong việc lật đổ ưu thế của người Mỹ tại Ryder Cup giai đoạn này.

Vào năm 1995, chiến thắng playoff của John Daly trước Costantino Rocca của Ý bắt đầu thời kỳ thống trị mới của người Mỹ. Tiger Woods giành ba chức vô địch Championship, hai tại St Andrews vào năm 2000 và 2005, cùng một lần tại Hoylake năm 2006. Các tay golf ít tên tuổi cũng có những lần làm nên kỳ tích, đơn cử như Paul Lawrie chiến thắng trong loạt playoff trước Jean van de Velde năm 1999, Ben Curtis năm 2003 và Todd Hamilton năm 2004.

Vào năm 2007, những người châu Âu cuối cùng cũng được hưởng hương vị chiến thắng tại các giải major khi Pádraig Harrington của Ireland thắng Sergio García một gậy trong loạt playoff bốn lỗ tại Carnoustie. Harrington bảo vệ thành công chức vô địch vào năm 2008. Một năm sau, Tom Watson, người khi đó 59 tuổi, có một trong những màn trình diễn ngoạn mục nhất tại The Open. Ông dẫn đầu cuộc chơi trong suốt 71 hố và chỉ cần một cú par ở hố cuối để trở thành nhà vô địch lớn tuổi nhất tại một giải major. Tuy nhiên Watson bogey, phải bước vào playoff, và thua chung cuộc trước Stewart Cink.

Vào năm 2013, Phil Mickelson vô địch Open Championship lần đầu tại Muirfield. Chiến thắng này giúp Mickelson có 3 trong tổng số 4 major để giành Grand Slam sự nghiệp. Vào năm 2015, Zach Johnson dập tắt hy vọng của Jordan Spieth trong việc giành Grand Slam nhờ chiến thắng playoff trước Louis OosthuizenMarc Leishman tại Old Course at St Andrews.

Thể thức[sửa | sửa mã nguồn]

The Open là một giải golf stroke play 72 lỗ diễn ra trong bốn ngày, từ Thứ Năm tới Chủ Nhật. Kể từ năm 1979 giải diễn ra vào tuần lễ có ngày Thứ Sáu thứ 3 trong tháng 7. Hiện nay giải có 156 tay golf tham gia, chủ yếu là những tay golf chuyên nghiệp hàng đầu thế giới cùng với những nhà vô địch của các giải nghiệp dư. Các suất còn lại được trao cho các tay golf, cả nghiệp dư lẫn chuyên nghiệp, có thành tích tốt tại vòng loại. Sau 36 hố, ban tổ chức sẽ loại bớt tay golf sao cho chỉ còn 70 người dẫn đầu (tính cả những người bằng thành tích với những người xếp chót trong nhóm đi tiếp) thi đấu 36 hố còn lại vào cuối tuần. Nếu sau 72 lỗ mà không phân định được nhà vô địch, các tay golf bước vào loạt playoff bốn lỗ tính tổng thành tích; nếu vẫn hòa, các tay golf bước vào loạt loại trực tiếp cho tới khi có người thắng cuộc.

Cúp và huy chương[sửa | sửa mã nguồn]

Claret Jug

Trong lịch sử The Open, đã có nhiều giải thưởng được trao.[3]

  • Challenge Belt – trao cho nhà vô địch từ 1860 tới 1870. Năm 1870 Young Tom Morris được trao chiếc thắt lưng vĩnh viễn nhờ vô địch ba năm liên tiếp.
  • Golf Champion Trophy (hayteen khác là Claret Jug) – thay thế Challenge Belt và được trao cho nhà vô địch từ năm 1873 mặc dù Young Tom Morris, nhà vô địch năm 1872, là người đầu tên được khắc tên lên cúp. (The Open không diễn ra năm 1871.)
  • Huy chương vàng – trao cho người vô địch. Lần đầu được trao năm 1872 khi Claret Jug được ra đời.
  • Huy chương bạc – trao kể từ năm 1949 cho tay golf nghiệp dư dẫn đầu sau khi kết thúc vòng cuối.
  • Huy chương đồng – trao từ năm 1972 cho tất cả các tay golf nghiệp dư tham dự vòng cuối.

Sân golf[sửa | sửa mã nguồn]

Các sân golf tại Scotland
màu xanh là địa điểm năm 2018
Các sân golf tại Anh
màu xanh là địa điểm năm 2017
Địa điểm tại Bắc Ireland

The Open từng được tổ chức tại Scotland, tây bắc Anh, và đông nam Anh, cùng một sân ở Bắc Ireland.

