Tiếng Ngũ Đồn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tiếng Ngũ Đồn
Sử dụng tạiTrung Quốc
Khu vựcTỉnh Thanh Hải, chủ yếu ở huyện Đồng Nhân
Tổng số người nói4.000
Dân tộcNgười Tây Tạng
Phân loạiHỗn hợp tiếng Quan thoại Tây bắctiếng Amdo
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3wuh
Glottologwutu1241[1]
Tiếng Ngũ Đồn được phân loại là ngôn ngữ bị đe dọa.[2]
ELPWutunhua

Tiếng Ngũ Đồn (tiếng Trung: 五屯话; bính âm: Wǔtúnhuà) là một ngôn ngữ creole Trung QuốcTạngMông Cổ. Nó được nói bởi khoảng 4.000 người, hầu hết được chính phủ Trung Quốc phân loại là dân tộc Monguor (Thổ). Những người nói tiếng Ngũ Đồn cư trú tại hai làng (Ngũ Đồn Thượng 上五屯 và Ngũ Đồn Hạ 下五屯) thuộc huyện Đồng Nhân, phía đông tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc.[3][4] Nó còn được gọi là tiếng Ngandehua.[5]

Hai ngôi làng Ngũ Đồn, cũng như các thôn khác trong khu vực, nằm dưới sự kiểm soát của một kỳ Mông Cổ trong nhiều thế kỷ và từ lâu đã được các chính quyền coi là thành viên của một nhóm dân tộc Mông Cổ. Tuy nhiên, họ tự nhận mình là người Tạng.[4]

Từ vựng[sửa | sửa mã nguồn]

Phần lớn từ vựng Ngũ Đồn đến từ tiếng Trung (nhưng bị mất thanh điệu); một phần nhỏ hơn đến từ tiếng Tạng Amdo, ngôn ngữ địa phương chính; và một phần nhỏ hơn nữa đến từ ngôn ngữ Mông Cổ Bảo An.[4]

Ngữ pháp[sửa | sửa mã nguồn]

Ngữ pháp tiếng Ngũ Đồn bắt nguồn từ tiếng Tạng Amdo; ngoài ra còn có ảnh hưởng của tiếng Bảo An.[4]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Một số giả thuyết đã được đề xuất về nguồn gốc của dân làng Ngũ Đồn và phương ngữ đặc biệt của họ. Nhà ngôn ngữ học Trung Quốc Trần Nại Hùng suy luận từ sự phân bố nguyên âm của từ vựng gốc Hán trong tiếng Ngũ Đồn rằng tổ tiên của họ có thể đã nói một phương ngữ Nam Kinh cổ. Những người khác nghĩ rằng họ có thể là một nhóm người Hồi đến từ Tứ Xuyên, không rõ vì lý do gì đã cải sang Phật giáo Tây Tạng và chuyển đến miền đông Thanh Hải. Trong bất cứ trường hợp nào kể trên, các tài liệu lịch sử từ năm 1585 chứng thực sự tồn tại của cộng đồng Ngũ Đồn.[4]

Dân làng Ngũ Đồn ngày nay không nói tiếng Trung Quốc, nhưng vốn hiểu biết tiếng Tạng phổ biến ở cả làng và huyện Đồng Nhân nói chung. Tiếng Tạng là ngôn ngữ chung của khu vực đa sắc tộc này, với người Tạngngười Hồi, cũng như một số người HánMông Cổ sinh sống.[4]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Wutunhua”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ “Did you know Wutunhua is endangered?”. Endangered Languages (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2022.
  3. ^ Lee-Smith, Mei W.; Wurm, Stephen A. (1996), Wurm, Stephen A.; Mühlhäusler, Peter; Tyron, Darrell T. (biên tập), Atlas of languages of intercultural communication in the Pacific, Asia, and the Americas, Volume 2, Part 1. (Volume 13 of Trends in Linguistics, Documentation Series), Walter de Gruyter, tr. 820, 883, ISBN 3-11-013417-9, truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2013, International Council for Philosophy and Humanistic Studies, North China: Intercultural communications involving languages other than Chinese
  4. ^ a b c d e f Lee-Smith, Mei W.; Wurm, Stephen A. (1996), “The Wutun language”, trong Wurm, Stephen A.; Mühlhäusler, Peter; Tyron, Darrell T. (biên tập), Atlas of languages of intercultural communication in the Pacific, Asia, and the Americas, Volume 2, Part 1. (Volume 13 of Trends in Linguistics, Documentation Series), Walter de Gruyter, tr. 883, ISBN 3-11-013417-9, truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2013, International Council for Philosophy and Humanistic Studies, North China: Intercultural communications involving languages other than Chinese
  5. ^ Asian Highlands Perspectives 36: Mapping the Monguor (bằng tiếng Anh). Asian Highlands Perspectives. 2016. tr. 276. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2018.

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]