Tiếng Khang Gia

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tiếng Khang Gia
Sử dụng tạiTrung Quốc
Khu vựcThanh Hải
Tổng số người nói1.000
Dân tộc2.000 (2007)[1]
Phân loạiMông Cổ
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3kxs
Glottologkang1281[2]
Tiếng Khang Gia được phân loại là ngôn ngữ bị đe dọa nghiêm trọng.
ELPKangjia

Tiếng Khang Gia (tiếng Trung: 康家语; bính âm: Kāngjiāyǔ) là một ngôn ngữ Mông Cổ được nói ở huyện Tiêm Trát, châu tự trị dân tộc Tạng Hoàng Nam thuộc tỉnh Thanh Hải của Trung Quốc. Về mặt phân loại, tiếng Khang Gia dường như là một ngôn ngữ trung gian giữa tiếng Bảo Antiếng Đông Hương (Santa). Người sử dụng ngôn ngữ này được chính phủ công nhận thuộc dân tộc Hồi.

Âm vị học[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Khang Gia có chín nguyên âm.[3]

Nguyên âm
Trước Trung Sau
Đóng ʉ u
Gần đóng ɪ̈
Đóng-giữa e o
Giữa ə
Mở-giữa ɔ
Mở a
Phụ âm
Đôi môi Chân răng Hậu chân răng Vòm Vòm mềm Lưỡi gà Thanh hầu
Mũi m n ŋ
Bật/

Tắc xát

vô thanh p t͡s t͡ʃ k q
hữu thanh b d͡z d͡ʒ g ɢ
Xát vô thanh f s ʃ χ h
hữu thanh v z ɣ ʁ
Tiếp cận l j
Rung r

Tình trạng[sửa | sửa mã nguồn]

Hầu như mọi người Khang Gia hiện nay đều nói tiếng phổ thông. Một vài người lớn tuổi cũng có thể nói tiếng Tạng, trong khi các học giả Hồi giáo (akhund) nói được tiếng Ả Rập. Mặc dù tiếng Khang Gia hiện được sử dụng trong các lĩnh vực hạn chế, nhưng người dân vẫn cảm nhận được sự đoàn kết khi nghe ngôn ngữ này, đặc biệt là ở nhà hoặc ở chợ.[4]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên e18
  2. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Kangjia”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  3. ^ Hans, Nugteren (2011). Mongolic Phonology and the Qinghai-Gansu Languages (PDF) (Luận văn). Universiteit Leiden. ISBN 978-94-6093-070-6.
  4. ^ “Did you know Kangjia is severely endangered?”. Endangered Languages (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2023.

Nguồn[sửa | sửa mã nguồn]

  • Kim, Stephen S. (2003). “Santa”. Trong Janhunen, Juha (biên tập). The Mongolic Languages (bằng tiếng Anh). London: Routledge. tr. 347–348. ISBN 0-203-98791-8.
  • Sechenchogtu 斯钦朝克图 (1999). Kāngjiāyǔ Yánjiū 康家语硏究 [A Study of the Kangjia Language] (bằng tiếng Trung). Shanghai: Shanghai yuandong chubanshe. ISBN 7-80613-534-0.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]