Từ năm 1860 tới 1870 The Open được tổ chức và diễn ra tại Prestwick Golf Club, Scotland. Từ 1872 tới 1891 giải luân phiên được tổ chức trên các sân: Prestwick, Old Course, và Musselburgh Links. Năm 1892 sân Muirfield mới xây dựng thay thế Musselburgh trong chuỗi luân phiên. Năm 1893 hai sân Royal St George'sRoyal Liverpool của Anh được mời làm sân tổ chức, trong đó Royal St George's được trao quyền tổ chức năm 1894 còn Royal Liverpool là năm 1897.[4] Tại một cuộc họp năm 1907, Royal Cinque Ports Golf Club trở thành sân thứ sáu, và được quyền tổ chức năm 1909. Với ba sân ở Anh và ba sân ở Scotland, cuộc họp cũng nhất trí rằng Open Championship sẽ thay phiên nhau diễn ra ở Anh và Scotland.[5] Sự thay phiên tổ chức giữa Anh và Scotland tiếp diễn cho tới khi Thế chiến thứ hai nổ ra.

Việc luân phiên tổ chức giữa sáu sân được phục hồi sau Thế chiến thứ nhất khi Royal Cinque Ports là chủ nhà của Open 1920. Đây cũng chính là nơi dự kiến tổ chức Open 1915, sự kiện bị hủy do chiến tranh.[6] Vào năm 1923 sân Troon được sử dụng thay cho Muirfield vì có "một số lo ngại khi Honourable Company of Edinburgh Golfers tỏ ra quá khao khát trong việc đăng cai giải".[7] Muirfield được sử dụng trở lại năm 1929. Việc quá nhiều người tới xem tại Prestwick vào năm 1925 khiến nơi đây không bao giờ tổ chức Open nữa mà được thay thế bởi sân Carnoustie. Trong khi Royal St George's và Royal Liverpool tiếp tục được sử dụng thì sân thứ ba của Anh có nhiều thay đổi. Sau sân Royal Cinque Ports năm 1920, Royal Lytham tổ chức năm 1926 và tới sân Prince's năm 1932. Royal Cinque Ports được dự tính tổ chức vào năm 1938 nhưng vào tháng hai năm đó, những đợt thủy triều bất thường gây ngập lụt nghiêm trọng[8] khiến địa điểm tổ chức bị dời sang Royal St George's.[9] Birkdale được chọn tổ chức năm 1940, tuy nhiên giải bị hủy vì chiến tranh.[10]

Trong hệ thống luân phiên hiện nay có 10 sân, 5 của Scotland, 4 của Anh và 1 của Bắc Ireland. Gần đây Old Course tổ chức Open 5 năm một lần. Các sân còn lại tổ chức Open trên dưới 10 năm một lần. Vào năm 2014, The R&A thông báo rằng Royal Portrush sẽ trở lại và vào tháng 10 năm 2015, Portrush trở thành nơi tổ chức The Open 2019.[11][12]

Kỷ lục[sửa | sửa mã nguồn]

  • Nhà vô địch lớn tuổi nhất: Old Tom Morris (46 năm, 102 ngày), 1867.
  • Nhà vô địch trẻ nhất: Young Tom Morris (17 năm, 156 ngày), 1868.[13]
  • Nhiều lần vô địch nhất: 6, Harry Vardon (1896, 1898, 1899, 1903, 1911, 1914).
  • Nhiều lần vô địch liên tiếp nhất: 4, Young Tom Morris (1868, 1869, 1870, 1872 – không tổ chức năm 1871).
  • Số điểm thấp nhất sau 36 lỗ: 130, Nick Faldo (66-64), 1992; Brandt Snedeker (66-64), 2012
  • Số điểm thấp nhất sau 54 lỗ: 198, Tom Lehman (67-67-64), 1996
  • Số điểm chung cuộc thấp nhất (72 lỗ): 264, Henrik Stenson (68-65-68-63, 264), 2016.
  • Số điểm chung cuộc thấp nhất (72 lỗ) so với par: −20, Henrik Stenson (68-65-68-63, 264), 2016.
  • Chiến thắng cách biệt nhất: 13 gậy, Old Tom Morris, 1862. Đây là kỷ lục của tất cả các giải major tính tới năm 2000, khi Woods vô địch U.S. Open với cách biệt 15 gậy tại Pebble Beach. Tuy nhiên cách biệt 13 gậy của Old Tom đạt được chỉ sau 36 lỗ.
  • Vòng có điểm số thấp nhất: 62, Branden Grace, Vòng 3, 2017; kỷ lục mọi giải major.
  • Vòng có điểm số thấp nhất so với par: −9, Paul Broadhurst, Vòng 3, 1990; Rory McIlroy, vòng 1, 2010.
  • Nhà vô địch wire-to-wire (sau 72 lỗ mà không hòa sau mỗi vòng): Ted Ray năm 1912, Bobby Jones năm 1927, Gene Sarazen năm 1932, Henry Cotton năm 1934, Tom Weiskopf năm 1973, Tiger Woods năm 2005, và Rory McIlroy năm 2014.[14]
  • Á quân nhiều lần nhất: 7, Jack Nicklaus (1964, 1967, 1968, 1972, 1976, 1977, 1979)

