Tiền Phong, Vĩnh Bảo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tiền Phong
Xã Tiền Phong
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
Thành phốHải Phòng
HuyệnVĩnh Bảo
Địa lý
Diện tích532,72 ha
Dân số (2006)
Tổng cộng6654 người
Khác
Mã hành chính11893[1]

Tiền Phong là xã thuộc huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng.

Địa lý và hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Tiền Phong có diện tích tự nhiên 532,72 ha, đất nông nghiệp là 318,81 ha bằng gần 70% tổng diện tích đất tự nhiên.

Dân số: 6654 người (đầu năm 2006) với 1644 hộ.

Xã có 8 thôn còn gọi là 8 làng, gồm các làng Vĩnh Lạc 1, Vĩnh Lạc 2, An Lạc 1, An Lạc 2, Linh Đông 1, Linh Đông 2, Linh Đông 3 và Linh Đông 4.

Văn hóa[sửa | sửa mã nguồn]

Đến năm 2010 đã có 100 % các làng ra mắt đăng ký xây dựng làng văn hóa, đến nay có 8/8 làng được công nhận Làng văn hóa năm 2021.

Từ năm 2005 các làng đã tổ chức xây dựng Nhà Văn hóa, hiện nay đã có 8/8 làng có nhà văn hóa để nhân dân sinh hoạt vui chơi.

Tiền Phong có công trình kiến trúc lịch sử Đình 9 gian thuộc thôn Vĩnh Lạc có từ năm 1660. Đình thờ Lý Thường Kiệt được thành phố cấp bằng di tích lịch sử văn hóa. Năm 2011 cán bộ và nhân dân đã trùng tu di tích đến ngày 9 tháng 10 đã khánh thành công trình có Miếu thượng công trình kiến trúc theo kiểu chữ đinh thờ thành hoàng làng được thành phố công nhận là di tích lịch sử văn hóa năm 2009.

Các làng đều có Đình - Miếu - Cảnh - Chùa chiền để thờ. Do chiến tranh tàn phá, thiếu sự tôn tạo sửa chữa bảo quản gìn giữ nên đến nay chỉ còn 3 đình, 3 miếu và 4 chùa. Ngày 7/10/2018 Nhân dân làng linh đông đã khánh thành xây dựng đinh đông, Ngày 4 tháng 9 năm 2011 trường trung học cơ sở xã Tiền Phong được công nhận là trường chuẩn quốc gia. Năm 2020 xa Tiền phong được công nhận là xã đặt tiêu chuẩn nông thôn mới. Xã Tiền Phong trong các cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc có 185 anh hùng liệt sĩ, 21bà mẹ Việt Nam anh hùng.[cần dẫn nguồn]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Các làng Vĩnh Lạc - An Lạc - Linh Đông - Phần Thượng - Mai Thượng trước thuộc huyện An Định, thời Lý - Trần thế kỷ (XI-XIV) thuộc huyện Đông Lại. Sau thời Lê Thánh Tông (1460-1497) đổi thành huyện Vĩnh Lại, đến năm 1811 sáp nhập Vĩnh Lại với Ninh Giang, vào năm 1838 nhà Nguyễn cho lập huyện mới là huyện Vĩnh Bảo ngày nay nhưng vẫn thuộc Hải Dương. Cuối năm 1952 Vĩnh Bảo thuộc tỉnh Kiến An, từ năm 1963 đến nay thuộc thanh pho Hải Phòng.

Hội nghị thành lập xã Liên Hiệp ngày 24-4-1946 tại đình Lý Nhân họp HĐND các xã Quán Khái, Lý Nhân, Phần Thượng, và xã Linh Đông sáp nhập bầu ra ủy ban hành chính xã Liên Hiệp. Cùng ngày tại đình An Lạc cùng họp HĐND các xã Vĩnh Lạc, Mai Thượng, An Lạc bầu Ủy ban hành chính xã Song An.

Cuối năm 1947 thực hiện chủ trương của Huyện ủy Vĩnh Bảo sáp nhập xã nhỏ thành xã lớn, để giảm bớt đầu mối, tạo điều kiện thuận lợi, chỉ huy và lãnh đạo, hai xã Liên Hiệp, Song An sáp nhập và lấy tên xã là Vạn Thắng.Năm 1948 xã vạn thắng đổi tên là xã Tiền Phong

Năm 1956 thể theo nguyện vọng của cán bộ đảng viên và nhân dân và căn cứ tình hình thực tế xã Tiền Phong lúc này dân số đông, địa bàn rộng. Xã Tiền Phong được chia tách thành hai xã, là xã Vĩnh Phong (gồm các thôn Quán Khái, Lý Nhân, Phần Thượng) và xã Tiền Phong (gồm thôn Linh Đông, Mai Thượng, An Lạc, Vĩnh Lạc).

Những năm 1958-1960, toàn xã có 16 xóm mỗi xóm là 1 hợp tác xã nông nghiệp, với tên gọi Vĩnh Tiến - Đồng Tâm - Bạch Đằng - Cấp Tiến - Kiến Thiết - Liên Hiệp - Bắc Sơn -Trung Dũng - Tứ Cường - Dũng Tiến - Càn Long - Trấn Long - Hoàng Hanh - Thăng Tiến - An Tiến - Tân Tiến. Đến năm 1976 hợp tác xã hợp nhất lấy tên là hợp tác xã nông nghiệp xã Tiền phong và đổi thành 6 thôn thôn Vĩnh Lạc, An Lạc, Thượng Tiến, Linh Đông, Phần Thượng và Mai An, hình thành 16 đội sản xuất. Năm 1986 từ 16 đội sản xuất hợp nhất thành 8 đội. Cho đến năm 1993 xã Tiền Phong đã đổi 8 đội sản xuất thành thôn Vĩnh Lạc 1, Vĩnh Lạc 2, An Lạc 1, An Lạc 2, Linh Đông 1, Linh Đông 2, Linh Đông 3, Linh Đông 4 cho đến nay.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]