Theta Pegasi

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Theta Pegasi (La tinh hóa từ θ Pegasi, tên viết tắt là Theta Peg, θ Peg) tên chính thức là Biham /ˈb.æm/,[1][2], là tên của một ngôi sao nằm trong một chòm sao phương bắc tên là Phi Mã. Khoảng cách của nó với chúng ta là khoảng xấp xỉ 92 năm ánh sáng.

Tên gọi[sửa | sửa mã nguồn]

Theta Pegasi là tên được đặt theo định danh Bayer cho các ngôi sao.

Tên truyền thống của nó là Biham hoặc Baham từ cụm từ tiếng Ả rập s'ad al Biham, nghĩa là "Những ngôi sao may mắn của những con thú trẻ"[3]. Năm 2016, hiệp hội Thiên văn Quốc tế đã bắt đầu biên mục và tiêu chuẩn hóa tên của các ngôi sao[4]. Ngày 21 tháng 8 năm 2016, họ đã xác nhận tên Biham và đưa nó vào trong danh sách IAU.[2]

Trong tiếng Trung, 危宿 (Wēi sù, Nguy tú) nghĩa là Đòn nóc nhà, đó là tên chỉ một mảng sao chứa Theta Pegasi, Alpha PegasiEpsilon Pegasi[5]. Do vậy, tên tiếng Trung cho ngôi sao này là 危宿二 (Wēi Sù èr - Nguy tú nhị - nghĩa là ngôi sao thứ hai của đòn nóc nhà).[6]

Thuộc tính[sửa | sửa mã nguồn]

Ngôi sao này có quang phổ loại A với cấp sao biểu kiến là 3,53. Nghĩa là ta có thể nhìn thấy nó bằng mắt thường. Bán kính của nó gấp 2,6 lần mặt trời và tỏa sáng hay phát ra năng lượng gấp 25 mặt trời với nhiệt độ hiệu dụng nơi quang cầu là 7951 Kelvin.[7]

Dữ liệu hiện tại[sửa | sửa mã nguồn]

Theo như quan sát, đây là ngôi sao nằm trong chòm sao Phi Mã và dưới đây là một số dữ liệu khác:

Xích kinh 22h 10m 11.98528s[8]

Xích vĩ +06° 11′ 52.3078″[8]

Cấp sao biểu kiến 3,53

Vận tốc xuyên tâm 7,90 km/s[9]

Loại quang phổ A2 V[10]

Giá trị thị sai 35,34 +/- 0,85[8]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Kunitzsch, Paul; Smart, Tim (2006). A Dictionary of Modern star Names: A Short Guide to 254 Star Names and Their Derivations (ấn bản 2). Cambridge, Massachusetts: Sky Pub. ISBN 978-1-931559-44-7.
  2. ^ a b “IAU Catalog of Star Names”. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2016.
  3. ^ Kaler
  4. ^ IAU Working Group on Star Names (WGSN), International Astronomical Union, truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2016.
  5. ^ (tiếng Trung) 中國星座神話, written by 陳久金 (Trần Cửu Kim). Published by 台灣書房出版有限公司, 2005, ISBN 978-986-7332-25-7.
  6. ^ (tiếng Trung) 香港太空館 - 研究資源 - 亮星中英對照表 Lưu trữ 2010-08-11 tại Wayback Machine, Hong Kong Space Museum. Truy cập on line ngày 23 tháng 11 năm 2010.
  7. ^ Boyajian, Tabetha S.; và đồng nghiệp (tháng 2 năm 2012), “Stellar Diameters and Temperatures. I. Main-sequence A, F, and G Stars”, The Astrophysical Journal, 746 (1): 101, arXiv:1112.3316, Bibcode:2012ApJ...746..101B, doi:10.1088/0004-637X/746/1/101. See Table 10.
  8. ^ a b c van Leeuwen, F. (2007), “Validation of the new Hipparcos reduction”, Astronomy and Astrophysics, 474 (2): 653–664, arXiv:0708.1752, Bibcode:2007A&A...474..653V, doi:10.1051/0004-6361:20078357.
  9. ^ Gontcharov, G. A. (tháng 11 năm 2006). “Pulkovo Compilation of Radial Velocities for 35 495 Hipparcos stars in a common system”. Astronomy Letters. 32 (11): 759–771. arXiv:1606.08053. Bibcode:2006AstL...32..759G. doi:10.1134/S1063773706110065.Quản lý CS1: postscript (liên kết)
  10. ^ Boyajian, Tabetha S.; và đồng nghiệp (tháng 7 năm 2013), “Stellar Diameters and Temperatures. III. Main-sequence A, F, G, and K Stars: Additional High-precision Measurements and Empirical Relations”, The Astrophysical Journal, 771 (1): 31, arXiv:1306.2974, Bibcode:2013ApJ...771...40B, doi:10.1088/0004-637X/771/1/40, 40. Xem Bảng 3.