Nhà vô địch[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Ngày Vô địch Quốc gia Địa điểm Kết quả Cách biệt Á quân Tiền thưởng
vô địch (£)
2022 Cameron Smith Úc St Andrews
2021 Colin Morikawa Hoa Kỳ Royal St George's
2019 Shane Lowry Bắc Ireland Royal Portrush 6 gậy
2018 19–22 tháng 7 Francesco Molinari Ý Carnoustie 276 (-8) 2 gậy Justin Rose 1.420.000
2017 20–23 tháng 7 Jordan Spieth  Hoa Kỳ Royal Birkdale 268 (−12) 3 gậy Hoa Kỳ Matt Kuchar 1.420.000
2016 14–17 tháng 7 Henrik Stenson  Thụy Điển Royal Troon 264 (−20) 3 gậy Hoa Kỳ Phil Mickelson 1.175.000
2015 16–20 tháng 7 Zach Johnson  Hoa Kỳ St Andrews 273 (−15) Playoff Úc Marc Leishman
Cộng hòa Nam Phi Louis Oosthuizen
1.150.000
2014 17–20 tháng 7 Rory McIlroy  Bắc Ireland Royal Liverpool 271 (−17) 2 gậy Hoa Kỳ Rickie Fowler
Tây Ban Nha Sergio García
975.000
2013 18–21 tháng 7 Phil Mickelson  Hoa Kỳ Muirfield 281 (−3) 3 gậy Thụy Điển Henrik Stenson 945.000
2012 19–22 tháng 7 Ernie Els (2)  Nam Phi Royal Lytham & St Annes 273 (−7) 1 gậy Úc Adam Scott 900.000
2011 14–17 tháng 7 Darren Clarke  Bắc Ireland Royal St George's 275 (−5) 3 gậy Hoa Kỳ Dustin Johnson
Hoa Kỳ Phil Mickelson
900.000
2010 15–18 tháng 7 Louis Oosthuizen  Nam Phi St Andrews 272 (−16) 7 gậy Anh Lee Westwood 850.000
2009 16–19 tháng 7 Stewart Cink  Hoa Kỳ Turnberry 278 (−2) Playoff Hoa Kỳ Tom Watson 750.000
2008 17–20 tháng 7 Pádraig Harrington (2)  Ireland Royal Birkdale 283 (+3) 4 gậy Anh Ian Poulter 750.000
2007 19–22 tháng 7 Pádraig Harrington  Ireland Carnoustie 277 (−7) Playoff Tây Ban Nha Sergio García 750.000
2006 20–23 tháng 7 Tiger Woods (3)  Hoa Kỳ Royal Liverpool 270 (−18) 2 gậy Hoa Kỳ Chris DiMarco 720.000
2005 14–17 tháng 7 Tiger Woods (2)  Hoa Kỳ St Andrews 274 (−14) 5 gậy Scotland Colin Montgomerie 720.000
2004 15–18 tháng 7 Todd Hamilton  Hoa Kỳ Royal Troon 274 (−10) Playoff Cộng hòa Nam Phi Ernie Els 720.000
2003 17–20 tháng 7 Ben Curtis  Hoa Kỳ Royal St George's 283 (−1) 1 gậy Đan Mạch Thomas Bjørn
Fiji Vijay Singh
700.000
2002 18–21 tháng 7 Ernie Els  Nam Phi Muirfield 278 (−6) Playoff Úc Stuart Appleby
Úc Steve Elkington
Pháp Thomas Levet
700.000
2001 19–22 tháng 7 David Duval  Hoa Kỳ Royal Lytham & St Annes 274 (−10) 3 gậy Thụy Điển Niclas Fasth 600.000
2000 20–23 tháng 7 Tiger Woods  Hoa Kỳ St Andrews 269 (−19) 8 gậy Đan Mạch Thomas Bjørn
Cộng hòa Nam Phi Ernie Els
500.000
1999 15–18 tháng 7 Paul Lawrie  Scotland Carnoustie 290 (+6) Playoff Hoa Kỳ Justin Leonard
Pháp Jean van de Velde
350.000
1998 16–19 tháng 7 Mark O'Meara  Hoa Kỳ Royal Birkdale 280 (E) Playoff Hoa Kỳ Brian Watts 300.000
1997 17–20 tháng 7 Justin Leonard  Hoa Kỳ Royal Troon 272 (−12) 3 gậy Bắc Ireland Darren Clarke
Thụy Điển Jesper Parnevik
250.000
1996 18–21 tháng 7 Tom Lehman  Hoa Kỳ Royal Lytham & St Annes 271 (−13) 2 gậy Cộng hòa Nam Phi Ernie Els
Hoa Kỳ Mark McCumber
200.000
1995 20–23 tháng 7 John Daly  Hoa Kỳ St Andrews 282 (−6) Playoff Ý Costantino Rocca 125.000
1994 14–17 tháng 7 Nick Price  Zimbabwe Turnberry 268 (−12) 1 gậy Thụy Điển Jesper Parnevik 110.000
1993 15–18 tháng 7 Greg Norman (2)  Úc Royal St George's 267 (−13) 2 gậy Anh Nick Faldo 100.000
1992 16–19 tháng 7 Nick Faldo (3)  Anh Muirfield 272 (−12) 1 gậy Hoa Kỳ John Cook 95.000
1991 18–21 tháng 7 Ian Baker-Finch  Úc Royal Birkdale 272 (−8) 2 gậy Úc Mike Harwood 90.000
1990 19–22 tháng 7 Nick Faldo (2)  Anh St Andrews 270 (−18) 5 gậy Zimbabwe Mark McNulty
Hoa Kỳ Payne Stewart
85.000
1989 20–23 tháng 7 Mark Calcavecchia  Hoa Kỳ Royal Troon 275 (−13) Playoff Úc Wayne Grady
Úc Greg Norman
80.000
1988 14–18 tháng 7 Seve Ballesteros (3)  Tây Ban Nha Royal Lytham & St Annes 273 (−11) 2 gậy Zimbabwe Nick Price 80.000
1987 16–19 tháng 7 Nick Faldo  Anh Muirfield 279 (−5) 1 gậy Hoa Kỳ Paul Azinger
Úc Rodger Davis
75.000
1986 17–20 tháng 7 Greg Norman  Úc Turnberry 280 (E) 5 gậy Anh Gordon J. Brand 70.000
1985 18–21 tháng 7 Sandy Lyle  Scotland Royal St George's 282 (+2) 1 gậy Hoa Kỳ Payne Stewart 65.000
1984 19–22 tháng 7 Seve Ballesteros (2)  Tây Ban Nha St Andrews 276 (−12) 2 gậy Đức Bernhard Langer
Hoa Kỳ Tom Watson
55.000
1983 14–17 tháng 7 Tom Watson (5)  Hoa Kỳ Royal Birkdale 275 (−9) 1 gậy Hoa Kỳ Andy Bean
Hoa Kỳ Hale Irwin
40.000
1982 15–18 tháng 7 Tom Watson (4)  Hoa Kỳ Royal Troon 284 (−4) 1 gậy Anh Peter Oosterhuis
Zimbabwe Nick Price
32.000
1981 16–19 tháng 7 Bill Rogers  Hoa Kỳ Royal St George's 276 (−4) 4 gậy Đức Bernhard Langer 25.000
1980 17–20 tháng 7 Tom Watson (3)  Hoa Kỳ Muirfield 271 (−13) 4 gậy Hoa Kỳ Lee Trevino 25.000
1979 18–21 tháng 7 Seve Ballesteros  Tây Ban Nha Royal Lytham & St Annes 283 (−1) 3 gậy Hoa Kỳ Ben Crenshaw
Hoa Kỳ Jack Nicklaus
15.000
1978 12–15 tháng 7 Jack Nicklaus (3)  Hoa Kỳ St Andrews 281 (−7) 2 gậy Hoa Kỳ Ben Crenshaw
Hoa Kỳ Raymond Floyd
Hoa Kỳ Tom Kite
New Zealand Simon Owen
12.500
1977 6–9 tháng 7 Tom Watson (2)  Hoa Kỳ Turnberry 268 (−12) 1 gậy Hoa Kỳ Jack Nicklaus 10.000
1976 7–10 tháng 7 Johnny Miller  Hoa Kỳ Royal Birkdale 279 (−9) 6 gậy Tây Ban Nha Seve Ballesteros
Hoa Kỳ Jack Nicklaus
7.500
1975 9–13 tháng 7 Tom Watson  Hoa Kỳ Carnoustie 279 (−9) Playoff Úc Jack Newton 7.500
1974 10–13 tháng 7 Gary Player (3)  Nam Phi Royal Lytham & St Annes 282 (−2) 4 gậy Anh Peter Oosterhuis 5.500
1973 11–14 tháng 7 Tom Weiskopf  Hoa Kỳ Troon 276 (−12) 3 gậy Anh Neil Coles
Hoa Kỳ Johnny Miller
5.500
1972 12–15 tháng 7 Lee Trevino (2)  Hoa Kỳ Muirfield 278 (−6) 1 gậy Hoa Kỳ Jack Nicklaus 5.500
1971 7–10 tháng 7 Lee Trevino  Hoa Kỳ Royal Birkdale 278 (−14) 1 gậy Đài Loan Lu Liang-Huan 5.500
1970 8–12 tháng 7 Jack Nicklaus (2)  Hoa Kỳ St Andrews 283 (−5) Playoff Hoa Kỳ Doug Sanders 5.250
1969 9–12 tháng 7 Tony Jacklin  Anh Royal Lytham & St Annes 280 (−4) 2 gậy New Zealand Bob Charles 4.250
1968 10–13 tháng 7 Gary Player (2)  Nam Phi Carnoustie 289 (+1) 2 gậy New Zealand Bob Charles
Hoa Kỳ Jack Nicklaus
3.000
1967 12–15 tháng 7 Roberto De Vicenzo  Argentina Royal Liverpool 278 (−10) 2 gậy Hoa Kỳ Jack Nicklaus 2,100
1966 6–9 tháng 7 Jack Nicklaus  Hoa Kỳ Muirfield 282 (−2) 1 gậy Hoa Kỳ Doug Sanders
Wales Dave Thomas
2,100
1965 7–9 tháng 7 Peter Thomson (5)  Úc Royal Birkdale 285 (−3) 2 gậy Wales Brian Huggett
Cộng hòa Ireland Christy O'Connor Snr
1.750
1964 8–10 tháng 7 Tony Lema  Hoa Kỳ St Andrews 279 (−9) 5 gậy Hoa Kỳ Jack Nicklaus 1.500
1963 10–13 tháng 7 Bob Charles  New Zealand Royal Lytham & St Annes 277 (−3) Playoff Hoa Kỳ Phil Rodgers 1.500
1962 11–13 tháng 7 Arnold Palmer (2)  Hoa Kỳ Troon 276 (−12) 6 gậy Úc Kel Nagle 1.400
1961 12–15 tháng 7 Arnold Palmer  Hoa Kỳ Royal Birkdale 284 (−4) 1 gậy Wales Dai Rees 1.400
1960 6–9 tháng 7 Kel Nagle  Úc St Andrews 278 (−10) 1 gậy Hoa Kỳ Arnold Palmer 1.250
1959 1–3 tháng 7 Gary Player  Nam Phi Muirfield 284 (E) 2 gậy Anh Fred Bullock
Bỉ Flory Van Donck
1.000
1958 2–5 tháng 7 Peter Thomson (4)  Úc Royal Lytham & St Annes 278 (−6) Playoff Wales Dave Thomas 1.000
1957 3–5 tháng 7 Bobby Locke (4)  Nam Phi St Andrews 279 (−9) 3 gậy Úc Peter Thomson 1.000
1956 4–6 tháng 7 Peter Thomson (3)  Úc Royal Liverpool 286 (+2) 3 gậy Bỉ Flory Van Donck 1.000
1955 6–8 tháng 7 Peter Thomson (2)  Úc St Andrews 281 (−7) 2 gậy Scotland John Fallon 1.000
1954 7–9 tháng 7 Peter Thomson  Úc Royal Birkdale 283 (−5) 1 gậy Cộng hòa Nam Phi Bobby Locke
Wales Dai Rees
Anh Syd Scott
750
1953 8–10 tháng 7 Ben Hogan  Hoa Kỳ Carnoustie 282 (−6) 4 gậy Argentina Antonio Cerdá
Wales Dai Rees
Hoa Kỳ Frank Stranahan (a)
Úc Peter Thomson
500
1952 9–11 tháng 7 Bobby Locke (3)  Nam Phi Royal Lytham & St Annes 287 (−1) 1 gậy Úc Peter Thomson 300
1951 4–6 tháng 7 Max Faulkner  Anh Royal Portrush 285 (−3) 2 gậy Argentina Antonio Cerdá 300
1950 5–7 tháng 7 Bobby Locke (2)  Nam Phi Troon 279 (−9) 2 gậy Argentina Roberto de Vicenzo 300
1949 6–9 tháng 7 Bobby Locke  Nam Phi Royal St George's 283 (−5) Playoff Cộng hòa Ireland Harry Bradshaw 300
1948 30 tháng 6 – 2 tháng 7 Henry Cotton (3)  Anh Muirfield 284 (E) 5 gậy Bắc Ireland Fred Daly 150
1947 2–4 tháng 7 Fred Daly  Bắc Ireland Royal Liverpool 293 (+5) 1 gậy Anh Reg Horne
Hoa Kỳ Frank Stranahan (a)
150
1946 3–5 tháng 7 Sam Snead  Hoa Kỳ St Andrews 290 (+2) 4 gậy Hoa Kỳ Johnny Bulla
Cộng hòa Nam Phi Bobby Locke
150
1940–45: Gián đoạn do Chiến tranh thế giới thứ hai
1939 5–7 tháng 7 Dick Burton  Anh St Andrews 290 (−2) 2 gậy Hoa Kỳ Johnny Bulla 100
1938 6–8 tháng 7 Reg Whitcombe  Anh Royal St George's 295 (+15) 2 gậy Scotland Jimmy Adams 100
1937 7–9 tháng 7 Henry Cotton (2)  Anh Carnoustie 290 2 gậy Anh Reg Whitcombe 100
1936 25–27 tháng 6 Alf Padgham  Anh Royal Liverpool 287 1 gậy Scotland Jimmy Adams 100
1935 26–28 tháng 6 Alf Perry  Anh Muirfield 283 4 gậy Anh Alf Padgham 100
1934 27–29 tháng 6 Henry Cotton  Anh Royal St George's 283 5 gậy Cộng hòa Nam Phi Sid Brews 100
1933 5–8 tháng 7 Denny Shute  Hoa Kỳ St Andrews 292 Playoff Hoa Kỳ Craig Wood 100
1932 8–10 tháng 6 Gene Sarazen  Hoa Kỳ Prince's 283 5 gậy Hoa Kỳ Macdonald Smith 100
1931 3–5 tháng 6 Tommy Armour  Hoa Kỳ Carnoustie 296 1 gậy Argentina José Jurado 100
1930 18–20 tháng 6 Bobby Jones (a) (3)  Hoa Kỳ Royal Liverpool 291 2 gậy Hoa Kỳ Leo Diegel
Hoa Kỳ Macdonald Smith
100
1929 8–10 May Walter Hagen (4)  Hoa Kỳ Muirfield 292 6 gậy Hoa Kỳ Johnny Farrell 75
1928 9–11 May Walter Hagen (3)  Hoa Kỳ Royal St George's 292 2 gậy Hoa Kỳ Gene Sarazen 75
1927 13–15 tháng 7 Bobby Jones (a) (2)  Hoa Kỳ St Andrews 285 6 gậy Jersey Aubrey Boomer
Anh Fred Robson
75
1926 23–25 tháng 6 Bobby Jones (a)  Hoa Kỳ Royal Lytham & St Annes 291 2 gậy Hoa Kỳ Al Watrous 75
1925 25–26 tháng 6 Jim Barnes  Hoa Kỳ Prestwick 300 1 gậy Anh Archie Compston
Jersey Ted Ray
75
1924 26–27 tháng 6 Walter Hagen (2)  Hoa Kỳ Royal Liverpool 301 1 gậy Anh Ernest Whitcombe 75
1923 14–15 tháng 6 Arthur Havers  Anh Troon 295 1 gậy Hoa Kỳ Walter Hagen 75
1922 22–23 tháng 6 Walter Hagen  Hoa Kỳ Royal St George's 300 1 gậy Hoa Kỳ Jim Barnes
Scotland George Duncan
75
1921 23–25 tháng 6 Jock Hutchison  Hoa Kỳ St Andrews 296 Playoff Anh Roger Wethered (a) 75
1920 30 tháng 6 – 1 tháng 7 George Duncan  Scotland Royal Cinque Ports 303 2 gậy Scotland Sandy Herd 75
1915–19: Gián đoạn do Chiến tranh thế giới thứ nhất
1914 18–19 tháng 6 Harry Vardon (6)  Jersey Prestwick 306 3 gậy Anh J.H. Taylor 50
1913 23–24 tháng 6 J.H. Taylor (5)  Anh Royal Liverpool 304 8 gậy Jersey Ted Ray 50
1912 24–25 tháng 6 Ted Ray  Jersey Muirfield 295 4 gậy Jersey Harry Vardon 50
1911 26–30 tháng 6 Harry Vardon (5)  Jersey Royal St George's 303 Playoff Pháp Arnaud Massy 50
1910 21–24 tháng 6 James Braid (5)  Scotland St Andrews 299 4 gậy Scotland Sandy Herd 50
1909 10–11 tháng 6 J.H. Taylor (4)  Anh Royal Cinque Ports 291 6 gậy Anh Tom Ball
Anh James Braid
50
1908 18–19 tháng 6 James Braid (4)  Scotland Prestwick 291 8 gậy Anh Tom Ball 50
1907 20–21 tháng 6 Arnaud Massy  Pháp Royal Liverpool 312 2 gậy Anh J.H. Taylor 50
1906 13–15 tháng 6 James Braid (3)  Scotland Muirfield 300 4 gậy Anh J.H. Taylor 50
1905 7–9 tháng 6 James Braid (2)  Scotland St Andrews 318 5 gậy Anh Rowland Jones
Anh J.H. Taylor
50
1904 8–10 tháng 6 Jack White  Scotland Royal St George's 296 1 gậy Scotland James Braid
Anh J.H. Taylor
50
1903 10–11 tháng 6 Harry Vardon (4)  Jersey Prestwick 300 6 gậy Jersey Tom Vardon 50
1902 4–5 tháng 6 Sandy Herd  Scotland Royal Liverpool 307 1 gậy Scotland James Braid
Jersey Harry Vardon
50
1901 5–6 tháng 6 James Braid  Scotland Muirfield 309 3 gậy Jersey Harry Vardon 50
1900 6–7 tháng 6 J.H. Taylor (3)  Anh St Andrews 309 8 gậy Jersey Harry Vardon 50
1899 7–8 tháng 6 Harry Vardon (3)  Jersey St George's 310 5 gậy Scotland Jack White 30
1898 8–9 tháng 6 Harry Vardon (2)  Jersey Prestwick 307 1 gậy Scotland Willie Park Jr. 30
1897 19–20 tháng 5 Harold Hilton (a) (2)  Anh Royal Liverpool 314 1 gậy Scotland James Braid 30
1896 10–11.13 tháng 6 Harry Vardon  Jersey Muirfield 316 Playoff Anh J.H. Taylor 30
1895 12–13 tháng 6 J.H. Taylor (2)  Anh St Andrews 322 4 gậy Scotland Sandy Herd 30
1894 11–12 tháng 6 J.H. Taylor  Anh St George's 326 5 gậy Scotland Douglas Rolland 30
1893 31 tháng 8 – 1 tháng 9 William Auchterlonie  Scotland Prestwick 322 2 gậy Scotland Johnny Laidlay (a) 30
1892 22–23 tháng 9 Harold Hilton (a)  Anh Muirfield 305 3 gậy Anh John Ball (a)
Scotland Sandy Herd
Scotland Hugh Kirkaldy
35
1891 6–7 tháng 10 Hugh Kirkaldy  Scotland St Andrews 166 2 gậy Scotland Willie Fernie
Scotland Andrew Kirkaldy
10
1890 11 tháng 9 John Ball (a)  Anh Prestwick 164 3 gậy Scotland Willie Fernie
Scotland Archie Simpson
13
1889 8, 11 tháng 11 Willie Park Jr. (2)  Scotland Musselburgh 155 Playoff Scotland Andrew Kirkaldy 8
1888 6, 8 tháng 10 Jack Burns  Scotland St Andrews 171 1 gậy Scotland David Anderson Jr.
Scotland Ben Sayers
8
1887 16 tháng 9 Willie Park Jr.  Scotland Prestwick 161 1 gậy Scotland Bob Martin 8
1886 5 tháng 11 David Brown  Scotland Musselburgh 157 2 gậy Scotland Willie Campbell 8
1885 3 tháng 10 Bob Martin (2)  Scotland St Andrews 171 1 gậy Scotland Archie Simpson 10
1884 3 tháng 10 Jack Simpson  Scotland Prestwick 160 4 gậy Scotland Willie Fernie
Scotland Douglas Rolland
8
1883 16–17 tháng 11 Willie Fernie  Scotland Musselburgh 159 Playoff Scotland Bob Ferguson 8
1882 30 tháng 9 Bob Ferguson (3)  Scotland St Andrews 171 3 gậy Scotland Willie Fernie 12
1881 14 tháng 10 Bob Ferguson (2)  Scotland Prestwick 170 3 gậy Scotland Jamie Anderson 8
1880 9 tháng 4 Bob Ferguson  Scotland Musselburgh 162 5 gậy Scotland Peter Paxton 8
1879 27,29 tháng 9 Jamie Anderson (3)  Scotland St Andrews 169 3 gậy Scotland Jamie Allan
Scotland Andrew Kirkaldy
10
1878 4 tháng 10 Jamie Anderson (2)  Scotland Prestwick 157 2 gậy Scotland Bob Kirk 8
1877 6 tháng 4 Jamie Anderson  Scotland Musselburgh 160 2 gậy Scotland Bob Pringle 8
1876 30 tháng 9, 2 tháng 10 Bob Martin  Scotland St Andrews 176 Playoff Scotland Davie Strath 10
1875 10 tháng 9 Willie Park Sr. (4)  Scotland Prestwick 166 2 gậy Scotland Bob Martin 8
1874 10 tháng 4 Mungo Park  Scotland Musselburgh 159 2 gậy Scotland Tom Morris Jr. 8
1873 4 tháng 10 Tom Kidd  Scotland St Andrews 179 1 gậy Scotland Jamie Anderson 11
1872 13 tháng 9 Tom Morris Jr. (4)  Scotland Prestwick 166 3 gậy Scotland Davie Strath 8
1871 Không tổ chức vì không có giải thưởng
1870 15 tháng 9 Tom Morris Jr. (3)  Scotland Prestwick 149 12 gậy Scotland Bob Kirk
Scotland Davie Strath
6
1869 16 tháng 9 Tom Morris Jr. (2)  Scotland Prestwick 157 11 gậy Scotland Bob Kirk 6
1868 23 tháng 9 Tom Morris Jr.  Scotland Prestwick 154 3 gậy Scotland Tom Morris Sr. 6
1867 26 tháng 9 Tom Morris Sr. (4)  Scotland Prestwick 170 2 gậy Scotland Willie Park Sr. 7
1866 13 tháng 9 Willie Park Sr. (3)  Scotland Prestwick 169 2 gậy Scotland Davie Park 6
1865 14 tháng 9 Andrew Strath  Scotland Prestwick 162 2 gậy Scotland Willie Park Sr. 8
1864 16 tháng 9 Tom Morris Sr. (3)  Scotland Prestwick 167 2 gậy Scotland Andrew Strath 6
1863 18 tháng 9 Willie Park Sr. (2)  Scotland Prestwick 168 2 gậy Scotland Tom Morris Sr. -
1862 11 tháng 9 Tom Morris Sr. (2)  Scotland Prestwick 163 13 gậy Scotland Willie Park Sr. -
1861 26 tháng 9 Tom Morris Sr.  Scotland Prestwick 163 4 gậy Scotland Willie Park Sr. -
1860 17 tháng 10 Willie Park Sr.  Scotland Prestwick 174 2 gậy Scotland Tom Morris Sr. -

(a) nghĩa là nghiệp dư
Cột "Ngày" là những ngày cuộc chơi diễn ra hoặc dự kiến diễn ra, tính cả playoff

Tham khảo và chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Prestwick Golf Club details”. theopen.com. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2015.
  2. ^ Joy, David (tháng 6 năm 2003). “Prestwick Golf Club”. Links Magazine. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2016.
  3. ^ “Claret Jug”. theopen.com. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2016.
  4. ^ “The Open Golf Championship”. The Times. ngày 10 tháng 7 năm 1893. tr. 7.
  5. ^ “The Open Championship”. The Times. ngày 18 tháng 11 năm 1907. tr. 12.
  6. ^ “The Golf Championship - Official announcement”. The Times. ngày 14 tháng 4 năm 1915. tr. 16.
  7. ^ “The Championships”. The Times. ngày 22 tháng 5 năm 1922. tr. 22.
  8. ^ “Gales and snow - Damage on east coast - Widespread flooding”. The Times. ngày 14 tháng 2 năm 1938. tr. 12.
  9. ^ “Golf - The Open and Amateur Championships - New Conditions”. The Times. ngày 12 tháng 2 năm 1938. tr. 4.
  10. ^ “Golf Championships for 1940”. The Times. ngày 21 tháng 1 năm 1939. tr. 4.
  11. ^ “The Open: Press conference confirms Royal Portrush”. BBC News. ngày 16 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2014.
  12. ^ “Royal Portrush to host The 148th Open in 2019”. theopen.com. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2015.
  13. ^ “Notes: Young Tom Morris gets 20 days older”. PGA Tour. ngày 1 tháng 8 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 8 năm 2006.
  14. ^ “Did you know number 50”. The Open Championship. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2011.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Bản mẫu:The Open Championships Bản mẫu:Open Championship Courses Bản mẫu:Footer MensMajors Bản mẫu:European Tour